Tác Dụng Tắm Lá Tía Tô Cho Trẻ Sơ Sinh / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Có Nên Tắm Lá Tía Tô Cho Trẻ Sơ Sinh?

by Nguyễn Phương747 Views

Tắm lá tía tô có tác dụng gì?

Tía tô (Perilla) là một loại cây trồng hoang dã, thuộc họ bạc hà, rất phổ biến tại các nước châu Á. Ở mỗi nơi nó sẽ có hình dạng, màu sắc, hương vị và cách sử dụng khác nhau.

Lá của nó thường được dùng để thêm vào các món ăn như một hương liệu giúp món ăn thơm ngon hơn. Rễ, hạt, quả, hoa của nó cũng được nhiều quốc gia dùng để làm gia vị.

Nó cũng được coi là một loại thảo dược tự nhiên, có nhiều công dụng như : trị ho, trị cảm, giảm sốt, trị nhức đầu, an thai, giảm đau bụng đầy hơi, giảm nôn hoặc tiêu chảy, giải nhiệt,…

Dân gian truyền rằng cho lá tía tô vào nước tắm sẽ giúp ra nhiều mồ hôi, giảm sốt, trị nấm da, giảm ngứa da,…Tinh dầu từ lá tía tô còn giúp giải tỏa mệt mỏi, đau nhức, giải tỏa stress không kém gì các tinh dầu các loại hoa.

Rất nhiều người đã áp dụng cách dân gian này và phải công nhận rằng nó rất hiệu quả. Mặc dù thế, lợi ích mà nó mang lại là khác nhau ở mỗi người.

Có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh thường hay bị hăm, rôm sảy, phát ban, nổi mụn, nấm ở trên da; đặc biệt là vào mùa hè nóng ẩm.

Một số bà mẹ dùng các loại thuốc Tây cho con mà chữa mãi không khỏi nên chuyển sang cách dân gian đó là tắm lá tía tô.

Đúng là có nhiều trường hợp các bé sơ sinh khỏi luôn chỉ sau vài lần tắm lá tía tô nhưng cũng có không ít bé bị nhiễm trùng da, viêm da nặng sau khi tắm lá này, phải nhập viện để điều trị.

Nhẹ thì để lại vết thâm, vết sẹo trên da; nặng hơn là nhiễm trùng máu, viêm các bộ phận bên trong. Mặc dù trường hợp này hiếm nhưng không phải không có.

Chính vì thế, bố mẹ rất phân vân không biết có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh hay không?

Theo các bác sĩ da liễu, tắm lá tía tô mặc dù tốt cho da nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

Lý do là vì lá tía tô cũng như các loại lá cây khác, đều chứa vi khuẩn, bụi bẩn, mảnh xác côn trùng và còn có thể chứa các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,… bị nhiễm gián tiếp từ các loại cây trồng để ăn xung quanh đó.

Da người lớn dày, khỏe nhưng da trẻ sơ sinh thì mỏng, nhạy cảm, non nớt hơn rất nhiều. Vì thế những thành phần này có thể gây kích ứng, dị ứng cho da bé.

Hoặc nếu chỉ tắm một hai lần thì không sao nhưng nếu tắm lá tía tô thường xuyên và không tráng lại nước sạch thì những thành phần này có thể sẽ tích tụ lại trên da. Khi thời cơ (da bé bị xước, bị thương hoặc lở loét) đến sẽ “tấn công” và gây nhiễm trùng da.

Tin đồn tắm lá tía tô làm trắng da là không có cơ sở khoa học. Da trắng chủ yếu là do gen và do chống nắng tốt. Nếu tắm lá tía tô mà thực sự làm trắng da thì có lẽ các hãng mỹ phẩm đã phá sản hết rồi.

Mặc dù có nhiều trẻ tắm lá tía tô rất hợp nhưng cũng có trẻ không, do đó tốt nhất không nên dùng lá tía tô hay bất kì loại lá nào khác để tắm cho con mình mà không chắc chắn về nó.

Mặc dù có thể nhiều người xung quanh bạn khẳng định rằng tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh rất tốt nhưng bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định. Cái gì cũng ẩn chứa rủi ro, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.

Tắm Nước Lá Tía Tô Cho Trẻ Sơ Sinh Có Nên Hay Không?

Bất cứ cha mẹ, ông bà nào khi sinh con ra đều mong muốn con yêu luôn được khỏe mạnh. Những các bé khi mới sinh thường hay bị kê, ngứa, rôm sảy gây không ít khó chịu cho trẻ, thậm chí khiến trẻ quấy khóc, bú kém.

Chị Hoàng Thị Thanh tại Hà Đông chia sẻ với chúng tôi.

Hồi trước mình bầu bì thường xuyên dùng bột tía tô đắp mặt, rồi ngâm chân vừa để làm đẹp da vừa giúp dễ ngủ, đỡ tê bì chân tay hơn. Hồi bầu to được khoảng 8 tháng là mình ngủ ít hẳn đi nên tối nào cũng chịu khó ngâm chân với nước lá tía tô cho dễ ngủ. Rồi sẵn tiện ngồi đắp mặt nạ tía tô làm đẹp da. Mình thì còn trẻ, kinh nghiệm nuôi con không có nên lúc sinh cũng chẳng chuẩn bị gì nhiều. Ở thành phố thì đâu có lá cây, rễ cây gì như các cụ ngày xưa đâu mà tắm, mình toàn nhờ người tắm cho bé bằng chanh tươi. Với cả thực ra mình cũng lo các loại cây cỏ tắm lấy ngoài đồng giờ không an toàn, nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu…

Tắm nước lá tía tô cho trẻ sơ sinh có nên hay không?

Không ngờ khi sinh bé được khoảng hơn chục hôm thì thấy người bé nổi mẩn, rôm sảy hết cả, bé đau nên quấy khóc nhiều hơn. Gọi về cho mẹ hỏi thì mẹ kêu lấy gié kê tắm cho bé, mình nhờ mua về tắm được 2 -3 hôm không thấy đỡ, cũng không biết phải bôi thuốc gì khi bé còn ít ngày quá mà con thì cứ quấy khóc. Lên mạng tìm hiểu, được mấy mẹ bỉm sữa mách ở thành phố không có lá tắm thì mua lá tía tô tắm cho trẻ sơ sinh hiệu quả lắm, chỉ vài hôm là hết ngay rôm sảy. Lúc ấy mới sực nhớ ra là mình còn lọ Bột tía tô Akina đắp mặt hồi trước, liền lấy ra hãm nước tắm luôn cho bé. Buổi trưa tắm xong thấy bé ngủ được giấc dài hơn, đỡ ọ ọe. Vì trước đó mình dùng đắp mặt rồi nên mới dám yên tâm không gây dị ứng gì, nên đem tắm luôn cho con. Tiếp tục tắm nước lá tía tô cho bé được khoảng 3 -4 ngày thì các nốt rôm sảy bay hết luôn, con ngủ ngoan, không quấy khóc, thấy tốt nên ngày nào mình cũng pha nước lá tía tô tắm cho bé. Tới nay bé nhà mình đã được 6 tháng không còn thấy bị rôm sảy gì nữa. Nhưng thỉnh thoảng mình lại lấy nước lá tía tô tắm cho con. Cũng bởi nước lá này làm rất thuận tiện, chỉ cần lấy bột hãm nước sôi rồi pha thêm với nước cho đủ tắm chứ không mất công hái rửa rồi đun nấu chứ ở nhà 2 mẹ con ôm nhau làm gì có thời gian đâu mà làm như vậy.

Chị chia sẻ thêm: Hồi ấy em còn điện thoại lên hỏi các anh chị ở công ty xem dùng bột này tắm cho bé được không, không biết các anh chị còn nhớ không? Với cả được các anh chị mách cho mẹo uống nước lá tía tô rồi cho bé bú trước khi tiêm phòng, lá tía tô giúp hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng cùng với tắm thường xuyên nên trộm vía cu cậu nhà mình từ hồi sinh tới giờ chẳng ho hay sốt gì bao giờ. Giờ thì cu cậu lớn hơn rồi, ai cũng khen trộm vía giống bố đẹp trai, được làn da trắng giống mẹ.

Nói chuyện với mẹ mình về tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh mẹ cũng bảo lúc ấy không nghĩ ra tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh chứ tắm lá tía tô trị mụn, rôm sảy tốt lắm, còn làm đẹp da nữa.

Theo các nghiên cứu cho thấy các thành phần tinh dầu và hoạt chất trong lá này có tính kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, chống dị ứng hiệu quả nên có tác dụng rất tốt với trường hợp mụn, rôm sảy… Theo Đông y cây é tía rất lành tính, không độc có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ và người già.

Tắm Lá Tía Tô Cho Trẻ Sơ Sinh Trị Rôm Sẩy Tại Nhà Đơn Giản

Hướng dẫn cách tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh trị rôm sẩy hiệu quả, an toàn. Cách tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Lá tía tô có tác dụng gì?

Lá tía tô thường được coi là một thứ rau thơm trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như: bún, cháo,… Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị, lá tía tô còn là một dược liệu rất quý trong việc điều trị một số loại bệnh như sốt, ho, rôm sảy.

Theo Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, trị bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, giải sốt, khi cộng với hành sẽ có tác dụng giải cảm cho người bị cảm.

Không những vậy, lá tía tô cũng là một loại lá giải nhiệt, làm mát rất tốt, có tác dụng trị rôm sảy ở trẻ hiệu quả, lại còn an toàn và không gây kích ứng da.

Trị rôm sảy bằng lá tía tô thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn cách tắm bằng lá tía tô

Bước 1: Đem lá tía tô nhặt lấy lá tươi. Sau đó đem ngân lá tía tô khoảng 10 phút với muối để loại bỏ thuốc trừ sâu. Vớt lá tía tô để ráo, cho vào máy xay cùng 100ml nước, sau đó lọc lấy nước trong.

Bước 2: Pha 1 thau nước ấm, cho nước tía tô vào. Các mẹ nhớ thử lại độ ấm trước khi cho trẻ vào tắm để tránh làm con bị bỏng. Da trẻ nhạy cảm và yếu hơn da người lớn rất nhiều nên cần đặc biệt cẩn thận khi tắm cho con.

Bước 3: Tắm cho trẻ trong khoảng 3-5 phút, sau đó tắm lại 1 lượt bằng sữa tắm và lau khô mình mẩy cho con, mặc vào cho bé quần áo rộng rãi, thoáng mát.

Ngoài ra mẹ còn có thể tắm cho trẻ với lá tía tô theo cách sau:

– Lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày.

– Để nước lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho bề mặt khô rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn

Mẹ nhớ nên tắm cho trẻ liên tục với tía tô 2-3 lần mỗi ngày và điều trị trong 1 tuần. Sau khi lá tía tô trên da con khô đi thì bạn cho con tắm hoặc lau sạch bằng nước ấm để da bé luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Ngoài lá tía tô, còn một số loại lá khác khi tắm cũng cho hiệu quả trị rôm sảy cao như lá khế, lá mảnh bát, lá nha đam,…

Ăn lá tía tô trị rôm sẩy

Ngoài cách tắm, để trị rôm sảy bằng lá tía tô cho trẻ, mẹ có thể giã lá tía tô rồi đem nấu sôi với 1 ít nước. Chắt lấy nước pha với chút đường cho con uống hoặc dùng nấu canh hoặc nấu cháo cho con ăn vừa ngăn cảm cúm lại có tác dụng trị rôm sảy cho con.

Ngoài lá tía tô, mẹ có thể cho trẻ ăn một số thực phẩm khác như dưa chuột, bột sắn,… có thể giúp bổ sung vitamin, làm mát cơ thể, giúp điều trị rôm sảy tích cực.

Những lưu ý khi tắm lá tía tô cho trẻ

Chọn lá tía tô

Khi nấu nước lá

Các mẹ nhớ không nấu nước lá quá đặc, không phải cứ càng nhiều lá tía tô thì công dụng càng tốt. Chỉ pha một lượng lá vừa đủ! Dùng nhiều lá sẽ làm tinh bột trên lá đọng lại trên da, dễ gây viêm da, nhiễm khuẩn da cho trẻ.

Lưu ý khi tắm

+ Trước khi tắm bằng lá tía tô, mẹ cần xác định xem con có thuộc loại da nhạy cảm hay không. Để tránh trường hợp da bé dị ứng với lá tía tô, mẹ có thể thử bằng cách đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên 1 vùng nhỏ trên tay của bé để theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không. Nếu không, mẹ mới bắt đầu tắm cho trẻ. Ngoài ra cũng không nên vắt thêm chanh vào nước tắm.

+ Lá tía tô không làm sạch được chất nhờn trên da, vì vậy sau khi tắm lá vẫn nên tắm lại bằng sữa tắm, loại dùng riêng cho trẻ sơ sinh.

+ Không tắm lá tía tô cho trẻ khi trẻ đang bị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, viêm da, trầy xước da,… để tránh làm nhiễm trùng da trẻ.

Bật Mí Tác Dụng Của Lá Tía Tô Với Trẻ Sơ Sinh

Theo các tài liệu Đông Y, cây tía tô là cây dạng thảo chứa tinh dầu (0,3-0,5%), chủ yếu là tinh dầu perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin có tác dụng long đờm, chữa ho, giảm đau, giải độc… Đây cũng là những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh mà mẹ nào cũng có thể tận dụng để chăm sóc con khỏe mạnh. Với loại cây lành tính này, mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho bé.

Hạ sốt cho bé bằng lá tía tô

Uống nước lá tía tô để hạ sốt cho bé là một trong những công dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ cách sắc nước lá tía tô để uống hoặc nấu cháo tía tô ăn rồi cho bé bú thật nhiều vào hôm trước khi cho bé đi tiêm phòng. Như vậy bé đỡ bị sốt cao. Thực hư vấn đề này thế nào?

Uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố.

Lưu ý: Bên cạnh việc dùng lá tía tô để hạ sốt cho bé, khi bé bị sốt ra mồ hôi nhiều, mẹ nên mặc đồ thoáng mát cho bé, dùng khăn mềm ấm lau lưng, nách, bẹn cho bé tránh tình trạng để mồ hôi ướt người bé lâu dễ gây cảm lạnh.

Lá tía tô không chỉ được dùng làm rau gia vị mà còn được dùng trong nhiều bài thuốc cho trẻ sơ sinh

Bài thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô

Đối với trẻ bú mẹ: Lấy khoảng 10 cành tía tô, mẹ rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú trước khi đi tiêm phòng cho trẻ và sau khi đi tiêm phòng. Khi bé bị sốt không do tiêm phòng, mẹ cũng áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt.

Đối với trẻ uống sữa công thưc: Đối với những bé bú sữa công thức, mẹ giã khoảng 20g lá tía tô lấy nước cốt, pha với một chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml(nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần.

Hạ sốt cho bé sơ sinh bằng “da tiếp da” Khi con bị sốt, mẹ nghĩ ngay đến điều gì? Lau mát hay thuốc hạ sốt? Bên cạnh những giải pháp phổ biến này, các mẹ còn có thể áp dụng da tiếp da để giảm nhiệt độ cho bé

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô

Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là trị ho cho bé. Các ghi chú về Đông Y mô tả lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá tía tô cũng có tác dụng long đờm nên rất có ích cho trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm. Bài thuốc với lá tía tô trị ho cho trẻ rất đơn giản dễ thực hiện.

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách làm: Các nguyên liệu này rửa sạch để ráo nước. Cho vào cối giã nát tất cả hỗn hợp này rồi lọc lấy nước cốt, thêm 5gr đường phèn vào hỗn hợp rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần.

Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml(nửa muỗng cà phê). Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng tiếng và có đờm nhiều. Cho bé uống lượng nhỏ một vài giọt mỗi lần để các chất tinh dầu ngấm dần giúp diệt khuẩn, làm giảm các cơn đau rát cổ họng gây khó chịu cho bé.

Tác dụng trị rôm sảy bằng lá tía tô với trẻ sơ sinh

Lá tía tô được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn nên mẹ có thể dùng tía tô để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu da bé bị ngứa, mụn nhọn chỉ tắm đều đặn một tuần sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn mà không cần bôi bất kì một loại thuốc nào khác.

Lưu ý, không nên dùng nước lá tía tô tắm cho bé trong trường hợp da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ dễ gây nhiễm khuẩn.

Cách nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô

Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối để loại bỏ hết bụi bẩn và lông tơ trên lá dễ gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Sau đó đem xay nát, rồi dùng rây lọc lấy nước cốt dùng nấu nước tắm cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể để nguyên lá nấu nước cho bé, sau đó gạn nước lấy nước loại bỏ phần lá.