Tác Dụng Thuốc Paracetamol 500 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tác Dụng Của Thuốc Paracetamol 500Mg

Paracetamol được biết đến là một trong những dược phẩm có khả năng giảm đau và giảm sốt hiệu quả trong những trường hợp như cảm cúm, sốt nóng, nhức đầu, đau xương….Tuy nhiên nếu như không biết cách dùng và sử dụng liều lượng đúng chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ thì chắc chắn kết quả mà bạn đang mong muốn sẽ không khả qaun và thậm chị là phảm tác dụng. Để nắm được thông tin cụ thể về loại thuốc này. Mời các bạn theo dõi bài viết: Tác dụng của thuốc paracetamol 500mg

Tác dụng của thuốc paracetamol 500mg

3.3 (65%) 8 votes

Hướng dẫn sử dụng thuốc paracetamol 500mg

Theo chỉ định của các bác sĩ thì thuốc paracetamol 500mg sẽ được sử dụng cho trẻ em có độ tuổi từ 6 – 12 tuổi là uống 1 viên/lần, còn đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn thì có thể sử dụng từ 1 – 2viên/lần, và thời gian giãn cách của mỗi lần uống thuốc sẽ là từ 4 – 6 giờ.

Chống chỉ định của thuốc paracetamol 500mg

cũng giống như những dược phẩm khác, thuốc paracetamol 500mg chắc chắn sẽ gây phản ứng ngược khi áp dụng sai cho đối tượng. Dứoi đây là những trường hợp cần tránh xa thuốc paracetamol 500mg:

Những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần Paracetamol.

Những trường hợp bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Tương tác của thuốc paracetamol 500mg

Thuốc sẽ có những tác dụng khi được sử dụng trong những trường hợp sau đây:

Khi bạn tiến hành sử dụng thuốc trong nhiều ngày với liều lượng cao, thì paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indadion.

Paracetamol dẫn đến tình trạng hạ sốt nghiêm trọng đối với những trường hợp đang sử dụng cùng lúc phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Với những người uống rượu quá nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, thì khi sử dụng paracetamol sẽ khiến cho gan bị nguy cơ nhiễm độc rất lớn.

Khi sử dụng cùng lúc với những dược phẩmco giật như: phenytoin, bacbiturat, carbamazepin và isoniazid, thì càng khiến gan trở nên nguy hiểm bởi tính độc hại của paracetamol.

Tác dụng phụ của thuốc paracetamol 500mg

Với những đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc, thì khi sử dụng paracetamol 500mg sẽ có một số biểu hiện kích ứng như dị ứng như ban đỏ, mày đay. Vì vậy, khi gặp những trường hợp này, bạn cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol 500mg

Bởi là một loại thuốc độc lợi đôi đường, nên khi sử dụng paracetamol 500mg, bạn cần phải lưu ý và ghi nhớ những điều sau đây:

Phải dùng Paracetamol 500mg hết sức cẩn thận cho những người có tiền sử bệnh thiếu máu.

Tuyệt đối không được uống rượu khi đang trong quá trình sử dụng thuốc.

Với trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú thì cần phải sử dụng một các cẩn thận và chỉ dùng khi thực sự cần thiết, còn không hãy hạn chế.

Nếu bạn sử dụng quá liều và xử trí sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc paracetamol. Lúc này, hậu quả mà bạn nhận được chính là hoại tử gan và thậm chí là tử vong. Để xử lý tình trạng này bạn cần tiến hành rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi uống, tiếp đến là sử dụng N-acetylcystein trong thời gian chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol với liều đầu tiên là 140mg/kg, tiếp theo là liều 70mg/kg, mỗi lần cách nhau 4 giờ.

Mong rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết: Tác dụng của thuốc paracetamol 500mg, sẽ giúp cho bạn được kết quả và tránh được những tình trạng xấu nhất khi sử dụng loại thuốc này.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên tacdungcuathuoc.com

Paracetamol 500Mg Là Thuốc Gì: Tác Dụng Và Liều Dùng?

Tên hoạt chất: paracetamol

Tên thay thế: acetaminophen

Phân nhóm: thuốc giảm đau và hạ sốt (không gây nghiện)

Những thông tin cần biết về thuốc Paracetamol 500mg

Bạn đọc cần nắm bắt những thông tin về loại thuốc này để sử dụng đúng mục đích với liều lượng và tần suất hợp lý.

Thuốc paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt, không gây nghiện đối với người dùng. Thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau nhức, cảm lạnh, sốt, nhức đầu,… Với các trường hợp mắc những bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ, tình trạng sưng viêm không đáng kể, paracetamol có khả năng tiêu viêm và giảm đau.

Một số tác dụng khác của thuốc có thể không được đề cập đầy đủ trong nội dung trên. Bạn cần liên hệ bác sĩ nếu muốn biết thêm những tác dụng khác. Đến nay, y học vẫn chưa giải thích được cơ chế hoạt động của thuốc paracetamol một cách chính xác.

Thuốc paracetamol chống chỉ định với những đối tượng sau:

Người mẫn cảm với những thuốc hoặc acetaminophen

Bệnh nhân gan

Đối tượng có tiền sử nghiện rượu

Các chuyên gia chưa tìm thấy tác dụng của thuốc lên phụ nữ mang thai hay phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên đây là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Paracetamol 500mg có nhiều dạng, cách sử dụng và liều lượng của từng dạng hoàn toàn khác nhau.

Nếu thuốc ở dạng viên uống, người trưởng thành không uống quá 4000mg mỗi ngày, mỗi lần dùng không quá 2000mg/ lần. Nếu có sử dụng rượu bia trước đó, bạn cần nói với bác sĩ để tránh những rủi ro phát sinh.

Đối với trẻ nhỏ, bắt buộc phải dùng thuốc chuyên biệt cho trẻ để dễ hấp thu và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, người lớn cần kiểm soát quá trình dùng thuốc của trẻ chặt chẽ.

Trong trường hợp paracetamol ở dạng lỏng, bạn cần dụng cụ đo đếm y khoa để dùng đúng liều lượng. Tuyệt đối không đo bằng muỗng gia đình để tránh tình trạng chênh lệch liều lượng. Có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ để biết liều dùng phù hợp.

Nếu không có cơ hội trao đổi trực tiếp với dược sĩ, bạn nên xem hướng dẫn trên bao bì để biết cách dùng chính xác.

Nếu paracetamol ở dạng viên nén nhai, bạn cần nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt để hoạt chất từ thuốc được hấp thu tối đa trong thời gian ngắn nhất.

Hòa tan hoàn toàn viên thuốc với ít nhất 120ml nước, uống ngay sau khi thuốc tan. Bạn nên tráng lại thuốc đọng lại ở ly bằng cách pha thêm ít nước để đảm bảo uống đủ liều lượng.

Khi đặt thuốc vào hậu môn, bạn cần nằm yên trong khoảng vài phút để thuốc tan ra và thấm vào cơ thể. Hạn chế tắm hay đi vệ sinh sau khi đặt.

Được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ, liều lượng phụ thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Chúng tôi không thể cung cấp số liệu chính xác.

Paracetamol được sử dụng với hai mục đích chính: giảm đau và hạ sốt. Liều dùng thông thường của thuốc phụ thuộc vào độ tuổi của người sử dụng.

Dùng hạ sốt: dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống tối đa 1000mg trong vòng 8 giờ. Với viên nén, dùng 2 viên (500mg/ mỗi viên) trong 4 – 6 giờ.

Dùng giảm đau: dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống tối đa 500mg trong 6 – 8 giờ. Với viên nén 500mg, chỉ nên dùng 1 lần trong 4 – 6 giờ.

Cần thận trọng khi sử dụng paracetamol cho trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo các dạng thuốc paracetamol dành cho trẻ em và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình điều trị.

Người lớn cần kiểm soát chặt chẽ khi trẻ dùng thuốc paracetamol Hạ sốt: trẻ từ 4 tháng đến 9 tuổi 30mg/ kg; trẻ trên 12 tuổi dùng liều lượng như người lớn.

Giảm đau: dùng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc uống. Với thuốc uống, trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên dùng 10 – 15mg/kg/ liều, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ; trẻ từ 1 tháng tuổi đến 12 dùng 10 – 15 mg/kg/liều, dùng cách nhau từ 4 – 6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Sau khoảng 30 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng. Tác dụng kéo dài trong 3 – 4 giờ tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người.

Paracetamol 500mg nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm thấp và ánh nắng mặt trời. Thuốc đặt hậu môn có thể bảo quản cả trong tủ lạnh.

Khi thuốc có dấu hiệu ẩm mốc, biến đổi màu sắc hoặc có mùi lạ tuyệt đối không được sử dụng tiếp. Tham khảo ý kiến của dược sĩ để biết cách xử lý thuốc hết hạn đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol

So với thuốc kháng viêm không steroid, paracetamol được xem là gây ra ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một số điều sau để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn từ loại thuốc này. Mặc dù không thường gặp nhưng đã có trường hợp bệnh nhân tử vong do sử dụng paracetamol quá liều.

Không sử dụng thuốc quá liều, với người trưởng thành, liều dùng tối đa là 4000mg mỗi ngày. Khi dùng thuốc cần tránh dùng rượu bia, chất kích thích đồng thời nên chia sẻ với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về gan hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Khi paracetamol tương tác với cồn trong rượu, bia sẽ gây ra những phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Khi nhận thấy những triệu chứng như sốt, lạnh, nhức khớp xương, mệt mỏi và suy nhược, thường xuyên buồn nôn, phát ban, vàng da và mắt,…bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay.

Ngoài bệnh nhân suy gan, thận, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng là đối tượng cần thận trọng khi dùng paracetamol. Bạn nên tham khảo những thông tin cần thiết khi dùng paracetamol cho bà bầu và phụ nữ cho con bú để hạn chế những tác dụng không mong muốn phát sinh trong thời gian điều trị.

Paracetamol 500mg có trong nhiều loại thuốc biệt dược, cần trình bày tất cả những nhóm thuốc (kể cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ) mà bạn đang sử dụng để bác sĩ xem xét việc sử dụng thuốc paracetamol. Dùng paracetamol trực tiếp cùng với những nhóm thuốc điều trị có chứa hoạt chất này làm tăng nguy cơ dùng quá liều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng.

2. Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol

Paracetamol có khả năng gây dị ứng và mẫn cảm với một số cơ địa, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường như:

Phát ban

Khó thở

Sưng mặt, môi, lưỡi

Sốt và buồn nôn

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày

Ăn ít và không ngon miệng

Nước tiểu đậm màu

Có dấu hiệu vàng da

Đây là những tác dụng phụ thường gặp nhất, một vài trường hợp sẽ gặp phải những tác dụng phụ hiếm gặp hơn. Vì vậy, bạn cần cảnh giác với những dấu hiệu bất thường và tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác khi được dùng chung với paracetamol 500mg, mức độ tương tác phụ thuốc vào từng loại thuốc. Tuy nhiên người bệnh nên chủ động ngăn chặn các tương tác này bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Các loại thuốc có khả năng tương tác với paracetamol 50mg như: acetaminophen, aspirin, caffeine, ibuprofen, naproxen, Tylenol, ramipril, sertraline,…

Trong trường hợp dùng thiếu một liều nhưng thời gian cách đó không lâu, bạn có thể uống trễ và giãn khoảng cách giữa 2 lần uống. Ngược lại, nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo đúng thời gian. Mặc dù không gây ra tác dụng nguy hiểm nhưng bạn cần sử dụng đều đặn để thuốc đem lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tình trạng quên dùng thuốc.

Khi bạn nhận thấy mình dùng quá liều hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục, dù lúc đó cơ thể chưa biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng. Nếu không nhận biết mình dùng quá liều nhưng cơ thể phát sinh nhưng triệu chứng như buồn nôn, đổ mồ hôi, đau dạ dày, cơ thể yếu nhanh, mất ý thức,… bạn nên đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

Trong trường hợp gặp những triệu chứng sau đây, bạn nên ngừng thuốc và chủ động tìm gặp bác sĩ:

Tình trạng sốt không thuyên giảm sau 3 ngày sử dụng

Xuất hiện cơn đau sau 7 ngày sử dụng, với trẻ nhỏ thì khoảng trong 5 ngày

Đau đầu liên tục, da phát ban, đỏ, sưng tấy

Triệu chứng có xu hướng trầm trọng hơn

Hoặc phát sinh những dấu hiệu mới

Bạn không nên lơ là trước những biểu hiện này, nếu không phát hiện kịp thời paracetamol có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc paracetamol 500mg, nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ. Thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra bất cứ lời khuyên nào thay thế chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Paracetamol 500Mg Là Gì? Công Dụng, Liều Dùng Ra Sao?

Thành phần: Paracetamol……………………… 500 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Quy cách: Hộp 5 vỉ x 10 viên (vỉ nhôm/nhôm)

Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 50 vỉ x 10 viên (Vỉ nhôm/ PVC).x

Lọ 100 viên; lọ 500 viên.

Không được sử dụng paracetamol với liều vượt mức khuyến cáo. Quá liều thuốc paracetamol có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Liều tối đa của paracetamol cho người lớn là 4g (4.000mg) mỗi ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang sử dụng đồ uống có cồn mỗi ngày thì liều tối đa khuyến cáo là 2g/ngày và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Trước khi dùng thuốc paracetamol, hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị bệnh gan hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê toa nào khác để trị ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc thuốc giảm đau mà không có ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Hoạt chất paracetamol có trong nhiều loại thuốc biệt dược mà bạn không biết, do đó nếu sử dụng một số thuốc cùng nhau, bạn có thể vô tình sử dụng quá liều paracetamol.

Vì vậy, bạn nên đọc nhãn của bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem nó có chứa paracetamol, acetaminophen hay APAP không. Bạn tránh uống rượu trong khi dùng thuốc này. Rượu có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan trong khi dùng thuốc paracetamol.

Bạn vẫn bị sốt sau 3 ngày sử dụng

Bạn vẫn bị đau sau 7 ngày sử dụng (hoặc 5 ngày nếu điều trị cho trẻ)

Bạn bị nổi ban da, đau đầu liên tục, đỏ hoặc sưng

Các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng mới.

Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol; một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.

Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả; thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp; và suy tuần hoàn.

Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

Bạn có thể bảo quản paracetamol ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm.

Các thuốc đặt hậu môn có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh.

Paracetamol có những dạng dùng và hàm lượng phổ biến như sau:

Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg

Gel, dạng uống: 500mg

Dung dịch, dạng uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml)

Siro, dạng uống: biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).

Liều hạ sốt cho người lớn

Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều giảm đau cho người lớn

Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên uống mỗi 4-6 giờ.

Liều hạ sốt và giảm đau cho trẻ em

Giảm đau: Dạng uống hoặc đặt hậu môn:

<= 1 tháng: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần.

Trên 1 tháng đến 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (tối đa: 5 liều trong 24 giờ)

4 tháng đến 9 tuổi: Liều khởi đầu: 30 mg/kg (Theo nghiên cứu, liều lượng này có hiệu quả hơn trong việc giảm sốt so với liều duy trì 15 mg/kg và không có sự khác biệt về độ dung nạp lâm sàng).

12 tuổi trở lên: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg trong 6-8 giờ.

Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Paracetamol: 150Mg, 320Mg, 500Mg, 650Mg

Paracetamol chính là acetaminophen, loại thuốc này được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ đến vừa phải (từ đau đầu, đau bụng do kinh nguyệt, đau răng, viêm xương khớp, đau nhức hoặc cảm lạnh/cúm) và giảm sốt.

Cấu trúc và phản ứng công thức paracetamol

Paracetamol có cấu trúc công thức hóa học là C8H9NO2, gồm có một vòng nhân benzene, được thế bởi một nhóm hydroxyl và nguyên tử ni-tơ của một nhóm amid theo kiểu para. Nhóm amid là acetamide (ethanamide). Đó là một chuỗi hệ thống liên kết đôi rộng rãi, như cặp đôi đơn độc trong hydroxyl oxygen, đám mây pi benzene, cặp đôi đơn độc ni-tơ, quỹ đạo p trong carbonyl carbon, và cặp đôi đơn độc trong carbonyl oxygen; tất cả đều được nối đôi.

Sự có mặt của hai nhóm hoạt tính này cũng làm cho vòng benzene phản ứng lại với các chất thay thế thơm có ái lực điện. Khi các nhóm thay thế là đoạn mạch thẳng ortho và para đối với mỗi cái khác, tất cả các vị trí trong vòng đều ít nhiều được hoạt hóa như nhau. Sự liên kết cũng làm giảm đáng kể tính ba-zơ của oxy và ni-tơ, khi tạo ra các hydroxyl có tính acid.

Tác dụng của Paracetamol là gì?

Tính chất Paracetamol (acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol) là sự chất chuyển hoá có hoạt tính của chất phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế thuốc aspirin, tuy nhiên, khác với aspirin thì thuốc paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam thì thuốc paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin mà thôi.

Thuốc Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người trong trạng thái bình thường. Thuốc này có tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu vùng ngoại biên.

Chỉ định dùng thuốc Paracetamol

Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.

Thuốc Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa như: đau đầu, đau bụng kinh, đau răng,… Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau ở cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.

Thuốc Paracetamol thuộc nhóm thuốc Tân Dược thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bị sốt, khi bị sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.

Chống chỉ định

Thuốc Paracetamol không phải ai cũng có thể dùng được, các trường hợp sau đây nghiêm cấm, hạn chế dùng thuốc Paracetamol:

Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.

Người quá mẫn với paracetamol và thành phần có trong thuốc.

Người bệnh thiếu hụt Glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Cách dùng thuốc Paracetamol đúng cách

Thuốc Paracetamol thường dùng uống. Ðối với người bệnh không thể uống, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng; tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.

Theo các Giảng viên Cao đẳng Dược tại các trường Cao đẳng Y Dược trên địa bàn Hà Nội thì: “Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn, quá 5 ngày ở trẻ em, trừ các trường hợp được bác sĩ chỉ định vì đau nhiều hoặc kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cấp tính, bệnh lý mãn tính cần các y bác sĩ chẩn đoán và điều trị có giảm sát.”

Ðể giảm thiểu nguy cơ sử dụng Paracetamol quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.

Đối với người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: Thuốc paracetamol thường dùng uống hoặc đưa vào trực tràng là dạng paracetamol 325mg – Paracetamol 650mg, cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết, và không quá 4 gam một ngày; liều một lần lớn hơn (ví dụ 1 g) có thể hữu ích để giảm đau ở một số người bệnh nhất định.

Ðể giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần, liều xấp xỉ như sau:

Trẻ 11 tuổi, 480 mg

Trẻ 9 – 10 tuổi, 400 mg

Trẻ 6 – 8 tuổi, 320 mg

Trẻ 4 – 5 tuổi, 240 mg

Trẻ 2 – 3 tuổi, 160 mg

Liều dùng Paracetamol trẻ dưới 2 tuổi có thể uống liều sau đây:

Cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 – 2 tuổi, 120 mg; trẻ em 4 – 11 tháng tuổi, 80 mg; và bé tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tùy theo mỗi bệnh nhi .

Một số chế phẩm của Paracetamol đang có mặt trên thị trường hiện nay

Chế phẩm viên nén: Paracetamol 500mg, Panadol 500mg, Donodol, Hapacol 500mg, Sotraphar NOTALZIN 650mg, Tiphadol 650mg …

Chế phẩm viên đạn: Efferalgan, Panadol 80 mg, Paracetamol 150 mg, 300 mg.

Chế phẩm dạng viên sủi: Paracetamol 500mg viên sủi, Efferalgan, Donodol, Panadol 500 mg, Hapacol 500 mg, Paracetamol 352mg.

Chế phẩm gói bột Efferalgan 80 mg, Hapacol 80 mg, Paracetamol 325mg.

Chế phẩm dạng bột tiêm: Pro-Dafalgan 2g proparacetamol tương đương 1g paracetamol.

Chế phẩm dạng dung dịch uống.

Các chế phẩm kết hợp với các thuốc khác:

Pamin viên nén gồm Paracetamol 400 mg và Chlorpheniramin 2 mg.Chlorpheniramin

Decolgen, Typhi… dạng viên nén gồm Paracetamol 400 mg, Phenyl Propanolamin 5 mg, Chlorpheniramin 2 mg có tác dụng hạ sốt, giảm đau, giảm xuất tiết đường hô hấp để chữa cảm cúm.

Efferalgan-codein, Paracetamol-codein, Codoliprane, Claradol-codein, Algeisedal, Dafagan-codein dạng viên sủi gồm Paracetamol 400-500 mg và Codein sulphat 20-30 mg có tác dụng giảm đau nhanh và mạnh, giảm ho.

Di-Antalvic dạng viên nang trụ gồm Paracetamol 400 mg và Dextro-propoxyphen hydrochloride 30 mg (thuộc nhóm opiat yếu) có tác dụng giảm đau mạnh.

Điều kiện an toàn để bảo quản thuốc là nhiệt độ dưới 40 độ C, tốt nhất là 15 – 30 độ C; tránh để đông lạnh dung dịch hoặc dịch treo uống

Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol

Ít gặp các trường hợp sau:

Gặp tại Da: Ban.

Gặp ở Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn.

Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.

Tại Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Xử trí khi gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn:

Nếu xảy ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, ngừng dùng Paracetamol ngay.

Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong quá trình điều trị các trường hợp quá liều Paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy nhiên, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là khoảng thời gian trong vòng 4 giờ sau khi uống.

(Thông tin mang tính chất tham khảo, liên hệ bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn tốt nhất)

Văn Quyết – Siêu Thị Thuốc Việt