Tác Dụng Vitamin A Và D / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tác Dụng Của Vitamin D Và Cách Bổ Sung Vitamin D Cho Bé

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặt biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ (a). Để duy trì nguồn sữa, bà mẹ cần ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau, không có loại thực phẩm nào đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của mỗi người (b). Cho trẻ bú bình, vú ngậm nhân tạo không hợp vệ sinh có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống (c). Khi đã quyết định cho trẻ bú sữa ngoài rất khó để trẻ có thể bú mẹ trở lại (d). Nên tư vấn nhân viên y tế, trong những trường hợp cần thiết, để lựa chọn sản phẩm thay thế/bổ sung phù hợp cho trẻ (e).

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng. Sữa mẹ cũng như tất cả các loại sữa khác đều không cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho bé sơ sinh. Bé sơ sinh nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng, chậm lớn và có sức đề kháng yếu.

Trong 5 loại vitamin D đã được phát hiện thì vitamin D2 và D3 được đánh giá là quan trọng nhất đối với con người. Vitamin D được hấp thu từ ánh nắng mặt trời, thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung. Đây là một trong những loại dinh dưỡng bổ sung vô cùng cần thiết cho bé sơ sinh.

Bé sơ sinh cần được cung cấp hàm lượng bao nhiêu vitamin D?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhưng hàm lượng vitamin D trung bình của sữa mẹ tương đối thấp (<25-78 IU/L), không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng Canada, mỗi ngày các bà mẹ cần bổ sung vitamin D cho bé với hàm lượng: 10mcg (hay 400IU)/ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, cần bổ sung cho tới khi bé có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (các bé ở xứ lạnh, có nhiều sương mù…), cần được bổ sung vitamin D với lượng 800IU/ngày.

Bé sơ sinh được nuôi bằng thực phẩm công thức bổ sung có cần được bổ sung vitamin D?

Do vitamin D đã được thêm vào công thức thực phẩm bổ sung cho những bé sơ sinh được nuôi bằng thực phẩm bổ sung, nên việc bổ sung vitamin D cho bé có thể không cần thiết. Tuy nhiên, một em bé sơ sinh sẽ cần phải uống khoảng bốn lần thực phẩm bổ sung, mỗi bình 250ml mỗi ngày để đảm bảo được cung cấp đủ lượng ng cấp vitamin.

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho bé

Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ bắt đầu có thể được tắm nắng. Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của các bé sơ sinh. Tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp. Còn tia cực tím lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và photpho – hai thành phần chính cấu tạo nên xương.

Nguồn cung cấp vitamin D được ghi nhận là 80% do tác động của ánh sáng mặt trời chiếu vào da chuyển chất tiền vitamin D thành vitamin D thể hoạt động để đưa vào máu sử dụng.

Các loại thực phẩm giàu vitamin D cho bé

20% nguồn cung cấp vitamin D từ thức ăn có nguồn gốc động vật (sữa, trứng, thịt, cá) và thực vật (nấm, đậu).

Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể trở thành nguồn cung cấp vitamin D tốt cho bé. Vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D. Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3.

Tham gia Enfa A+ Smart Club

*Quy định & điều kiện áp dụng

Vitamin D3 Có Tác Dụng Gì?

Vitamin D3 được tìm thấy trong dầu cá, dầu gan cá và lòng đỏ trứng. Loại vitamin này tốt hơn các loại Vitamin D khác và làm tăng nồng độ vitamin D trong máu cao gần gấp đôi so với Vitamin D2, do đó các bác sĩ thường khuyến cáo các bậc cha mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho bé.

Vitamin D3 (cholecalciferol-D3) là một loại vitamin tan trong chất béo giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho. Đảm bảo đủ lượng vitamin D, canxi và phốt pho có vai trò rất quan trọng để xây dựng và giữ cho xương chắc khỏe. Vitamin D được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn xương (như còi xương, nhuyễn xương). Vitamin D3 được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kem chống nắng, quần áo bảo hộ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da sẫm màu và tuổi tác có thể ngăn cơ thể không nhận đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin D nói chung kết hợp với canxi được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa loãng xương. Vitamin D cũng được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị khi nồng độ canxi hoặc phốt phát trong cơ thể thấp do một số rối loạn như suy tuyến cận giáp (hypoparathyroidism), bệnh giả suy cận giáp (pseudohypoparathyroidism) và hạ photphat trong máu (familial hypophosphatemia). Ngoài ra, vitamin D có thể được sử dụng để điều trị trong bệnh lý về thận để giữ mức canxi bình thường và cho phép xương phát triển. Đối với các trẻ bú mẹ cần được bổ sung vitamin d3 cho bé do sữa mẹ thường có lượng vitamin D thấp.

Thông thường vitamin D3 cho bé được sử dụng dưới dạng viên và uống bằng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thời điểm uống Vitamin D để được hấp thụ tốt nhất là sau khi ăn, nhưng có thể uống trước khi ăn. Nếu không chắc chắn về bất kỳ thông tin nào như liều lượng, cách sử dụng, chỉ định và chống chỉ định thì bạn nên hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hay ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại vitamin D nào.

Nếu bác sĩ đã kê toa Vitamin D3, hãy dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng tùy thuộc tình trạng bệnh lý, lượng chiếu của ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống, tuổi tác và đáp ứng với điều trị.

Nếu bạn sử dụng vitamin D dưới dạng lỏng thường là bổ sung vitamin D3 cho bé, bố mẹ hãy cẩn thận đo liều chính xác liều lượng bằng thiết bị/muỗng đo chuyên biệt. Không sử dụng muỗng/thìa ăn để đong liều lượng của vitamin D3 cho bé.

Nếu bạn đang dùng Vitamin D3 dưới dạng viên nhai hoặc bánh xốp, hãy nhai kỹ thuốc trước khi nuốt, nếu không có thể bạn sẽ nuốt cả tấm bánh xốp.

Nếu bạn đang dùng Vitamin D3 dưới dạng viên thuốc hòa tan nhanh, hãy lau khô tay trước khi chạm vào thuốc. Đặt viên thuốc trên lưỡi để yên cho thuốc hòa tan hoàn toàn và sau đó nuốt thuốc bằng nước bọt hoặc nước.

Để tránh quên uống thuốc, bạn hãy dùng Vitamin D3 vào cùng một thời điểm trong ngày với liều một lần/ngày hoặc cùng một ngày/tuần với liều một lần/tuần.

Vitamin D3 ở liều bình thường hầu như không có tác dụng phụ. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng có bất kỳ tác dụng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ sớm nhất có thể.

Quá nhiều vitamin D có thể gây tăng mức canxi trong máu. Hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về mức vitamin D/canxi cao như buồn nôn/nôn, táo bón, biếng ăn, tăng khát nước, tăng đi tiểu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi bất thường.

Phản ứng dị ứng rất hiếm khi xảy ra khi sử dụng vitamin D3. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa /sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở thì bạn cần đến ngay cơ sở Y tế để được cấp cứu kịp thời.

Trước khi dùng vitamin D3, hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Vitamin D3 hoặc các sản phẩm vitamin D khác (như calcitriol); hoặc nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác. Do sản phẩm Vitamin D3 có thể chứa các thành phần không hoạt động (inactive ingredients) như đậu phộng/đậu nành, các thành phần có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác, do đó bạn cần cho bác sĩ và dược sĩ biết bạn có dị ứng với đậu phộng/đậu nành.

Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh tật của bạn như nồng độ canxi/vitamin D cao (tăng calci máu/ngộ độc vitamin D), khó hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm (hội chứng kém hấp thu), bệnh lý về thận và gan.

Các sản phẩm Vitamin D3 dưới dạng lỏng, viên nhai hoặc viên hòa tan có thể chứa đường và/hoặc đường ăn kiêng aspartame. Các sản phẩm dưới dạng lỏng cũng có thể chứa cồn. Do đó bạn cần thận trọng sử dụng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào cần yêu cầu bạn hạn chế/tránh các chất này trong chế độ dinh dưỡng.

Trong khi mang thai, chỉ nên sử dụng liều lượng vitamin D dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vitamin D3 có đi vào sữa mẹ, vì thế cần tham khảo ý kiến để bổ sung vitamin D cho bà mẹ sau sinh đúng cách, tránh tác dụng phụ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Phát Hiện Bất Ngờ Về Tác Dụng Của Vitamin A Và D

Vitamin A là dạng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, thuộc nhóm vitamin chống oxy hóa và đóng góp vai trò quan trọng với cơ thể.

Vitamin A được xem là loại vitamin quan trọng đối với thị giác. Việc thiếu hụt vitamin A lâu ngày dễ dẫn đến các tình trạng tổn thương mắt và thị giác vĩnh viễn do việc giảm hình thành sắc tố võng mạc – nguyên nhân chính gây nên bệnh quáng gà.

Vitamin a giúp mắt tạo nên lớp màng nhầy tự nhiên bảo vệ mắt khỏi tình trạng khô, loét giác mạc.

Tuy nhiên cần thận trọng trong việc bổ sung thêm vitamin a. Liều lượng thích hợp là 600 microgram cho nữ giới và 700 microgram cho nam giới. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung vitamin a, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Việc quá tải vitamin a trong cơ thể dễ khiến cơ thể bị ngộ độc gan, xương và mắc các vấn đề về da.

Tin tốt đối với các bạn thường xuyên gặp các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh vảy nến, chàm da, viêm nang lông hay đang có vết thương trên da thì vitamin A chính là người bạn tốt của bạn.

Vitamin A còn được gọi là retinol, được xem như một chất bảo vệ cấu trúc mô biểu bì, thúc đẩy sản sinh collagen dưới da. Giúp da tăng độ đàn hồi và độ tươi trẻ, nhanh chóng lành vết thương, chống lại tình trạng da nứt nẻ, khô.

Ngoài ra, vitamin A còn có những tác dụng tuyệt vời trong ngăn ngừa và điều trị ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tim mạch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và sinh sản ở phụ nữ.

Bạn có thể tìm thấy vitamin A nhiều ở cà rốt, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, cà chua, đậu hà lan, đu đủ, thịt bò và các loại trái cây khô.

Ngoài vitamin A, chúng ta không thể bỏ lỡ tác dụng các tác dụng của vitamin D đối với cơ thể.

Cách bổ sung vitamin D thông dụng nhất chính là tắm nắng sớm, do đó mà loại vitamin này được mệnh danh là vitamin mặt trời.

Với những báo cáo mới nhất của khoa học, vitamin D nắm vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe xương do loại vitamin này ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi và photpho của cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin D, dễ dẫn đến các tình trạng xương giòn dễ gãy, loãng xương ở tuổi trung niên và còi xương ở trẻ nhỏ, dẫn đến các tình trạng dị tật xương.

Ngoài ra vitamin D còn giúp hạn chế tối đa các bệnh về viêm xương khớp và cải thiện sức khỏe răng miệng đáng kể, giúp bạn có hàm răng trắng khỏe không sâu răng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên bị cảm cúm có lượng vitamin D thấp, cụ thể hơn, những ai thiếu hụt vitamin D có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm hơn người bình thường 40%.

Đặc biệt, vitamin D còn có công dụng kiểm soát bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp do sự bổ sung vitamin D giúp giảm phản ứng đường hô hấp, cải thiện chức năng phổi.

Ngoài ra vitamin D còn giúp ngăn chặn nguy cơ bị ung thư xương, trầm cảm, dị ứng, tim mạch và có một vài báo cáo cho thấy vitamin D giúp giảm cân hiệu quả hơn.

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin D chính là tắm nắng sớm từ 6h-8h là tốt nhất. Do ánh nắng mặt trời có thể giúp cơ thể tự tổng hợp được vitamin D. Tuy nhiên đối với một số người mang sắc màu da ngăm có thể khiến quá trình hấp thụ ánh sáng kém hơn.

Bạn có thể bổ sung vitamin D qua đường thực phẩm như sữa nguyên kem, dầu gan cá, ngũ cốc, cá sò, trứng, nấm.

Nguồn: https://chacanhatrangngoctan.com/che-do-dinh-duong/tac-dung-cua-vitamin-a-va-d/

Vitamin D Là Gì? Tác Dụng, Tác Dụng Phụ Và Cách Bổ Sung Hợp Lý

Vitamin D hoàn toàn khác với hầu hết các loại vitamin khác. Thật vậy, đây là 1 loại hocmon steroid, được sản xuất từ cholesterol, khi làn da của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì lý do này, nên vitamin D thường được xem là “vitamin ánh nắng mặt trời.”

Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hiếm khi nào cung cấp đủ hàm lượng vitamin D cần thiết và đó là lý do vì sao bạn cần bổ sung thêm từ các sản phẩm dinh dưỡng hoặc từ chế độ ăn. Vấn đề là chỉ 1 số ít thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin thiết yếu này, và thường thì tất cả đều thiếu. ( 1)

Vitamin D là gì và tác dụng của nó đối với cơ thể

Đã từ rất lâu khi nhắc đến vitamin D là người ta nghĩ ngay đến sức khỏe xương khớp và sự phát triển của trẻ em. Nhưng ngoài ra, công dụng vitamin D còn nhiều hơn thế.

Vitamin D là gì?

Vitamin D là 1 loại vitamin hòa tan trong chất béo, dầu và có thể được tích trữ trong cơ thể trong thời gian dài. Hai dạng chính bạn cần phải biết:

Vitamin D2 (ergocalciferol): Được tìm thấy ở 1 số loại thực vật, nấm và men.

Vitamin D3 (cholecalciferol): Được tìm thấy ở 1 số loại thực phẩm từ động vật, như cá béo và lòng trắng trứng.

Trong đó, D3 mang lại hiệu quả gấp 2 lần ở khả năng gia tăng hàm lượng máu chứa vitamin D, so với D2. ( 2)

Có thể bạn chưa biết, vitamin D thực chất không phải là một loại vitamin. Khác với tên gọi, nó thực ra là một loại pro-hormone. Vitamin là những chất dinh dưỡng không thể được cơ thể tự sản sinh ra mà phải được bổ sung thông qua con đường dinh dưỡng. Trong khi đó, vitamin D lại có thể được cơ thể tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Người ta ước tính rằng để da trần phơi nắng trong 5-10 phút, 2-3 lần mỗi tuần giúp cơ thể sản xuất đủ lượng vitamin D cần thiết. Nhưng loại vitamin này lại bị phá vỡ khá nhanh nên chúng có thể bị cạn kiệt, đặc biệt là vào mùa đông. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một tỷ lệ không nhỏ dân số toàn cầu đang bị thiếu vitamin D.

Vitamin D hoạt động như thế nào trong cơ thể?

Vitamin D cần trải qua 2 bước chuyển hóa để trở nên hữu dụng cho sức khỏe.

Đầu tiên, nó được chuyển đổi thành calcidiol, hay 25(OH)D, trong gan. Đây là dạng tích trữ của vitamin này.

Thứ 2, nó được chuyển đổi thành calcitriol, hay 1.25(OH)2D, hầu như ở trong thận. Đây là dạng hocmon steroid của vitamin D.

Calcitriol phản ứng với thụ thể vitamin D (VDR), có mặt trong hầu hết các tế bào trong cơ thể. Khi một dạng hoạt động của vitamin D liên kết với thụ thể này, nó sẽ chuyển hóa gien sang cơ chế đang hoạt động hoặc tạm dừng, dẫn tới những thay đổi trong tế bào của bạn. Điều này tương tự như hầu hết các loại hocmon steroid khác hoạt động.

Ánh nắng là cách hiệu quả để hấp thụ vitamin D

Vitamin D có thể được sản sinh từ cholesterol trong da khi nó tiếp xúc với tia cực tím UVB từ mặt trời. Nếu sống ở khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời, bạn có thể hấp thụ đủ tất cả vitamin D mà cơ thể cần, bằng cách tắm nắng vài lần trong tuần.

Hãy luôn nhớ rằng bạn cần phải để cho một phần lớn cơ thể mình tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu bạn chỉ để tay và mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn sẽ sản sinh không đủ vitamin D.

Ngoài ra, nếu bạn cứ suốt ngày đeo kính râm hoặc dùng kem chống nắng, bạn cũng sẽ sản sinh rất ít vitamin D, thậm chí là không sản xuất luôn. ( 4) Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo dùng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian kéo dài. Ánh nắng mặt trời rất tốt cho sức khỏe, nhưng cháy nắng có thể gây lão hóa da sớm và có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư da.

Nếu bạn phải ra nắng trong thời gian dài, hãy chú ý đi ra ngoài mà không dùng kem chống nắng chỉ nên kéo dài từ 10-30 phút đầu tiên, tùy thuộc vào độ nhạy cảm của làn da với ánh nắng. Sau đó, thoa lên làn da trước khi nó bắt đầu cháy nắng.

Vì vitamin D được tích trữ trong cơ thể trong nhiều tuần hay tháng mỗi lần, bạn có thể chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng thỉnh thoảng vài lần trong 1 tuần cũng khá đủ để duy trì hàm lượng. Điều này có nghĩa là, nếu sống ở khu vực không có đủ ánh nắng, hấp thụ vitamin D qua các loại thực phẩm tự nhiên hay thực phẩm bổ sung là cực kỳ thiết yếu, đặc biệt là trong tiết trời mưa hay mùa đông.

1. Giúp xương chắc khỏe

Vitamin D đóng một vai trò không thể thiếu trong việc điều chỉnh lượng canxi và duy trì nồng độ phốt pho trong máu – 2 yếu tố cực kì quan trọng để giữ cho xương luôn khỏe mạnh. Tác dụng của vitamin D là hấp thụ được canxi trong ruột, nếu không canxi sẽ được bài tiết qua thận và mất đi.

Thiếu vitamin D ở trẻ em là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương. Trẻ mắc bệnh này có thể là do ăn không đủ chất, không được bú mẹ thường xuyên hoặc do người mẹ khi mang thai bị thiếu hụt vitamin D khiến trẻ bị còi xương từ ngay trong bào thai.

Biểu hiện của thiếu vitamin D ở người trưởng thành là bệnh loãng xương hoặc mềm xương. Chúng làm giảm mật độ xương, suy yếu cơ bắp, thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới cao tuổi.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh cúm

Trẻ em được bổ sung 1.200 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày trong 4 tháng mùa đông giảm được hơn 40% nguy cơ nhiễm cúm A. Nghiên cứu cũng được tiến hành trên 198 người trưởng thành và đưa đến kết quả là, những người có nồng độ vitamin D trong máu bằng hoặc cao hơn 38ng/ml thì ít có nguy cơ bị cúm hơn người có nồng độ vitamin D thấp.

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ nghịch giữa nồng độ vitamin D trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ở những người mắc tiểu đường loại 2, việc thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiết insulin và dung nạp glucose.

Trong một nghiên cứu khác, người ta thấy rằng trẻ sơ sinh được nạp 2.000 IU vitamin D mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 thấp hơn 88% ở tuổi 32. Do đó, có những bằng chứng đáng tin cậy để kết luận rằng một trong những tác dụng của vitamin D là phòng tránh tiểu đường.

4. Đảm bảo sức khỏe của trẻ sơ sinh

Trẻ em có huyết áp bình thường, được cung cấp 2.000 IU mỗi ngày có độ cứng thành động mạch thấp hơn đáng kể sau 16 tuần so với trẻ chỉ được nạp 400 IU mỗi ngày.

5. Đảm bảo sức khỏe phụ nữ mang thai

6. Phòng chống ung thư

Việc vitamin D có tác dụng gì được nhắc đến cuối cùng là ngăn ngừa một số loại ung thư. Nó quan trọng trong việc điều chỉnh sự phát triển của tế bào và sự giao tiếp giữa các tế bào.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng calcitriol (dạng vitamin D hoạt động nội tiết tố) có thể làm giảm sự tiến triển của ung thư bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các mạch máu mới trong mô ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tăng sinh tế bào và di căn.

Vitamin D ảnh hưởng đến hơn 200 gen của con người. Và tất nhiên những gen này sẽ bị suy yếu đi nếu chúng ta không có đủ vitamin D cần thiết.

7. Phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm khác

Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin D

Mặc dù cơ thể có thể tạo ra vitamin D, nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn có thể xảy ra vì nhiều nguyên do:

Màu da sẫm hoặc việc sử dụng kem chống nắng làm giảm khả năng hấp thụ tia UVB cần thiết để sản xuất vitamin D.

Kem chống nắng có SPF 30 có thể làm giảm 95% khả năng tổng hợp vitamin của cơ thể. Để bắt đầu sản xuất vitamin D, da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, không được che phủ bởi quần áo.

Những người sống ở các vĩ độ phía bắc hoặc các khu vực ô nhiễm nặng, người làm việc vào ban đêm hoặc ở trong nhà phần lớn thời gian cần bổ sung thêm vitamin này từ các thực phẩm bên ngoài.

Triệu chứng của thiếu vitamin D

Thiếu hụt vitamin D là 1 trong những tình trạng thiếu hụt dưỡng chất phổ biến nhất. Một vài người gặp phải nguy cơ này lớn hơn những người khác. Ngoài ra, những người trưởng thành lớn tuổi cũng gặp phải vấn đề này nhiều hơn. ( 5)

Những người bị một số căn bệnh nhất định cũng rất có khả năng bị thiếu hụt vitamin D. Một nghiên cứu đã chứng minh 96% số người từng bị đau tim đều có hàm lượng vitamin D rất thấp.

Các biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin D có thể bao gồm:

Thường xuyên bị bệnh hoặc cúm

Đau xương và lưng

Tâm trạng chán nản

Vết thương lâu lành

Rụng tóc

Đau cơ

Tình trạng thiếu vitamin D vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến:

Béo phì

Tiểu đường

Tăng huyết áp

Trầm cảm

Các bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như Alzheimer

Thiếu vitamin D cũng có thể góp phần vào sự phát triển của một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.

Những nguồn cung cấp vitamin D phổ biến nhất

Đây là những loại thức ăn được cho là nguồn vitamin D dồi dào nhất. Lượng vitamin D có thể được tính bằng 2 cách: microgam (mcg) hoặc đơn vị quốc tế (IU).

*RDI (Reference Daily Intake): Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo

Những thực phẩm giàu vitamin D khác bạn có thể bổ sung vào thực đơn như cá kiếm, cá hồi, sữa, sữa chua, phô mai Thụy Sĩ, ngũ cốc bổ sung vitamin D…

Ngoài ra, vitamin D có thể được tổng hợp qua ánh nắng. Nếu muốn bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng, đặc biệt là cho trẻ em, hãy tắm nắng trong thời gian từ 6-9 giờ sáng hoặc sau 17h, đội mũ và đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu thẳng vào đầu hay mắt. Thời gian không nên quá 30 phút mỗi ngày.

Mặc dù các loại cá béo như cá hồi, cá kiếm, cá ngừ và cá mòi… đều là những nguồn giàu dưỡng chất, nhưng bạn cần phải ăn chúng hầu như mỗi ngày để hấp thụ đủ hàm lượng. Nguồn cung cấp vitamin D hoàn hảo duy nhất là dầu gan cá, chẳng hạn như dầu gan cá tuyết, chứa tới gấp 2 lần hàm lượng cần của cơ thể mỗi ngày, chỉ trong 1 muỗng 15ml.

Sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D

Nếu bạn không nhận đủ vitamin này qua ánh nắng mặt trời hay thức ăn thường ngày, hãy xem xét đến việc sử dụng những loại viên uống bổ sung. Nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, những loại này đều an toàn và mang đến nhiều hiệu quả cho sức khỏe.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại viên uống đa vitamin hay vitamin tổng hợp để bổ sung đầy đủ nhất các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần.

Lượng vitamin D được khuyến nghị mỗi ngày

Mỗi ngày nên bổ sung bao nhiêu vitamin D? Hàm lượng bạn cần phụ thuộc vào độ tuổi của bạn. Lượng vitamin D được khuyến nghị bởi Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) như sau:

Trẻ sơ sinh 0-12 tháng: 400 IU (10 mcg)

Trẻ em 1-18 tuổi: 600 IU (15 mcg)

Người lớn dưới 70 tuổi: 600 IU (15 mcg)

Người lớn trên 70 tuổi: 800 IU (20 mcg)

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: 600 IU (15 mcg)

Mặc dù hàm lượng vừa đủ theo đo lường là 20ng/ml, nhưng nhiều chuyên gia sức khỏe đều tin rằng mọi người nên tập trung vào hàm lượng máu cao hơn 30ng/ml, để tối ưu sức khỏe và phòng chống bệnh tật. ( 6) Ngoài ra, nhiều người tin rằng hàm lượng hấp thụ khuyến nghị thì quá là thấp và mọi người cần nhiều hơn để đạt được hàm lượng máu tối ưu.

Tác dụng phụ của vitamin D

Giới hạn tối đa trong việc tiêu thụ vitamin D là 4.000 IU mỗi ngày. Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định rằng vitamin D chỉ gây hại khi tiêu thụ trên 10.000 IU mỗi ngày.

Tiêu thụ quá nhiều vitamin D (còn gọi là hyperv Vitaminosis D) thể dẫn đến quá trình vôi hóa xương và xơ cứng mạch máu, thận, phổi và tim.

Các triệu chứng phổ biến nhất của dư thừa vitamin D là đau đầu và buồn nôn, ngoài ra cũng có người gặp tình trạng chán ăn, khô miệng, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Vì vậy, nếu bạn dùng các loại viên uống bổ sung, hãy chỉ dùng đủ liều lượng cần thiết. ( 7)

Tối ưu các dưỡng chất khác

Bạn cần phải nhớ rõ ràng là các dưỡng chất thường không hoạt động độc lập được. Nhiều chất lệ thuộc vào 1 chất khác và hàm lượng hấp thụ một dưỡng chất gia tăng có thể gia tăng nhu cầu các dưỡng chất khác cần phải bổ sung. Một số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng, các loại vitamin hòa tan trong chất béo đều có thể hoạt động chung với nhau và điều quan trọng là tối ưu việc hấp thụ vitamin A và K, trong khi đang bổ sung vitamin D3.

Như vậy, bạn đã hiểu được vitamin D là gì cũng như những tác dụng của vitamin D là gì. Đừng quên chuẩn bị cho mình và gia đình những bữa ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của cơ thể.