Tac Dung Tu La Du Du / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Những Công Dụng Từ Trái Đu Đủ Nhung Cong Dung Tu Trai Du Du Doc

Đu đủ là loại quả chứa rất nhiều vitamin A đồng thời có rất nhiều công dụng hữu ích. Đu đủ chín hay sống đều có công dụng riêng và đều có thể dùng trong ẩm thực. Đu đủ sống chế biến món ăn rất ngon, còn đu đủ chín thì làm món tráng miệng, nước ép, sinh tố… Là …

là loại quả chứa rất nhiều vitamin A đồng thời có rất nhiều công dụng hữu ích. Đu đủ chín hay sống đều có công dụng riêng và đều có thể dùng trong ẩm thực. Đu đủ sống chế biến món ăn rất ngon, còn đu đủ chín thì làm món tráng miệng, nước ép, sinh tố…

Là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, đu đủ để lại vị giòn, ngọt mát đến khó quên. Không những vậy, sự thay đổi hay đa đạng về màu sắc luôn làm cho loại quả này nổi bật trong thế giới hoa quả.

Có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong trái đu đủ có chứa chất chống ung thư và giúp ngăn ngừa sỏi mật. Cho nên, bạn hãy “năng” ăn đu đủ với mục đích phòng ngừa ung thư.

Tác dụng giảm cân

Trong 100 gam đu đủ chỉ có chứa rất ít hàm lượng calo khoảng 32kcal. Bởi vậy, nếu bạn có ý định giảm cân, đừng quên bổ sung thêm đu đủ vào thực đơn của mình.

Thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường

Đu đủ tuy có vị ngọt, nhưng các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn đu đủ mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.

Điều trị các vết chai và mụn cóc

Bạn bối rối, ngượng ngùng khi thấy xuất hiện các vết chai sạm hay những nốt mụn cóc xấu xí trên da. Cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng “gỡ rối” và “trả lại” cho bạn sự tự tin.

Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả khó tin.

Khắc phục chứng rối loạn “nguyệt san”

Rối loạn nguyên san là căn bệnh không hiếm xảy ra với các bạn gái. Không nhất thiết phải dùng đến các loại thuốc mới có thể chữa trị. Chỉ đơn giản hãy thường xuyên ăn lá còn xanh của cây đu đủ cũng có thể cải thiện tình hình. Ngoài ra, có thể uống nước siro chế biến từ cây lô hội (nha đam) cũng đem lại ích lợi tương tự.

Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ

Sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy lấy nước ép của trái đu đủ xanh, đắp lên vết sưng phồng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ.

Điều trị vết loét trên da

Để làm lành các vết loét trên da, bạn hãy trộn một chút bơ với nước đu đủ và bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

Liều thuốc hạ huyết áp

Bởi lẽ trong trái đu đủ có chứa một lượng lớn kali chính vì thế đu đủ được xem là phương thuốc cực kỳ hữu ích đối với bệnh nhân huyết áp cao và cũng giúp cho tinh thần bạn luôn thăng bằng và thoải mái. Vì thế, bạn đừng quên ăn đu đủ thường xuyên.

Phòng tránh bệnh tim mạch

Hàng “tá” các công trình nghiên cứu đã cho hay, dưỡng chất có trong đu đủ có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hoá của cholesterol (Cholesterl chỉ có khả năng gây ảnh hưởng đến tim mạch khi bị oxy hoá). Đây cũng là bằng chứng cho thấy đu đủ có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Giúp sáng mắt

Bạn (đặc biệt là người già) nên ăn khoảng 3 phần đủ đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hoá cũng như suy giảm thị lực

Rất tốt cho da

Khỏi cần xài các loại mỹ phẩm đắt tiền, bạn hãy tự chế ra các loại mặt na với trái đu đủ. Hiệu quả thật tuyệt vời mà nhất là không gây kích ứng cho da.

Bạn có thể kết hợp đu đủ với một số loại nguyên liệu khác để tạo mặt nạ như sữa tươi, sữa chua hoặc chỉ đơn giản là nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.

Nguyên Tắc Và Nội Dung Lập Quy Hoạch Du Lịch

Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch:

– Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.

– Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.

– Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế – xã hội và môi trường.

– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương.

– Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Nội dung quy hoạch về du lịch:

– Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, vùng và địa phương.

– Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.

– Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.

– Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

– Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.

– Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.

– Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hay khó khăn gì thì hãy liên hệ với Luật Gia Phát theo thông tin sau để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 098.1214.789

Email:  ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp!

Du Hoc Hkps Tổng Quan Về Du Học Mỹ: Những Lợi Ích Khi Du Học Mỹ, Hệ Thống Các Trường Dh Mỹ, Du Học Mỹ Cùng Hkps, Du Học Mỹ

Hoa Kỳ là nơi luôn được nhiều du học sinh mong đợi được tới du học nhất:

Các trường hàng đầu thế giới

Hoa Kỳ có rất nhiều Học Viện hàng đầu thế giới. Những học viên đi đầu trong cả chương trình đào tạo về lý thuyết lẫn thực hành. Chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng hoặc Đại Học được so sánh là đứng hàng đầu trên thế giới. Bằng cấp đạt được tại các trường Cao Đẳng hoặc Đại học tại Hoa Kỳ được xem như là tiêu chuẩn vàng cho sự nghiệp tương lai của bạn. Các Đại học như MIT, Harvard, CIT, Berkeley, John Hopkin,….v.v.. là những trường đại học mà ai cũng mơ ước được theo học. Những trường Đại Học này được biết đến vì những nghiên cứu vượt trội cũng như sáng chế về công nghệ mới mang tầm ảnh hưởng lớn tới con người.

Sự lựa chọn vô hạn

Các trường Đại Học & Cao Đẳng tại Hoa Kỳ có rất nhiều chuyên nghành đào tạo để bạn lựa chọn. Một lợi ích to lơn khác nữa là bạn sẽ được lựa chọn chuyên nghành mình yêu thích tại rất nhiều trường khác nhau vì Hoa Kỳ có rất nhiều trường đạt chất lượng tốt. Đồng thời bạn còn được học hỏi kinh nghiệm thực tiễn khi các trường luôn liên kết chặt chẽ với các nghành công nghệ. Điều này sẽ tiếp thêm niềm hăng say học tập của bạn.

Được nhận biết trên toàn thế giới:

Bằng cấp của Hoa Kỳ được nhận biết trên toàn thế giới. Cầm được tấm bằng Đại Học Hoa Kỳ sẽ mang lại cơ hội cho bạn để có thể làm việc ở mọi nơi trên toàn thế giới. Các trường Cao Đẳng và Đại Học Hoa Kỳ được nhân biết và được chứng nhận bởi rất nhiều các tổ chức chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Tất cả các công ty cũng như chính quyền ở các nước đều tôn trọng bằng cấp được cấp từ các trường Hoa Kỳ.

Được nghiên cứu và đào tạo thực tiễn Học tập tại các trường Hoa Kỳ không có nghĩa là bạn chỉ học tập tại lớp và làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bạn còn có được học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nữa. Các trường Cao Đẳng hoặc Đại Học tại Hoa Kỳ luôn cộng tác với các công ty và các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp sinh viên của họ học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Điều này sẽ là lợi thế cho bạn sau này khi ra làm việc.

Cộng đồng và văn hóa Bạn sẽ thấy người Hoa Kỳ rất gần gũi và nồng nhiệt. Người Hoa Kỳ thông thường: hài hước, hòa đồng và rất có tinh thần học hỏi. Đó là những điểm mà sinh viên quốc tế sẽ học được sau khi rời đất nước này.

Tiếp cận Công nghệ

Các trường Cao Đẳng & Đại Học tại Hoa Kỳ luôn khuyến khích sinh viên học hỏi và tiếp cận với các công nghệ mới nhất. Tại các Học Viện Hoa Kỳ, hàng ngày luôn xuất hiện các phát minh mới. Điều này khuyến khích sinh viên học hỏi công nghệ mới và cũng là nền tảng cơ bản cho việc tiếp cận công việc sau này của các bạn.

Linh hoạt Giáo dục Hoa Kỳ rất linh hoạt. Các lớp học được chia theo học kỳ và các khóa học được chia thành tín chỉ. Sinh viên có thể đăng ký nhiều tín chỉ và phù hợp với năng lực học tập của mình theo từng học kỳ. Bạn được phép lựa chọn lớp học để theo học. Giáo dục Hoa Kỳ rất phù hợp với nhu cầu của từng sinh viên.

Cuộc sống sinh viên Vì giáo dục Hoa Kỳ luôn mở rộng cho tất cả các sinh viên quốc tế, bạn sẽ có rất nhiều bạn bè từ khắp nơi trên thế giới, Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều nền văn hóa khác nhau để làm giàu thêm kiến thức của bạn.

Tầm nhìn Quốc Tế Các trường tại Hoa Kỳ luôn chú trọng tới định hướng giáo dục toàn cầu. Sinh viên được huấn luyện chú trọng tới cộng đồng chứ không phải chỉ là Hoa Kỳ.

Do vậy các bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn để làm việc đạt chất lượng cao dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Du Hành Vũ Trụ

Phần 1 – Chương 1: Vũ trụ trong cuộc sống chúng ta

1.1 Vì sao phải nghiên cứu vũ trụ?

Nhu cầu từ không gian bên ngoài

Đi vào vũ trụ là một việc nguy hiểm và đắt đỏ. Vậy tai sao chúng ta phải bận tâm đến điều đó? Bởi vì không gian bên ngoài cung cấp một số lợi ích thuyết phục cho xã hội hiện đại ngày nay:

Một góc nhìn toàn cầu – từ trên cao quỹ đạo.

Một cái nhìn rõ ràng về “thiên đường” – không bị cản trở bởi bầu khí quyển.

Một môi trường rơi tự do – cho phép chúng ta phát triển các vật liệu tiên tiến mà không thể làm được trên Trái Đất.

Tài nguyên phong phú – chẳng hạn như năng lượng Mặt Trời và các vật chất ngoài Trái Đất.

Một thử thách đặc biệt có thể xem là ranh giới cuối cùng của nhân loại.

Không gian bên ngoài cung cấp một góc nhìn toàn cầu. Như trong hình 1.1-3, ở càng cao thì bạn nhìn thấy càng nhiều diện tích bề mặt Trái Đất. Trong hàng ngàn năm, các vị vua và những nhà cai trị đã lợi dụng thực tế này bằng cách đặt các trạm canh gác trên đỉnh những ngọn núi cao nhất để thăm dò được nhiều hơn vương quốc của họ, và cảnh báo nguy cơ bị tấn công. Xuyên suốt lịch sử, nhiều trận chiến đã diễn ra để “giành lấy điểm cao”. Không gian bên ngoài nhận lấy nhiệm vụ này cho một góc nhìn lớn hơn bao giờ hết. Từ một điểm thuận lợi trong không gian, chúng ta có thể quan sát những khu vực rộng lớn của bề mặt Trái Đất. Các tàu vũ trụ quỹ đạo do đó có thể phục vụ như là “tai mắt của bầu trời” để cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích.

Hình 1.1-3. Một góc nhìn toàn cầu. Sáu vệ tinh quan sát Trái Đất tạo thành một cụm vệ tinh gọi là A-Train ở độ cao khoảng 705 km. Ảnh: NASA, JPL.

Không gian bên ngoài cung cấp một cái nhìn rõ ràng về “thiên đường”. Khi chúng ta nhìn những ngôi sao trên bầu trời đêm, chúng ta thấy ánh sáng lấp lánh đặc trưng của chúng. Ánh sáng lấp lánh này bị gây ra bởi việc làm mờ “ánh sao” khi nó đi xuyên qua bầu khí quyển, mà chúng ta gọi là sự nhấp nháy (scintillation). Bầu khí quyển làm mờ đi một ít ánh sáng này, và chặn hoàn toàn các ánh sáng khác, khiến cho các nhà thiên văn học – những người cần phải tiếp cận toàn bộ các vùng của phổ điện từ để khám phá một cách đầy đủ về vũ trụ – phải thất vọng. Bằng cách đặt một đài quan sát vào không gian bên ngoài, chúng ta có thể đưa các công cụ lên phía trên bầu khí quyển và có được cái nhìn không bị cản trở vào vũ trụ, như mô tả trong Hình 1.1-4. Kính viễn vọng Không gian Hubble, Đài quan sát Tia Gamma, và Đài quan sát Chandra là những công cụ được trang bị cảm biến hoạt động vượt xa bên ngoài ranh giới của giác quan con người. Các kết quả từ việc sử dụng những công cụ này từ các vị trí thuận lợi đặc biệt trong không gian đang cách mạng hóa hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Hình 1.1-4. Quan sát thiên văn học từ không gian bên ngoài. Bầu khí quyển của Trái Đất cản trở cái nhìn của chúng ta vào vũ trụ. Do đó chúng ta đặt các vệ tinh, chẳng hạn như Kính viễn vọng Không gian Hubble, phía ngoài bầu khí quyển để có thể quan sát tốt hơn. Ảnh: NASA.

Vũ trụ cung cấp một môi trường rơi tự do cho phép thực hiện các quá trình sản xuất không thể làm được trên bề mặt Trái Đất. Chẳng hạn, để tạo ra một hợp chất kim loại mới nhất định, chúng ta phải trộn hai hay nhiều kim loại với với nhau vừa đúng tỷ lệ. Thật không may, trọng lực có xu hướng kéo các kim loại nặng hơn xuống đáy của bình chứa, khiến cho một hỗn hợp đồng nhất khó có thể hình thành. Nhưng không gian bên ngoài cung cấp giải pháp cho vấn đề này. Một nhà máy sản xuất trên quỹ đạo (và tất cả mọi thứ trong nhà máy đó) thực tế là đang rơi về phía Trái Đất, nhưng không bao giờ va chạm với Trái Đất. Đây là một điều kiện được gọi là “rơi tự do” (KHÔNG phải là “không trọng lực”, chúng ta sẽ xem xét sau). Trong môi trường rơi tự do, không có lực tương tác nào trên một đối tượng, do đó chúng ta nói đối tượng đó là không có trọng lượng, khiến cho việc tạo ra các hỗn hợp đồng nhất của các vật liệu khác nhau trở nên khả thi. Chúng ta sẽ khám phá khái niệm này chi tiết hơn trong Chương 3. Không bị cản trở bởi trọng lượng rơi trên bề mặt Trái Đất, các nhà máy trên quỹ đạo có được tiềm năng để tạo ra các vật liệu mới kỳ lạ cho các thành phần máy tính hay các ứng dụng khác, cũng như các sản phẩm dược học mới đầy hứa hẹn để chống chọi với bệnh tật trên Trái Đất. Việc nghiên cứu các ảnh hưởng của không trọng lượng trên cây cối, động vật, và sinh lý học con người cũng đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà bệnh tật và sự lão hóa ảnh hưởng đến chúng ta (Hình 1.1-5).

Hình 1.1-5. Các phi hành gia tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS trải nghiệm môi trường không trọng lượng. Phi hành gia Michael Foale (ở phía trước ảnh) đang luyện tập thể thao tại ISS. Ảnh: NASA.

Vũ trụ cung cấp các nguồn tài nguyên phong phú. Trong khi một số người đang tranh cãi về việc làm thế nào để chia chiếc bánh tài nguyên có hạn của Trái Đất thành những miếng nhỏ hơn, thì những người khác lại đấu tranh rằng chúng ta chỉ cần nướng một chiếc bánh lớn hơn. Sự rộng lớn của Hệ Mặt Trời cung cấp một nguồn dự trữ khoáng sản và năng lượng chưa được khai thác để duy trì sự bành trướng của loài người bên ngoài cái nôi Trái Đất. Tàu vũ trụ hiện nay mới chỉ sử dụng một trong số lượng tài nguyên phong phú này – năng lượng Mặt Trời có giới hạn. Nhưng các nhà khoa học đã suy đoán rằng chúng ta có thể sử dụng tài nguyên Mặt Trăng, hay thậm chí là từ các tiểu hành tinh, để cung cấp nhiên liệu cho một “nền kinh tế vũ trụ” đang lớn mạnh. Đất Mặt trăng chẳng hạn, được biết là giàu oxygen và nhôm. Chúng ta có thể sử dụng oxygen này trong các động cơ tên lửa và để cho con người hô hấp. Nhôm là một kim loại quan trọng sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cũng có khả năng nước đá có thể mắc kẹt trong những hố thiên thạch tối-vĩnh-viễn ở các cực Mặt Trăng. Những tài nguyên này, kết hợp với nỗ lực của nhân loại để khám phá, sẽ khiến bầu trời thực sự không còn là giới hạn!

Cuối cùng, vũ trụ mang lại một lợi thế đơn giản tựa như là một ranh giới. Giới hạn của con người luôn được phát triển khi các ranh giới mới đã bị khuất phục. Như một chất kích thích cho các tiến bộ công nghệ đã được tăng cường, và một sự thử thách cho việc tạo ra sự bùng nổ kinh tế mạnh mẽ hơn, vũ trụ mang lại một thách thức không giới hạn bắt buộc chúng ta phải chú ý tới. Nhiều người đã so sánh các thách thức của vũ trụ với những gì mà những nhà thám hiểm đầu tiên đến Thế giới Mới phải đối mặt. Những cư dân châu Âu đã khám phá ra những nguồn tài nguyên dường như vô hạn, bước đầu tiên là họ phải chiến đấu, sau đó từ từ tạo ra một xã hội sản xuất từ sự hoang dã.

Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để có thể thực địa hóa Mặt Trăng hay Sao Hỏa. Nhưng sự quyến rũ của ranh giới cuối cùng này thực sự đã ảnh hưởng đến chúng ta. Khán giả đã chi hàng triệu đô-la mỗi năm để thưởng thức những bộ phim điện ảnh như Star Wars, Star Trek, Independence Day, và Contact. Cuộc đổ bộ Mặt Trăng của nhiệm vụ Apollo và các kỷ lục của các chuyến bay tàu con thoi đã chiếm trọn sự ngạc nhiên và trí tưởng tượng của tất cả mọi người trên hành tinh này. NASA ghi nhận hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày trên trang mạng Nhiệm vụ Sao Hỏa của họ. Các nhiệm vụ tương lai hứa hẹn thậm chí còn quyến rũ hơn khi một số lượng lớn con người tham gia vào công cuộc thám hiểm vũ trụ. Đối với mỗi chúng ta, “vũ trụ” luôn có ý nghĩa gì đó khác biệt, như minh họa trong hình 1.1-6.

Còn tiếp…

Người đăng:

Hien PHAN

Cựu thành viên CLB Thiên văn học Đà Nẵng – DAC; nghiên cứu viên tại khoa Vũ trụ và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – USTH (Đại học Việt Pháp).