Tác Dụng Vitamin A Cho Trẻ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Uống Vitamin A Có Tác Dụng Gì Cho Trẻ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm – Bác sĩ Nội tổng quát – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khẩu phần ăn của người Việt hiện tại không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trong đó có vitamin A. Vì vậy, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A để phát triển tốt, tránh nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, suy giảm miễn dịch,…

1. Vai trò của vitamin A đối với sức khỏe của trẻ em

Uống vitamin A có tác dụng gì? Vitamin A tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể. Cụ thể là:

Vai trò tăng trưởng: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A trẻ sẽ bị chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.

Chức năng thị giác: vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt, giúp mắt có khả năng nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu vitamin A, khả năng nhìn của mắt sẽ bị giảm, đặc biệt là vào lúc ánh sáng yếu. Hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối, dân gian gọi là quáng gà. Quáng gà là biểu hiện sớm của tình trạng thiếu vitamin A. Biểu hiện khi thiếu Vitamin A gây bệnh quáng gà của trẻ vào thời điểm chập tối là thường nhút nhát, chỉ ngồi một chỗ, không dám đi hoặc nếu đi thì dễ bị ngã, đi lại khó khăn, dễ va chạm với các vật ở dưới đất,…

Bảo vệ biểu mô: vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô giác mạc, biểu mô dưới da, niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột non, các tuyến nước bọt và tinh hoàn,… Khi thiếu vitamin A, cơ thể giảm sản xuất các niêm dịch, khiến da bị khô, xuất hiện sừng hóa,… Biểu hiện này thường thấy ở mắt: ban đầu khô kết mạc, sau đó tổn thương giác mạc, dẫn tới hậu quả mù lòa. Nếu thiếu vitamin A, niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn tới rối loạn tiêu hóa hoặc niêm mạc phế quản tổn thương dễ mắc các bệnh đường hô hấp,…

Tạo miễn dịch cơ thể: vitamin A đóng vai trò tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng của cơ thể trẻ với các loại bệnh, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng, đặc biệt là các bệnh như sởi, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy,… dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, vitamin A còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh nhiễm khuẩn khác như uốn ván, lao và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

2. Nguyên nhân thiếu vitamin A

Vitamin A có trong thức ăn, khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thu qua ruột và được dự trữ chủ yếu ở gan. Những nguyên nhân gây thiếu vitamin A gồm:

Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A: cơ thể con người không thể tự tổng hợp được vitamin A mà cần được cung cấp bởi thực phẩm. Vì vậy, nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu vitamin A là do chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu vitamin A và caroten (tiền vitamin A). Bữa ăn thiếu dầu mỡ cũng làm giảm hấp thu vitamin A trong thực phẩm (vì vitamin A tan trong dầu). Ở trẻ đang bú thì nguồn vitamin A chủ yếu trong sữa mẹ. Nếu trong thời kỳ cho con bú, bữa ăn của người mẹ thiếu vitamin A thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con.

Các bệnh nhiễm khuẩn: khi bị mắc tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sởi, nhiễm giun đũa,… nhu cầu về vitamin A của cơ thể sẽ tăng cao để tái tạo lại các biểu mô, tạo kháng thể chống lại bệnh tật. Nếu các bệnh này kéo dài thì vitamin A trong cơ thể trẻ sẽ bị thiếu trầm trọng và cần được bổ sung kịp thời.

Cơ thể không hấp thu được nhiều vitamin A: khi trẻ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, nhất là tiêu chảy kéo dài thì khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin A sẽ bị suy giảm rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu thức ăn có nhiều vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ thì cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin A của trẻ.

Lượng dự trữ vitamin A trong cơ thể không còn: nếu thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu vitamin A mà cơ thể cần thì cơ thể sẽ huy động vitamin A được dự trữ từ gan. Tuy nhiên, tới thời điểm lượng vitamin A dự trữ không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu vitamin A. Suy dinh dưỡng và nhiễm trùng thường kéo theo tình trạng thiếu vitamin A.

3. Các đối tượng dễ bị thiếu vitamin A

Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu vitamin A do trẻ đang lớn nhanh, cần bổ sung nhiều vitamin A. Ở tuổi này, vì thay đổi chế độ dinh dưỡng (giai đoạn ăn bổ sung, cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A rất cao.

Trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy kéo dài,… có nguy cơ cao thiếu vitamin A.

Trẻ sơ sinh đang bú mẹ có thể bị thiếu hụt vitamin A nếu chế độ ăn uống của mẹ thiếu vitamin A. Đặc biệt, nếu trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.

4. Cách bổ sung vitamin A cho trẻ

4.1 Uống vitamin a cho trẻ

Các đối tượng nguy cơ (trẻ em và bà mẹ) nên bổ sung vitamin liều cao để giải quyết tình trạng khô mắt gây hậu quả mù ở trẻ.

Cách cho trẻ uống Vitamin A:

Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp đếm số giọt trong 1 viên nang. Cho trẻ uống 3 – 4 giọt Vitamin A (nửa viên). Cuối cùng cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng.

Đối với trẻ 12 – 23 tháng tuổi: giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp hết dịch vitamin A vào miệng trẻ. Cuối cùng cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng.

Đối với trẻ trên 24 tháng tuổi: cho trẻ nhai hoặc nuốt viên nang vitamin A rồi cho trẻ uống nước.

Lưu ý khi uống vitamin A:

Mỗi viên nang chứa khoảng 6 – 8 giọt dịch Vitamin A. Nếu cắt sát đầu núm thì có thể bóp ra được 6 – 8 giọt, nếu cắt ở giữa đầu núm thì được khoảng 6 giọt.

Theo dõi sức khỏe của trẻ sau uống vitamin A trong vòng 2 ngày để xử trí các trường hợp có tác dụng phụ.

4.2 Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Có thể đưa vitamin A vào một số thực phẩm thông dụng như đường, sữa, dầu ăn,… Đây là giải pháp chuyển tiếp, mang lại hiệu quả cao trong việc bổ sung vitamin A cần thiết cho trẻ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai, khi cho con bú, khi trẻ ăn dặm phải đầy đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, caroten cho cơ thể như: rau màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống, rau xà lách, rau diếp), các loại củ quả có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ).

Vitamin A chỉ tan trong dầu nên trong chế độ ăn của trẻ cần có dầu mỡ thì trẻ mới hấp thu được vitamin A.

Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là bệnh sởi.

Đảm bảo sức khỏe cho trẻ, giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm và ký sinh trùng đường ruột.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến 24 tháng.

Tùy từng vào giới tính, độ tuổi và giai đoạn mà cơ thể trẻ cần những lượng Vitamin A cần thiết, do đó cha mẹ cần bổ sung vitamin A cho trẻ một cách hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu Vitamin A.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vitamin D Có Tác Dụng Gì Cho Trẻ Sơ Sinh?

Việc tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hấp thụ qua chế độ ăn uống giúp duy trì nồng độ thích hợp của loại vitamin này trong huyết thanh. Trẻ sơ sinh là đối tượng cần thiết hấp thụ vitamin D để phòng chống bị còi xương, loãng xương ngay từ ban đầu. Nếu cơ thể bé thiếu rất dễ gây nên một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe về sau của bé.

Vậy vitamin D có tác dụng gì cho trẻ sơ sinh?

Giúp trẻ phát triển xương

Vitamin D có tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ như canxi và phốt pho trong quá trình tạo xương. Nó làm tăng hấp thụ canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận và tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Điều này cho thấy vitamin D rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương cho bé sơ sinh.

Nếu thiếu vitamin D ruột sẽ không hấp thụ đủ canxi và photpho khiến hàm lượng canxi máu giảm đi. Canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu khiến các bé chậm lớn, còi xương, đi chân vòng kiềng, chậm biết đi… Còn nếu ở người lớn thì sẽ bị loãng xương, thừa xương, xương dễ hãy ngay cả khi gặp chấn động nhẹ.

Làm thế nào để bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh?

Trong sữa mẹ cũng chứa vitamin D tốt để cung cấp cho trẻ tuy nhiên nó chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nên không thể đáp ứng đầy đủ cho bé được. Vậy nên mỗi ngày các mẹ nên bổ sung thêm vitamin D cho bé với hàm lượng 10mcg/ ngày qua đường sữa mẹ đến khi nào có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Còn đối với những bé ở xứ lạnh, ít đó điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì nên được bổ sung lượng vitamin D ít nhất 1 ngày 80IU.

Tắm nắng để bổ sung vitamin D

Cách để bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho trẻ sơ sinh hiệu quả đó là tắm nắng cho bé. Sau khi sinh khoảng 10 ngày bạn có thể cho con mình tắm nắng để tia hồng ngoại và tia cực tím tác động lên da của bé. Tia hồng ngoại có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp. Trong khi đó, tia cực tím lại có nhiệm vụ diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh ra vitamin D3. Chất này có khả năng làm tăng cường sự hấp thụ canxi và photpho để cấu tạo nên xương của bé.

Chế độ ăn giúp cung cấp vitamin D cho trẻ

Khi bé đã bắt đầu biết ăn thì các mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng khẩu phần ăn uống. Vitamin D3 chứa nhiều trong những thức ăn động vật như gan cá thu, cá ngừ… hoặc thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa. Bên cạnh đó, các mẹ có thể cho bé ăn thêm nấm, men, rau quả có chứa ergosterol hoặc chế độ ăn giàu chất béo cũng giúp hấp thụ vitamin D khá hiệu quả.

– Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi: Sử dụng ít nhất là 400 IU/ngày (không vượt quá 1.000 IU/ngày với trẻ sơ sinh đến 6 tháng và 1.500 IU/ngày với trẻ 6 tháng đến 1 tuổi).

– Trẻ 1-18 tuổi: Cung cấp ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.000 IU/ngày (lưu ý không vượt quá 2.500 IU/ngày đối với trẻ 1-3 tuổi; 3.000 IU/ngày với trẻ 4-8 tuổi và 4.000 IU/ngày ở những trẻ trên 8 tuổi).

– Người từ 19-70 tuổi: Cung cấp ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500-2.000 IU/ngày (không được vượt quá 4.000 IU/ngày).

– Người trên 70 tuổi: Cần ít nhất là 800 IU/ngày, tốt nhất là 1.500-2.000 IU/ngày (lưu ý không vượt quá 4.000 IU/ngày).

– Người đang có thai hoặc cho con bú: Cần ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500 IU/ngày và không được vượt quá 4.000 IU/ngày.

– Đối với trẻ em, người lớn béo phì và những người đang sử dụng thuốc chống động kinh, glucocorticoid, chống nấm như ketoconazole hoặc những loại thuốc điều trị bệnh suy giảm miễn dịch AIDS cần ít nhất liều cao hơn 2-3 lần.

– Nếu những người nào thiếu vitamin D sử dụng liều lượng cao hơn với 2000 IU/ ngày với trẻ dưới 1 tuổi, 4000 IU/ ngày với trẻ 1-18 tuổi, 10000 IU/ngày với người trên 19 tuổi để điều chỉnh, điều trị tình trạng thiếu vitamin D.

Thừa vitamin D có tác hại gì?

Vitamin D tuy tốt cho cơ thể người nhưng nó chỉ ở dạng vừa phải còn thừa vitamin D sẽ dẫn đến một số triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Biểu hiện cụ thể ở đây là kén ăn, hay bị nhức đầu, buồn nôn, sỏi thận, sỏi bàng quang, cao huyết áp, có albumin trong nước tiểu…

Bên cạnh đó, thừa vitamin D còn có hiện tượng tại kết mạc có những nốt nhỏ, trắng nhạt, xếp thành hàng ngang hoặc cong queo. Sau đó chúng đổ vào vùng rìa của lòng đen tức giác mạc của chúng ta. Và tại giác mạc xuất hiện hiện tượng viêm giác mạc hình dải băng, trường hợp này thường gặp chủ yếu ở trẻ em.

Tác Dụng Của Vitamin A Đối Với Trẻ Em

Vitamin A là một loại vitamin đầu bảng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết được tác dụng của vitamin A đối với trẻ nhỏ.

Các bậc cha mẹ hiện nay càng ngày càng quan tâm tới các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho con hàng ngày hơn nên việc tích cực tìm hiểu là chuyện thường gặp. Ai cũng biết là vitamin A có tác dụng nhiều với trẻ nhỏ. Để hiểu rõ và sâu hơn thì sau đây là bài viết tác dụng của vitamin A với trẻ em và những thông tin đi kèm.

Tác dụng của vitamin A đối với trẻ em

Vitamin A thực sự cần thiết cho trẻ nhỏ khi chúng có các tác dụng với thị giác, xương, sự phân bào, sao chép gen… Cụ thể những tác dụng của vitamin A dành cho trẻ nhỏ như sau:

Với sự tăng trưởng: Vitamin A góp phần giúp trẻ có bộ răng chắc khỏe, khung xương được phát triển nhanh chóng. Tránh việc trẻ còi cọc và chậm lớn.

Với mắt: Tác dụng rõ rệt nhất của vitamin A với mắt là tránh bệnh quáng gà. Thiếu vitamin A, trẻ dễ bị khô da ở màng giác mạc, tiếp hợp, thậm chí có thể gặp phải việc thủng giác mạc dẫn đến mù lòa. Nói tóm lại là vitamin A có tác dụng mạnh mẽ tới mắt và thị giác.

Với khả năng miễn dịch. Khi cơ thể được cung cấp đủ vitamin A, khả năng miễn dịch sẽ được tốt lên. Khi đó trẻ sẽ ít gặp phải các căn bệnh viêm đường hô hấp, sởi tiêu chảy…

Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của vitamin A sẽ bảo vệ trẻ nhỏ khỏi các chất ô nhiễm của môi trường hiện nay. Thậm chí chống các bệnh ung thư, nhiễm khuẩn, lao phổi…

Tác dụng của vitamin A đối với trẻ em không hề nhỏ

Cách bổ sung vitamin A cho trẻ nhỏ

Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu hoàn toàn, kéo dài tới thời gian 24 tháng dù có cho trẻ ăn dặm, uống sữa công thức…

Tiêm chủng đúng lịch cho trẻ nhỏ. Thông thường, theo quy định, mỗi trẻ em sẽ có lịch uống vitamin định kỳ. Thời gian đó là vào các ngày 1-2 tháng 6, 1-2 tháng 12 mỗi năm. Trong khoảng 3 tuổi, trẻ được uống vitamin 2 lần. Sẽ có chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A.

Đảm bảo những thực phẩm đầy đủ vitamin A cho trẻ nhỏ ví dụ như: Cà rốt; Khoai lang; Rau diếp; Thịt bò; Cà chua; đào, đậu hà lan, các rau lá màu xanh đậm, đu đủ, hải sản, ớt chuông…

Hãy bổ sung vitamin A cho trẻ đúng cách

Những trẻ nên bổ sung vitamin A

Nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn thì có tới 14% trẻ em thiếu hụt vitamin A sau sinh. Nhiều nguyên nhân có thể kể đến là do các bà mẹ không tăng cường bổ sung vitamin A đủ lượng cần thiết cho cả mẹ và bé. Trẻ sinh ra không được cung cấp đủ các lượng vitamin A cần thiết. Những trẻ sau đây nên được bổ sung vitamin A dạng thuốc hoặc thực phẩm:

Trẻ em dưới 6 tháng không được bú sữa mẹ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ dồi dào vitamin A.

Trẻ em biếng ăn và không thích ăn những thực phẩm giàu vitamin A.

Nên theo dõi trẻ để bổ sung vitamin A kịp thời

Mỗi trẻ cần một lượng vitamin A khác nhau. Bạn có thể cung cấp cho trẻ theo số liệu gợi ý sau đây để đảm bảo rằng trẻ em được cung cấp vitamin A đầy đủ. Nếu không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn bổ sung vitamin A cho trẻ bằng dạng thuốc.

300 microgram (1.000 IU)/ngày cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3.

400 microgam (1,300 IU)/ngày cho trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 8.

600 microgram (2.000 IU)/ngày cho trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 14.

Có Nên Cho Trẻ Uống Vitamin Liều Cao?

Theo thông báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, Ngày Vi chất dinh dưỡng đợt 2 năm 2018, Hà Nội sẽ có 447.919 trẻ 6-36 tháng tuổi, trẻ uống vitamin A; trong đó, số trẻ 13-36 tháng tuổi là 365.102 trẻ, còn lại là trẻ 6 -12 tháng tuổi.

Ngoài ra, dự kiến có hơn 1.900 trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ cũng được uống vitamin A và gần 13.000 trẻ 37-60 tháng tuổi cần uống vitamin A điều trị dự phòng. Cùng với đó, sẽ có hơn 7.700 bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống vitamin A.

Chiến dịch uống vitamin A đợt 2 diễn ra trong hai ngày (30/11 và 1/12) tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn; uống vét vào các ngày 2/12 và 3/12.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện tại không đáp ứng đủ được 100% nhu cầu về vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia đã công bố, hiện Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Nhưng có đến gần 1 triệu trẻ em bị thiếu Vitamin A tiền lâm sàng.

Bởi vậy bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cơ thể trẻ có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

Những tác dụng của vitamin A với sự phát triển của trẻ

Theo BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi đồng 1), vitamin A là một trong ba loại vi chất (iốt, vitamin A, sắt) quan trọng cần cho sự phát triển của bé. Vitamin A có đặc tính là không tan trong nước, tan trong dầu mỡ ether, chloroform và aceton.

Với trẻ nhỏ, vitamin A là một vi chất có vai trò rất quan trọng. 4 vai trò của vitamin trong sự phát triển của trẻ đặc biệt quan trọng này bao gồm:

Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường.

Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt.

Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.

Miễn dịch: Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Vitamin A có khả năng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…

Khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc. Trẻ bị thiếu vitamin A sẽ có thị lực kém, hay bị “quáng gà”. Ngoài ra, việc thiếu vitamin A cũng khiến biểu mô và niêm mạc bị tổn thương, tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa. Giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ cũng là những nguy cơ gặp phải nếu thiếu vitamin A.

Cũng theo bác sĩ, vitamin A có rất nhiều trong thực phẩm hàng ngày như gan cá động vật, cá thu, cá trích, các loại rau quả có màu vàng hoặc xanh đậm như cà rốt, khoai lang, cây họ cam quýt, gấc, đu dủ, rau ngót, rau muống, mồng tươi và các nguồn khác như thịt bò nạc, cá hồi.

Để phòng chống thiếu vitamin A, bố mẹ cần lưu ý:

Chăm sóc bé từ khi trong bào thai: mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A.

Cho trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn là cách bổ sung vitamin A hiệu quả nhất. Nếu trẻ 0-6 tháng tuổi không bú mẹ hoàn toàn, cần được bổ sung vitamin A liều cao. Một năm có hai đợt, vào đầu tháng 6 và đầu tháng 12.

Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập cho trẻ có thói quen ăn rau xanh, làm quen với nhiều loại thức ăn, không nên chiều theo sở thích trẻ cho trẻ ăn một loại thức ăn thường xuyên. Thức ăn nên da dạng, hợp khẩu vị.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

Trong quá trình chế biến thức ăn nên có dầu mỡ giúp trẻ tăng cường hấp thu vitamim A vì đây là loại vitamin tan trong dầu.