Tác Dụng Sữa Mầm Đậu Nành / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cách Làm Sữa Mầm Đậu Nành

Tạo hóa sinh ra người phụ nữ với đường nét khác biệt tạo nên điểm hấp dẫn giới tính: ngực nở, eo thon với đường cong hình chữ S. Điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt chính là hormone nội tiết đặc trưng cho nam và nữ. ở Nam giới: hormone androgen, testosterol quyết định vẻ nam tính, cơ bắp săn chắc, thì sự mềm mại ở nữ đó chính là estrogen. Tuy nhiên sau tuổi 30 khả năng cơ thể tự sản sinh estrogen suy giảm dần, cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu của quá trình lão hóa: da xuất hiện nếp nhăn, giảm độ đàn hồi, chức năng sinh lý suy giảm, da tóc khô, khô âm đạo khiến nhiều chị em mất tự tin. Không những thế hiện nay nhiều phụ nữ trẻ thiếu hụt hormone estrogen cũng gây vấn đề suy giảm khả năng sinh lý, ngực nhỏ, da nhiều mụn trứng cá…

Do đó phương pháp làm đẹp da, chống lại quá trình lão hóa hiệu quả là bổ sung, câng bằng lại nội tiết tố nữ thông qua một số sản phẩm chứa nhiều estrogen thực vật: thực phẩm dễ tìm kiếm chính là mầm đậu nành. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: – Các bạn có thể ủ mầm đậu nành: ngâm mỗi ngày 200g hạt đậu nành vào nước ấm đến khi nào đậu nở ra không còn nhăn nheo ở vỏ nữa. ủ sau 1-2 ngày khi thấy đậu nảy mầm thì rửa sạch có thể xay làm sữa mầm đậu nành uống vừa rất tốt cho sức khỏe, vừa là giải pháp làm đẹp hữu hiệu.

Nguyên liệu làm sữa mầm đậu nành

Mầm đậu nành: 300g (đã ủ chừng 1-2 ngày và độ dài mầm khoảng 1-2cm)

Đường kính: 100g

Túi lọc hoạc rây (khăn xô)

Máy say sinh tố

Cách làm sữa mầm đậu nành

Bước 1: Các bạn rửa sạch mầm đậu nành , dùng tay chà nhẹ đậu vào rổ cho tróc bớt vỏ hạt.

Bước 2: Cho vào máy say sinh tố với chút nước và say nhuyễn

Bước 3: Dùng khăn xô hoặc túi lọc hoặc có thể dùng rây lọc bỏ bã đậu chỉ lấy phần nước , nên chia đậu là nhiều lần xay nếu đậu quá nhiều vì như thế đậu sẽ không nhuyễn. Lọc lại chỗ sữa đậu vừa vắt được một lần nữa để loại bỏ hết những cặn bã

Bước 4: Cho sữa đậu đã lọc được vào xoong nấu chín, trong khi nấu bạn nhớ khuấy đều tay để sữa không bị khê và nên nấu nhỏ lửa, và lúc nồi sữa chuẩn bị sôi thì bạn cho nhỏ lửa nhất để tránh sữa trào ra khi sôi quá to

Bước 5: Sau khi nấu xong nồi sữa nếu thích uống nóng bạn có thể cho luôn đường vào nồi sữa đậu và uống nóng hoặc cũng có thể để nguội uống kèm với đá cho mát.

Lưu ý khi sử dụng sữa mầm đậu nành

Ngoài ra Thế Giới Rau Mầm sẽ chia sẻ với bạn những điều không nên làm khi uống sữa mầm đậu nành nhằm giúp bạn có được điều tốt nhất khi uống sữa.

1. Không để sữa trong bình giữ nhiệt

2. Không pha sữa với đường đỏ (loại đường màu vàng)

3. Không uống quá nhiều sữa mầm đậu nành cùng lúc

4. Không uống sữa với thuốc và ăn kèm với bánh ngọt

5. Không uống sữa khi đói

Với công dụng siêu tốt của sữa mầm đậu nành chắc chắn rằng đây là loại sữa bạn không nên bỏ qua trong thực đơn gia đình mình. Hãy làm theo đúng công thức, bạn sẽ trở thành nhà nội trợ tài ba nhất.

Hướng Dẫn Cách Làm Sữa Mầm Đậu Nành Tại Nhà

Sữa mầm đậu nành được làm từ nguyên liệu chính là hạt đậu nành nảy mầm và sữa, kết hợp với các thành phần tự nhiên khác tạo nên một sản phẩm giải khát bổ dưỡng giàu vitamin, khoáng chất và năng lượng.

Các bạn biết đó, sau tuổi 30 khả năng cơ thể tự sản sinh estrogen suy giảm dần, cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu của quá trình lão hóa: da xuất hiện nếp nhăn, giảm độ đàn hồi, chức năng sinh lý suy giảm, da tóc khô, khô âm đạo khiến nhiều chị em mất tự tin. Không những thế hiện nay nhiều phụ nữ trẻ thiếu hụt hormone estrogen cũng gây vấn đề suy giảm khả năng sinh lý, ngực nhỏ, da nhiều mụn trứng cá… Để tránh những tình trạng trên, việc bổ sung, câng bằng lại nội tiết tố nữ rất cần thiết và sữa mầm đậu nành là một trong những sản phẩm chứa nhiều estrogen thực vật nhất.

Đậu nành nói chung là nguồn nguyên liệu cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá cho con người, đặc biệt nó vô cùng có lợi đối với sức khỏe phụ nữ. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm sữa từ hạt đậu nành, tuy nhiên nhắc đến dòng sản phẩm sữa từ mầm hạt đậu nành thì ít ai biết.

Nguyên liệu làm sữa mầm đậu nành

Mam dau nanh: 400g (đã ủ chừng 1-2 ngày và độ dài mầm khoảng 1-2cm)

Đường kính: 150g

Túi lọc hoạc rây (khăn xô)

Máy xay sinh tố

Cách làm sữa mầm đậu nành

Bước 1: Các bạn rửa sạch mầm đậu nành , dùng tay chà nhẹ đậu vào rổ cho tróc bớt vỏ hạt.

Bước 2: Cho vào máy xay sinh tố với chút nước và xay nhuyễn.

Bước 3: Dùng khăn xô hoặc túi lọc hoặc có thể dùng rây lọc bỏ bã đậu chỉ lấy phần nước, nên chia đậu làm nhiều lần xay, nếu đậu quá nhiều sẽ khó nhuyễn. Lọc lại chỗ sữa đậu vừa vắt được một lần nữa để loại bỏ hết những cặn bã.

Bước 4: Cho sữa đậu đã lọc được vào xoong nấu chín, trong khi nấu bạn nhớ khuấy đều tay để sữa không bị khê và nên nấu nhỏ lửa, và lúc nồi sữa chuẩn bị sôi thì bạn cho nhỏ lửa nhất để tránh sữa trào ra khi sôi quá to

Bước 5: Sau khi nấu xong nồi sữa nếu thích uống nóng bạn có thể cho luôn đường vào nồi sữa đậu và uống nóng hoặc cũng có thể để nguội uống kèm với đá cho mát.

1. Không để sữa trong bình giữ nhiệt

2. Không pha sữa với đường đỏ (loại đường màu vàng)

3. Không uống quá nhiều sữa mầm đậu nành cùng lúc

4. Không uống sữa với thuốc và ăn kèm với bánh ngọt

Với công dụng siêu tốt của sữa mầm đậu nành chắc chắn rằng đây là loại sữa bạn không nên bỏ qua trong thực đơn gia đình mình. Hãy làm theo đúng công thức, bạn sẽ trở thành nhà nội trợ tài ba nhất.

[sc:Address]

Tổng hợp

Tác Dụng Phụ Của Sữa Đậu Nành

Sữa đậu nành là sản phẩm sữa kết hợp với đậu nành. Chất lượng của sữa đậu nành không giống với sữa bò, vậy nên được coi là sản phẩm sữa không thể thiếu của những người không thể tiêu hóa được sữa bò. Trong thời gian gần đây, sữa đậu nành trở nên phổ biến vì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không phải là không có tác dụng phụ. Đậu nành không chứa các chất dinh dưỡng giống như sữa bò trừ khi đó là sản phẩm được tăng cường.

Không ai là không biết sữa đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và nguy cơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Sữa đậu nành có chứa hàm lượng phytoestrogens cao. Các hợp chất này được coi là có cấu trúc tương tự như estrogen.

Bệnh tim mạch và đột quỵ

Isoflavones được tìm thấy trong sữa đậu nành gây ra ức chế tập tiểu cầu hoặc vón cục dẫn tới ức chế sự đông máu. Một cục máu đông có thể chặn dòng chảy của máu đi qua các động mạch khiến tắc nghẽn ở động mạch vành hay não, kết quả dẫn tới cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Suy tuyến giáp

Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp (đây là loại enzyme thuộc nhóm enzyme khử oxy). Tuyến giáp cần có Iốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Iốt sẽ không thể vào tuyến giáp mà không được enzyme peroxidase tuyến giáp ôxi hóa. Đậu tương chính là nguyên nhân của quá trình này, vì nó làm giảm lượng hormone tuyến giáp. Bệnh nhân có hàm lượng hoóc môn tuyến giáp thấp thường bị mệt mỏi, thờ ơ, rụng tóc, trí nhớ kém và bị bệnh bướu cổ.

Nhầm lẫn về canxi

Sữa bò là nguồn chứa canxi cao, nhưng sữa đậu nành thì không, trừ khi loại sữa đậu nành đó là sữa đậu nành tăng cường canxi. Vì vậy, hãy đọc nhãn cẩn thận khi mua hàng để đảm bảo rằng sản phẩm đó có bổ sung canxi, hoặc nếu không thì cần có biện pháp bổ sung canxi thích hợp khác.

Ngay cả khi sữa đậu nành có chứa canxi bổ sung, thì phytates – một loại men tiêu hóa trong đậu nành cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, vì vậy bạn chỉ có khoảng 75% của canxi bổ sung.

Uống Sữa Đậu Nành Có Tác Dụng Gì?

Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đại đậu, tên khoa học là Glycine Soia Siebold et Zucc, thuộc họ cánh bướm. Thành phần toàn cây gồm có: nước 12%, gluxit 16%, protein 24%, muối khoáng 6% và các chất khác có nitơ, các vitamin B1, B2, PP, A, D, E, các loại men.

Thế giới đã thống kê được trên 1.000 loại đậu nành gồm đủ cỡ (to nhỏ) và sắc màu (đỏ, vàng, xanh, nâu và cả đen). Đậu nành ít chất bột, nhiều đạm và dầu, giá rất rẻ được dùng làm thực phẩm chế biến đủ loại thực phẩm như đậu phụ, dầu đậu nành, tương sữa đậu nành, bột đậu nành, sốt đậu nành và miso… Đậu nành còn được chế biến thành bơ margarines, kể cả xà bông và plastic. Nước Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về xuất cảng, sản xuất và chế biến đậu nành. Trước đây các nhà khảo cứu đã chỉ ra lợi ích của đậu nành như làm giảm cholesterol trong máu do có 4 chất là: chất xơ, chất saponins, chất phytosterols và cả chất lecithin cùng lượng nhỏ vitamine E, đậu nành còn là chất chống ung thư nhờ các chất như: protease inhibitors, trypsin inhibitor, isoflavones, polyphenols, phytate, và methionine.

Lợi ích của sữa đậu nành

Trong đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng nên hạt đậu nành được dùng làm sữa đậu nành, bột đậu nành trộn bột ngũ cốc, ca cao dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường, người bị thấp khớp, bệnh gout, người mới ốm dậy, người lao động quá sức…

Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông.

Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, đây là loại protein không gây ra phản ứng dị ứng ở những trẻ có dị ứng với sữa bò và loại protein này có thêm một lợi thế nổi trội bởi nó có thể làm mất một lượng canxi nhất định trong thận.

Sữa đậu nành còn là loại sữa không chứa lactose trong khi khoảng 25% dân số thế giới không thể ngăn chặn đường lactose khi lactose không hề tốt cho sức khỏe.

Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành tương đương với sữa bò. Sữa công thức làm từ sữa đậu nành cho em bé của bạn đáp ứng đầy đủ tương đương với tỷ lệ dinh dưỡng có trong sữa công thức làm từ sữa bò và như vậy sữa đậu nành có thể hoàn toàn bảo đảm hoàn thành việc đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất cho em bé của bạn.

Đối với nam giới, sữa đậu nành thường được cho là không có lợi, nhưng đối với phụ nữ và đặc biệt là trẻ em thì sữa đậu nành có tác dụng rất tốt. Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh dành cho trẻ nhỏ. Sữa đậu nành đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.

Hầu hết các mẹ đã quen với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa bò hoặc sữa dê, nhưng có một loại sữa cũng có lợi ích to lớn đối với sự phát triển của trẻ đó là sữa đậu nành mà cho đến nay, nhiều bậc cha mẹ không biết rằng sữa đậu nành cũng cung cấp những lợi ích tương tự và thậm chí tốt hơn so với sữa bò đối với sự sinh trưởng của cơ thể trẻ.

Như vậy nếu phân tích kĩ thì lợi ích của sữa đậu nành cho trẻ em là rất tốt để con yêu của bạn “đối phó” với bệnh dị ứng sữa bò và hơn thế nó cũng cho dinh dưỡng tốt tương đương với sữa bò. Vì vậy, nếu bạn có con không thích hoặc bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành là một sản phẩm rất tốt để các mẹ cân nhắc thay thế.

Tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ Sữa đậu nành đẹp da

Làn da căng mềm, mịn màng luôn là niềm mơ ước của mỗi phụ nữ, đặc biệt là những ai đang bước dần qua ngưỡng tuổi 30. Chính vì thế, isoflavone và genistein tìm thấy trong đậu nành là phương thức dưỡng da ít tốn kém mà mỗi người phụ nữ có thể dùng hằng ngày để loại trừ tế bào chết dưới da, tăng độ đàn hồi và vẻ khỏe khoắn, đầy sức sống cho làn da của mình.

Sữa đậu nành giàu vitamin, dinh dưỡng

Mỗi hạt đậu nành nhỏ bé nhưng lại chứa một lượng chất dinh dưỡng lý tưởng với đầy đủ protein, 8 loại axit amin và các vitamin A, E, B12, kẽm… có tác dụng làm giảm cholesterol, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa, phòng ngừa loãng xương. Đặc biệt, isoflavone có trong đậu nành – tương tự như estrogen ở nữ giới, giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Cải thiện 3 vòng

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống sữa đậu nành liên tục trong ba tháng sẽ thấy rõ sự biến đổi trong vóc dáng, đặc biệt là vùng mỡ bụng khó bảo. 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể có trong sữa đậu nành có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết insulin, giúp giảm và duy trì số đo vòng 2 đúng chuẩn.

Kéo dài tuổi xuân

Sữa đậu nành chứa một lượng lớn isoflavone nên uống chúng, phái đẹp như được “tiêm” thêm lượng hormone nữ estrogen vào cơ thể, giúp đào thải tế bào chết, kéo dài sinh lực và vẻ đẹp của người phụ nữ.

Người bạn của phụ nữ trung niên

Không chỉ có tác dụng tích cực với phụ nữ nói chung, sữa đậu nành là thức uống đặc biệt khuyên dùng với phụ nữ trung niên. 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày là liệu pháp giúp phụ nữ mãn kinh giảm căng thẳng tâm lý và những suy giảm về thể chất, phòng ngừa các chứng bệnh phụ khoa thường gặp.

Ngoài những tác dụng làm đẹp của sữa đậu nành, bạn cần lưu ý những tác dụng phụ của sữa đậu nành cũng khiến bạn phải lo lắng và e ngại đó. Những điều lưu ý khi sử dụng đậu nành:

– Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.

– Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành. Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng thì càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

– Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành.Trong đường đỏ có chứa nhiều các a xit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

– Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

– Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

– Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

– Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, ngừơi có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.

– Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.