Tác Dụng Của Thuốc Vitamin B6?

Vitamin B6 đóng vai trò khá quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày. Lợi ích của vitamin B6 là gì, có nhiều trong những thực phẩm nào, bổ sung bao nhiêu thì đủ, việc thừa hay thiếu vitamin này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Vitamin B6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate.

Tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận.Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, và duy trì chức năng não khỏe mạnh.

Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Những người nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim, hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B6.

Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin B6 quá liều cũng gây ra độc tính. Ở người lớn, việc bổ sung vitamin B6 quá 100 mg mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh. Liều cao vitamin B6 còn có thể gây tê bàn chân, bàn tay hoặc thậm chí gây mất cảm giác.Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng liều cao vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi hay trẻ sơ sinh.

Nam (51 tuổi): 1,7 mg

Nữ (51 tuổi): 1,5 mg

Phụ nữ đang mang thai: 1,9 mg

Phụ nữ đang cho con bú: 2,0 mg

Trẻ sơ sinh (0-6 tháng): 0,1 mg

Trẻ sơ sinh (7-12 tháng): 0,3 mg

Trẻ em (1-3 tuổi): 0,5 mg – không vượt quá 30 mg

Trẻ em (4-8 tuổi): 0,6 mg – không vượt quá 40 mg

Trẻ em (9-13 tuổi): 1 mg – không vượt quá 60 mg

Nam (14-18 tuổi) :1 mg – không vượt quá 80 mg

Nữ (14-18 tuổi): 1,2 mg – không vượt quá 80 mg (ngay cả khi mang thai hoặc cho con bú).

Cũng theo khuyến cáo, chúng ta nên ưu tiên bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin B6, bao gồm: chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, pho mát, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng, trứng…

Để nhận được lợi ích vitamin B6 tốt nhất, sản phẩm hoa quả, thịt tươi sống cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh; sữa và ngũ cốc nên để nơi thoáng mát, khô ráo, không ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Pyridoxine Thuốc Vitamin B6: Công Dụng & Liều Dùng

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết PYRIDOXINE thuốc Vitamin B6 là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc PYRIDOXINE. Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma – aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin.

Tên chung quốc tế: Pyridoxine.

Loại thuốc: Vitamin thuộc nhóm B.

Viên nén: 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg, 500 mg. Viên nén tác dụng kéo dài: 100 mg, 200 mg, 500 mg. Nang tác dụng kéo dài: 150 mg. Thuốc tiêm:100 mg/ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma – aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin.

Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc phần lớn dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa. Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày, phần lớn đào thải dưới dạng không biến đổi.

Nhu cầu hàng ngày cho trẻ em là 0,3 – 2 mg, người lớn khoảng 1,6 – 2 mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 – 2,2 mg. Hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B6 ở người, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên. Với người bệnh điều trị bằng isoniazid hoặc phụ nữ uống thuốc tránh thai, nhu cầu vitamin B6 hàng ngày nhiều hơn bình thường.

Nhiều thuốc tác dụng như các chất đối kháng pyridoxin: isoniazid, cycloserin, penicilamin, hydralazin và các chất có nhóm carbonyl khác có thể kết hợp với vitamin B6 và ức chế chức năng coenzym của vitamin này. Pyridoxin được dùng để điều trị co giật và/hoặc hôn mê do ngộ độc isoniazid. Những triệu chứng này được xem là do giảm nồng độ GABA trong hệ thần kinh trung ương, có lẽ do isoniazid ức chế hoạt động của pyridoxal – 5 – phosphat trong não. Pyridoxin cũng được dùng làm thuốc hỗ trợ cho các biện pháp khác trong việc điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra nhằm trị các tác dụng trên thần kinh (như co giật, hôn mê) của chất methylhydrazin, được thủy phân từ độc tố gyrometrin có trong các nấm này.

Phòng và điều trị thiếu hụt vitamin B6: Khi thiếu hụt do dinh dưỡng, ít gặp trường hợp thiếu đơn độc một vitamin nhóm B, vì vậy bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng đơn lẻ. Tốt nhất vẫn là cải thiện chế độ ăn.

Người mang thai có nhu cầu tăng về mọi vitamin. Nên bổ sung bằng chế độ ăn. Nhiều thầy thuốc vẫn khuyên dùng thêm hỗn hợp các vitamin và muối khoáng, nhất là với người mang thai kém ăn hoặc có nguy cơ thiếu hụt cao (chửa nhiều thai, nghiện hút thuốc lá, rượu, ma túy).

Dùng với lượng quá thừa hỗn hợp các vitamin và muối khoáng có thể có hại cho mẹ và thai nhi, cần phải tránh.

Nhu cầu về mọi vitamin và muối khoáng tăng trong thời kỳ cho con bú.

Ðiều trị nhiễm độc isoniazid hoặc cycloserin.

Một số trẻ sơ sinh biểu hiện hội chứng lệ thuộc pyridoxin có tính di truyền. Cần dùng pyridoxin trong tuần đầu sau đẻ để phòng thiếu máu và chậm phát triển. Nguyên nhân không biết rõ nhưng dấu hiệu là quấy khóc nhiều và có cơn run giật kiểu động kinh.

Quá mẫn với pyridoxin.

Sau thời gian dài dùng pyridoxin với liều 200 mg/ngày, có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin

Liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây hại cho thai nhi, nhưng với liều cao có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.

Không gây ảnh hưởng gì khi dùng theo nhu cầu hàng ngày. Ðã dùng pyridoxin liều cao (600 mg/ngày, chia 3 lần) để làm tắt sữa, mặc dù thường không hiệu quả.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng.

Buồn nôn và nôn.

Uống liều 2 mg hàng ngày coi là đủ để bổ sung dinh dưỡng cho người có hấp thu tiêu hóa bình thường. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên bổ sung từ 2 – 10 mg mỗi ngày.

Ðể điều trị thiếu hụt pyridoxin ở người lớn, liều uống thường dùng là 2,5 – 10 mg pyridoxin hydroclorid. Sau khi không còn triệu chứng lâm sàng về thiếu hụt, nên dùng hàng ngày trong nhiều tuần, chế phẩm polyvitamin có chứa 2 – 5 mg vitamin B6.

Ðể điều trị thiếu hụt do thuốc gây nên, liều vitamin B6 uống thường dùng là 100 – 200 mg/ngày, trong 3 tuần, sau đó dùng liều dự phòng 25 – 100 mg/ngày. Với phụ nữ uống thuốc tránh thai, liều vitamin B6 thường dùng là 25 – 30 mg/ngày.

Ðể điều trị co giật ở trẻ nhỏ lệ thuộc pyridoxin, nên dùng liều 10 – 100 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Co giật thường ngừng sau khi tiêm 2 – 3 phút. Trẻ nhỏ co giật có đáp ứng với pyridoxin thường phải uống pyridoxin suốt đời với liều 2 – 100 mg/ngày.

Ðể điều trị chứng thiếu máu nguyên bào sắt di truyền, liều uống pyridoxin thường dùng là 200 – 600 mg/ngày. Nếu sau 1 – 2 tháng điều trị, bệnh không chuyển, phải xem xét cách điều trị khác. Nếu có đáp ứng, có thể giảm liều pyridoxin xuống còn 30 – 50 mg/ngày. Có thể phải điều trị bằng vitamin này suốt đời để ngăn ngừa thiếu máu ở những người bệnh này.

Ðể phòng thiếu máu hoặc viêm dây thần kinh do thiếu hụt pyridoxin ở người bệnh dùng isoniazid hoặc penicilamin, nên uống vitamin B6 hàng ngày với liều 10 – 50 mg. Ðể phòng co giật ở người bệnh dùng cycloserin, uống pyridoxin với liều 100 – 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần.

Ðể điều trị co giật hoặc hôn mê do ngộ độc isoniazid cấp, dùng 1 liều pyridoxin bằng với lượng isoniazid đã uống, kèm với thuốc chống co giật khác. Thường tiêm tĩnh mạch 1 – 4 g pyridoxin hydroclorid sau đó tiêm bắp 1 g, cứ 30 phút một lần cho tới hết liều.

Ðể điều trị quá liều cycloserin, dùng 300 mg pyridoxin hydroclorid hàng ngày. Ðể điều trị ngộ độc hydrazin cấp, dùng pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg, một phần ba tiêm bắp, phần còn lại tiêm truyền tĩnh mạch trong 3 giờ.

Ðể điều trị các tác dụng thần kinh do ăn phải nấm thuộc chi Gyromitra, tiêm truyền tĩnh mạch pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg trong vòng 15 – 30 phút và lặp lại nếu cần thiết. Tổng liều tối đa mỗi ngày có thể tới 15 – 20 g. Nếu diazepam được dùng phối hợp thì với liều pyridoxin thấp hơn cũng có thể có tác dụng.

Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson; điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa – carbidopa hoặc levodopa – benserazid.

Liều dùng 200 mg/ngày có thể gây giảm 40 – 50% nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh.

Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

Có thể trộn pyridoxin cùng vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, vitamin B12 trong viên nén. Pyridoxin là 1 thành phần trong dung dịch dinh dưỡng tiêm.

Có thể trộn pyridoxin cùng với vitamin B1, vitamin B12 trong dung dịch, nhưng phải dùng ngay dung dịch sau khi trộn.

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc PYRIDOXINE thuốc Vitamin B6

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết PYRIDOXINE thuốc Vitamin B6 chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng.

Nguồn uy tín: Tra Cứu Thuốc Tây không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nguồn https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-934/pyridoxine-vitamin-b6 , cập nhật ngày 18/05/2023.

Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Pyridoxine , cập nhật ngày 18/05/2023.

Nguồn https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b6-benefits , cập nhật ngày 18/05/2023.

Vitamin B6 Có Tác Dụng Gì?

Vitamin B6 vẫn được biết đến như một loại thuốc bổ. Vậy cơ chế tác dụng của vitamin B6 thế nào? Và bổ sung vitamin B6 liều cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Nguyễn Phương Lê (Bắc Ninh)

Vitamin B 6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate. Vitamin B 6 tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận. Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì chức năng não khỏe mạnh.

Vitamin B 6 được chỉ định dùng trong những bệnh xơ vữa động mạch, viêm dây thần kinh ngoại vi, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh thính giác do thuốc chống lao…

Sự thiếu hụt vitamin B 6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Những người nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim, hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B 6. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin B 6 quá liều cũng gây ra độc tính. Ở người lớn, việc bổ sung vitamin B6 quá 100mg mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh. Liều cao vitamin B 6 còn có thể gây tê bàn chân, bàn tay hoặc thậm chí gây mất cảm giác.

Thiếu hụt vitamin B6 gây mất ngủ, mệt mỏi.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng liều cao vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi hay trẻ sơ sinh.

Vitamin B 6 có nhiều trong các loại thực phẩm, dễ tan trong nước, mất tác dụng khi nấu thức ăn ở nhiệt độ cao. Chúng ta nên bổ sung vitamin B 6 từ các loại thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin B 6 bao gồm: chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, pho mát, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng, trứng… Để vitamin B 6 không bị mất đi, sản phẩm hoa quả, thịt tươi sống cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh; sữa và ngũ cốc nên để nơi thoáng mát, khô ráo, không ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Tác Dụng Của Thuốc Magie B6

Thành phần của thuốc magie b6

Trong mỗi 1 ống thuốc bao gồm các thành phần:

+ Lactate de magnésium dihydrate 186mg.

+ Pidolate de magnésium 936mg (tương ứng với 4,12 mmol hay 100 mg Mg2+)

+ Pyridoxine chlorhydrate (vitamine B6) 10mg

Trong mỗi viên thuốc magie b6 bao gồm các thành phần:

+ Magnesi lactat dihydrat 470 mg tương ứng với 1,97 mmol hay 48 mg Mg2

+ Vitamin B6 5 mg

+ Tá dược vừa đủ 1 viên bao phim

– 1/3 Magnesi được hấp thu ở ruột non sau khi uống, khoảng 25 – 30% magnesi gắn với protein huyết tương, phần magnesi sau khi được hấp thu sẽ thải trừ qua nước tiểu, phần còn lại thải trừ qua phân.

– Viatmin B6: được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Thuốc phần lớn dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa.

Tác dụng của thuốc magie b6

+ Dùng để điều trị các trường hợp thiếu magnésium nặng, riêng biệt hay kết hợp.

+ Dùng cho trường hợp bị thiếu calcium đi kèm

+ Điều trị bệnh rối loạn chức năng của những cơn lo âu đi kèm với tăng thông khí còn được gọi là tạng co giật khi chưa có điều trị đặc hiệu.

Chống chỉ định magie b6 trong các trường hợ p

– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Suy thận nặng (có thể xem xét dựa trên hệ số thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút).

– Những bệnh nhân đang dùng tetracylin.

– Những bệnh nhân đang dùng levodopa.

Những thận trọng khi dùng magie b6

– Thận trọng khi dùng cho người suy thận.

– Chỉ dùng Magnesium-B6 cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết.

– Tránh kết hợp với các thuốc ảnh hưởng đến sự cân bằng chất điện giải như: corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch.

– Nếu uống tetracyclin phải cách ít nhất 3 giờ sau khi uống Magnesium-B6.

– Khi có thiếu canxi đi kèm thì phải bù magnesi trước khi bù canxi.

– Có thể xảy ra buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón.

– Thuốc có thể gây buồn ngủ do đó cần thận trọng với trường hợp người lái tàu xe, vận hành máy móc.

Liều lượng và cách sử dụng magie b6

– Dùng đường uống.

– Thiếu Magnesi nặng: ngày uống 6 viên, chia làm 2 – 3 lần.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên tacdungcuathuoc.com

Vitamin B6 Là Gì? Vitamin B6 Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe & Làm Đẹp?

Vitamin B6 hay tên gọi khác là Pyridoxine, thuộc vitamin nhóm B phức tạp. Công dụng của vitamin nhóm B đó là đóng vai trò thiết yếu trong một loạt các chức năng như duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường năng lượng và giúp da, tóc, móng luôn được chắc khỏe.

Vitamin B6 có tác dụng gì? 1. Duy trì mạch máu khỏe mạnh

Nhờ khả năng điều chỉnh nồng độ homocysteine mà vitamin B6 giúp duy trì mạch máu khỏe mạnh, đẩy lùi nguy cơ bị viêm bề mặt ở trong các động mạch, tĩnh mạch.

Đồng thời vitamin B6 còn làm giảm nồng độ Cholesterol LDL xấu, giúp bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa chứng xơ cứng, xơ vữa động mạch.

2. Hỗ trợ chức năng não

Vitamin B6 có tác dụng gì đối với não bộ? Nó có thể kích thích não bộ phát triển, tăng cường chức năng ghi nhớ, tăng nhận thức và chống lại bệnh Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ.

Hơn nữa, vitamin B6 còn giúp bảo vệ các tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương nhờ kiểm soát mức homocysteine.

Bên cạnh đó, vitamin B6 còn thúc đẩy cơ thể sản xuất ra 2 loại “hormone hạnh phúc” là serotonin và norepinephrine giúp kiểm soát tâm trạng, tăng năng lượng và sự tập trung.

3. Cải thiện tâm trạng của bạn 4. Giúp điều trị bệnh thiếu máu

Vitamin B6 có tác dụng gì trong việc chữa bệnh thiếu máu? Loại vitamin này giúp tạo ra hemoglobin trong máu sau đó được vận chuyển khắp cơ thể để cung cấp oxy cho các tế bào, nhờ đó giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức do thiếu máu gây ra.

5. Tăng cường thị lực

Kết hợp dùng vitamin B6 với một số vitamin khác bao gồm folate giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa chứng rối loạn mắt và thoái hóa điểm vàng.

6. Giúp giảm đau khớp

Vitamin B6 có tác dụng gì trong chữa trị đau khớp? Các nghiên cứu chứng minh rằng lượng vitamin B6 trong cơ thể quá thấp sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau nhức dữ dội. Do đó, bổ sung vitamin B6 với liều lượng được khuyến cáo mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh được các cơn đau do viêm khớp dạng thấp gây ra.

7. Giúp điều trị tăng huyết áp

Khoa học đã nghiên cứu và gợi ý việc bổ sung vitamin B6 có thể giúp bình ổn huyết áp, giảm tích tụ các mảng bám cứng, ngăn ngừa chứng xơ vữa trong động mạch.

8. Giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Cơ thể đầy đủ lượng vitamin B6 cần thiết sẽ giúp bạn chống được các cơn đau ngực, buồn nôn, mệt mỏi, chuột rút, nhức đầu hay mụn trứng cá do chu kỳ kinh nguyệt gây ra.

9. Giúp giảm ốm nghén trong thai kỳ

Các nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin B6 trong giai đoạn thai kỳ có khả năng giảm mức độ buồn nôn khó chịu hiệu quả.

10. Giúp điều trị hen suyễn 11. Giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ

Tác dụng của vitamin B6 khá hữu ích nữa đó là giúp bạn ngủ ngon hơn nhờ vào việc thúc đẩy cơ thể tạo ra hormone melatonin – đây là hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, giúp bạn tràn đầy năng lượng vào ngày mới khi thức giấc.

12. Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Vitamin B6 có tác dụng gì? Đó là giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận, đặc biệt là khi kết hợp cùng với các khoáng chất khác bao gồm magie.

Dấu hiệu của người thiếu Vitamin B6

Khi biết được vitamin B6 có tác dụng gì với sức khỏe thì việc thiếu vitamin này có thể gây ra một số vấn đề nặng nhẹ khác nhau như:

– Tâm trạng thay đổi, khó chịu và thường xuyên lo âu, trầm cảm.

– Trí nhớ kém hơn, hay quên.

– Viêm khớp, đau cơ, uể oải.

– Mắc phải các triệu chứng PMS – hội chứng tiền kinh nguyệt.

– Thiếu máu, giảm câm, cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tăng huyết áp.

Vitamin B6 có trong thực phẩm nào – Hạt hướng dương

Ăn 100g hạt hướng dương, cơ thể của bạn sẽ được bổ sung khoảng 1,35mg vitamin B6.

Thịt gà chứa nhiều protein và hàm lượng lớn dưỡng chất vitamin tốt cho cơ thể. Cứ khoảng 100g thịt gà dung nạp sẽ cung cấp được 0,81mg vitamin B6.

Thịt lợn cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin B6. Trong 100g thịt lợn có chứa 0,79mg vitamin B6.

Một số loại cây giàu hàm lượng vitamin B6 được các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung gồm có chuối, bơ, trái cây khô,..

Qua bài viết trên thì các bạn đã biết được vitamin B6 có tác dụng gì rồi đấy. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời dành cho sức khỏe thì vitamin B6 còn có công dưỡng da làm đẹp tuyệt vời, chính vì vậy mà nó có mặt khá nhiều trong các sản phẩm dưỡng da.

Collagen ADIVA là một trong số những sản phẩm làm đẹp chuyên sâu, và trong thành phần thực phẩm chức năng Collagen này có chứa vitamin B6, và dưỡng chất đặc biệt, Collagen Peptide giúp duy trì nét căng mịn tươi mới của làn da hiệu quả là Collagen ADIVA Đức.

Bạn có thể tham khảo dưỡng chất uống làm đẹp ADIVA ngay tại website chúng tôi vì đây là sản phẩm có khả năng mang lại làn da thay đổi tích cực chỉ sau 28 ngày trải nghiệm.

Liên hệ ngay Hotline 1900.555.552 để được hỗ trợ tư vấn sản phẩm làm đẹp da thích hợp!