Tác Dụng Sữa Chua Trái Cây / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

“Mix” Sữa Chua Và Trái Cây

Để chế biến thành món ăn mới lạ, hấp dẫn và tận dụng những trái cây có sẵn trong tủ lạnh, nhiều cô gái trộn sữa chua và trái cây thành món bắt mắt. Trái cây và sữa chua đều bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi kết hợp với nhau thì không phải ai ăn cũng tốt, thậm chí nếu nếu lạm dụng sẽ rất gây hại cho sức khỏe.

Hại dạ dày

Lượng axit và vi khuẩn có lợi trong sữa chua là những thành phần giúp kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu kết hợp sữa chua với các loại trái cây có tính chua như cam, quýt, cóc, khế, xoài,… sẽ đẩy lượng axit lên cao, dễ gây hại cho người bị đau dạ dày, lâu ngày ảnh hưởng và ăn mòn thành dạ dày gây ra các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Cần cân nhắc trước khi ăn sữa chua và trái cây (Ảnh: Food Network)

Ngoài ra, trong thành phần của các loại trái cây này có tính acid và trong sữa chua lại chứa nhiều protein. Khi chúng kết hợp lại với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể gặp tình trạng trướng bụng, khó tiêu hoặc thậm chí là đau bụng tiêu chảy.

Tăng cân nhanh

Ở khía cạnh khác, vì nghĩ sữa chua giảm cân, nhiều người đã ăn tăng liều lượng, ngoài ra còn kết hợp với nhiều hoa quả để mong vừa giảm cân, vừa đẹp da. Kết hợp nhiều trái cây vào sữa chua vô tình biến một bữa ăn vặt thành bữa chính, vì cung cấp nhiều calo và chất dinh dưỡng.

Điều này khiến cơ thể bị tăng cân một cách mất kiểm soát, bởi thành phần tạo nên sữa chua là sữa bò hoặc sữa dê… hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua vẫn rất cao, hoa quả kèm theo sữa chua cũng đa số chứa nhiều đường, nên không những phát huy được được tác dụng giảm cân mà khiến bạn tăng cân nhanh hơn.

“Mix” hợp lý

Nếu muốn trộn sữa chua với trái cây tươi, bạn nên dùng sữa chua không mùi để ở nhiệt độ thường. Một số loại trái cây “an toàn” để trộn chung cùng sữa chua có thể kể đến như: táo, đào, chuối, bơ, bí đỏ, đu đủ…

Thêm vào đó, sữa chua cũng có thể kết hợp với các loại trái cây đã được sấy khô, quế hay mật ong.

Một số gợi ý tạo hỗn hợp sữa chua hoa quả

Sữa chua với đào chín, chuối chín.

Sữa chua trộn chung với quả bơ chín.

Sữa chua trộn với khoai lang.

Sữa chua trộn cùng sốt táo (thêm một ít tinh dầu quế thơm, nếu cần).

Sữa chua trộn với quả lê.

Sữa chua trộn với carrot nấu chín và đào chín.

Sữa chua trộn với mầm lúa mì hoặc quả việt quất.

Sữa Chua Yakult Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Sữa Chua Yakult Đúng Cách

Tìm hiểu về sữa chua Yakult

Sữa chua uống Yakult là sữa uống lên men từ sữa bột gầy; đường; nước và chủng khuẩn Lactobacillus casei shirota. Mỗi chai Yakult có chứa hơn 6,5 tỷ khuẩn L.casei shirota. Không giống với những chủng khuẩn khác; khuẩn L.casei shirota có khả năng kháng dịch vị dạ dày và dịch vị mật tiến đến ruột mà vẫn sống; hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng sức đề kháng.

Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến nhiều người chọn các loại thức ăn nhanh; nhiều đường; giàu chất béo; đạm; ít chất xơ; cộng với thói quen ăn vội vã; thất thường; uống nhiều bia rượu… vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại trong đường ruột có cơ hội sinh sôi nảy nở. Việc uống thức uống lên men như Yakult mỗi ngày đã trở thành thói quen của hàng triệu người trên thế giới với mong muốn giữ gìn đường ruột khỏe mạnh.

Vậy sữa chua Yakult có tác dụng gì?

Làm tăng vi khuẩn có lợi và làm giảm vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Giảm sự hình thành các độc tố trong đường ruột.

Giúp ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và ngăn ngừa ung thư.

Chủng khuẩn L.casei Shirota kháng được dịch vị tiêu hóa; tiến đến ruột và phát triển trong ruột; và sẽ hỗ trợ cho sức khỏe bằng cách:

Làm tăng vi khuẩn có lợi và làm giảm vi khuẩn gây hại; giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Làm giảm sự hình thành các chất gây hại; các độc tố và ức chế sự hình thành các chất gây hoại tử ruột.

Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột; ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.

Điều hòa hệ miễn dịch; ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và ung thư.

Đặc biệt sản phẩm tốt không những cho trẻ nhỏ mà cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bởi một trong những chức năng chính của Yakult là giúp ngăn ngừa táo bón. Phụ nữ mang thai thường dễ bị táo bón.

Chính nhờ những ưu điểm vượt trội trên mà các loại sữa chua uống của Yakult đang được rất nhiều người dùng tin tưởng và sử dụng hằng ngày.

Tuy nhiên ngoài những ưu điểm vượt trội trên thì dòng sản phẩm này của Yakult vẫn còn một số nhược điểm đáng tiếc. Đó chính là Yakult là sản phẩm không thích hợp cho những người bị dị ứng đường ruột hay dị ứng với sản phẩm; và những người không có khả năng dung nạp được sữa.

Những người có bệnh lý về tiểu đường thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dòng sản phẩm sữa chua uống của Yakult này. Vì trong mỗi sản phẩm Yakult có chứa khoảng 14.2g đường.

Sữa chua uống như thế nào đúng cách

Sản phẩm sữa chua uống của Yakult chỉ thích hợp cho trẻ em từ trên 1 tuổi. Nguyên nhân là do trong thành phần sản phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic; nên hệ tiêu hóa của trẻ trên 1 tuổi mới có thể đủ hoàn thiện để có thể hấp thụ hết lượng lớn lợi khuẩn trên. Chính nhờ điểm này mà sử dụng sản phẩm sữa chua uống là một trong những cách chữa trẻ bị táo bón hiệu quả; nhờ khả năng cân bằng được hệ tiêu hóa của trẻ từ 1 tuổi trở lên hay cả cho những người lớn. Bên cạnh đó sản phẩm này không thích hợp dùng cho những đối tượng trẻ bị dị ứng với sữa và các sản phẩm làm từ sữa.

2/ Lượng sữa chua uống dùng 1 ngày cho bé là bao nhiêu?

Với thành phần như thế thì bạn chỉ cần cho bé sử dụng 1 hộp sữa chua uống Yakult cho một ngày là vừa đủ. Bạn cũng không nên cho bé sử dụng quá nhiều trong một ngày vì nếu bé uống quá nhiều sẽ khiến dư thừa lượng axit quá nhiều trong dạ dày của bé; từ đó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các loại enzim trong hệ tiêu hóa của bé. Điều này có thể làm giảm vị giác của trẻ và làm mất cân bằng cấu trúc điện phân của hệ tiêu hóa.

3/ Cách sử dụng cùng với các thực phẩm khác

Ngoài việc cho bé uống trực tiếp sản phẩm sữa chua uống của Yakult thì bạn có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để giúp bé có thể ăn ngon; và cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết hơn cho trẻ.

Bạn có thể tham khảo những sự kết hợp sau:

Kết hợp cùng tinh bột, đây là cách kết hợp có lợi nhất cho hệ tiêu hóa của bé. Bạn có thể thêm bánh, ngũ cốc hay các loại trái cây tươi ngon; giàu vitamin vào cho bé sử dụng chung với sữa chua uống của Yakult.

Không dùng chung sản phẩm sữa chua uống này với các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo hay đồ hộp; thịt muối hay xúc xích. Nguyên nhân là do các loại thực phẩm này có chứa nhiều thành phần Nitrit nên khi kết hợp với sữa chua uống có thể sản sinh ra nitrosamines là một hợp chất có thể gây ung thư.

Bạn lưu ý cũng không nên dùng chung sữa chua uống Yakult với các loại thuốc kháng sinh. Vì các loại lợi khuẩn có lợi trong sản phẩm sẽ bị các chất kháng sinh tiêu diệt.

Không nên đun nóng, hay cho các loại đồ ăn vào sữa chua uống của Yakult để sử dụng. Vì nhiệt độ cao sẽ làm các loại lợi khuẩn bị tiêu diệt nên mất tác dụng của sản phẩm.

Bạn cũng nhớ lưu ý là không sử dụng sản phẩm này khi trẻ đang bị đói. Vì thời điểm này cơ thể bé không thể dung nạp được các chất có trong sản phẩm mà còn làm cho cơn đói của bé cồn cào và khó chịu hơn. Bạn nên cho bé nhà mình sử dụng sản phẩm sau bữa ăn khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng 30 phút.

Trong quá trình sử dụng bạn và gia đình cũng nên lưu ý khi kết hợp với các loại thực phẩm và các sản phẩm khác như trên để; đảm bảo bé hấp thụ một cách trọn vẹn các dưỡng chất bên trong thành phần sữa chua uống của Yakult.

Tác Dụng Của Sữa Chua Trên Da

2,104 total views, 1 views today

Sữa chua đã được sử dụng trên da mang lại lợi ích làm đẹp từ thời cổ đại. Tại Ấn Độ, sử dụng sữa chua cho da vẫn được đánh giá là một cách tuyệt vời để xóa mụn trứng cá và mụn nhọt. Ngay cả nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập cổ đại đã nổi tiếng về việc tắm sữa chua hàng ngày của mình mà giữ sáng làn da của mình và trẻ trung.

Bài viết sẽ trình bày những lợi ích của sữa chua cho da, các chất dinh dưỡng mạnh mẽ mang lại những lợi ích này và công thức sử dụng sữa chua cho da khoẻ, sáng mịn.

Kẽm

Mỗi 100 g sữa chua chứa 1 mg kẽm với các tác dụng:

Có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm sưng đỏ do mụn gây ra hoặc phát ban.

Là một chất làm se nhẹ, có nghĩa là nó có thể giúp làm săn chắc các mô.

Cần thiết cho việc tái tạo tế bào và tăng trưởng của các mô.

Làm giảm bớt mụn trứng cá và mụn nhọt.

Giúp điều hòa sản xuất dầu tại các tuyến bã nhờn, do đó ngăn ngừa da nhờn và mụn trứng cá thường xuyên.

Axit lactic

Axit lactic là một trong những thành phần quan trọng trong sữa chua, được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Lý do tại sao nó là rất tốt cho da bao gồm:

Giảm bong trốc và giữ ẩm da khô, làm da mịn.

Giúp ngăn ngừa nếp nhăn và làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn đã tồn tại.

Canxi

Phần lớn các lớp biểu bì của da có chứa canxi, canxi quan trọng cho da bởi vì:

Chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và chữa lành da khô.

Tạo điều kiện đổi mới da.

Vitamin B

Riboflavin giữ cho làn da sáng và ngậm nước.

Riboflavin là cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và tái sinh tế bào.

Riboflavin bảo vệ tế bào da khỏi tác hại oxy hóa của các gốc tự do.

Vitamin B5 có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc sản xuất các chất béo.

Sử dụng sữa chua đúng cách:

Khi mua sữa chua để sử dụng trên làn da, hãy chắc chắn sữa chua là không đường. Sữa chua có mùi hương có thể gây kích ứng và làm trầm trọng thêm mụn nhọt hoặc phát ban hiện có.

Các công dụng cụ thể của sữa chua:

Áp dụng sữa chua trên khuôn mặt thường xuyên có thể làm giảm xuất hiện của các khuyết điểm và nốt ruồi, tàn nhang và làm sáng da. Không cần phải dùng quá nhiều sữa chua lên khuôn mặt khi đắp mặt nạ, chỉ cần hai muỗng cà phê là đủ, thêm một vài giọt chanh hoặc nước cam. Những loại nước ép có chứa axit citric, được biết đến với tính chất làm trắng da của nó. Chỉ nên giới hạn 3-5 giọt nước chanh, quá nhiều axit xitric có thể gây tổn thương da.

    Thu nhỏ lỗ chân lông

    Để thu nhỏ và thắt chặt lỗ chân lông lớn trên da, nhẹ nhàng dùng một muỗng cà phê sữa chua đắp lên mặt. Chờ khoảng 10-15 phút cho da hấp thụ, sau đó rửa sạch sữa chua bằng nước mát.

    Mẹo nhanh: Ngay lập tức sau khi gỡ bỏ mặt nạ, nhớ để sử dụng một loại kem dưỡng ẩm (có thể sử dụng dầu ô liu) để làm dịu và mềm da hơn.

      Ngăn ngừa da mụn

      Có rất nhiều biện pháp khắc phục để thoát khỏi mụn trứng cá nhanh chóng. Sữa chua là một thành phần quan trọng được sử dụng trong những phương cách điều trị, chủ yếu là dưới dạng mặt nạ dưỡng. Sữa chua có tính axit trong tự nhiên, giúp nó tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn và mầm bệnh từ bên trong cơ thể.

        Xóa mờ nếp nhăn

        Một trong những lợi ích có giá trị nhất của sữa chua cho da là nó có đặc tính chống lão hóa, giúp chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do gây nguy hiểm cho da bởi vì chúng lấy nguyên tử oxy ra khỏi tế bào da, gây tổn hại. Các gốc tự do cũng gây ra những nếp nhăn xuất hiện trên da.

        Chú ý: Khi đợi cho mặt nạ sữa chua khô, đảm bảo rằng bạn không mỉm cười, nói chuyện, hoặc di chuyển các cơ mặt của bạn.

Nấm Sữa Chua Kefir Là Gì, Có Tác Dụng Gì, Cách Nuôi Con Giấm Sữa Chua (Men Sữa Chua) Với 6 Bước

Nấm sữa chua Kefir hay còn được gọi là con giấm Kefir, sữa chua Kefir đều là một loại, thực chất là một thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi, giúp bạn cân bằng hệ tiêu hóa. Nấm Kefir có nhiều dinh dưỡng và trị liệu hơn so với sữa chua. Bên cạnh đó, Kefir có nhiều tên gọi khác nhau: nấm kefir, hạt kefir, nấm sữa, men sữa, men kefir, sữa chua kefir.

Nấm sữa Kefir là gì – Công dụng và cách nuôi con giấm đơn giản tại nhà

Kefir là một loại nấm sữa của Tây Tạng, là những đám vi sinh vật dạng keo sống cộng sinh kết dính với nhau, ăn sữa để nuôi thân và chúng luôn luôn cần sữa và không khí để phát triển mỗi ngày. Nấm sinh trưởng theo cách tự đẻ thêm những vụn nhỏ và những vụn nhỏ ấy sẽ dần dần dính thành chùm, thành khối lớn hơn.

Khác biệt hẳn với các loại nấm khác. Kefir thuộc nhóm nấm men, là một loại vi khuẩn ăn sữa tươi. Chúng sản sinh ra một số loại men có lợi cho cơ thể, rất giàu khoáng chất, vitamin và có chức năng rất tốt để chống lại những vi trùng gây bệnh cho con người.

Nếu ăn nấm trong một khoảng thời gian nhất định, loại “vi khuẩn” này sẽ giúp cơ thể của bạn dễ hấp thu, đặc biệt có tác dụng tốt đối với trẻ biếng ăn và bà bầu. Ngoài ra nấm còn hỗ trợ chữa bệnh (bệnh tim mạch, huyết áp, gan, phổi,..), duy trì tế bào phát triển tốt, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.

Các chế phẩm từ sữa luôn chứa rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ và nấm sữa Kefir cũng là một trong những cái tên khá hot trong thời gian gần đây bởi những lợi ích mà nó mang đến cho mọi người.

Sữa chua Kefir – Nấm sữa Kefir là gì ? Có nguồn gốc từ đâu ?

Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều điều huyền bí. Tại vùng đất huyền thoại này đã sản sinh ra nhiều kỳ hoa dị thảo có tác dụng tuyệt vời và nổi tiếng thế giới như đông trùng hạ thảo, nấm tuyết linh chi….

Tây Tạng có một sản phẩm thiên nhiên nữa có tác dụng làm da trắng ngần, mịn màng, đồng thời còn giúp giữ gìn và duy trì sức khoẻ, đó là nấm tuyết Tây Tạng, hay còn gọi là nấm Tuyết Liên, giấm Nhật, nấm Kefir.

Công dụng của Sữa Nấm Kefir ra sao?

Nấm sữa Tây Tạng Kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu.

Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt.

Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp… nếu ăn sữa nấm trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh.

Giúp chữa bệnh tim, tuần hoàn máu, xơ cứng động mạch , thiếu máu , bệnh hô hấp, phổi hen xuyễn . Làm tan sạn trong thận và mật .đường tiểu tiện . Lở loét bao tử , lao ruột và thập nhị tràng ,tiêu chảy , táo bón

Trị mọi trường hợp lỡ loét .

Ngừa và trị bệnh huyết áp cao. Làm tan mỡ trong máu , ngăn chận sự tập trung của tế bào mỡ đặc biệt ở vùng bụng của người lớn . Nhờ đó giữ được sự cân xứng , tránh mập phệ .

Ngăn chặn sự bành trướng các tế bào lão hoá , nhờ đó kéo dài được tuổi thọ .

Thần kinh rối loạn , mất ngủ, kém ăn , chán nản ,buồn bã .

Làm cân bằng lượng đường lactose trong máu , nhờ đó trị được bệnh tiểu đường .

Mật, yếu gan, Đau gan vàng da .

Trị thận suy. Làm tái tạo tế bào tóc, nhờ đó trị được bệnh rụng tóc , giúp tóc mọc nhiều và đen hơn .

Ung thư nội tạng, phổi, gan, thận, mật , ruột, bao tử,máu ngứa và bệnh ngoài da, trong uống ngoài thoa ( rửa sạch và bôi rửa nhiều lần)

Có đầy đủ chất bổ cho cơ thể .

So sánh sữa Kefir với sữa chua khác nhau thế nào?

Sữa kefir và sữa chua đều là những sản phẩm sữa lên men và chúng có chứa các vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên sữa Kefir có chứa các vi khuẩn có lợi mà không được tìm thấy trong sữa chua như Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species.

Kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, nó có thể kiểm soát và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh khác cho cơ thể bằng cách thâm nhập vào màng niêm mạc nơi chứa các vi khuẩn có hại chúng tạo thành một nhóm SWAT loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột.

Nấm men và vi khuẩn có lợi trong Kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với sữa chua bằng cách giúp tiêu hóa các thực phẩm mà bạn ăn và luôn giữ cho đường ruột luôn sạch và khỏe mạnh.

Do kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua nên nó dễ dàng tiêu hóa hơn. Đặc biệt nó rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mõi và hay rối loạn tiêu hóa.

Cách nuôi nấm sữa chua Kefir đơn giản tại nhà không bị chết

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm nấm sữa

1 bịch sữa tươi không đường để ở nhiệt độ phòng.

Ly thủy tinh

Một cái nồi to đủ đặt ly vào nằm ngang.

Kéo

Vải màn mỏng (khăn sữa em bé) sạch

Vài cọng thun.

Cách làm nấm sữa Kefir ngon tuyệt

Bước 1: Cho nước vào nồi, đun sôi. Nước sôi tắt bếp cho ly vào đặt ngang ra dùng đũa lăn đều ly để khử trùng sau đó vớt ly ra. Cho kéo vào khử trùng vớt kéo ra.

Bước 2: Úp ly xuống một cái rổ để một lúc cho hơi nước bốc đi hết ly nguội lại (tuyệt đối không lau ly vì sẽ khiến ly bị nhiễm khuẩn trở lại).

Bước 3: Bịch sữa phải khô ráo (tránh tình trạng lấy từ trong tủ lạnh ra xả lạnh mà trên bịch sữa còn đọng nước). Nếu bịch sữa đọng nước phải dùng khăn khô lau sạch.

Bước 4: Lấy kéo đã khử trùng (không dùng miệng cắn xé bịch) cắt xéo miệng bịch nhẹ nhàng rót vào ly từ từ.

Sau đó lấy vải màn đậy ly lại, lấy thun cột vải màn với miệng ly cho cố định kéo căng vải màn ra là xong. để ly sữa vào nơi khô ráo thoáng mát sau từ 4-5 ngày chậm nhất là một tuần sẽ thu được sản phẩm.

Bước 5: Và thành quả là đây: Đổ phần sữa đấy qua một chiếc ray để lấy phần sữa chua tự nhiên chảy xuống hết. Tuyệt đối không dùng thìa để ép sữa qua ray. Phần sữa còn lại trong ray chỉ dùng thìa khuấy nhẹ để lấy phần sữa còn lại.

Bước 6: Lấy nước uống đổ qua ray một lúc các bạn sẽ thấy sản phẩm thu hoạch được là những “miếng” giống như bã đậu màu trắng sữa là men.

Tiếp tục cho phần men đấy vào một ly sữa tươi tiếp theo để nuôi tiếp. Những lần sau thì sẽ không cần phải trụng ly gì cả, cứ đổ sữa ra ly cho men vào là chúng sống.

Những lưu ý quan trọng khi nuôi nấm Kefir

Khi cấy lần đầu, tất cả các dụng cụ đều phải đảm bảo thật sạch.

Mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết .

Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết .

Nấm sữa không bao giờ được nuôi hoặc rửa bằng nước ấm, nấm sẽ chết ngay.

Cách sử dụng nấm sữa Kefir

Bạn có thể uống sữa lúc đói buổi sáng sớm rồi ăn quà sáng sau đó độ một tiếng.

Tốt nhất là uống trước khi đi ngủ, sau đó không ăn uống gì kể cả uống nước lọc mà chỉ đi đánh răng thôi.

Pha thêm đường tùy theo khẩu vị mỗi người để ăn cho ngon miệng.

Mùi vị của sữa nấm thơm và ngậy như sữa chua.

Uống cực kỳ tốt, thậm chí còn tốt hơn cả sữa chua bình thường mà cách làm thì lại không hề lách cách.

Kinh nghiệm nuôi nấm kefir cho người mới bắt đầu

Nấm Kefir hay còn gọi là nấm sữa là loại nấm được ví như “thần dược” cho sức khỏe của con người, có xuất xứ từ vùng cao nguyên Tây Tạng huyền bí.

Nấm có công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, tuy nhiên ngược lại với công dụng tuyệt vời ấy là giá thành không hề rẻ và cách nuôi nấm tại nhà cũng không hề dễ.

Kinh nghiệm nuôi nấm kefir cho thấy đây là một loại nấm cực kì khó tính, chúng kiêng kị rất nhiều thứ và có thể chết bất cứ khi nào nếu trong quá trình nuôi bạn không đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của chúng.

Một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir

* Giai đoạn chuẩn bị trước khi nuôi nấm Kefir

Nấm kefir là một loại nấm rất kỵ với kim loại và chúng có thể ăn mòn kim loại khi tiếp xúc với chất liệu này. Vậy nên tất cả các dụng cụ dù là nhỏ nhất (môi, thìa, dụng cụ lọc,…) dùng trong quá trình vệ sinh nấm, nuôi nấm,… đều không được sử dụng kim loại.

Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi nấm Kefir thường hay mắc phải lỗi này khiến nuối nấm hay bị “fail”.

Bởi vậy, lời khuyên đưa ra là các bạn có thể nên sử dụng các chất liệu nhựa cao cấp hoặc thủy tinh để nấm được phát triển tốt và đảm bảo có thêm những chất độc hại cho cơ thể con người khi ăn thức ăn từ nấm.

(2) Bảo quản nấm khi vận chuyển từ nơi mua về

Từ những người có kinh nghiệm nuôi nấm Kefir lâu năm, để chắc chắn nấm không bị chết trong quá trình vận chuyển về nhà, bạn cần cho nấm vào hộp nhựa kín.

Sau đó, đổ sữa tươi vào theo tỉ lệ 1 thìa cafe nấm tương ứng với 200 ml sữa tươi, rồi vặn nắp lọ lại và vận chuyển như bình thường.

(1) Vệ sinh nấm đúng cách trước khi nuôi

Để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp nấm có tiền đề để phát triển tốt trong tương lai thì chắc chắn bạn phải “tắm rửa” cho nó trước phải không? Có hai cách bạn có thể sử dụng để vệ sinh nấm trước khi bắt đầu quá trình nuôi:

– Cách 2: Quy trình của cách 2 cũng giống như cách 1, nhưng nếu bạn có điều kiện hơn, có thể thay nước sôi để nguội bằng sữa để rửa nấm vì dù sao nấm cũng “mê” sữa nhất mà.

Lưu ý: Bạn chỉ nên vệ sinh nấm tối đa hai lần như vậy, không nên rửa nấm đến khi nước trong vì rất có thể bạn đã vô tình “rửa” đi rất nhiều vi khuẩn có lợi của con nấm. Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir này khá quan trọng nhưng không phải ai cũng biết… Sau bước này là bạn có thể bắt đầu làm sữa chua được rồi đấy.

(2) Chọn loại sữa nuôi nấm Kefir phù hợp

Nên sử dụng sữa tươi, sạch, không đường, ít béo, hạn sử dụng ngắn để nuôi nấm, không nên sử dụng sữa có thời gian sử dụng lâu dài vì có thể làm nấm chậm phát triển hơn. Trong toàn bộ thời gian nuôi nấm, chỉ nên sử dụng một loại sữa để nấm không mất thời gian thích nghi với môi trường mới làm chậm tiến độ phát triển của chúng.

(3) Vệ sinh và cấy lại sữa ngay khi thấy nấm Kefir chuyển màu vàng

Trong quá trình nuôi nấm nếu thấy hiện tượng nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng và xuất hiện mùi lạ thì tức lá nấm đang bị thiếu sữa. Lúc đó bạn phải ngay lập tức đem nấm đi vệ sinh, đổ sữa cấy lại. Nếu để hiện tượng này trong một thời gian dài thì sẽ không cứu nấm được nữa đâu.

(4) Nấm Kefir nổi lên chưa chắc là nấm đã chết

(5) Tốc độ phát triển phụ thuộc vào thời tiết

Điều kiện thời tiết bên ngoài cũng có thể tác động đến sự sinh sôi nảy nở của nấm, đôi khi nấm sẽ với tốc độ nhanh nhưng đôi khi lại phát triển chậm lại. Do đó, kinh nghiệm nuôi nấm Kefir ở đây là nên để lọ nấm ở nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ở mức ổn định nhất.

(6) Nấm mới sinh ra có thể bé hơn nấm ban đầu

Trong quá trình nuôi, có thể bạn sẽ thấy hiện tượng nấm phát triển tốt, số lượng tăng lên trông thấy nhưng từng con nấm không to mà chỉ bé xíu, thậm chí bé hơn so với con nấm ban đầu.

Nấm sữa Kefir ăn nhiều, dùng nhiều có tốt ?

Nhiều người dân, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư và các bà mẹ trẻ đang mách nhau dùng nấm sữa kefir để trị các bệnh. Nhưng theo ý kiến các chuyên gia, cần thận trọng vì sử dụng quá nhiều có thể gây bệnh.

PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, phó chủ tịch Hội sinh học Việt Nam cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào về giống nấm này. Đây là loại nấm lưu truyền trong dân gian nên không rõ có phải đúng chủng kefir hay không. Muốn biết chính xác phải kiểm tra bằng sinh học phân tử, xác định ADN và xem xét có chủng tạp ở ngoài hay không.

Nếu đúng là chủng kefir, thì sử dụng có lợi cho sức khoẻ bởi thành phần chủ đạo của nấm là lactic, có tác dụng lớn tạo ra môi trường axit làm đông tụ protein, có sự kháng khuẩn nên tạo ra sức đề kháng cho cơ thể.

DS Phan Đức Bình, phó tổng biên tập Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ cho hay, kefir là một loại men, trông giống như những hạt cơm nguội, to 2-3mm, có nhiều vi sinh vật cộng sinh với chúng sống nhờ sữa và giúp bảo quản sữa nên từ lâu đời người dân sống quanh vùng núi Capcas (thuộc Liên Xô cũ) đã biết sử dụng để làm rượu (nuôi bằng nước cốt trái cây), làm sữa chua (nuôi bằng sữa bò, trâu, dê, lạc đà) tương tự như yaourt.

Giá trị dinh dưỡng của nó gồm các dưỡng chất của sữa, một số vi sinh vật có lợi cho đường ruột và sản phẩm lên men của kefir, như các axit hữu cơ (chủ yếu là axit lactic), một ít sinh tố, kể cả sinh tố B12 do vi sinh vật tạo ra…

Theo TS Trần Thị Thanh Hiền, trưởng Ban kiểm soát chất lượng Công ty Cổ phần sữa Vinamilk, chưa có cơ sở khoa học nào trong nước cũng như thế giới chứng minh sữa, sữa chua (nấm sữa kefir cũng là dạng sữa lên men gần giống sữa chua) có khả năng điều trị bách bệnh. Sữa lên men chỉ có tác dụng tốt cho đường tiêu hoá.

Tuy nhiên, chủng kefir được lưu truyền trong dân gian, khi thực hiện lại qua các khâu lọc bỏ qua rổ rá… Vì vậy, quá trình lên men và sử lý đều là môi trường thuận lợi cho các chủng khác xâm nhập (ngoài không khí có rất nhiều chủng nấm, đặc biệt là nấm mốc). Vậy, người dân phải rất cẩn thận khi chế biến, tránh để nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em.

Có nên ăn càng nhiều kefir càng tốt hay không?

Theo DS Bình, đối với giá trị trị bệnh của kefir theo một số tài liệu thì ăn càng nhiều kefir càng tốt là cường điệu quá đáng. Tốt nhất, nên giới hạn ở mức 200 – 400ml sữa/ngày, nếu ăn quá nửa lít sữa kefir/ ngày và ăn liên tục, có thể làm cho một số người không chịu nổi, nhất là người viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua.

Ngoài ra, một lít sữa kefir tương đương 1 lít sữa bò tươi và như vậy chứa tới 37g chất đạm, 50g bột đường, 35g chất béo, 1.230mg calcium. Lượng chất bổ này tốt cho cơ thể nhưng nếu cộng thêm với thức ăn hàng ngày thì sẽ bị dư, nhất là chất béo nên có thể gây phì.

Đối với những bệnh nan y, các chuyên gia đều khuyên, nếu không còn cách nào khác thì có thể dùng kefir để thử nghiệm. Tuy nhiên, nó có thể tốt cho người này nhưng không tốt cho người khác. Vì vậy, khi sử dụng, cần phải kiểm tra, theo dõi bản thân, nếu thấy các biểu hiện lạ (đau bụng, tiêu chảy…) thì phải ngừng ngay.

Theo:http://dantri.com.vn/suc-khoe/nam-sua-kefir-dung-nhieu-co-tot-1225240479.htm

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.