Tác Dụng Uống Hà Thủ Ô / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Uống Hà Thủ Ô Có Tác Dụng Gì

Tên gọi khác: dạ giao đằng, dạ hợp, thủ ô

Tên khoa học: Polygonum multiflorum, thuộc họ Rau răm – Polygonaceae.

Mô tả hình dáng

Hà thủ ô thuộc họ thân cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 4,5 m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ.

Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên.

Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Hoa là lưỡng tính (có cả hai cơ quan nam và nữ) và được thụ phấn bởi côn trùng.

Hoa nở vào tầm tháng 9-10

Quả bế hình ba cạnh, màu đen. Cây hà thủ ô ra quả vào tháng 10-11

Cây thích nghi phát triển trong bóng râm hoặc không có bóng.

Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol.

Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).

Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Uống nước hà thủ ô có tác dụng gì?

1.Hà thủ ô cải thiện tóc rụng, tóc bạc sớm

Hoặc Cách làm:

Hà thủ ô: 20g cho 1 lần

Đun lên để lấy nước uống hàng ngày

Cách dùng:

Hà thủ ô và vừng đen bạn mang rửa sạch, để ráo rồi cho vào sấy khô.

Tán nhỏ và cho vào lọ dùng dần.

Mỗi lần dùng có thể thể trộn chừng 2-3 thìa café hỗn hợp bột hà thủ ô và vừng đen vào với mật ong hoặc đường, nhai và nuốt.

Hoặc pha với nước ấm nóng, khuấy đều và uống, ngày dùng 2 lần.

Hà thủ ô sắc nước uống trị toc rụng, bạc tóc

2.Cách làm hà thủ ô sắc nước

Hà thủ ô cắt lát: 9-15 g ( củ hà thủ ô đã phơi khô)

Đem lượng hà thủ ô trên cho vào ấm đun sôi với nước tầm 45oC . Dùng ấm đất hoặc ấm đất cắm điện là tốt nhất, không nên dùng bình kim loại.

Chắt lấy nước uống. Uống hết bạn có thể pha thêm nước cho đến khi nhạt thì thôi. Uống thay nước.

Rang đậu đen với lửa nhỏ cho thơm. Không nên rang quá kỹ vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong đỗ đen.

Cho hà thủ ô đã qua sơ chế và đậu đen đã rang vào bình ngâm,

Đổ lượng rượu đã chuẩn bị sẵn vào bình ngâm cho ngập hà thủ ô và đậu đen rồi đậy nắp bình lại.

Ngâm khoảng 3 – 6 tháng là có thể dùng được. Tuy nhiên ngâm càng lâu càng ngon

Lưu ý khi dùng hà thủ ô ngâm rượu

Theo Đông y, khi dùng rượu hà thủ ô, bạn cần kiêng hành, tỏi và củ cải trắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu. Mặc dù, rượu hà thủ ô đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì uống nhiều có thể ảnh hưởng đến gan.

Khi dùng hà thủ ô cần tránh:

Theo Đông Y, củ cải trắng, tỏi và hành là 3 thực phẩm không dùng chung với hà thủ ô. Ngoài ra, còn có các loại gia vị khác như ớt, tiêu, gừng cũng nên kiêng khi dùng. Chúng đều chứa nhiều tinh dầu cay, tính nóng có thể ảnh hưởng đến can, thận, huyết của hà thủ ô đỏ.

Khi dùng hà thủ ô thì kiêng kị các loại huyết độc vật, vịt luộc, cá không có vẩy.

Hà thủ ô đỏ không dành cho người có huyết áp thấp và đường huyết thấp.

Người viêm gan hạn chế dùng nhiều hà thủ ô bởi có thể gây nguy hại sức khỏe.

Không nên uống hà thủ ô hoặc rượu ngâm hà thủ ô trước 7 giờ khi bạn chưa ăn sáng, bởi đường ruột dễ bị kích thích.

Những người đang trong giai đoạn phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật cũng cũng nên dừng dùng loại này. Tốt nhất là dừng sử dụng ít nhất trước 2 tuần hoặc sau thời điểm phẫu thuật 3 tháng lý do là hà thủ ô đỏ gây tình trạng hạ đường huyết có thể dẫn đến phải ngừng phẫu thuật hoặc tử vong trong quá trình làm phẫu thuật.

Trong những ngày kinh nguyệt phụ nữ cũng nên ngưng vì tính chất hoạt huyết của nó. Phụ nữ sẽ mất máu nhiều hơn và thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn.

Những người đang nghi ngờ ung thư vú hoặc tử cung cũng không nên dùng vị thuốc này vì hà thủ ô có chứa estrogen thực vật rất cao. Chất này gây kích thích khối u phát triển.

Nếu dùng hà thủ ô không đúng cách, chưa qua sao chế, mà để vậy đem phơi khô rồi nấu nước uống hằng ngày thay trà thì không có lợi. Nếu dùng lâu dài như thế thì chất chát có trong hà thủ ô sẽ gây viêm thận, bí tiểu. Thường người ta sao chế hà thủ ô rồi mới dùng.

Việc kiêng một số thực phẩm trên nằm trong mức độ hạn chế. Chúng ta vẫn dùng nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu sử dụng quá nhiều mới ảnh hưởng tới kết quả cũng như mục đích sử dụng hà thủ ô.

Ngoài áp dụng uống hà thủ ô để ngăn ngừa bệnh, chống lại bệnh tật, chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp thể dục, rèn luyện cơ thể và chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe và tăng cường dưỡng chất để đẩy lùi bệnh tật.

Nếu có bất kì thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18006521 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy

Tác Dụng Của Việc Uống Hà Thủ Ô Đúng Cách

Uống hà thủ ô đúng cách có lợi không ngờ với sức khỏe Tên gọi:

Hà thủ ô có tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum Thunb.

Cây thuộc họ rau răm (Polygonaceae).

Ngoài ra hà thủ ô còn có tên gọi: Dạ hợp, giao đằng, thủ ô, địa tinh, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao)

Mô tả:

Cây hà thủ ô thuộc loại cây dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.

Rễ củ hà thủ ô hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Củ hà thủ ô có vị chát.

Phân bổ:

Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

Xem đầy đủ: Hình ảnh nhận dạng hà thủ ô

Dược chất có trong hà thủ ô:

Antraglucosid: Tốt cho gan, thận, tử cung;

Lecithin: Kích thích cơ thể trao đổi chất, thải độc tốt hơn. Dược chất này rất tốt cho hệ tuần hoàn, thần kinh.

Rhaponticin: Hỗ trợ thải lọc đường trong máu;

2, 3, 4,5 tetrahygroxystribene-2-o-β-D-glucoside: Thanh lọc máu;

Tannin: Bổ máu, kháng viêm, virus hiệu quả;

Anthraquinon: Nhuận tràng, hỗ trợ trị sốt rét, tiêu diệt tế bào ung thư;

Đông y đánh giá công dụng của hà thủ ô đỏ tốt hơn so với hà thủ ô trắng. Ngoài ra, rễ củ hà thủ ô có hàm lượng dược tính cao nên được sử dụng phổ biến hơn dây, lá, quả hà thủ ô.

Hà thủ ô có tác dụng rất tốt đối với tóc

Nguyên nhân khiến cho tóc bạc sớm, rụng sớm, da xanh xao là do lục phủ ngũ tạng yếu đi, khi huyết lưu thông kém.

Uống hà thủ ô đúng cách trị tóc rụng

Uống trà thủ ô đúng cách chữa rụng tóc rất hiệu quả, uống hà thủ ô giúp bổ máu, nhuận tràng, nếu uống đều và đúng cách sau 1 thời gian nhất định sẽ thấy tóc hạn chế rụng và mọc đều hơn đáng kể.

Uống hà thủ ô đúng cách chữa bệnh tóc bạc sớm

Theo khoa học nghiên cứu khẳng định hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.

Uống hà thủ ô giúp cải thiện các bệnh về tình dục, sinh lý khỏe mạnh Uống hà thủ ô đúng cách giúp giảm mỡ máu, cao huyết áp và tiểu đường

Ai cũng hiểu nguyên nhân chính gây cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ đều từ rối loạn lipid. Những người mắc những bệnh lý trên được khuyên nên dùng hà thủ ô thường xuyên sẽ cải thiện được căn bệnh này và đề phòng tái phát và biến chứng.

Uống hà thủ ô đúng cách có tác dụng rất tốt với bệnh gan

Những người mắc bệnh viêm gan, suy gan, men gan cao nên uống hà thủ ô thường xuyên để gan được thải độc tốt hơn.

Uống hà thủ ô đúng cách tốt cho da

Uống hà thủ ô thường xuyên giúp tăng cường hồng cầu, bạch cầu, đẩy lùi hắc sắc tố. Phái đẹp sử dụng thảo dược này sẽ giúp kìm hãm sự lão hoá da, giúp da hồng hào hơn hẳn. Ngoài ra, nhờ tính năng thải độc gan, hà thủ ô còn giúp giảm mụn, mẩn ngứa da hiệu quả

Tác dụng của uống hà thủ ô đúng cách với phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai thường dễ gặp những tình trạng thiếu máu và mệt mỏi, vì vậy khi dùng hà thủ ô sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này, giảm nguy cơ và triệu chứng mệt mỏi, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên phụ nữ có thai trước khi dùng hà thủ ô nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Uống hà thủ ô đúng cách có lợi cho sức khỏe thế nào

Uống hà thủ ô giúp bổ máu, nhuận tràng, người dùng thường xuyên sẽ thấy hết mệt mỏi, ăn ngon và ngủ sâu giấc.

Người gầy, ốm yếu uống hà thủ ô sau 1 tháng sẽ thấy khoẻ mạnh và tăng cân đáng kể.

Ngoài ra uống hà thủ ô cũng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn quá trình lão hoá.

Người cao tuổi được khuyên sử dụng hà thủ ô thường xuyên để ổn định khí huyết, ngăn ngừa bệnh tật.

Một số tác dụng khác của hà thủ ô được Đông y công nhận:

Nhuận tràng;

Lợi tiểu,

Tăng cường sinh lý,

Tăng cường hoạt động tim mạch;

Mát gan, thải độc;

Tốt cho xương khớp;

Giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Uống hà thủ ô điều trị bệnh về thần kinh

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của việc uống hà thủ ô đối với hệ thần kinh, tuần hoàn và tim mạch. Các nhà nghiên cứu khuyên nên sử dụng hà thủ ô thường xuyên đối với các bệnh lý như:

Hà thủ ô có tác dụng gì với bệnh Alxheirmer?

Nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ đó là phát hiện ra amyloid beta. Theo nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra, trong hà thủ ô có tinh chất làm giảm nồng độ amyloid beta gây suy giảm trí nhớ.

Dùng hà thủ ô thường xuyên, uống hà thủ ô đúng cách sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mất trí nhớ rất tốt.

Giá trị của việc uống hà thủ ô trong chữa trị HIV, ung thư?

Nghiên cứu của Trung Quốc đã cho thấy tác dụng của hà thủ ô đối với việc hỗ trợ điều trị ung thư, HIV. Một số hoạt chất trong hà thủ ô gây ức chế cực mạnh với virus HIV

Ngoài ra, uống hà thủ ô còn có tác dụng kìm hãm sự sản sinh của tế bào ung thư. Theo đó, hà thủ ô sẽ ngăn chặn sự phân bào của tế bào MCF – 7. Nhờ đó, các tế bào ác tính sẽ tự chế theo đúng quy trình.

Liều lượng trong cách dùng hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô kết hợp với mật ong

Không nên dùng hà thủ ô tươi vì sẽ bị nhiều tác dụng phụ từ nó. Nếu dùng hà thủ ô tươi sai cách sẽ làm giảm bài tiết nước tiểu, gây táo bón, men gan tăng. Tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau thì cách dùng hà thủ ô đỏ cũng khác nhau.

Sau khi chế biến hà thủ ô đỏ thì dùng 2-4g / ngày cho trường hợp bị rụng tóc, tóc bạc sớm ( kiên trì sử dụng khoảng 2-3 tháng sẽ có hiệu quả)

Đối với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, mất ngủ, thiếu mấu thì dùng 4-6g / ngày (uống đều từ 7-10 ngày sẽ làm giảm stress, tăng cương sức đề kháng để cơ thể hồi phục).

Người bị sinh lý kém, thể lực giảm sút thì dùng 4-6g hà thủ ô đỏ (dùng kiền trì từ 15-20 ngày)

Người bị cao huyết áp – rối loạn tiền đình – Mỡ máu thì dùng 2-3g / ngày.

Trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trõ, táo bón, sa búi trĩ thì liều lượng trong cách dùng hà thủ ô đỏ có thể tăng đến 15g và kết hợp với 1 số vị thuốc khác như vừng đen và đương quy ( giảm chảy máu sau khoảng 5-7 ngày chữa trị)

Trong điều trị táo bón gây chảy máu, sa bũi trĩ, bệnh trĩ nội liều dùng Hà Thủ Ô có thể tăng 15g phối hợp cùng vị thuốc khác như vừng đen và đương quy giảm chảy máu sau 5-7 ngày điều trị.

Tác dụng phụ của việc uống hà thủ ô không đúng cách

Gây rối loạn tiêu hoá

Tiểu ra máu

Táo bón, kiết lị

Viêm thận, hại thận

Hà Thủ Ô Trắng Có Tác Dụng Tốt Như Hà Thủ Ô Đỏ Không?

Tên khoa học: Fallopia multiflora Thunb, Họ Rau răm Polygonaceae.

Cây Hà thủ ô đỏ thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ củ, giống củ khoai lang, màu nâu đỏ. Lá mọc theo kiểu so le, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, lá có dạng hình mũi tên với gốc hình tim và đầu thuôn nhọn. Chiều dài của mỗi lá vào khoảng 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, gân 3 – 5 cái, xuất phát từ gốc lá; cuống lá khoảng 2 cm, phủ lông tơ; bẹ chìa mỏng, ngắn, trên bẹ chìa có lông dài.

Cụm hoa dài hơn lá, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, mọc thành chuỳ phân nhánh; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.

Quả bóng, nhẵn, hình 3 cạnh, nằm trong bao hoa. 3 mảnh ngoài của bao hoa phát triển thành những cánh rộng.

Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa quả từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Hà thủ ô đỏ trong Đông y được coi là vị hà thủ ô đúng, chính thức. Nhiều phương thuốc điều trị chỉ ghi hà thủ ô, khi đó ta cần hiểu dược liệu được nhắc đến là hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô trắng là vị thuốc phát hiện muộn hơn và các thành phần trong dược liệu không hoàn toàn đồng nhất với hà thủ ô đỏ vì được khai thác từ một số chi khác nhau thuộc họ Thiên Lý.

Tên khoa học: Sreptocaulon juventas Merr, thuộc họ Thiên Lý Asclepiadaceae.

Hà thủ ô trắng là cây dây leo, dài từ 2-5m.

Thân màu đỏ sẫm hoặc nâu nhạt, có nhiều lông, dày hơn ở ngọn non, ít phân nhánh. Vì cây nhiều lông như vậy nên có nơi còn gọi là dây mốc.

Lá mọc đối, hình trứng ngược, gốc tròn hoặc hơi hình nón cụt, đầu nhọn, dài 8- 14cm, rộng 4 – 9 cm, mặt trên xanh sẫm, ít lông, mặt dưới trắng nhạt phủ lông rất mịn, cuống lá ngắn, có nhiều long.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim phân đôi; hoa nhỏ màu vàng nâu; đài có 5 răng thuôn, có lông; tràng hình chuông gồm 5 cánh hình mác dài gấp 3 lần lá đài; nhị dính liền thành khối.

Quả 2 đại, tỏa ra như sừng bò, mỗi đại dài 7 – 9 cm, rộng 5 -6 cm, thuôn nhọn ở đầu, khi chín màu vàng nâu, có nhiều long; hạt nhỏ, dẹt, có chùm long trắng mịn.

Toàn cây có nhựa mủ trắng. Bấm thân, lá, quả non của cây sẽ thấy chảy ra nhựa trắng như sữa non, nên cây còn gọi là sữa bò.

Mùa hoa: tháng 7 – 9, mùa quả: tháng 10 – 12.

Tính vị, công năng, chủ trị: Vị ngọt đắng, chát, tính mát; có công năng bổ máu, bổ gan và thận; chủ trị: huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Hà thủ ô trắng phân bố ở các vùng có khí hậu nhiệt đới châu Á, tập trung chủ yếu ở 3 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Lào, Campuchia và một số vùng phía nam Trung Quốc. Do vậy, cây còn được gọi là nam hà thủ ô để phân biệt với hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô trắng

Ở Trung Quốc, vị thuốc hà thủ ô trắng được khai thác từ rễ củ của cây ngưu bì tiên Cymanchum wilfordii Hemsl. hoặc rễ của cây bạch tiền Cymanchum bungei Decne cùng thuộc họ Thiên Lý.

Như vậy hà thủ ô trắng khai thác trong nước và hà thủ trắng được nhập từ Trung Quốc về bán sẽ là rễ củ của những cây khác nhau.

Về công hiệu, người xưa cho rằng hai loại hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ có tính năng tương tự, đều có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, mạnh gân xương, chữa thiếu máu, làm tóc bạc hóa đen, chậm lão hóa, kéo dài thời gian “yêu”, ngoài ra còn dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm sốt, sốt nóng, sốt rét, ra nhiều mồ hôi, đau vùng tâm vị, bị thương, sưng đau ít sữa. Lá hà thủ ô trắng sắc nước uống chữa tiểu rắt, tiểu buốt; rễ hoặc lá hà thủ ô trắng, nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn. Lá và cành đun nước tắm rửa chữa lở ngứa.

Tuy hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ có các công dụng tương tự nhau nhưng mức độ mạnh yếu thế nào thì chưa được nghiên cứu rõ ràng. Trong sách ” Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và cuốn ” Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam ” tập 1 của Đỗ Huy Bích cùng đồng nghiệp biên soạn cũng như tham khảo một số tài liệu khác thì họ đều cho rằng hà thủ ô đỏ và trắng đều có công dụng và độ mạnh yếu như nhau. Cũng có tài liệu và một số thày thuốc Đông y theo kinh nghiệm thực tế của mình lại cho rằng hà thủ ô trắng có tính năng tương đối bình hòa, tác dụng tư bổ tương đối yếu, không bằng hà thủ ô đỏ, thích hợp với những người hư tổn tương đối nhẹ.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào được công bố về việc so sánh mức độ mạnh yếu trong việc bồi bổ sức khỏe và trị bệnh của hai loại hà thủ ô đỏ – trắng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cũng như chắc chắn đạt được mục đích trị bệnh, tránh việc dùng dược liệu mãi mà không thấy hiệu quả, bạn nên ưu tiên dùng hà thủ ô đỏ – loài cây đã được nghiên cứu và chứng minh có công dụng một cách rõ ràng trong bổi bổ sức khỏe và trị bệnh.

Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ hay bị nhầm lẫn với hà thủ ô trắng, có khi cũng bị nhầm lẫn với củ nâu. Vì vậy, trong bài viết này sẽ đưa ra một số so sánh một về điểm đặc trưng của 3 loài để giúp bạn đọc có thể phân biệt được rõ ràng.

Khi chọn mua hà thủ ô cần phải thật cẩn thận để tránh mua nhầm phải hà thủ ô trắng hoặc các dược liệu khác. Nhiều người dùng hà thủ ô rất lâu mà không thấy có tác dụng thì có thể do bước chọn mua hà thủ ô này đã bị nhầm lẫn. Ngoài ra, hà thủ ô là loài cây “khó tính”, nếu không được chế biến đúng cách sẽ dễ dẫn đến trình trạng làm giảm, làm mất tác dụng của dược liệu quý này, không, khi dùng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn và có thể gây ra táo bón.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc dùng hà thủ ô lâu ngày mà không chữa được bệnh là do một số thương lái vì lợi nhuận cao nên đã nhập về bán loại hà thủ ô đã bị chiết xuất gần hết hoạt chất bên trong (giá trị sử dụng còn chừng 10 – 15%), làm mất đi đáng kể những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình trị bệnh.

Do đó, khi chọn mua hà thủ ô, ngoài việc biết cách phân biệt hà thủ ô đỏ và trắng, không bị nhầm lẫn với các dược liệu khác, bạn còn cần phải biết cách “phân biệt” giữa nơi cung cấp sản phẩm uy tín với nơi bán hà thủ ô kém chất lượng. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng về công dụng, cách chế biến và cách dùng của hà thủ ô để có thể dùng nó để trị đúng bệnh. Những thông tin này bạn có thẻ tìm hiểu khi mua hàng ở những địa chỉ bán hà thủ ô uy tín, họ sẽ tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bạn về hà thủ ô đỏ, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về loại dược liệu này.

Bài viết trên giúp chúng ta nhận dạng rõ hơn về hà thủ ô trắng. Ngoài ra nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng hà thủ ô và các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Tác Dụng Của Hà Thủ Ô Ngâm Rượu

Tên khoa học: Polygonum multriflorum Thunb.

Tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.

Họ: Rau răm Polygonaceae.

Tên nước ngoài: Many – flowered knotweed, multiflorous knotweed (Anh); renouée multiflorée (Pháp)

Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.

Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.

Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.

Có 2 loại hà thủ ô là: đỏ và trắng. Tuy nhiên Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….

Hà thủ ô đỏ mới là vị đúng dùng trong Đông y.

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh.

Giải nhiệt, lợi tiểu: Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.

Trị ngoài da: Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.

Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch: Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Giải độc, tiêu viêm: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.

Trị tóc bạc sớm, làm đen tóc: Rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và khi hà thủ ô kết hợp với 1 số loại dược liệu khác còn có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu,.

Kháng khuẩn, nhuận tràng: Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.