Tác Dụng Xoa Bụng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Trung Y Khuyên Xoa Bụng Mỗi Ngày 2 Lần: 5 Tác Dụng Không Ngờ Nếu Xoa Đúng Cách

1. Trị đầy bụng

Trung y cho rằng, xoa bụng có khả năng giúp điều tiết chức năng của kinh tỳ, kinh can, kinh thận, làm tản “đàm, thủy, thấp, ứ” (các yếu tố gây bệnh) tích lũy trong cơ thể.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh, đường tiêu hóa của con người có đại tràng ngang, đại tràng lên và đại tràng xuống. Do đó, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, trị đầy bụng.

2. Hỗ trợ điều trị táo bón

Thói quen nằm trên giường xoa bụng mỗi sáng có thể điều trị đáng kể căn bệnh táo bón kinh niên.

Tuy nhiên,tác dụng của phương pháp trên cũng phụ thuộc vào thói quen bài tiện của mỗi người. Tốt nhất bạn nên xoa bụng trước khi đi đại tiện khoảng 20 phút và có thể tiến hành xoa từ vài phút cho tới tối đa 15 phút.

Ngoài ra, thói quen uống 400-500ml nước ấm mỗi sáng thức dậy sẽ cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp nhuận tràng, dễ bài tiện.

Bạn cũng nên duy trì thói quen đi vệ sinh đúng giờ để kết quả trị liệu táo bón được phát huy tối đa.

3. Phòng bệnh dạ dày

Được biết tới với vai trò là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, dạ dày có thể ví như “trạm dầu sinh mạng” của con người, bởi đây là nơi tiếp nhận hầu hết các chất dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng là “trạm xả” chất thải lớn nhất với chức năng bài trừ độc tố và các chất cặn bạ. Nếu dạ dày hoặc hệ thống này xảy ra bất kỳ vấn đề nào, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi đó, việc xoa bụng mỗi ngày lại là phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh về dạ dày nói riêng và bệnh tiêu hóa nói chung.

Đặc biệt, đối với những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày lâu năm, duy trì thói quen xoa bụng hằng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, củng cố chức năng của cơ quan này.

Cần lưu ý rằng, để giảm áp lực lên dạ dày, bạn nên tiến hành xoa bụng vào buổi tối (khi không có nhu cầu ăn uống).

4. Giúp cơ thể khôi phục sau khi vận động

Cơ bụng là phần cơ quan trọng trong cơ thể. Hầu hết các động tác vận động đều cần đến sự cử động của vùng cơ này. Bởi vậy, sau khi vận động, bạn thường ở vào trạng thái thở dốc, các cơ quan trong cơ thể đều hưng phấn. Bạn nên tranh thủ xoa bụng ngay lúc này để giảm bớt áp lực lên vùng cơ bụng.

5. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ

Xoa bụng đều đặn cho trẻ nhỏ có tác dụng kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa và giúp các bé hấp thụ tốt hơn những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Phương pháp thực hiện cũng rất đơn giản, cha mẹ có thể dùng phần má bàn tay nhẹ nhàng massage lên ổ bụng của bé, xoa vòng quanh rốn cho tới khi bụng hơi nóng lên là được.

Bên cạnh đó, dùng ngón cái nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân trên và xoa dọc theo đầu gối trở xuống cũng là một cách giúp trẻ em tăng cường thể lực.

Phương pháp xoa bụng đúng cách

Tư thế: nằm ngửa trên giường, thả lỏng vùng bụng, đặt hai bàn tay lên trên bụng và bắt đầu xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ góc bên phải bụng.

Cách thức: Chú ý xoa nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, mỗi lần 20 vòng, thực hiện từ 2 đến 3 lần là được.

Lưu ý: Một số người sau khi chạy bộ thường cảm thấy đau bụng, chuột rút chân, cơ thể mệt mỏi… Xoa bụng lúc này sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến các nội tạng, mang đến càng nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt tăng nhanh tuần hoàn máu ở gan giúp các chất thải nhanh chóng được “dọn dẹp”.

Ngoài ra, động tác này còn giúp các acid lactic tích tụ cũng nhanh chóng được thải ra ngoài, giúp cơ thể tăng nhanh tốc độ khôi phục trở về trạng thái bình thường.

*Theo Health Huanqiu

Gập Bụng Có Tác Dụng Gì? 5 Tác Dụng Siêu Lợi Hại Của Bài Gập Bụng

Gập bụng có tác dụng gì?

Gập bụng (crunch) thường bị nhầm lẫn với bài tập Sit-up. Bài tập này được thực hiện bởi gần như tất cả những người tập bụng. Đây là bài tập rất phổ biến để phát triển nhóm cơ core (cơ lõi), đặc biệt là cơ bụng. Những chàng trai bụng 6 múi hay những cô gái có vòng eo thon gọn, cơ bụng số 11 săn chắc đều phải duy trì gập bụng hàng ngày. Vậy bài tập gập bụng có tác dụng gì?

Gập bụng có tác dụng gì?

  – Tăng cường cơ bụng: Muốn có vòng 2 săn chắc không mỡ thừa, cơ bụng 6 múi thì gập bụng là bài tập bắt buộc phải có trong giáo trình tập bụng. Bài tập này lấy cơ bụng làm trọng tâm và tác dụng lực vừa đủ để giúp nhóm cơ này “nổi lên”, đồng thời giảm mỡ thừa phần bụng. Gập bụng cũng góp phần làm tăng sức mạnh của nhóm cơ lõi.

  – Xây dựng sức mạnh phần lõi: Như đã đề cấp ở trên, Crunch có tác dụng nâng cao sức mạnh, sức chịu đựng của phần cơ lõi. Nhóm cơ này bao gồm cơ bụng, hông và cơ lưng dưới. Bộ phận này chịu rất nhiều sức ép từ phần cơ thể phía trên. Nhóm cơ lõi khỏe sẽ cải thiện và cân bằng tư thế hiệu quả hơn. Điều này nhằm bổ sung sức mạnh và độ linh hoạt cho sự vận động thể chất hàng ngày. Cơ core khỏe mạnh cũng làm giảm đáng kể triệu chứng đau lưng, giảm chấn thương lưng.

  – Đốt cháy calories: Gập bụng giúp bạn khỏe hơn, đồng thời cũng góp phần giảm cân bởi bạn cũng cần tiêu tốn năng lượng cho bài tập này chỉ với vài phút luyện tập mỗi ngày. Theo kết quả thống kê, một người nặng 72kg đốt cháy được 60 calo trong 10 phút gập bụng và 98 calo nếu gập bụng nhanh và mạnh. Một người nặng 86kg có thể đốt cháy tới 300 calo nếu gập bụng mạnh mẽ trong vòng 30 phút.

– Giảm mỡ bụng: Gập bụng là một trong những bài tập giảm mỡ bụng vô cùng hiệu quả. Không chỉ với nam giới mà nữ giới cũng dễ dàng tập luyện bài tập này. Không mất nhiều thời gian, không gian, không cần dụng cụ cũng không cần đến phòng tập. Đây là bài tập bụng ở nhà được nhiều người yêu thích lựa chọn tập luyện.

  – Tiết kiệm thời gian – tiền bạc: Không cần đến các phòng tập hiện đại, bạn vẫn có thể gập bụng hàng ngày tại nhà hoặc bất cứ đâu. Giờ giải lao buổi trưa hay trước khi ngủ đều có thể tranh phủ vài phút tập bụng.

Bạn thấy đấy, gập bụng mang lại rất nhiều lợi ích tốt đối với cơ thể và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Tác hại khi gập bụng sai cách

Tác hại khi gập bụng sai cách

Bất kể bài tập nào nếu không được thực hiện đúng cách đều có ảnh hưởng không tốt đến thể hình và giảm chất lượng bài tập. Đối với bài tập gập bụng, tập sai tư thế sẽ gây nên những tác hại:

  – Đau cổ, thoái hóa đốt sống cổ do thay vì tác dụng lực vào bụng, bạn lại dùng lực lên cổ để kéo thân mình lên.

  – Mỏi lưng, không điều chỉnh được tư thế vì sống lưng không thẳng.

  – Không rèn luyện được cơ bụng đẹp, hiểu quả giảm mỡ bụng không cao.

  – Tốn thời gian và công sức.

Vì thế nên với bài tập này, tập đúng tư thế càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể tập đúng ngay lần đầu, hãy tự điều chỉnh đến khi cơ thể đạt được tư thế tập chuẩn.

Gập bụng bao lâu thì có cơ bụng đẹp?

Tâm lý chung khi mới bắt đầu tập bụng là thắc mắc về thời gian để có cơ bụng đẹp. Khoảng thời gian này đối với mỗi người không giống nhau bởi nó không chỉ phụ thuộc vào việc bạn tập crunch đúng hay sai. Để có được cơ bụng đẹp cần phải kết hợp nhiều bài tập, trong đó có bài tập nhóm cơ riêng và các bài tập đốt mỡ. Cùng với đó là một chế độ ăn lành mạnh và khoa học và mức độ mỡ thừa vốn có của bạn. Có thể có những người sau vài tháng đã bắt đầu thấy cơ bụng xuất hiện, cũng có người mất đến hàng năm. Bạn có thể đặt ra mục tiêu thời hạn để làm động lực cố gắng nhưng đừng quá quan trọng vấn đề thời gian. Nếu không đạt được hiệu quả như mong muốn cũng đừng bỏ cuộc. Hãy tận hưởng quá trình và tiếp tục kiên trì thực hiện bởi thể dục thể thao không bao giờ là thừa.

Học cách đầu tư thời gian hợp lý cho bài tập gập bụng

Gập bụng có nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể, vóc dáng. Vậy đầu tư quỹ thời gian cho bài tập gập bụng thế nào là hợp lý? Thực ra chúng ra có thể tập gập bụng mỗi ngày, kể cả những ngày trống lịch tập gym. Đó giống như là cách để rèn luyện thể lực và duy trì cơ bụng. Chỉ dành ra 10 phút mỗi ngày, bất kể sáng trưa chiều tối để tập luyện. Nếu bạn chưa có cơ bụng, nỗ lực này sẽ giúp nhóm cơ nhanh phát triển hơn. Nếu bạn đã có cơ bụng, bạn sẽ không bao giờ phải lo đến chuyện chúng biến mất khi tập crunch hàng ngày.

Cách thực hiện một số tư thế gập bụng đơn giản

Gập bụng cơ bản

Gập bụng cơ bản

Nằm ngửa, đặt chân trên sàn, bàn chân rộng bằng hông. Co hai đầu gối lại và hai tay có thể đặt sau gáy hoặc đan chéo trước ngực, lòng bàn tay úp vào ngực. Cách này sẽ hạn chế bạn dùng lực lên cổ để kéo người lên.

Co cơ bụng và hít vào. Thở ra và nâng phần thân trên lên, giữ cho đầu và cổ được thư giãn tự nhiên.

Hít vào và về vị trí ban đầu. Thực hiện ít nhất 20 lần mỗi ngày.

Reserve Crunch

Nằm ngửa trên thảm, đầu gối gập 90 độ, đặt bàn chân trên sàn. Giữ cánh tay thẳng hai bên hông, lòng bàn tay úp xuống.

Thở ra và gồng cơ thể lên, nhấc chân khỏi mặt đất và nâng cao đùi đến khi đùi thẳng đứng. Giữ đầu gối cong 90 trong suốt thời gian thực hiện động tác. Đầu gối hơi đổ về phía mặt. Hông và thắt lưng hơi nâng cao lên khỏi mặt đất.

Giữ tư thế 3 giây và từ từ hạ người đến khi chạm đất. Thực hiện ít nhất 20 lần mỗi ngày.

Bicycle Crunch

Bicycle Crunch

Nằm ngửa, một đầu gối co về phía ngực, đầu gối kia duỗi thẳng trước mặt. Bàn tay đặt sau đầu.

Chuyển vị trí của bạn chân trong khi đưa khuỷu tay đối diện lên đầu gối trước giống với tư thể co chân đạp xe. Tiếp tục đổi vị trí với ít nhất 10 lần mỗi bên.

Oblique Crunch

Nằm nghiêng trên băng ghế sao cho hông phải tiếp xúc đệm ghế. Chân phải đặt dưới ghế và chân trái co lên thoải mái. Đặt tay phải lên ngực và tay trái sau đầu.

Gập thân người lên trên hết mức có thể, sử dụng chân phải ở dưới để giữ thăng bằng.

Tạm dừng 1-2 giây khi đạt đến đỉnh của chuyển động và từ từ về lại trạng thái ban đầu. Lặp lại mỗi bên ít nhất 10 lần.

Thần Y Trăm Tuổi “Mách” Bạn Cách Xoa Bụng Chữa Rất Nhiều Loại Bệnh, Đơn Giản Ai Cũng Có Thể Thực Hiện

GD&TĐ – Thường xuyên xoa bụng ngược chiều kim đồng hồ sẽ giúp thông tràng địch dạ, lưu thông khí huyết, tiêu trừ bệnh tật.

Sinh thời, Biển Thước là một thần y nổi danh thời Chiến Quốc. Tương truyền rằng, ông còn sở hữu y thuật khiến người chết có thể “cải tử hoàn sinh”.

Nắm trong tay những bí quyết dưỡng sinh ít ai biết tới, Biển Thước mạnh khỏe sống tới tuổi 97, trong khi tuổi thọ trung bình của người cổ đại chỉ dừng lại ở con số 30.

Trong số nhiều bí thuật dưỡng sinh, phương pháp xoa bụng đặc biệt dưới đây rất được Biển Thước tin dùng.

Xoa bụng – phương pháp dưỡng sinh thần thông của cổ nhân

Theo Trung y, bụng là cung thành của lục phủ ngũ tạng, cũng là nơi phát nguồn của khí huyết, âm dương.

Biển Thước cho rằng việc thường xuyên xoa bụng sẽ giúp thông tràng địch dạ, lưu thông khí huyết, tiêu trừ bệnh tật.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh xoa bụng có thể làm cho ruột, dạ dày và cơ thịt thành bụng thêm khỏe mạnh, đồng thời tăng cường tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho hệ thần kinh.

Hành động này sẽ giúp tiêu trừ táo bón, loại bỏ các tổn thương dạ dày, giảm đầy hơi, chướng bụng, phòng ngừa cao huyết áp, viêm tuyến tiền liệt, bệnh mạch vành, bệnh tim thứ pháp, bệnh phổi, tiểu đường, viêm thận…

Bởi vậy, nếu muốn học cổ nhân cách dưỡng sinh, trường thọ, chúng ta không thể bỏ qua phương pháp xoa bụng đặc biệt của thần y Biển Thước.

Phương pháp xoa bụng của thần y Biển Thước 1. Tư thế

Nhiều người cho rằng, việc đứng hay ngồi trong khi xoa bụng hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp dưỡng sinh này.

Kỳ thực, xoa bụng đúng tư thế có thể mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với mong đợi.

Biển Thước cho rằng xoa bụng trong lúc đứng thẳng không tốt bằng việc vừa ngồi vừa xoa bụng. Trong khi đó, tư thế ngồi xoa bụng lại không hiệu quả bằng nằm ngửa xoa bụng.

Bởi vậy, xoa bụng khi nằm ngửa được Biển Thước nhận định là tư thế chính xác nhất, đem lại hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất!

Bên cạnh đó, trước khi tiến hành xoa bụng, bạn nên đi tiểu để vùng bụng được thoải mái. Tuyệt đối không tiến hành xoa trong những trường hợp bị viêm vùng bụng cấp tính, bụng có u ác tính, thủng ruột, thủng dạ dày.

Khoảng thời gian vàng để tiến hành xoa bụng chính là một tiếng sau bữa ăn.

Lúc này, dạ dày đã tiêu hóa hết phần lớn thức ăn, những động tác massage sẽ không tăng áp lực cho dạ dày, đồng thời còn giúp thúc đẩy tuần hoàn màu, hỗ trợ cho quá trình hấp thu – đào thải.

Do đó, xoa bụng vào lúc này đặc biệt có lợi cho ngũ tạng, bảo đảm thân thể khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Nằm xuống và xoa bụng ngược chiều kim đồng hồ. 3. Động tác và hô hấp

Việc xoa bụng và hít vào thở ra đúng cách rất quan trọng. Nếu không chú ý đến điều này này, liệu pháp dưỡng sinh trên hoàn toàn có thể phản tác dụng.

Trước khi thực hiện, chúng ta cần hít sâu 9 lần, sau đó đem tay phải đặt ở trên rốn, tay trái ấn lên mu bàn tay phải.

Sau đó, lấy rốn làm trung tâm, tiến hành xoa ngược chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài, liên tục 36 lần như thế thì đổi tay.

Cách Nấu Xu Xoa Bằng Rong Biển

Xu xoa là một món ăn đặc trưng của miền Trung, tương tự như rau câu nhưng có mùi vị khá đặc biệt, đậm chất biển. Món xu xoa được nấu từ rau rau câu, một loại rong biển mọc tự nhiên ở những mỏm đá ngoài biển. Hôm nay #monmientrung sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu xu xoa bằng rong biển một cách chi tiết nhất.

I/ Xu xoa là món gì?

Xu xoa là món ăn truyền thống của dân biển. Được nấu từ rong biển ăn rất mát và tốt cho sức khoẻ. Rong biển làm Xu xoa thường chỉ có từ tháng 12 đến tháng 5 Âm lịch hằng năm.

Để cào được rong biển làm xu xoa cần có những dụng cụ chuyên dụng và thường phải chèo thúng nhỏ để len lỏi vào các mỏm đá, nơi có loại rong biển này mọc nhiều. Đặc biệt, phải cào rong biển vào lúc thủy triều xuống, khi chúng nhô lên khỏi mặt nước mới chọn loại ngon và to.

Vốn là một món ăn dân dã nên xu xoa có mặt hầu như ở khắp các tỉnh miền Trung, trong đó nhiều nhất là ở Lý Sơn (Quãng Ngãi), Bình Định, Nha Trang, Quảng Nam, Đà Nẵng … Mỗi địa phương sẽ có cách biến tấu món xu xoa khác nhau tạo nên những món xu xoa đặc trưng của từng vùng miền. Như món chè xu xoa hạt đác của Nha Trang, món chè xu xoa hạt lựu Đà Nẵng hay món xu xoa sữa cà phê Quãng Ngãi ngọt lành, béo ngậy.

Rau câu nấu xu xoa

II/ Cách nấu xu xoa bằng rong biển:

Nguyên liệu nấu xu xoa bằng rong biển:

Món xu xoa được làm từ nguyên liệu gì?

Rong biển: 100g

Nước lọc: 2 lít

Chanh: 1 quả

Các bước nấu xu xoa bằng rong biển:

Bước 1: Ngâm rong biển vào nước, rửa đến khi thấy nước trong là được. Ngâm trong khoảng 4 – 8 tiếng.

Bước 2: Sao khi ngâm từ 4-8 tiếng vớt ra rửa lại vài nước là được.

Cho 2 lít nước vào phần rong biển, vắt 1 trái chanh vào nồi, bắc lên bếp đun ở lửa to trong vòng 15 phút đến khi nào thấy rong mềm nhũn ra là được.

Bước 3: Sau khi rong tan, đổ nước qua rây để lọc bỏ cặn sau đó đổ vào khuôn, từ từ xu xoa sẽ đông lại thành món ăn dai dai, mềm mềm cực lạ miệng. Khi xu xoa đã đông, bạn đổ ra ngoài, dùng dao xắt đi lớp đáy dưới cùng của xu xoa để loại bỏ hoàn toàn lớp sạn đã lắng xuống bên dưới.

Bước 4: Nấu nước đường

Ăn xu xoa có tác dụng gì ?

#1 Ngăn ngừa ung thư

#2 Tăng cường chức năng tuyến giáp

#3 Tốt cho hệ tiêu hoá

#4 Cải thiện sức khoẻ tim mạch

#5 Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

#6 Bệnh huyết áp

#7 Thải độc gan và giảm cholesterol trong máu

#8 Chống viêm

#9 Giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh

#10 Cung cấp vitamin và khoáng chất

#12. Cung cấp DHA và EPA – axit béo omega -3

#13. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

#14. Chứa chất chống oxy hóa

#15. Cung cấp chất xơ prebiotic

Ăn Rong biển tác dụng gì?

Bầu ăn xu xoa được không ?

Rong biển có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, bạn đừng vì vậy mà ăn quá nhiều để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn có thể gây hại cho bé cưng của bạn.  

Rong biển có chứa rất nhiều iốt, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 220mg rong biển. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm rong biển vào chế độ ăn.

Nhiều người cho rằng phụ nữ đang cho con bú ăn rong biển cũng rất tốt vì khiến sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng  iốt ở cả mẹ và con, đôi khi có thể gây ra suy giáp cho bé.

Lời kết: