Tác Dụng Trái Dứa Thơm / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Trái Thơm (Dứa) Nhiều Công Dụng Quý!

Bromelin là một loại enzyme thủy phân protein thành các acid amin nên có tác dụng tốt trong tiêu hóa các chất thịt. Một số thuốc chữa bệnh dạ dày có chứa Bromelin. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với trái thơm hoặc xào cùng thịt thì thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của thơm có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.

Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).

Và một số bệnh khác

Thơm (Dứa) được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.

– Viêm thận: trái thơm 60g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.

– Viêm phế quản: trái thơm 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.

– Sỏi thận: 1 trái thơm chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 – 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem trái thơm đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.

Thơm (Dứa) còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước ép trái thơm, hoặc nấu canh, xào với các món ăn.

Trái thơm (Dứa) thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột.

Say thơm (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu trái thơm bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút – 1 giờ ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ. Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ trái thơm 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).

Để phòng say thơm (Dứa), ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và ăn ngay

Công Dụng Của Lá Dứa Thơm

Đây là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.

– Yếu dây thần kinh: Dùng 3 lá dứa rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu với 3 ly nước cho đến khi còn lại cỡ 2 chén. Uống một chén vào buổi sáng và một chén vào buổi trưa.

– Bệnh thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

– Trị gàu: Dùng 7 lá dứa rửa sạch rồi đâm nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt và lọc. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.

– Trị gián: Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.

Gần đây, chúng tôi nhận được nhiều thư hỏi về tác dụng của lá dứa, nhất là dùng lá dứa để trị tiểu đường.

Lá dứa hay dứa thơm là một loại thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực.

Người miền Bắc gọi dứa thơm, lá dứa, lá thơm, lá nếp, lá cây cơm nếp.

Người ta trồng chỉ để lấy lá, lá không có gai, có mùi thơm dịu khi bỏ vào cơm, chè, trà, thạch, sữa đậu nành, bánh đúc…

Trước đây, dân gian thường chỉ dùng lá dứa để tạo mùi thơm cho một số thực phẩm dùng để nấu. Dân gian cũng dùng phối hợp với một số vị thuốc có hương thơm khác, nấu nước xông, giúp các bà mẹ mới sinh con thêm sức khỏe và có da hồng hào.

Gần đây, trên phương tiện thông tin đại chúng, đã thấy xuất hiện những thông tin dùng lá dứa thơm để điều trị tiểu đường với một số kết quả nhất định.

Cách dùng lá dứa trị tiểu đường như sau: Mỗi lần nấu chừng 10 lá dứa, cắt nhỏ ra, nấu với 2,5 lít nước, còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá dứa này uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá dứa.

* Lưu ý, khi dùng lá dứa trong điều trị tiểu đường:

– Nên uống lá dứa đã phơi khô nhưng còn thấy màu hơi xanh.

– Uống từ 1 đến 3 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

– Giảm thuốc tây từ ngày đầu, tới ngày thứ 3 thì bỏ hẳn thuốc tây. Nếu không có kết quả tốt thì ngưng uống lá dứa. Nếu thấy kết quả tốt thì tiếp tục uống.

– Hai ngày đo đường huyết 1 lần. Về sau thì đo mỗi tuần 1 lần. Nếu thấy lượng đường xuống quá thì giảm lá dứa.

Nếu thấy lượng đường xuống nhưng chưa đạt yêu cầu thì tăng lượng lá dứa lên. Nếu không có kết quả tốt trong 3 hay 4 tuần thì ngừng uống.

Đây là một kinh nghiệm dân gian, chưa được các nhà khoa học và chuyên môn lên tiếng. Tuy nhiên, dù bất cứ hình thức thuốc nào đều cần có yếu tố đáp ứng của người bệnh. Vì vậy, cần thăm dò từng bước trong quá trình sử dụng. Chúng tôi đề nghị khi dùng, quý vị nên dùng từ liều thấp tăng lên dần, đồng thời theo dõi kết quả thường xuyên. Nếu thấy không có hiệu quả hoặc có sự thay đổi nhất định nào đó thì không nên tiếp tục mà nên chuyển sang dùng loại khác thích hợp với cơ thể và bệnh chứng đó hơn.

Vị thuốc lá dứa, xét về cơ bản, không thấy có độc tính, cho nên nếu uống không có kết quả trong điều trị tiểu đường, cũng không gây tổn hại các cơ quan tạng phủ bên trong cơ thể.

Xin đừng nhầm tên lá dứa với lá thơm hay lá khóm vì có nơi gọi khóm, thơm cũng là dứa.

Đây là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.

– Yếu dây thần kinh: Dùng 3 lá dứa rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu với 3 ly nước cho đến khi còn lại cỡ 2 chén. Uống một chén vào buổi sáng và một chén vào buổi trưa.

– Bệnh thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

– Trị gàu: Dùng 7 lá dứa rửa sạch rồi đâm nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt và lọc. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.

– Trị gián: Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.

(ST).

Trà Sâm Dứa Thơm Ngon Và Những Tác Dụng Không Ngờ ?

Trà sâm dứa là một loại đặc sản Miền Trung rất được nhiều người ưa chuộng . Đặc biệt là người dân Đà Nẵng thường sử dụng trà sâm dứa làm nước giải khát chống lại cái nắng gay gắt của mùa hè. Trà sâm dứa sản phẩm đạt chất lượng cao được sản xuất từ những búp trà non chất lượng kết hợp với trà tiên, lá dứa, hoa lài, hương thảo mộc tự nhiên tạo cho trà sâm dứa có hương vị rất đặc trưng vị đắng hậu ngọt, có vị chát của búp trà xanh và mùi thơm thơm dịu của lá dứa. . Hương thơm tự nhiên của trà xanh và lá dứa cùng trà tiên tạo nên một thức uống giải khát hoàn hảo. Rất phù hợp cho việc giải khát và tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của trà sâm dứa

Trà Sâm Dứa có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: làm giảm lo âu, ngăn ngừa lão hóa, phòng ngừa nhiễm lạnh và dị ứng, ngăn ngừa ung thư. Hạn chế dịch bệnh do thực phẩm như ngộ độc, dịch tả, viêm loét…, làm giảm Cholesterol, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Bên cạnh đó, trà Sâm dứa còn được dùng như một loại thức uống để làm mát cơ thể, nhất là trong những ngày khí hậu nóng nực.

Một số tác dụng cụ thể của trà sâm dứa:

1. Tốt cho hệ tiêu hóa:

Men trong trà sâm dứa có tác dụng giúp lót dạ dày con người tạo ra một lớp màng bảo vệ dạ dày không bị tổn thương trong khi ăn. Nếu như bạn đang có một cái dạ dày không được tốt thì bạn nên sử dụng trà hương dứa hằng ngày sẽ rất tốt cho đường ruột của bạn.

2. Bổ dưỡng gan , thận

Trà sâm dứa được biết là chứa nhiều chất chống oxi hóa, khi uống đều trong ngày sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn nước và chất bổ dưỡng giúp gan thận hoạt động tốt hơn để loại bỏ độc tố. Thành phần chính của Trà sâm dứa là có trà xanh giàu chất EGCG chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh, tinh dầu trong hoa nhài, hoa sói… đều là những chất kháng viêm, tăng cường các vitamin khoáng chất như A, E rất hiệu quả cho việc lọc máu của cơ thể. Trong một nghiên cứu khoa học mới đây việc uống trà sâm dứa mỗi ngày uống từ 2 – 2,5 lít có thể giảm được 23% lượng độc tố trong cơ thể.

3. Chống ung thư

Trà sâm dứa được đánh giá như một biện pháp hóa học trị liệu, có thể làm giảm nguy cơ ung thư, khả năng chống ung thư của trà sâm dứa sẽ cao hơn và có hiệu quả hơn nếu chúng ta biết cách thức chế biến và tốt nhất là các lá trà , lá dứa đều phải tươi sạch.

4. Tốt cho hệ miễn dịch

Trà sâm dứa có tác dụng tăng cường cho hệ miễn dịch tốt. Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh và các nhiễm trùng khác. Trà sâm dứa còn có tác dụng đẩy mạnh hiệu quả của các vacxin cúm, và các kháng sinh chữa viêm phổi, viêm phế quản.

5. Giúp thanh nhiệt giải độc

Trong trà sâm dứa còn có chứa hàm lượng vi chất tinh khiết giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc giảm mệt mỏi cho một ngày làm việc căng thẳng. Bổ sung thêm lượng nước đã mất khi làm việc dưới trời nắng nóng. Trà Sâm dứa còn được dùng như một loại thức uống để làm mát cơ thể, nhất là trong những ngày khí hậu nóng nực. Vào buổi sáng sớm bạn uống một cốc nước trà hương dứa sẽ giúp bạn bù lại lượng nước trong thời gian ngủ cho cơ thể.

6. Tác dụng làm đẹp cho da, giảm mụn nhọt

Trong trà sâm dứa có một số nguyên liệu thảo mộc có hàm lượng lớn các vi chất tinh khiết giúp tuần hoàn máu , giải độc gan tốt, thanh nhiệt cơ thể, ngăn ngừa , giảm lo âu. Khi nước trà sâm dứa có khả năng làm sạch gan, men gan sẽ được ổn định, tế bào gan có thể được tăng cường sức khỏe để hoạt động, từ đó lượng hooc môn tiết vào máu trong cơ thể bạn sẽ rất cân bằng. Chính vì vậy mà tình trạng mụn, đặc biệt là mụn viêm sưng hoặc những tình trạng như nám sẽ được giảm đáng kể

7. Tác dụng hạn chế dịch bệnh do thực phẩm như ngộ độc, dịch tả, viêm loét 8. Tác dụng làm giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân hiệu quả:

Trong thành phần của trà sâm dứa có dưỡng chất được chứng minh là giúp cơ thể giảm hấp thụ chất béo trong máu , gan hoặc một số bộ phận khác. Nên nói đến trà sâm dứa là nói đến thức uống giảm béo rất tốt.

Nhờ có tất cả những chức năng trên của trà sâm dứa, nhiều người đi làm về mệt mỏi cùng nhau uống một cốc trà sâm dứa rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Uống nước trà sâm dứa kết hợp vận động phù hợp là một liều thuốc rất tốt để bạn điều chỉnh cân nặng của cơ thể.Uống nước trà sâm dứa mỗi ngày có thể giúp cho bạn có một tinh thần sảng khoái và tươi trẻ. Khi uống nước trà sâm dứa sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, giảm stress trong công việc, làn da tươi trẻ tràn đầy sức sống.

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý khi dùng trà sâm dứa

– Người cao huyết áp hoặc đang dùng các chất kích thích khác nên hạn chế dùng trà sâm dứa.

Bạn có thể pha trà sâm dứa theo cách sau :

* Nên vệ sinh sạch sẽ và tráng nước sôi ấm chén trước khi pha trà. Sau đó cho trà vào ấm. Bạn có thể điều chỉnh lượng trà bao nhiêu là tùy theo khẩu vị của bạn, và có thể điều chỉnh và giảm lượng trà trong những lần pha sau để chọn được lượng trà phù hợp với khẩu vị nhất.

* Giảm nhiệt độ nước nóng xuống tầm 80-85 rồi mới rót nước nóng vào ấm trà. Lượng nước tùy theo số chén mà bạn muốn rót và tùy với khẩu vị của bạn.

* Lần đầu pha trà cần hãm trà trong khoảng 20-25 giây, sau đó rót toàn bộ trà trong ấm vào các chén trà. Sau khi đã rót hết trà trong ấm ra, mở nắp ấm để xác trà nguội bớt. Khi nào uống lần tiếp theo thì lại tiếp tục châm thêm nước vào ấm.

Một số lưu ý để pha trà Sâm Dứa ngon hơn:

– Cho thêm trà nếu bạn muốn uống đậm hơn chứ không ngâm lâu hơn .

– Khi pha trà, nếu muốn nước trà trong và đẹp thì nên rót nước vào ấm thật nhẹ tay, hạn chế để xác trà bị đảo nhiều trong ấm. Khi rót trà cũng nên rót nhẹ tay, nước trà sẽ rất trong và đẹp .

– Để dễ dàng quan sát và kiểm soát chất lượng trà, nên chọn các loại ấm có chất liệu phản ánh trung thực chất lượng trà cụ thể là ấm thủy tinh hoặc ấm sứ. Đây là hai chất liệu dễ vệ sinh, không bám mùi, có thể dùng để pha rất nhiều loại trà khác nhau.

Bạn có thể tham khảo những thông tin về bệnh ung thư qua bài viết sau https://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_th%C6%B0

Uống Nước Dứa “Thơm” Có Tác Dụng Gì Đối Với Con Người?

Uống nước dứa mỗi ngày vào buổi sáng với dạ dày trống rỗng sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

Bromelain trong dứa có đặc tính kháng viêm, giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Tiêu thụ nước dứa thường xuyên sẽ giúp bạn đối phó với chấn thương, giảm đau, viêm, đặc biệt là viêm khớp.

Trái cây này có lượng lớn chất xơ và cơ thể phải mất thời gian dài để tiêu hóa nó nhiều hơn so với các loại trái cây khác. Nước dứa cũng cắt giảm chất béo và cảm giác thèm ăn ngọt của bạn.

Tiêu diệt ký sinh trùng, độc tố

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain cũng có đặc tính chống ký sinh trùng và tiêu diệt những vi khuẩn gây hại trong gan và ruột. Ngoài ra, hàm lượng enzym, chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào trong dứa giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ độc tố và các kim loại nặng.

Bảo vệ tuyến giáp

Cân bằng điện phân

Tiêu thụ nước dứa hàng ngày giúp tăng cường cơ thể, duy trì sự cân bằng của các chất điện giải vì dứa chứa nhiều kali.

Bảo vệ mắt, răng miệng

Ngăn ngừa ung thư

Theo nhiều nghiên cứu thấy rằng bromelain có hiệu quả hơn loại thuốc hóa trị 5-fluorouracil thường được dùng trong điều trị ung thư.

Nước ép dứa có tác dụng chăm sóc da theo những cách khác nhau, ví dụ như điều trị mụn trứng cá, chữa lành vết thương nhanh chóng… Quá trình tổng hợp collagen trong dứa sẽ giúp làn da đàn hồi tốt hơn vì thiếu collagen là một trong những nguyên nhân gây lão hóa da nhanh chóng.

Bromelain là một trong những dưỡng chất phong phú trong nước ép dứa và nó được cho là có thể giảm tình trạng chuột rút trong thời kì kinh nguyệt và giảm những cơn đau đớn.

Bromelain trong dứa cũng giúp giảm đau cổ họng, vì vậy nếu bạn có một nước họng uống dứa đau là một ý tưởng tốt. Nó cũng có thể được sử dụng để giảm triệu chứng cảm lạnh cũng như hen suyễn.

Vitamin C được tìm thấy trong dứa có thể giúp giữ cho mắt khỏe và tránh bị đục thủy tinh thể.Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin C có thể giảm hơn 30% nguy cơ đục thủy tinh thể.

Theo Sở nghiên cứu nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một ly nước ép dứa đóng hộp (250 gram) có chứa: 132 calo 0,9 gram protein 0,3 gram chất béo 32 gram carbohydrate 0,5 gram chất xơ 25 gram đường Một cốc nước dứa cung cấp 63% nhu cầu về mangan hàng ngày của người lớn, 42% vitamin C hàng ngày và nhiều hơn 10% thiamin, vitamin B6 và folate. ngoài ra, dứa cũng chứa các vi chất cần thiết cho cơ thể như kali,magiê, đồng, beta-carotene.

⇒ Chúng ta có thể sử dụng nước ép dứa hoặc bạn có thể chuẩn bị nước dứa như sau để sử dụng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe