Tac Dung Uong La Du Du / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Uong Nuoc Yen Co Tac Dung, Tac Dung Cua Nuoc Yen, Nuoc Yen Sao

Nước yến sào được chiết xuất từ tổ yến nguyên chất chứa nhiều thành phần dưỡng chất an toàn hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Vậy uống nước yến có tác dụng gì?

Được chiết xuất 100% từ tổ yến nguyên chất nên nước yến sào chứa đầy đủ 31 nguyên tố vi lượng cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người.

– Thành phần Acid amin: Theo Nhà nghiên cứu Yến sào, TS Nguyễn Quang Phách, trong yến sào có đến khoảng 18 loại Acid amin khác nhau, nhiều loại quý hiếm như Aspartic, Threonine, Serine, Acid Glutamic, Proline, Glycine, Histidine, Arginine, Cystine, Sialic, Leucine, Alananine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrocine, Phenilalanine,…

– Thành phần khoáng chất: PTS Ngô Thị Kim và TS Nguyễn Quang Phách cũng đã công nhận yến sào chứa đến 31 nguyên tố khoáng chất qua phương pháp huỳnh quang tia X. Theo đó, tổ yến chứa nhiều Canxi và Sắt, Mangan, kẽm cũng là các nguyên tố có tỷ lệ cao. Crom, Selen xuất hiện trong thành phần yến sào giúp hỗ trợ nhiều vấn đề của cơ thể.

Ngoài 02 thành phần chủ chốt trên, yến sào còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm khác như các Vitamin, Protein,… Tiếp thu những thành phần này, nước yến sào là thức uống dinh dưỡng tốt cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của người sử dụng.

– Bồi bổ, tăng cường sức khỏe: Từ các công trình nghiên cứu về thành phần yến sào, nước yến sào đảm bảo khả năng chăm sóc, bồi bổ sức khỏe. Nước yến chứa rất nhiều dưỡng chất với hàm lượng protein cao (45-55%) có khả năng giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người, qua đó nâng cao tuổi thọ hiệu quả.

– Ổn định hệ tiêu hóa: TS Nguyễn Quang Phách công nhận trong thành phần yến sào và nước yến sào chứa hàm lượng khoáng chất Mangan và kẽm, rất tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thu của người sử dụng. Ngoài ra, trong nước yến sào chứa 2,09 % thành phần acid amin giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất ở đường ruột. Qua đó nước yến sào có tác dụng giúp ăn ngon miệng tăng hấp thụ dinh dưỡng, rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và trường hợp rối loạn tiêu hóa.

– Tăng cường trí não: PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cũng công nhận hàm lượng Acid amin, khoáng chất trong yến sào, đặc biệt là các khoáng chất Crom, Selen rất tốt cho não bộ. Nhờ thành phần này, nước yến sào có khả năng cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giảm Stress và căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó, thành phầnacid amin Phenylalanine có khả năng làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh giúp bồi bổ não, tăng cường trí nhớ. Rất tốt cho người già hay quên, người làm việc trí óc, trẻ em đang trong độ tuổi đi học.

– Tăng cường sinh lý: Chứa 11,4% chất L-Arginine nước yến sào có tác dụng rất tốt cho nam giới giúp tăng cường hoạt động sinh lý, điều hào chức năng tình dục, tăng cường tình dục cho cả nam và nữ giới.

– Chống lão hóa, làm đẹp da: PGS. TS Nguyễn Thị Lâm chỉ ra, yến sào có hiệu quả rất tốt với sắc đẹp phụ nữ. Trong yến chứa nhiều Threonine được biết đến là hoạt chất có tác dụng hình thành Elastine và Collagen hỗ trợ giảm lão hóa, duy trì làn da và vóc dáng cân đối. Ngoài ra, trong nước yến sào chứa hàm lượng cao collagen làm đẹp da, phục hồi các cơ, các mô và da giúp cho da bạn mịn màng đàn hồi, làm da hồng đẹp tự nhiên. Do đó, yến sào có khả năng làm chậm quá trình lão mang lại nét đẹp thanh xuân cho chị em phụ nữ.

2. Uống nước yến nhiều có tốt không?

Như đã nói ở trên thì nước yến rất tốt và phù hợp với hầu hết các nhóm đối tượng. Sử dụng nước yến cũng như yến sào thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa, hạn chế nhiều bệnh tật.

3. Uống nước yến có mập không?

Trong yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng quý và đặc biệt là chứa lượng đường tự nhiên không béo vì thế uống nước yến sẽ không làm tăng cân, đây chính là loại thức uống lý tưởng cho những ai đang trong quá trình ăn kiêng.

4. Bà bầu uống nước yến có tốt không?

Với thành phần dinh dưỡng phong phú nước yến được coi là thực phẩm bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho phụ nữ thời kỳ mang thai. Đây là gia đoạn mẹ bầu thường bị nghén, buồn nôn và mệt mỏi vì vậy uống nước yến khi mang thai sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, làm giảm triệu chứng mệt mỏi, khó chịu của thai phụ. Bên cạnh đó nước yến rất dễ uống lại có cách sử dụng tiện lợi là uống trực tiếp vì thế mẹ bầu nên sử dụng trong suốt thai kỳ và duy trì dùng sau khi sinh để hồi phục sức khỏe. Với tác dụng chống lão hóa và làm đẹp da, nước yến còn nhanh chóng giúp mẹ lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng.

5. Cho trẻ em uống nước yến có tốt không?

Nước yến với tác dụng bồi bổ cao và tăng cường trí não vì thế rất có lợi cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển cả về thể lực và trí lực. Đặc biệt tốt với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ tuổi vị thành niên, học sinh trong giai đoạn thi cử, học tập áp lực…

Trẻ dưới 1 tuổi nên sử dụng với liều lượng nhỏ .

6. Cao huyết áp có uống nước yến được không?

Đối với người cao huyết áp, kiểm soát khẩu phần ăn là điều hết sức quan trọng. Việc sử dụng nước yến cho người cao huyết áp sẽ rất tốt vì thành phần chất đạm cùng các các axit amin trong yến mang đến tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp. Vì vậy người bệnh cao huyết áp sử dụng nước yến cũng như sản phẩm yến sào để chăm sóc sức khỏe là giải pháp hoàn toàn thông minh.

7. Uống nước yến khi nào là tốt nhất?

Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì dùng yến vào thời điểm đói bụng (lúc sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng) sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng.

Nguyên Tắc Và Nội Dung Lập Quy Hoạch Du Lịch

Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch:

– Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.

– Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.

– Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế – xã hội và môi trường.

– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương.

– Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Nội dung quy hoạch về du lịch:

– Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, vùng và địa phương.

– Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.

– Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.

– Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

– Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.

– Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.

– Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hay khó khăn gì thì hãy liên hệ với Luật Gia Phát theo thông tin sau để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 098.1214.789

Email:  ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp!

Du Hoc Hkps Tổng Quan Về Du Học Mỹ: Những Lợi Ích Khi Du Học Mỹ, Hệ Thống Các Trường Dh Mỹ, Du Học Mỹ Cùng Hkps, Du Học Mỹ

Hoa Kỳ là nơi luôn được nhiều du học sinh mong đợi được tới du học nhất:

Các trường hàng đầu thế giới

Hoa Kỳ có rất nhiều Học Viện hàng đầu thế giới. Những học viên đi đầu trong cả chương trình đào tạo về lý thuyết lẫn thực hành. Chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng hoặc Đại Học được so sánh là đứng hàng đầu trên thế giới. Bằng cấp đạt được tại các trường Cao Đẳng hoặc Đại học tại Hoa Kỳ được xem như là tiêu chuẩn vàng cho sự nghiệp tương lai của bạn. Các Đại học như MIT, Harvard, CIT, Berkeley, John Hopkin,….v.v.. là những trường đại học mà ai cũng mơ ước được theo học. Những trường Đại Học này được biết đến vì những nghiên cứu vượt trội cũng như sáng chế về công nghệ mới mang tầm ảnh hưởng lớn tới con người.

Sự lựa chọn vô hạn

Các trường Đại Học & Cao Đẳng tại Hoa Kỳ có rất nhiều chuyên nghành đào tạo để bạn lựa chọn. Một lợi ích to lơn khác nữa là bạn sẽ được lựa chọn chuyên nghành mình yêu thích tại rất nhiều trường khác nhau vì Hoa Kỳ có rất nhiều trường đạt chất lượng tốt. Đồng thời bạn còn được học hỏi kinh nghiệm thực tiễn khi các trường luôn liên kết chặt chẽ với các nghành công nghệ. Điều này sẽ tiếp thêm niềm hăng say học tập của bạn.

Được nhận biết trên toàn thế giới:

Bằng cấp của Hoa Kỳ được nhận biết trên toàn thế giới. Cầm được tấm bằng Đại Học Hoa Kỳ sẽ mang lại cơ hội cho bạn để có thể làm việc ở mọi nơi trên toàn thế giới. Các trường Cao Đẳng và Đại Học Hoa Kỳ được nhân biết và được chứng nhận bởi rất nhiều các tổ chức chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Tất cả các công ty cũng như chính quyền ở các nước đều tôn trọng bằng cấp được cấp từ các trường Hoa Kỳ.

Được nghiên cứu và đào tạo thực tiễn Học tập tại các trường Hoa Kỳ không có nghĩa là bạn chỉ học tập tại lớp và làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bạn còn có được học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nữa. Các trường Cao Đẳng hoặc Đại Học tại Hoa Kỳ luôn cộng tác với các công ty và các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp sinh viên của họ học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Điều này sẽ là lợi thế cho bạn sau này khi ra làm việc.

Cộng đồng và văn hóa Bạn sẽ thấy người Hoa Kỳ rất gần gũi và nồng nhiệt. Người Hoa Kỳ thông thường: hài hước, hòa đồng và rất có tinh thần học hỏi. Đó là những điểm mà sinh viên quốc tế sẽ học được sau khi rời đất nước này.

Tiếp cận Công nghệ

Các trường Cao Đẳng & Đại Học tại Hoa Kỳ luôn khuyến khích sinh viên học hỏi và tiếp cận với các công nghệ mới nhất. Tại các Học Viện Hoa Kỳ, hàng ngày luôn xuất hiện các phát minh mới. Điều này khuyến khích sinh viên học hỏi công nghệ mới và cũng là nền tảng cơ bản cho việc tiếp cận công việc sau này của các bạn.

Linh hoạt Giáo dục Hoa Kỳ rất linh hoạt. Các lớp học được chia theo học kỳ và các khóa học được chia thành tín chỉ. Sinh viên có thể đăng ký nhiều tín chỉ và phù hợp với năng lực học tập của mình theo từng học kỳ. Bạn được phép lựa chọn lớp học để theo học. Giáo dục Hoa Kỳ rất phù hợp với nhu cầu của từng sinh viên.

Cuộc sống sinh viên Vì giáo dục Hoa Kỳ luôn mở rộng cho tất cả các sinh viên quốc tế, bạn sẽ có rất nhiều bạn bè từ khắp nơi trên thế giới, Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều nền văn hóa khác nhau để làm giàu thêm kiến thức của bạn.

Tầm nhìn Quốc Tế Các trường tại Hoa Kỳ luôn chú trọng tới định hướng giáo dục toàn cầu. Sinh viên được huấn luyện chú trọng tới cộng đồng chứ không phải chỉ là Hoa Kỳ.

Do vậy các bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn để làm việc đạt chất lượng cao dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Du Hành Vũ Trụ

Phần 1 – Chương 1: Vũ trụ trong cuộc sống chúng ta

1.1 Vì sao phải nghiên cứu vũ trụ?

Nhu cầu từ không gian bên ngoài

Đi vào vũ trụ là một việc nguy hiểm và đắt đỏ. Vậy tai sao chúng ta phải bận tâm đến điều đó? Bởi vì không gian bên ngoài cung cấp một số lợi ích thuyết phục cho xã hội hiện đại ngày nay:

Một góc nhìn toàn cầu – từ trên cao quỹ đạo.

Một cái nhìn rõ ràng về “thiên đường” – không bị cản trở bởi bầu khí quyển.

Một môi trường rơi tự do – cho phép chúng ta phát triển các vật liệu tiên tiến mà không thể làm được trên Trái Đất.

Tài nguyên phong phú – chẳng hạn như năng lượng Mặt Trời và các vật chất ngoài Trái Đất.

Một thử thách đặc biệt có thể xem là ranh giới cuối cùng của nhân loại.

Không gian bên ngoài cung cấp một góc nhìn toàn cầu. Như trong hình 1.1-3, ở càng cao thì bạn nhìn thấy càng nhiều diện tích bề mặt Trái Đất. Trong hàng ngàn năm, các vị vua và những nhà cai trị đã lợi dụng thực tế này bằng cách đặt các trạm canh gác trên đỉnh những ngọn núi cao nhất để thăm dò được nhiều hơn vương quốc của họ, và cảnh báo nguy cơ bị tấn công. Xuyên suốt lịch sử, nhiều trận chiến đã diễn ra để “giành lấy điểm cao”. Không gian bên ngoài nhận lấy nhiệm vụ này cho một góc nhìn lớn hơn bao giờ hết. Từ một điểm thuận lợi trong không gian, chúng ta có thể quan sát những khu vực rộng lớn của bề mặt Trái Đất. Các tàu vũ trụ quỹ đạo do đó có thể phục vụ như là “tai mắt của bầu trời” để cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích.

Hình 1.1-3. Một góc nhìn toàn cầu. Sáu vệ tinh quan sát Trái Đất tạo thành một cụm vệ tinh gọi là A-Train ở độ cao khoảng 705 km. Ảnh: NASA, JPL.

Không gian bên ngoài cung cấp một cái nhìn rõ ràng về “thiên đường”. Khi chúng ta nhìn những ngôi sao trên bầu trời đêm, chúng ta thấy ánh sáng lấp lánh đặc trưng của chúng. Ánh sáng lấp lánh này bị gây ra bởi việc làm mờ “ánh sao” khi nó đi xuyên qua bầu khí quyển, mà chúng ta gọi là sự nhấp nháy (scintillation). Bầu khí quyển làm mờ đi một ít ánh sáng này, và chặn hoàn toàn các ánh sáng khác, khiến cho các nhà thiên văn học – những người cần phải tiếp cận toàn bộ các vùng của phổ điện từ để khám phá một cách đầy đủ về vũ trụ – phải thất vọng. Bằng cách đặt một đài quan sát vào không gian bên ngoài, chúng ta có thể đưa các công cụ lên phía trên bầu khí quyển và có được cái nhìn không bị cản trở vào vũ trụ, như mô tả trong Hình 1.1-4. Kính viễn vọng Không gian Hubble, Đài quan sát Tia Gamma, và Đài quan sát Chandra là những công cụ được trang bị cảm biến hoạt động vượt xa bên ngoài ranh giới của giác quan con người. Các kết quả từ việc sử dụng những công cụ này từ các vị trí thuận lợi đặc biệt trong không gian đang cách mạng hóa hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Hình 1.1-4. Quan sát thiên văn học từ không gian bên ngoài. Bầu khí quyển của Trái Đất cản trở cái nhìn của chúng ta vào vũ trụ. Do đó chúng ta đặt các vệ tinh, chẳng hạn như Kính viễn vọng Không gian Hubble, phía ngoài bầu khí quyển để có thể quan sát tốt hơn. Ảnh: NASA.

Vũ trụ cung cấp một môi trường rơi tự do cho phép thực hiện các quá trình sản xuất không thể làm được trên bề mặt Trái Đất. Chẳng hạn, để tạo ra một hợp chất kim loại mới nhất định, chúng ta phải trộn hai hay nhiều kim loại với với nhau vừa đúng tỷ lệ. Thật không may, trọng lực có xu hướng kéo các kim loại nặng hơn xuống đáy của bình chứa, khiến cho một hỗn hợp đồng nhất khó có thể hình thành. Nhưng không gian bên ngoài cung cấp giải pháp cho vấn đề này. Một nhà máy sản xuất trên quỹ đạo (và tất cả mọi thứ trong nhà máy đó) thực tế là đang rơi về phía Trái Đất, nhưng không bao giờ va chạm với Trái Đất. Đây là một điều kiện được gọi là “rơi tự do” (KHÔNG phải là “không trọng lực”, chúng ta sẽ xem xét sau). Trong môi trường rơi tự do, không có lực tương tác nào trên một đối tượng, do đó chúng ta nói đối tượng đó là không có trọng lượng, khiến cho việc tạo ra các hỗn hợp đồng nhất của các vật liệu khác nhau trở nên khả thi. Chúng ta sẽ khám phá khái niệm này chi tiết hơn trong Chương 3. Không bị cản trở bởi trọng lượng rơi trên bề mặt Trái Đất, các nhà máy trên quỹ đạo có được tiềm năng để tạo ra các vật liệu mới kỳ lạ cho các thành phần máy tính hay các ứng dụng khác, cũng như các sản phẩm dược học mới đầy hứa hẹn để chống chọi với bệnh tật trên Trái Đất. Việc nghiên cứu các ảnh hưởng của không trọng lượng trên cây cối, động vật, và sinh lý học con người cũng đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà bệnh tật và sự lão hóa ảnh hưởng đến chúng ta (Hình 1.1-5).

Hình 1.1-5. Các phi hành gia tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS trải nghiệm môi trường không trọng lượng. Phi hành gia Michael Foale (ở phía trước ảnh) đang luyện tập thể thao tại ISS. Ảnh: NASA.

Vũ trụ cung cấp các nguồn tài nguyên phong phú. Trong khi một số người đang tranh cãi về việc làm thế nào để chia chiếc bánh tài nguyên có hạn của Trái Đất thành những miếng nhỏ hơn, thì những người khác lại đấu tranh rằng chúng ta chỉ cần nướng một chiếc bánh lớn hơn. Sự rộng lớn của Hệ Mặt Trời cung cấp một nguồn dự trữ khoáng sản và năng lượng chưa được khai thác để duy trì sự bành trướng của loài người bên ngoài cái nôi Trái Đất. Tàu vũ trụ hiện nay mới chỉ sử dụng một trong số lượng tài nguyên phong phú này – năng lượng Mặt Trời có giới hạn. Nhưng các nhà khoa học đã suy đoán rằng chúng ta có thể sử dụng tài nguyên Mặt Trăng, hay thậm chí là từ các tiểu hành tinh, để cung cấp nhiên liệu cho một “nền kinh tế vũ trụ” đang lớn mạnh. Đất Mặt trăng chẳng hạn, được biết là giàu oxygen và nhôm. Chúng ta có thể sử dụng oxygen này trong các động cơ tên lửa và để cho con người hô hấp. Nhôm là một kim loại quan trọng sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cũng có khả năng nước đá có thể mắc kẹt trong những hố thiên thạch tối-vĩnh-viễn ở các cực Mặt Trăng. Những tài nguyên này, kết hợp với nỗ lực của nhân loại để khám phá, sẽ khiến bầu trời thực sự không còn là giới hạn!

Cuối cùng, vũ trụ mang lại một lợi thế đơn giản tựa như là một ranh giới. Giới hạn của con người luôn được phát triển khi các ranh giới mới đã bị khuất phục. Như một chất kích thích cho các tiến bộ công nghệ đã được tăng cường, và một sự thử thách cho việc tạo ra sự bùng nổ kinh tế mạnh mẽ hơn, vũ trụ mang lại một thách thức không giới hạn bắt buộc chúng ta phải chú ý tới. Nhiều người đã so sánh các thách thức của vũ trụ với những gì mà những nhà thám hiểm đầu tiên đến Thế giới Mới phải đối mặt. Những cư dân châu Âu đã khám phá ra những nguồn tài nguyên dường như vô hạn, bước đầu tiên là họ phải chiến đấu, sau đó từ từ tạo ra một xã hội sản xuất từ sự hoang dã.

Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để có thể thực địa hóa Mặt Trăng hay Sao Hỏa. Nhưng sự quyến rũ của ranh giới cuối cùng này thực sự đã ảnh hưởng đến chúng ta. Khán giả đã chi hàng triệu đô-la mỗi năm để thưởng thức những bộ phim điện ảnh như Star Wars, Star Trek, Independence Day, và Contact. Cuộc đổ bộ Mặt Trăng của nhiệm vụ Apollo và các kỷ lục của các chuyến bay tàu con thoi đã chiếm trọn sự ngạc nhiên và trí tưởng tượng của tất cả mọi người trên hành tinh này. NASA ghi nhận hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày trên trang mạng Nhiệm vụ Sao Hỏa của họ. Các nhiệm vụ tương lai hứa hẹn thậm chí còn quyến rũ hơn khi một số lượng lớn con người tham gia vào công cuộc thám hiểm vũ trụ. Đối với mỗi chúng ta, “vũ trụ” luôn có ý nghĩa gì đó khác biệt, như minh họa trong hình 1.1-6.

Còn tiếp…

Người đăng:

Hien PHAN

Cựu thành viên CLB Thiên văn học Đà Nẵng – DAC; nghiên cứu viên tại khoa Vũ trụ và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – USTH (Đại học Việt Pháp).