Tác Dụng Trái Dứa Rừng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tác Dụng Của Dứa Dại Dứa Rừng

Dứa dại hay cong gọi là dứa rừng một quả được thiên nhiên ban tặng cho chúng ta cây dứa dại thường mọc hoang ở nhiều nơi. Quả dứa dại có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả trong đông y.

Nhiều bạn đang băn khoăn không biết quả dứa dại có tác dụng gì mà nhiều người tìm mua đến như vậy? Hay dứa rừng chữa bệnh gì?. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc phía trên với những tác dụng của quả dứa dại dứa rừng mà bạn sẽ thực sự ngạc nhiên tại sao mình không biết đến loại quả này sớm hơn.

Phân biệt dứa dại trồng và dứa dại rừng

+ Quả dứa dại trồng: các múi thưa nhau thường có những khe hở, khe nứt. Khi chín quả mới có mùi thơm

Tại sao dứa dại chữa được nhiều bệnh?

Một loại cây đơn giản mà lại rất nhiều công dụng quý báu không những vậy chữa được rất nhiều bệnh nan y vì sao một loại cây đơn giản như vậy lại chữa được nhiều bệnh vì cây dứa dại tất cả các bộ phận đều có thể chữa được bệnh từ rễ thân lá cho tới quả. Đông y đã chứng minh rằng: quả dứa dại tươi có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu. Trong rễ, thân, lá đều chứa một số hoạt chất có lợi cho sức khỏe và giúp trị bệnh nếu kết hợp với một số loại dược liệu khác sẽ giúp tạo ra một loại thuốc trị bách bệnh.

Người ta thường dùng các thành phần dứa dại sắc với nước để uống hoặc ngâm với rượu.

Những tác dụng của dứa dại

Cây dứa dại có chứa một số bộ phận như ( rễ, lá non, quả, hoa ) thường dùng để chữa bệnh tôi sẽ chỉ cho các bạn từng tác dụng của mỗi bộ phận

Tác dụng của quả dứa dại

Đầu tiên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu công dụng và tác dụng của quả dứa dại đối với cơ thể, quả được thu hoạch vào mua thu, đem sấy phơi khô để dùng dần. Người ta thường dùng quả dứa dại khô để chữa bệnh và quả dứa rừng chữa bệnh gì?

Chữa kiết lỵ

Chữa viêm gan siêu vi do virus

Chữa mắt sinh màng mộng, thị lực giảm dần, nhìn không rõ

Chữa cảm nắng, say nắng

Giúp bổ máu

Giúp tiêu đờm

Giải độc rượu

Bồi bổ cơ thể

* Đặc biệt người ta cũng hay sử dụng để chữa sỏi thận bằng quả dứa dại bằng cách đun với nước để uống

Tác dụng của lá dứa dại

Lá dứa dại ở đây chúng ta sử dụng lá non nhiều người còn gọi là ( đót dứa dại ). Có vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, sinh cơ, tán nhiệt độc.

Lá dứa dại non cũng có thể chữa được sỏi thận

Sắc nước uống giúp trị mụn ( giải độc )

Giã nát đắp chữa đầu đinh

Trị lòi dom

Chữa phù thũng, đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi

Đặc biệt: giúp bó xương do gãy chân

Tác dụng của hoa dứa dại

Theo đông y, hoa dứa dại có vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc. Dùng chữa các chứng ho do cảm mạo, sán khí, đái dục, đái buốt, đái nhỏ giọt, tiểu tiện không thông, nhọt mọc ở sau gáy.

Tác dụng của rễ dứa dại

Rễ dứa dại đem đi rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô để dùng. Theo Đông y, rễ dứa dại chứa vị ngọt nhạt, tính mát.

Có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, lợi thủy, hóa thấp. Dùng chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do bị ngã, bị đánh chấn thương

Cách chế biến và cách dùng: Sắc nguyên liệu với nước, uống trong ngày.

Tác Dụng Từ Trái Khổ Qua Rừng

TÁC DỤNG TỪ TRÁI KHỔ QUA RỪNG

Theo y học cổ truyền thì khổ qua rừng có vị đằng tính hàn, không độc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, thoái ba, trừ phiền, bài nùng, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi. Từ xa xưa nhân dân ta đã lấy lá non làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kì sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc khi trúng độc và dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai..dịch ép lá dùng chữa viêm mắt, nước sắc toàn cây có tác dụng cắt cơn ho trong bệnh phổi.

Cách sử dụng:

Thu về băm nhỏ phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ cho một nắm to vào ấm đổ ngập nước đun sôi nhỏ lửa cạn còn một bát gạn lấy rồi cho 800ml nước vào sắc lần 2 như trên lấy một bát. Lần 3 cho 600ml nước vào sắc như trên lấy một bát, cả ba lần nước sắc được đổ trung với nhau chia ba lần uống trong ngày (sáng trưa tối) ngày một ấm.

Để tìm hiểu thêm các bạn có thể vào trang http://www.thaythuoccuaban.com

Trích từ một cuộc PV báo Tuổi trẻ: Th.S-BS Quan Vân Hùng – trưởng khoa nội 2 Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.

Trái khổ qua có công dụng ổn định đường huyết, có thể uống lâu dài, không kỵ thuốc tây. Nếu dùng tươi, lấy khoảng 200g-300g bỏ hết hạt, nấu chín và ăn cả nước lẫn cái. Dùng khô: lấy 30g-60g khô, nấu uống. Khi bị tiểu đường nên kiêng ăn đường cát, giảm tinh bột, các loại thịt. Đường huyết trung bình từ 80-110mg/cc là vừa. Đo đường huyết bằng máy điện tử không chính xác bằng các phương pháp trong phòng thí nghiệm. Lưu ý bệnh tiểu đường rất phức tạp, nhiều biến chứng nguy hiểm và kéo dài suốt đời. Nếu bị bệnh, có thể dùng thử thuốc nam (như dứa hay vài loại thuốc nam khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi sát, định kỳ. Nếu không hiệu quả phải tăng liều hay đổi thuốc khác. Sau khi dùng thử vài loại thuốc nam mà không ổn định được đường huyết thì nên dùng thuốc tây để khỏi bị các biến chứng muộn của bệnh tiểu đường.

Trên Tuổi Trẻ Online có 1 bài nói rất chi tiết về tác dụng khổ qua rừng xin trích lại:

TTO – Đọc sách báo tôi đều thấy viết uống nước nhiều là tốt, nhưng lại không thấy nói uống những loại nước nào (nước lọc, nước trái cây, nước ngọt, nước trà) là tốt? Uống vào những thời gian nào, tỉ lệ uống là bao nhiêu nếu trong ngày uống nhiều loại nước?… Ở chỗ tôi ở có rất nhiều cây khổ qua rừng (mướp đắng), tôi thường lấy cả dây về (lá, dây, quả) phơi khô nấu uống hằng ngày. Xin hỏi uống vậy có tốt cho gan, dạ dày? (Tôi đi nội soi dạ dày kết quả bị viêm xung huyết hang vị nhẹ đã điều trị và hiện không thấy đau nữa). Xin cho biết tác dụng của dây khổ qua?(Hoàng Phong) Trả lời của Phòng mạch online: Nước giúp cho quá trình trao đổi chất và hô hấp tế bào. Chắc bạn đã từng bị tiêu chảy sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, mắt trũng, môi khô vì mất nước. Trẻ nhỏ và người già mất nước có ; thể dẫn đến tử vong. Mỗi ngày bạn nên uống hai lít nước. Tốt nhất là uống nước trà buổi sáng, “bình minh nhất trản trà”, sáng dậy uống một ly trà tinh thần sảng khoái. Trong ngày bạn có thể uống một ly nước trái cây, còn lại là nước lọc. Tất cả các thứ nước đó cộng lại là hai lít chứ không phải ngoài những thứ đó ra uống hai lít nước lọc. Nếu bạn bị táo bón thì sáng dậy uống 0,5 lít nước lọc. Nước sẽ làm mềm phân và chống táo bón. Nếu bạn bị nóng trong người thì trong ngày uống nước rau má, nước khổ qua. Uống nước cũng tùy tình trạng của cơ thể, hàn hoặc nhiệt mà chọn nước phù hợp. Khổ qua còn có tên gọi là mướp đắng, mướp mủ, cẩm lệ chi, thuộc họ bầu bí. Ngoài dùng để ăn, hạt khổ qua có chứa protein, đường và một số acid, có nhiều công dụng tốt cho cơ thể.

Tác dụng của khổ qua với đời sống: Trái khổ qua dùng để chế biến món ăn giúp giải nhiệt, trẻ nhỏ dùng nước khổ qua tắm để trị rôm sảy. * Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… đó chỉ là một trong rất nhiều tác dụng của khổ qua. * Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: khổ qua giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); alkaloid trong khổ qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Bạn có thể dùng khổ qua như một thức uống bổ tỳ vị hằng ngày rất tốt. * Do có vị đắng khá đặc trưng nên khổ qua ít khi nào được chế biến chung với các loại rau khác. Bạn có thể giảm bớt vị đắng của khổ qua bằng cách bóp muối và rửa trước khi nấu. Khổ qua còn xanh ít đắng hơn so với khổ qua đã chín vàng. Tuy vậy, nhiều người vẫn thích vị đắng nguyên thủy của khổ qua. * Trong khổ qua có chất axit ôxalic ảnh hưởng đến việc hấp thu chất canxi có trong thức ăn, vì thế khi xào khổ qua không trụng qua nước sôi là vô tình bạn để cho axít ôxalic làm ảnh hưởng đến những thực phẩm chứa canxi như thịt, cá. * Món gỏi khổ qua tôm thịt, khổ qua xào với trứng hoặc nhồi thịt hầm giúp giải nhiệt khi thời tiết nóng. * Dùng nhiều khổ qua trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu.Trị bệnh với khổ qua: * Giảm viêm tấy: Khổ qua tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. Chữa sốt, say nắng: nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng. * Trà khổ qua: giúp giải nhiệt, tâm thần bất định, hồi hộp, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng hơn. * Chữa sạm da: sạm da là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ, nhất là những người mới sinh hoặc ra nắng nhiều. Một số loại mặt nạ thảo dược làm từ cà chua, khổ qua, trứng gà, dưa chuột… có thể hạn chế tình trạng này. Cà chua, khổ qua trứng gà mỗi thứ một trái. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát. Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Tất cả hòa chung với lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, trộn đều, đánh nhuyễn. Tối trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, lau mặt khô rồi lau nhẹ lại bằng nước hoa hồng. Sau đó bôi hỗn hợp trên lên mặt, khi khô thì bôi tiếp làm thành mặt nạ. Sau một giờ thì lột bỏ, rửa mặt sạch sẽ, đi ngủ. Tác dụng: chống sạm và thô da.

BS. LÊ THÚY TƯƠI

Công Dụng Của Trái Dứa Gai

Công dụng của trái dứa gai?

Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau: 1. Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng… Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương. – Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ. – Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống. – Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống. 2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo… – Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống. 3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí… Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa… – Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống. – Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng. – Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống. – Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày. 4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương. – Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống. – Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp…

……………………………………………….

Cách Ngâm Rượu Dứa Dại, Dứa Rừng Tại Nhà

Bạn đang tìm một công thức ngâm rượu dứa ( quả dứa tôi đang nói ở đây là quả dứa dại hay còn gọi là dứa rừng chỉ mọc vào tháng 7-8 và mọc ở trong rừng). Với những công dụng tuyệt vời của nó mang lại đối với sức khỏe chúng ta ngoài ra trong đông y còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Hôm nay rượu ngâm Hà Nội xin hướng dẫn bạn đọc cách ngâm rượu dứa dại.

Chuẩn bị nguyên liệu ngâm

Muốn có một bình rượu dứa rừng tốt đầu tiên phải tìm hiểu cách chọn khâu chọn lọc dứa vì chính nó sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng của rượu. Vì vậy cách chế biến rượu dứa dại nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả của rượu có hiệu quả hay không.

Cách chọn dứa dại

Nên chọn những quả dứa dại ngâm rượu vừa chín tới có múi màu vàng, mùi thơm không nên dùng quả xanh để ngâm vì nó chứa rất nhiều nhựa

Cách chọn bình ngâm rượu dứa dại

Tùy vào kích thước và số lượng chúng ta có thể chọn các loại bình theo nhiều dung tích khác nhau tuy nhiên tôi khuyên bạn nên dùng bình bằng thủy tinh thì sẽ tốt hơn hết sẽ đẹp hơn ( nếu bạn có bình sứ thì càng tốt ).

Cách chọn rượu ngâm

Nên chọn loại rượu có nồng độ từ 35-38 độ ( có rượu nếp ngâm càng tốt). Chú ý mua được loại rượu gạo nguyên chất, theo mình các bạn nên chọn loại rượu Kim Sơn sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm. Sau khi ngâm đủ thời gian rượu sẽ được khoảng từ 31-33 độ là chuẩn.

Cách ngâm rượu dứa dại tốt

B1. Các bạn dùng dao hoặc dùng thìa sắt đánh hết vẩy gai ở bên ngoài quả dứa dại

B2. Đem đi rửa sạch từ 2-3 nước để ráo nước

B3. Đặc trưng vỏ quả dứa dại rất cứng các bạn bổ theo hình thù gì cũng được hết Miễn sao là bổ ra để cho rượu ngấm đều hơn. Thường thường tôi dùng dao và chày gỗ rồi đem đi bổ làm đôi như bổ quả chanh

B4. Cho vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg dứa với 2-3 lít rượu trắng cứ theo tỉ lệ 1/2 mà phân chia

Ngoài ra người ta còn sử dụng cách ngâm dứa dại phơi khô cách thức thực hiện là đem đi phơi khô rồi mới ngâm rượu phơi khô trong khoảng 2-3 nắng và tỉ lệ ngâm cũng như phía trên. ( dứa khô ngâm rượu thơm hơn so với loại tươi )

Tác dụng của rượu dứa dại

Những tác dụng không phải bàn cãi của dứa dại hay còn gọi là dứa rừng đã được sách vở ghi chép lại và thường xuyên được sử dụng làm thuốc trong đông y.

Chữa bệnh kiết lỵ

Chữa viêm gan siêu vi

Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân, giúp tiêu hoá. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Quả dứa chín giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức.

Lưu ý: Phải thừa nhận rằng trong dân gian, quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp, mới bị và một số ít thể viêm gan mãn. Và việc sử dụng phải có sự hướng dẫn từ các thầy thuốc, nếu dùng tùy tiện khi chữa viêm gan thì cực kỳ nguy hiểm bởi ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận. Vì vậy, người dùng phải lưu ý điều này. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm trà dứa dại được chế biến theo công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Y tế là một lựa chọn tốt cho người sử dụng.

Điều kiện bảo quản và cách dùng rượu dứa dại

Sau khi chế biến rượu dứa rừng xong đến bước bảo quản cũng như hướng dẫn bạn đọc cách dùng sao cho hiệu quả nhất và chúng ta sẽ có một bình rượu dứa hiệu quả.

Điều kiện bảo quản

Tránh ánh nắng trực tiếp

Khô ráo thoáng mát

Nhiệt độ rơi vào khoảng dưới 25 độ C

Cách dùng rượu dứa rừng sao cho hiệu quả

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn

Lưu ý không nên uống quá liều chỉ định 100ml sẽ làm phản tác dụng