Tác Dụng Thuốc Folic Acid / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tác Dụng Thuốc Acid Folic Và Cách Dùng Đúng Nhất

– Thuốc Acid Folic có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Acid Folic đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Khi có vitamin C, acid folic được chuyển thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và RNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường; thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B 12. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.

Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.

Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B 12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn. Các chế phẩm đa vitamin có chứa acid folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức độ thiếu thực sự vitamin B 12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B 12.

Mặc dù acid folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B 12 nhưng vẫn không được dùng nó một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B 12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hóa tủy sống bán cấp.

Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.

Nên bổ sung acid folic cho người mang thai, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic.

Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:

Duy trì: 5 mg, cứ 1 – 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.

Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 – 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.

Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B 12 ở một mức độ nhất định.

– Giá bán thuốc Acid Folic: 0 VNĐ

– Địa chỉ mua thuốc Acid Folic: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

– Toa thuốc Acid Folic chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Acid Folic.

– Xem kỹ tờ hướng dẫn về Acid Folic được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Acid Folic khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

– Để xa thuốc Acid Folic ngoài tầm với của trẻ em.

Những Tác Dụng Tuyệt Vời Của Acid Folic Cho Bà Bầu

Những tác dụng tuyệt vời của acid folic cho bà bầu

Tác dụng của axit folic

Được biết đến nhiều với cái tên acid folic nhưng thực chất chính là vitamin B9, loại vitamin này có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và phân chia tế bào, đặc biệt quan trọng trong sự hình thành của tế bào máu trong cơ thể.

Tác dụng của axit folic là giúp bổ máu, ngăn chặn các nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi, giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc sinh con ra suy dinh dưỡng. Nếu bổ sung đủ axit folic theo đúng liều lượng trước và trong quá trình mang thai sẽ giúp bé yêu hạn chế được đến 70% khả năng bị dị tật ống thần kinh.

Bổ sung đầy đủ acid folic cho bà bầu cũng giúp trẻ sinh ra không phải đối diện với nguy cơ hở hàm ếch hay mắc các bệnh lý về tim mạch.

Bên cạnh đó, việc thiếu acid folic cũng có thể là yếu tố nguy cơ của cao huyết áp với người mẹ trong thai kỳ. Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng axit folic có thể giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ và tim mạch. Nguy cơ một số loại ung thư bao gồm ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung và cả ung thư vú có thể giảm đi đáng kể nếu phụ nữ được dùng acid folic hợp lý. Tuy nhiên các lợi ích này vẫn còn cần phải được chứng minh thêm.

Việc thiếu hụt axit folic có thể gây những biến chứng cho mẹ và thai nhi như vừa kể trên, tuy nhiên việc dư thừa lượng vitamin này trong cơ thể sẽ gây ra các tác hại rất xấu cho sức khỏe cơ thể như thoái hóa tủy sống, với những người đang có u thì có thể khiến các khối u phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra các mẹ bầu có thể bị ngứa, phát ban, nổi mề đay hay rối loạn tiêu hóa nếu bổ sung acid folic quá liều cho cơ thể. Do đó, không nên quá ít cũng không nên quá nhiều, bạn nên bổ sung acid folic theo đúng tiêu chuẩn mỗi ngày và ước lượng chính xác số lượng đã nạp vào cơ thể để kiểm soát.

TPBVSK viên bổ sung PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập chúng tôi hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Thanh toán khi nhận hàng

Acid Folic Là Gì Và Có Công Dụng Như Thế Nào Với Sức Khỏe?

1. Acid folic là gì?

Acid folic (vitamin B9 – thuộc vitamin nhóm B). Đây là dưỡng chất rất cần cho quá trình phát triển và phân chia các tế bào và góp phần quan trọng cho sự hình thành của tế bào máu. Vitamin B9 cần trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, đặc biệt là cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.

Acid folic là chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển và phân chia tế bào của quá trình hình thành tế bào máu

Axit folic chứa trong các loại thực phẩm và cả trong thuốc uống bổ trợ. Một số thực phẩm chứa lượng axit folic tự nhiên gồm có:

Các loại rau xanh như rau chân vịt, diếp cá,… hay đậu bắp, bông cải, củ cải,… hay các loại hạt như đậu khô hay đậu hà lan,…

Các loại trái cây như chuối, quả chanh, cam, bưởi,…

Gan và thận của bò.

Ngoài ra, axit folic còn có trong các loại thực phẩm: sữa, ngũ cốc, bột mì,…

2. Vai trò của axit folic

Vai trò chung của acid folic trong cơ thể chính là sản xuất và duy trì những tế bào mới cũng như giúp phòng ngừa thay đổi của DNA gây ra bệnh ung thư. Axit folic được dùng như thuốc chữa trị chứng thiếu hụt axit folic và một vài bệnh thiếu máu gây ra bởi thiếu hụt axit folic. Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng kèm theo các loại thuốc khác giúp chữa trị bệnh thiếu máu ác tính. Thế nhưng thuốc không có khả năng chữa trị chứng thiếu hụt vitamin B12 và ngăn ngừa chứng tổn thương ở tủy sống.

2.1. Vai trò của axit folic trong quá trình mang thai

Phòng tránh khuyết tật bẩm sinh: trong giai đoạn mang thai, não và tủy sống của thai nhi đã bắt đầu hình thành trong tử cung thế nên rất cần bổ sung lượng vitamin B9 vào những giai đoạn quan trọng. Việc này sẽ giúp cho bé phát triển bình thường và mạnh khỏe, phòng ngừa những khuyết tật bẩm sinh xảy ra ở não và tủy sống.

Bổ sung axit folic trong quá trình mang thai giúp ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi

Phòng ngừa bệnh thiếu máu: vitamin B9 có vai trò vô cùng quan trọng hỗ trợ cho quá trình cung cấp những tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp sản xuất tế bào mới gồm có hồng cầu thế nên rất cần bổ sung đủ lượng vitamin B9 cho bà bầu và thai nhi để ngăn ngừa chứng thiếu máu. Từ đó, hạn chế các trường hợp sảy thai, sanh non, trẻ bị chứng rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng,…

Giảm khả năng mắc bệnh ung thư: axit folic có khả năng làm suy giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú. Một vài người dùng axit folic để phòng ngừa ung thư ruột kết hay ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn chặn bệnh tim, chứng đột quỵ, giảm lượng hóa chất trong máu.

Ngăn ngừa một số bệnh lý: vitamin B9 được sử dụng cho bệnh nhân mất trí nhớ, mất trí, suy giảm khả năng nghe, làm chậm quá trình lão hóa, loãng xương, trầm cảm, đau thần kinh,…

2.2. Vai trò của axit folic đối với trẻ nhỏ

Khả năng sử dụng ngôn ngữ: acid folic có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng phát triển chậm về mặt ngôn ngữ. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2011, so sánh giữa 2 nhóm bà mẹ có và không dùng axit folic cho thấy rằng nhóm người sử dụng vitamin B9 giảm được khả năng sinh con mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ. Thế nên việc bổ sung axit folic là rất cần thiết cho trẻ.

Axit folic có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em

3. Những loại thực phẩm có chứa acid folic

3.1. Bông cải xanh, bắp cải

Bông cải xanh, bắp cải là loại thực phẩm đứng đầu danh sách. Trung bình cứ nửa chén sẽ cung cấp 51 mcg axit folic. Những loại thực phẩm này rất thích hợp cho việc bổ sung vitamin B9 bơi chung dễ ăn, dễ tiêu hóa, không có phản ứng phụ. Ngoài ra, những thực phẩm này còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Thế nên, cần bổ sung loại thực phẩm này mỗi ngày.

Bông cải xanh, bắp cải là loại thực phẩm có chứa hàm lượng acid folic nhiều nhất

3.2. Bí đao

Đặc biệt là loại bí đao mùa đông có chứa hàm lượng vitamin B9 dồi dào. Một chén bí đao có chứa khoảng 15% nhu cầu vitamin B9 cần cho cơ thể hàng ngày. Ngoài ra, bí đao còn chứa vitamin B1, B6, vitamin C, niacin, pantothenic, kali,… Cũng giống với bí ngô, dưa hấu thì thực phẩm này dồi dào dưỡng chất, không gây phản ứng phụ và dễ ăn.

3.3. Nấm

Tất cả các loại nấm nói chung có có chứa nguồn dinh dưỡng acid folic, protein, vitamin, chất chống oxy hóa,… Ngoài ra còn có canxi, kali, đồng selen,…Nấm còn là thực phẩm có lượng mỡ, cholesterol, carbohydrate khá thấp rất thích hợp cho phụ nữ có thai. Nấm có khả năng làm giảm lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, tăng cường khả năng miễn dịch. Có thể chế biến nấm thành nhiều món ăn khác nhau nhưng cần chú ý phòng tránh nhiễm độc nấm.

3.4. Ớt chuông

Đây là loại thực phẩm có chứa folate và axit folic. Một chén khoảng 92 gram ớt chuông thô giúp bổ sung 10.5% nhu cầu axit folic cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, trong ớt chuông còn chứa vitamin B1, C, B6, kali, chất xơ,… Ớt chuông có nhiều màu khác nhau, thường có vị ngọt, dễ tiêu hóa, có mùi thơm và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

3.5. Đậu và những loại cây họ đậu

Có nhiều loại đa dạng như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành,… dồi dào axit folic và cũng là nguồn đạm, chất khoáng cần cho cơ thể. Trung bình một chén hoặc 30 gram đậu đóng hộp bổ sung khoảng 8% nhu cầu axit folic cần cho cơ thể hằng ngày. Nửa chén đậu luộc cho ta khoảng 12% nhu cầu axit folic cho cơ thể. Đặc biệt, loại thực phẩm này được đánh giá phù hợp cho người cao tuổi.

3.6. Mùi tây

Vừa giúp làm tăng hương vị cho món ăn vừa giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B9, chất chống oxy hóa và còn nhiều nguyên tố vi lượng giúp ngăn ung thư, kháng viêm, tăng sức đề kháng.

3.7. Hoa quả và nước ép

Các loại trái cây rất tốt cho sức khỏe con người bởi có chứa lượng acid folic như chuối, dưa gang, cam, bưởi,… Bạn có thể sử dụng ở dạng quả tươi hoặc nước ép. Đây là loại thực phẩm tự nhiên có sẵn, dồi dào axit folic rất tốt cho người cao tuổi nên sử dụng mỗi ngày.

Sử dụng trái cây dạng quả tươi hoặc nước ép đều tốt cho cơ thể

Tóm lại, acid folic là dưỡng chất rất cần cho cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt phụ nữ đang mang thai có nhu cầu cao gấp 4 lần bình thường thế nên cần chú ý bổ sung acid folic đầy đủ.

Azelaic Acid Là Gì? Tác Dụng Của Azelaic Acid Và Cách Dùng

Nếu bạn đang đang muốn tìm một thành phần skincare đa năng có khả năng trị mụn, sáng da, hỗ trợ điều trị Rosacea và đặc biệt ít kích ứng, dễ thấm thì Azelaic Acid là cái tên tuyệt vời

Azelaic Acid sẽ đặc biệt phù hợp với những bạn có làn da cực kì nhạy cảm, da yếu, hoặc mẹ bầu đang có thai vì tính an toàn của nó

Sau này mình sẽ giải đáp cho mọi người Azelaic acid là gì, tác dụng của Azelaic acid, cách dùng cũng như một số sản phẩm Azelaic acid chất lượng.

Azelaic acid là một dicarboxylic acid bão hòa có trong tự nhiên (được tìm thấy ở lúa mạch và lúa mì và một lượng nhỏ trên da và trong cơ thể người)

Azelaic acid đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá (cả viêm lẫn không viêm). Ngoài ra còn điều trị các tình trạng rối loạn tăng sắc tố da (nôm na là Azelaic giúp trị trị nám da và nốt ruồi ác tính hiệu quả)

Azelaic acid có một số đặc tính sau đây

tác dụng kháng khuẩn đối với cả vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí (P. acnes).

bình thường hóa quá trình sừng hóa của da

ức chế tyrosinase, enzyme quan trọng để hình thành hắc tố trên da

Một nguyên nhân nữa khiến Azelaic acid nên nằm trong routine chăm sóc da của bạn là bởi mức độ an toàn của thành phần này khá tốt và không có nhiều tác dụng phụ:

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Azelaic acid không độc hại, không gây nghiện và không gây quái thai

2. Tác dụng của Azelaic Acid

a) Azelaic điều trị tình trạng rối loại sắc tố da

Azelaic acid (AZ) thoa ngoài da (15-20%) được báo cáo là có hiệu quả chống lại tăng sắc tố da gây ra bởi:

Các tác nhân vật lý hoặc quang hóa,

Melanoderma sau viêm, nám, chloasma (mặt nạ thai kỳ/rám má),

Lentigo maligna (nốt ruồi ác tính), và các tổn thương nguyên phát của ung thư hắc tố lentigo maligna (hiệu quả khá khả quan, hơn 50% bệnh nhân không tái lại và các bệnh nhân tái lại cũng nhanh khỏi nếu sử dụng lại AZ) và malignant melanoma

Một số nghiên cứu về Azelaic trong việc điều trị rối loạn sắc tố da

– Breathnach và cộng sự [2] cho rằng 20% AZ có thể mang lại kết quả tốt cho điều trị tăng sắc tố sau bỏng, chấn thương vật lý, herpes zoster, mụn trứng cá và viêm. Tăng sắc tố do các chất hóa học cũng có thể điều trị bởi AZ. Tuy vậy, AZ không có tác dụng ngăn ngừa sắc tố da bình thường xuất hiện gây ra bởi các tia UV trong ánh sáng.

– Một nghiên cứu của Verallo và cộng sự [1] tìm thấy rằng khi chữa trị 155 bệnh nhân với cả AZ 20% và HQ 2%, mỗi ngày 2 lần trong 24 tuần thi kết quả là 73% bệnh nhân chữa trị với AZ cải thiện tốt, trong khi HQ 2% chỉ có cải thiện trong 19% bệnh nhân nhóm HQ.

– Đáng chú ý là nghiên cứu của Balina năm 1991 đã so sánh hiệu quả của Azelaic acid (AZ) trong việc điều trị melasma (nám da) với hydroquinone 4% (HQ) trên 329 người trong 24 tuần, sau khi được chứng minh là có hiệu quả vượt trội hơn hydroquinone 2%

b) Hiệu quả của Azelaic acid trị mụn

Bên cạnh trị thâm và nám, Azelaic Acid còn rất hiệu quả trong điều trị mụn và là phương pháp điều trị nhiều loại mụn khác nhau.

Trong bốn đặc điểm sinh lý bệnh chính của mụn như tăng sừng, sản xuất bã nhờn, tăng sinh vi khuẩn và viêm, thì Azelaic Acid dạng bôi tại chỗ giúp ổn định quá trình sừng hóa, giảm sự tăng sinh của P. acnes và đã được chứng minh là có hiệu quả với cả loại mụn không viêm và mụn viêm

Nghiên cứu về tác dụng của Azelaic acid trong việc trị mụn

Theo nghiên cứu của Cavicchini vào năm 1989 [3], khi so sánh với Benzoyl Peroxide 5% thì AZ là một phương pháp trị mụn hiệu quả cho mụn trứng cá đỏ.

Ông thực hiện 2 nghiên cứu, 1 nghiên cứu với mẫu là 100 bệnh nhân và nghiên cứu còn lại là mẫu 309 bệnh nhân để so sánh hiệu quả giữa Benzoyl Peroxide 5% và AZ 20%.

Kết quả của nghiên cứu mở với mẫu là 100 bệnh nhân là:

Mụn không viêm: giảm 32%% sau khi sử dụng 4 tháng. Không quan sát được sự cải thiện đáng kể trong những tháng sau.

Papulo pustular (mụn viêm, mụn mủ) cho thấy sự cải thiện rõ rệt sau 4 tuần về số lượng mụn viêm quan sát được. Sau đó, ở mốc 3 tháng và 6 tháng vẫn còn thấy sự cải thiện của da và mức độ cải thiện là 54% và 72% tương ứng.

Nodular acne và acne conglobata (mụn nang): do chỉ có một số lượng nhỏ bệnh nhân gặp loại mụn này nên tác giả không thể suy luận tổng quát về khả năng của AZ đối với mụn này.

Theo tác giả quan sát, AZ có tác dụng đáng kể trong việc giảm tổn thương sưng viêm, làm cho mụn mềm hơn và nhỏ lại. Trong 1 trường hợp mụn nang Nodular và 2 trường hợp Conglobata, việc điều trị lâu dài với AZ đã giúp bệnh nhân hoàn toàn hết mụn, chỉ để lại sẹo trong các lần kiểm tra sau đó. Trong một số trường hợp khác, AZ có hỗ trợ giảm sưng viêm nhưng không hoàn toàn giúp bệnh nhân khỏi bệnh

Bên cạnh đó, AZ cũng được so sánh và đánh giá về hiệu quả trị mụn với các thành phần phổ biến khác như tretinoin, erythromycin và tetracycline.

Cụ thể

Azelaic Acid vs Tretinoin: Trong thử nghiệm lâm sàng của Katsambas và cộng sự [9], khi điều trị trong 6 tháng với 289 bệnh nhân thì khả năng điều trị mụn không viêm của 20% AZ tương đương với 0,05% Tretinoin và ít tác dụng phụ hơn

Azelaic acid vs Erythromycin: AZ 20% có kết quả trị mụn viêm và không viêm tương đương với thuốc bôi 2% erythromycin (một loại kháng sinh trị mụn)

Ngoài ra, AZ cũng có khả năng tương đương với Tetracycline đường uống (với liều 0,5 – 1g/ ngày) ở mụn comedonal (mụn không viêm) và mụn viêm nhẹ – nặng

Sau 6 tháng, các bệnh nhân dùng Azelaic Acid đã khỏi 100% mụn nang! Họ cũng thấy giảm 88% mụn đầu trắng và sẩn, và giảm 70% lỗ chân lông bị tắc.

So sánh với Isotretinoin thì mụn nang của họ sạch 100%, và giảm 97% mụn đầu trắng và sẩn, và 83% lỗ chân lông bị tắc. Mặc dù nhìn tổng thể thì Azelaic Acid không đánh bại được Isotretinoin nhưng được xem là khá tốt và có thể là một liệu pháp thay thế cho Isotretinoin.

c) Hiệu quả của Azelaic acid trong điều trị Rosacea

Ngoài ra, theo Azelaic acid cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị Rosacea (chứng đỏ da).

Dữ liệu gần đây cho thấy sự hoạt động quá mức bất thường của hệ thống miễn dịch bẩm sinh là nguyên nhân chính dẫn đến sinh lý bệnh của bệnh rosacea. Azelaic acid 15% dạng bôi đã được chứng minh là làm giảm hoạt động của protease serine ở da và giúp đảo ngược những thay đổi này

Theo nghiên cứu của Elewski và đồng nghiệp [4]. Việc sử dụng Azelaic 15% trong 15 tuần đã cho thấy sự khả năng vượt trội hơn của Azelaic so với 0,75% metronidazole (một loại thuốc thường dùng trong điều trị Rosacea) trong việc điều trị các triệu chứng của Rosacea.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu [5], Azelaic 20% có hiệu quả đáng kể khi điều trị Rosacea trong 9 tuần với mức độ kích ứng nhẹ. Tác giả đã so sánh giữa Azelaic 20% và một loại gel giả dược bình thường và bệnh nhân được hướng dẫn thoa một loại một nửa bên mặt của mình. Sau 9 tuần, tác dụng của Azelaic acid đối với Rosacea được thể hiện rõ hơn bên nửa mặt sử dụng sản phẩm và rất ít kích ứng bị xảy ra, và không có bệnh nhân bỏ giữa chừng do tác dụng phụ.

Azelaic kết hợp với Benzoyl Peroxide/ Tretinoin/ Clindamycin/ hỗn hợp Erythromycin + Benzoyl Peroxide

Nghiên cứu chỉ ra kết quả là hiệu quả của Azelaic acid có thể được nâng cao hơn trong việc điều trị mụn nếu kết hợp với những dược phẩm khác như: Benzoyl peroxide 4% gel, hoặc clindamycin 1% gel, hoặc tretinoin 0,025%% hoặc hỗn hợp erythromycin 3% + benzoyl peroxide 5%.

Azelaic kết hợp với tretinoin trong điều trị nám da melasma

Như đã nói ở trên, thì Azelaic acid có tác dụng trị nám da khá tuyệt vời. Và hiệu quả của Azelaic sẽ được nâng cao hơn nếu kết hợp với tretinoin 0,05%. Khi so sánh kết quả của kết hợp Azelaic và Tretinoin với tác dụng của Azelaic riêng lẻ, tác giả phát hiện rằng Tretinoin làm tăng khả năng giảm sắc tố của Azelaic acid, thể hiện bằng khả năng đáp ứng nhanh hơn và cải thiện đáng kể hơn trong 3 tháng đầu khi sử dụng và đồng thời cũng mang lại tỷ lệ đánh giá tốt hơn khi kết thúc liệu trình.

Azelaic kết hợp với AHA

Azelaic acid có thể kết hợp với AHA để điều trị tăng sắc tố cho các bệnh nhân có da tối màu thay cho hydroquinone 4%. Hydroquinone là một chất làm sáng da, điều trị tăng sắc tố hiệu quả cho các làn da sáng màu, tuy vậy ở các làn da tối màu hơn có thể làm tình trạng tăng sắc tố da tồi tệ hơn.

Nhóm nghiên cứu sử dụng Azelaic acid 20% và glycolic acid 15 – 20% so sánh với Hydroquinone 4% trong nghiên cứu kéo dài 24 tuần và cho thấy kết hợp Azelaic và AHA có hiệu quả tương đương với HQ 4%, tuy nhiên có tác dụng phụ là kích ứng nhiều hơn.

Azelaic kết hợp với Salicylic Acid

Không có quá nhiều nghiên cứu về sự kết hợp giữa Azelaic acid và Salicylic acid, ngoại trừ một bài mình tìm được là so sánh peel Azelaic 20% + BHA 20% so sánh với peel TCA (trichloroacetic acid) 25% trong việc điều trị mụn.

Kết quả cho thấy, peel AZ + BHA giảm rõ rệt số lượng mụn viêm của bệnh nhân hơn khi so sánh với peel TCA, tuy nhiên peel TCA lại giảm số lượng mụn không viêm tốt hơn; khi so sánh tổng quát ở cuối liệu trình thì 2 peel đều có tác dụng trị mụn hiệu quả đối với mụn nhẹ – vừa và không có sự khác biệt nhau rõ ràng, tuy nhiên peel AZ và BHA ít tác dụng phụ như kích ứng hơn. Từ đó có thể thấy có thể kết hợp Azelaic acid và BHA để trị mụn viêm

II. Cách sử dụng Azelaic Acid và sản phẩm Azalaic tham khảo

1. Cách sử dụng Azelaic acid

Liều dùng: khoảng 1 đốt ngón tay, mỗi ngày 1 lần (có thể sử dụng sáng hoặc tối, tùy rountine). Sử dụng trước hay sau kem dưỡng đều được, tùy vào sản phẩm mà bạn dùng

Theo tham khảo từ anh blogger simpleskincarescience và kinh nghiệm cá nhân của mình, bạn có thể sử dụng sau khi rửa mặt sạch và trước khi sử dụng kem dưỡng.

Thời gian: Nếu trị mụn viêm, bạn có thể thấy kết quả sau khoảng 4 tuần. Nếu điều trị rối loạn sắc tố, có thể kéo dài đến 6 tháng để thấy kết quả rõ rệt

Nên chọn Azelaic acid dạng gel hay kem?

Về texture sản phẩm, sản phẩm dạng gel được cho là sẽ mang lại hiệu quả cao hơn do khả năng thâm nhập vào da tốt hơn so với sản phẩm dạng kem

2. Một số sản phẩm Azelaic tốt hiện nay

Là một thành phần tuyệt vời nhưng Azelaic acid lại ít phổ biến, có thể là do đây là một thành phần khá mới (được FDA chấp thuận năm 2002 để điều trị Rosacea, còn những thành phần trị mụn khác đã được nghiên cứu từ lâu).

Ngoài ra, một lý do nữa là Azelaic thường được xem là có hiệu quả từ 15 – 20% trở lên mà các sản phẩm Azelaic ở nồng độ này đều là thuốc kê theo đơn, còn các thuốc OTC thì chỉ từ 10% trở xuống nên hiệu quả không tốt bằng.

Tuy vậy, sau khi tìm hiểu một thời gian thì cũng tìm được một số sản phẩm, thuốc azelaic acid để recommend cho các bạn đây!

Lưu ý: Sản phẩm chứa Azelaic ở mục a) và b) là dược mỹ phẩm, mục c) là mỹ phẩm

a) Azelaic nồng độ 20%

2) Skinoren: 20% dạng kem

Dạng kem Skinoren chứa nhiều thành phần hơn dạng gel, cung cấp nhiều chất làm mềm da hơn nên phù hợp với các bạn da thường và da khô.

b) Azelaic nồng độ 15%

Mua trên Shopee

c) Azelaic nồng độ 10%

2) The Ordinary: sản phẩm dạng gel-cream thấm nhanh, phù hợp cho hầu hết các loại da và được hãng gợi ý sử dụng vào bước cuối cùng như kem dưỡng sau serum và dầu dưỡng

[1][2][3][4][5]Tìm hiểu thêm về những thành phần khác: Carmichael, A. J., Marks, R., Graupe, K. A., & Zaumseil, R. P. (1993). Topical azelaic acid in the treatment of rosacea. Journal of Dermatological Treatment, 4(sup1), S19-S22. Elewski, B. E., Fleischer, A. B., & Pariser, D. M. (2003). A comparison of 15% azelaic acid gel and 0.75% metronidazole gel in the topical treatment of papulopustular rosacea: results of a randomized trial. Archives of dermatology, 139(11), 1444-1450. Cavicchini, S., & Caputo, R. (1989). Long-term treatment of acne with 20% azelaic acid cream. Acta Derm Venereol Suppl (Stockh), 143, 40-44. Breathnach, A. C., Nazzaro-Porro, M., Passi, S., & Zina, G. (1989). Azelaic acid therapy in disorders of pigmentation. Clinics in dermatology, 7(2), 106-119. Verallo-Rowell, V. M., Verallo, V., Graupe, K., Lopez-Villafuerte, L., & Garcia-Lopez, M. (1989). Double-blind comparison of azelaic acid and hydroquinone in the treatment of melasma. Acta dermato-venereologica. Supplementum, 143, 58-61.