Tac Dung Cua Nghe Vang / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Uong Nuoc Yen Co Tac Dung, Tac Dung Cua Nuoc Yen, Nuoc Yen Sao

Nước yến sào được chiết xuất từ tổ yến nguyên chất chứa nhiều thành phần dưỡng chất an toàn hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Vậy uống nước yến có tác dụng gì?

Được chiết xuất 100% từ tổ yến nguyên chất nên nước yến sào chứa đầy đủ 31 nguyên tố vi lượng cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người.

– Thành phần Acid amin: Theo Nhà nghiên cứu Yến sào, TS Nguyễn Quang Phách, trong yến sào có đến khoảng 18 loại Acid amin khác nhau, nhiều loại quý hiếm như Aspartic, Threonine, Serine, Acid Glutamic, Proline, Glycine, Histidine, Arginine, Cystine, Sialic, Leucine, Alananine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrocine, Phenilalanine,…

– Thành phần khoáng chất: PTS Ngô Thị Kim và TS Nguyễn Quang Phách cũng đã công nhận yến sào chứa đến 31 nguyên tố khoáng chất qua phương pháp huỳnh quang tia X. Theo đó, tổ yến chứa nhiều Canxi và Sắt, Mangan, kẽm cũng là các nguyên tố có tỷ lệ cao. Crom, Selen xuất hiện trong thành phần yến sào giúp hỗ trợ nhiều vấn đề của cơ thể.

Ngoài 02 thành phần chủ chốt trên, yến sào còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm khác như các Vitamin, Protein,… Tiếp thu những thành phần này, nước yến sào là thức uống dinh dưỡng tốt cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của người sử dụng.

– Bồi bổ, tăng cường sức khỏe: Từ các công trình nghiên cứu về thành phần yến sào, nước yến sào đảm bảo khả năng chăm sóc, bồi bổ sức khỏe. Nước yến chứa rất nhiều dưỡng chất với hàm lượng protein cao (45-55%) có khả năng giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người, qua đó nâng cao tuổi thọ hiệu quả.

– Ổn định hệ tiêu hóa: TS Nguyễn Quang Phách công nhận trong thành phần yến sào và nước yến sào chứa hàm lượng khoáng chất Mangan và kẽm, rất tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thu của người sử dụng. Ngoài ra, trong nước yến sào chứa 2,09 % thành phần acid amin giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất ở đường ruột. Qua đó nước yến sào có tác dụng giúp ăn ngon miệng tăng hấp thụ dinh dưỡng, rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và trường hợp rối loạn tiêu hóa.

– Tăng cường trí não: PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cũng công nhận hàm lượng Acid amin, khoáng chất trong yến sào, đặc biệt là các khoáng chất Crom, Selen rất tốt cho não bộ. Nhờ thành phần này, nước yến sào có khả năng cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giảm Stress và căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó, thành phầnacid amin Phenylalanine có khả năng làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh giúp bồi bổ não, tăng cường trí nhớ. Rất tốt cho người già hay quên, người làm việc trí óc, trẻ em đang trong độ tuổi đi học.

– Tăng cường sinh lý: Chứa 11,4% chất L-Arginine nước yến sào có tác dụng rất tốt cho nam giới giúp tăng cường hoạt động sinh lý, điều hào chức năng tình dục, tăng cường tình dục cho cả nam và nữ giới.

– Chống lão hóa, làm đẹp da: PGS. TS Nguyễn Thị Lâm chỉ ra, yến sào có hiệu quả rất tốt với sắc đẹp phụ nữ. Trong yến chứa nhiều Threonine được biết đến là hoạt chất có tác dụng hình thành Elastine và Collagen hỗ trợ giảm lão hóa, duy trì làn da và vóc dáng cân đối. Ngoài ra, trong nước yến sào chứa hàm lượng cao collagen làm đẹp da, phục hồi các cơ, các mô và da giúp cho da bạn mịn màng đàn hồi, làm da hồng đẹp tự nhiên. Do đó, yến sào có khả năng làm chậm quá trình lão mang lại nét đẹp thanh xuân cho chị em phụ nữ.

2. Uống nước yến nhiều có tốt không?

Như đã nói ở trên thì nước yến rất tốt và phù hợp với hầu hết các nhóm đối tượng. Sử dụng nước yến cũng như yến sào thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa, hạn chế nhiều bệnh tật.

3. Uống nước yến có mập không?

Trong yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng quý và đặc biệt là chứa lượng đường tự nhiên không béo vì thế uống nước yến sẽ không làm tăng cân, đây chính là loại thức uống lý tưởng cho những ai đang trong quá trình ăn kiêng.

4. Bà bầu uống nước yến có tốt không?

Với thành phần dinh dưỡng phong phú nước yến được coi là thực phẩm bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho phụ nữ thời kỳ mang thai. Đây là gia đoạn mẹ bầu thường bị nghén, buồn nôn và mệt mỏi vì vậy uống nước yến khi mang thai sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, làm giảm triệu chứng mệt mỏi, khó chịu của thai phụ. Bên cạnh đó nước yến rất dễ uống lại có cách sử dụng tiện lợi là uống trực tiếp vì thế mẹ bầu nên sử dụng trong suốt thai kỳ và duy trì dùng sau khi sinh để hồi phục sức khỏe. Với tác dụng chống lão hóa và làm đẹp da, nước yến còn nhanh chóng giúp mẹ lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng.

5. Cho trẻ em uống nước yến có tốt không?

Nước yến với tác dụng bồi bổ cao và tăng cường trí não vì thế rất có lợi cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển cả về thể lực và trí lực. Đặc biệt tốt với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ tuổi vị thành niên, học sinh trong giai đoạn thi cử, học tập áp lực…

Trẻ dưới 1 tuổi nên sử dụng với liều lượng nhỏ .

6. Cao huyết áp có uống nước yến được không?

Đối với người cao huyết áp, kiểm soát khẩu phần ăn là điều hết sức quan trọng. Việc sử dụng nước yến cho người cao huyết áp sẽ rất tốt vì thành phần chất đạm cùng các các axit amin trong yến mang đến tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp. Vì vậy người bệnh cao huyết áp sử dụng nước yến cũng như sản phẩm yến sào để chăm sóc sức khỏe là giải pháp hoàn toàn thông minh.

7. Uống nước yến khi nào là tốt nhất?

Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì dùng yến vào thời điểm đói bụng (lúc sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng) sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng.

Bai Tuyen Truyen Mạng Xã Hội Facebook Loi Ich Va Tac Hai Cua Viec Su Dung Facebook Doc

LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG

FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH

Trong cuộc sống của chúng ta, cái gì cũng đều có hai mặt của nó là: mặt trái và mặt phải hay mặt tốt và mặt xấu. Và Mạng xã hội Facebook cũng vậy, nó cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó đối với cuộc sống của người sử dụng nó. Hiện nay mạng xã hội này đã trở nên quá gần gũi đối với mỗi con người trên toàn thế giới, đặc biệt là những bạn trẻ thì nó gần như đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống thường ngày. Nó sẽ trở thành rất tốt đối với những người nào biết sử dụng nó một cách khoa học nhưng nó cũng rất tồi tệ đối với những người nào quá lạm dụng nó, sử dụng nó vào những mục đích mà lẽ ra không nên.

Khi nhắc đến Facebook thì không ai là không biết đến nó là một mạng xã hội lớn nhất trên toàn thế giới với số lượng người truy cập vào sử dụng hàng ngày lên tới con số hàng tỷ người. Điều này chứng tỏ rằng mạng xã hội Facebook có sức hút rất lớn. Mạng xã hội này có rất nhiều tính năng vô cùng đa dạng và phong phú, nó là một phương tiện hay một công cụ để kết nối mọi người trên toàn cầu lại với nhau không kể không gian hay thời gian, không phân biệt tuổi tác là già hay là trẻ, không phân biệt giàu nghèo cao thấp hay bất kỳ địa vị gì gì đó trong xã hội. Nó là cầu nối giúp mọi người trên toàn thế giới trở nên gần gũi với nhau nhiều hơn, đặc biệt là những người có chung những sở thích hay những ý tưởng thì mạng xã hội này sẽ tạo điều kiện để các bạn có thể gặp gỡ giao lưu và hợp thành những tổ chức kinh tế, xã hội. Phải công nhận rằng mạng xã hội này hiện nay đang có những tác động rất lớn vào đời sống và văn hóa của con người.

Mạng xã hội này rất dễ sử dụng và nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, nó sẽ tạo điều kiện thận lợi cho việc học tập cũng như các mối giao tiếp trong công việc của người dùng :

– Giới thiệu bản thân, chia sẻ hình ảnh.

– Cập nhật thông tin nhanh chóng.

– Học hỏi nhiều kiến thức từ Facebook.

– Giúp bạn bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên nếu việc dùng Facebook không đúng cách thì nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng :

– Nguy cơ trầm cảm, hội chứng nghiện Fcaebook.

– Làm giảm tương tác giữa người với người.

– Sử dụng Facebook không đúng cách có thể gây bạo lực trên mạng.

– Kết quả học tập sa sút.

– Thường xuyên so sánh bản thân với người khác.

– Sử dụng Facebook quá nhiều ả nh hưởng không tốt đến sức khỏe (mất ngủ, giảm thị lực, giảm cân do thức khuya,…)

– Xao lãng mục tiêu cá nhân và giết chết sự sáng tạo.

– Tình yêu dễ bị đổ vỡ.

– Nhiễm mã độc, virus lây lan sang các máy tính hoặc làm phiền người khác (tự đưa người khác vào nhóm không mong muốn, mời chơi game, gửi tin nhắn làm cho người dùng tò mò, hoang mang,….)

Kết bạn trên Face rất dễ bị người khác lợi dụng , rủ rê, lôi kéo tìm và tiếp cận với những thông tin thiếu sự chính xác, không minh bạch. Hay bị dẫn dắt vào những trang web, những hình ảnh đồi trụy. Nhiều bạn gái do làm quen và yêu đương trên mạng nên vô tình đã trở thành những con mồi béo bở cho những tên yêu xanh ngoài đời thực thực hiện những mục đích xấu .

Mạng xã hội Fac ebook hiện nay đã trở nên quá là phổ biến trên toàn cầu, nó có rất nhiều những ảnh hưởng cả tôt lẫn xấu đối với cuộc sống của người dùng. Nó sẽ rất tuyệt vời đối với những ai biết sử dụng nó một cách khoa học, và nó cũng có thể biến người dung thành nô lệ cho nó . Và nếu các em đã sử dụng Facebook thì hãy cố gắng mà tận dụng những lợi ích mà nó mang tới cho các em chứ đừng để nó biến các em trở thành một con người tồi tệ .

Cong Dung Cua Kho Qua Rung (Muop Dang Rung) By Ngan Truyen

by Ngan Truyen Web Designer

Khổ qua rừng còn được gọi là mướp đắng rừng, là thực vật thuộc họ bầu bí mọc hoang dại ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Caribbean… Công dụng của khổ qua rừng (mướp đắng rừng) với sức khỏe rất tốt nên người Việt đã trồng chúng như một loại rau quả tự nhiên, phục vụ bữa ăn bình thường và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

1. Tác dụng của khổ qua rừng trong đời sống hằng ngày

Không phải ngẫu nhiên mà một loại thực vật từ rừng được đưa về trồng trong nhà vườn, bởi chỉ có những thực phẩm mang lại công dụng tốt thì mới được ưu ái như vậy. Khổ qua rừng là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. So với hàm lượng dưỡng chất và tác dụng ngăn ngừa, điều trị bệnh thì rõ ràng khổ qua rừng nằm ở một “đẳng cấp cao” hơn hoàn toàn với khổ qua bình thường (đã qua lai tạo và trồng phổ biến). Một số công dụng của khổ qua rừng như sau:

a. Công dụng của quả khổ qua rừng trong đời sống

Trong đời sống hàng ngày, khổ qua rừng được sử dụng rất phổ biến và ngày càng được yêu thích, vượt hẳn khổ qua bình thường được trồng đại trà trên khắp mọi miền Việt Nam. Vốn dĩ là thực vật dinh dưỡng, nên khổ qua rừng có thể được dùng như một loại thực phẩm hoa quả bình thường.

Bạn có thể chế biến khổ qua rừng thành các món ăn hấp dẫn như xào chung với trứng, làm khổ qua nhồi thịt, canh khổ qua giò heo, nước ép/ sinh tố khổ qua rừng… Nhờ vị đắng tự nhiên thanh mát và nhiều nước, lại cứng giòn “gai góc” nên khi ăn khổ qua rừng, cảm giác sẽ ngon miệng hơn nhiều so với mướp đắng thông thường (nhiều người gọi là khổ qua mỡ, gai to tròn, mập mạp).

Đối với sức khỏe, khổ qua rừng cũng mang đến rất nhiều công dụng. Không chỉ là ngăn ngừa, phòng bệnh, trong một số trường hợp thực phẩm này còn có thể điều trị chữa lành những căn bệnh nguy hiểm với tác dụng dược lý tương đương thuốc Đông y.

Nhiều người vẫn hay thắc mắc ăn khổ qua rừng có tác dụng gì?

Các chứng như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, mất ngủ, nóng trong người, men gan – mỡ máu cao, gút, trĩ, vẩy nến, đau bụng, nhiễm nấm da, sốt… đều có thể được chữa khỏi nếu bạn biết cách sử dụng khổ qua rừng đúng chỉ dẫn (có thể kết hợp cùng với một số loại thuốc đặc trị, và áp dụng lối sống lành mạnh).

Tùy theo loại bệnh, tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, cách dùng khổ qua rừng có thể sẽ khác nhau. Có trường hợp có thể dùng cả dây, lá, rễ, hoa quả của khổ qua rừng để điều trị hoặc chỉ một số bộ phận trong số ấy. Công dụng chữa bệnh của khổ qua rừng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như:

2. Các nghiên cứu khoa học về tác dụng của khổ qua rừng trên thế giới:

Để đánh giá tác dụng dược lý của khổ qua rừng và công dụng thực tế của loài thực vật này đối với từng loại bệnh, các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều chương trình nghiên cứu. Một số công trình quan trọng đạt kết quả khả quan có thể kể đến:

a. Nghiên cứu về tác dụng trị bệnh tiểu đường của khổ qua rừng:

+ Nghiên cứu năm 1962 (Lolitkar và Rao), 1981 (Visarata và Ungsurungsie) trên thỏ bị tiểu đường cho thấy, khổ qua có thể giúp hạ đường huyết và làm tăng độ nhạy cảm sản sinh insulin.

+ Nghiên cứu tại Đức, Trung Quốc, Australia cho kết quả khổ qua rừng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, vì trong chúng có chứa 4 hợp chất kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu.

+ Nghiên cứu trên người và động vật tại nhiều quốc gia khác cho thấy, khi tiêm dịch chiết mướp đắng vào bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, sau 30 phút lượng đường trong máu giảm rõ rệt khoảng 21.5%, và giảm đến 28% sau 4-12 tiếng so với hàm lượng đường cơ sở trong máu.

+ Thử nghiệm với người tiểu đường tuýp 2 cũng cho thấy kết quả tương tự. Cụ thể có 2 trường hợp, người uống trà khổ qua rừng nấu sôi (100g mướp đắng + 200ml nấu sôi cạn còn 100ml) sau 21 ngày giảm được 54% lượng đường và nồng độ HbA1c từ 8,37 giảm còn 6,95. Trường hợp thứ 2 uống 5g bột khổ qua sấy khô (ngày 3 lần), sau thời gian tương đương giảm được 25% lượng đường.

b. Các nghiên cứu khác về công dụng của cây khổ qua rừng trong y học:

– Theo nghiên cứu vào năm 1999 và 2004 trong ống nghiệm của các nhà khoa học, mướp đắng có dịch tiết có khả năng ức chế sự xâm nhập tế bào virus HIV (và các chủng loại virus khác).

– Cũng theo nhiều nghiên cứu vào năm 2001 và 2009, trong khổ qua rừng có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế các men gây ra bệnh vẩy nến, ung thư tế bào, bệnh bạch cầu. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn sở hữu một số loại protein đặc biệt, có tác dụng chống khối u…

3. Có nên ăn khổ qua rừng thường xuyên?

Hiện tại Việt Nam, khổ qua rừng đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc, góp mặt thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để sử dụng khổ qua rừng đạt được hiệu quả tích cực với sức khỏe, người dùng cần tuân theo theo một số nguyên tắc nhất định trong điều trị bệnh.

Điều quan trọng nhất để khai thác tốt các lợi ích của khổ qua rừng chính là sử dụng có liều lượng, có phương pháp. Chẳng hạn, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3-5g mướp đắng khô để nấu nước uống trị bệnh tiểu đường, hoặc một tuần nấu khổ qua rừng 3 lần thành món ăn với đa dạng hình thức chế biến.

Trên thực tế trong liệu trình điều trị, khổ qua rừng là một thực phẩm cho tốt cho người bệnh nên sử dụng thường xuyên theo hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng khổ qua như một thực phẩm chăm sóc sức khỏe, bạn nên dùng thỉnh thoảng cách ngày, để không bị ngán và không bị ảnh hưởng xấu đến cơ thể do quá lạm dụng.

4. Những ai nên dùng & không nên dùng khổ qua rừng?

Khổ qua rừng rất tốt và được mệnh danh là bài thuốc quý của tự nhiên với nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chống chỉ định với một số đối tượng nhất định. Nếu bạn thuộc nhóm không nên sử dụng, tốt nhất hãy kiêng ăn/ uống khổ qua rừng. Cụ thể:

– Những người không nên dùng:

+ Phụ nữ mang thai và sau sinh không nên ăn khổ qua rừng

+ Người hay bị đau đầu hoặc đau đầu kinh niên, cơ thể nhạy cảm

+ Người bị hạ huyết áp

+ Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh (tỳ vị hư hàn)

+ Người có bệnh về thận

– Những người nên dùng khổ qua rừng:

+ Người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, người đang có nguy cơ bị tiểu đường

+ Người bệnh cao huyết áp, tim mạch

+ Người béo phì, muốn giảm cân

+ Người bị mỡ máu, cholesterol cao

+ Người bệnh tăng men gan

+ Người bị bệnh gút, bệnh đau nhức xương khớp

+ Người thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi

+ Người muốn cải thiện da, tóc, chăm sóc cơ thể…

Công dụng của khổ qua rừng đối với các người bệnh trên đã được nhiều tạp chí y học nhắc đến và công nhận. Tuy nhiên, dù bạn thuộc đối tượng nên dùng, thì khi sử dụng cũng phải cân nhắc đến liều lượng vì nếu lạm dụng, khổ qua rừng có thể sẽ là nguyên nhân làm tăng các triệu chứng như: đau đầu, tiêu chảy, giảm ham muốn tình dục…

5. Các cách sử dụng khổ qua rừng phát huy công dụng:

Nấu các món ăn từ khổ qua rừng:

Khổ qua rừng chế biến thành món ăn siêu ngon, vì ăn giòn hơn so với khổ qua bình thường (dù có vị đắng). Nếu bạn muốn duy trì sức khỏe tốt, hoặc dùng thực phẩm này để chữa bệnh, hãy cố gắng chế biến các món ăn từ khổ qua rừng với đầy đủ hương vị phong phú.

Một số món rất hấp dẫn theo phong cách ẩm thực Việt ví dụ như: khổ qua rừng dồn thịt, lẩu khổ qua cá thác lác, lòng gà xào mướp đắng, mướp đắng xào trứng, gỏi mướp đắng tôm thịt…

Khi nấu các món từ khổ qua rừng, bạn nên chú ý đến các nguyên liệu và gia vị đi kèm, vì một số bệnh sẽ kiêng một số thứ.

Làm trà khổ qua rừng thanh mát:

Công dụng của dây và trái khổ qua rừng phơi khô rất tốt với sức khỏe, nếu muốn dùng thường xuyên thực phẩm này bằng phương pháp nhanh gọn thay vì nấu nướng, bạn có thể làm thành trà để dành uống thường xuyên.

Cách làm trà khổ qua rừng gợi ý như sau:

– Rửa sạch 1 kg khổ qua rừng, để cho ráo nước. – Thái mướp đắng thành từng lát mỏng dày khoảng 1.5 – 2mm (có thể bỏ hạt hoặc để nguyên hạt) – Xếp các lát mướp đắng lên khay sạch, phơi 1 đến 2 nắng, canh theo nhiệt độ ngoài trời. Để mướp đắng không bị vướng bụi bẩn, bạn nên che một tấm màn mỏng lên trên và nhớ lật trở khoảng 1-2 lần trong quá trình phơi.

– Khổ qua rừng khô lấy sao vàng trong chảo cho đến khi các lát chuyển sang màu nâu nhẹ là được. Để khổ qua nguội, sau đó cho vào hộp thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2 tháng.

– Khi dùng, bạn lấy vài lát mướp đắng hãm trong ấm trà nóng và uống 1-2 ly mỗi ngày. Có thể thêm đá, mật ong hoặc cỏ ngọt tự nhiên để tăng hương vị.

Ngoài trái khổ qua rừng, bạn cũng có thể tận dụng tất cả các bộ phận khác của cây để làm trà như rễ, dây, lá…

Nhiều người không ăn được khổ qua rừng vì vị rất đắng (ngay cả khi đã pha thành trà, thêm mật ong…). Chính vì thế, họ thường chấp nhận bỏ qua phương án sử dụng khổ qua rừng như một bài thuốc quý chữa bệnh. Đây thực sự là điều đáng tiếc, nhưng hiện tại bạn hoàn toàn có thể khắc phục được dễ dàng, vì ngày nay khổ qua rừng đã được bào chế thành dạng viên nang/ viên hoàn rất tiện dụng.

Khi sử dụng các sản phẩm viên uống từ khổ qua rừng, bạn không cần phải lo về vấn đề hương vị, bởi chúng hoàn toàn không đắng, chỉ thoang thoảng chút mùi thảo dược nhẹ nhàng. Trên thị trường hiện có khá nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm dạng này, nhưng nếu chọn để sử dụng bạn nên cân nhắc tìm nhà sản xuất/ cung cấp uy tín.

Bạn có thể tận dụng công dụng của khổ qua rừng qua các dòng sản phẩm thương hiệu Mudaru.

Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/cong-dung-cua-kho-qua-rung-muop-dang-rung/

Sponsor Ads

124 connections, 1 recommendations, 397 honor points. Joined APSense since, March 9th, 2016, From California, United States.

Created on Oct 25th 2017 07:04. Viewed 232 times.

Comments