Tác Dụng Của Lá Trầu Không Với Răng Miệng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Bất Ngờ Với Công Dụng Của Việc Súc Miệng Bằng Lá Trầu Không

Lá trầu không là bài thuốc đông y tuyệt vời có thể chữa được bệnh răng miệng và đặc biệt đánh bật các mảng bám trên răng.

Lá trầu không – vị thuốc cực kỳ quý hiếm.

Chị Vân cho biết, trước đây chị vẫn dùng nước súc miệng hàng ngày nhưng vẫn hay bị viêm lợi do bị cao răng huyết thanh. Mỗi năm chị đi lấy cao răng một lần nhưng vẫn bị biến chứng viêm lợi.

Được bạn bè giới thiệu, chị Vân thử sử dụng lá trầu không nấu nước súc miệng. Chị nấu như nấu nước chè và ngày xúc miệng ba lần sau khi đánh răng. Qua hai tháng, chị Vân cảm nhận rõ răng mình trắng lên và bệnh viêm lợi cũng hết.

Hơn 1 năm nay, chị áp dụng cho cả gia đình và chị thấy cao răng cũng không có cơ hội bám lại và trẻ nhỏ rất thích vì miệng thơm.

Hay chị Nguyễn Thị Phượng – Hà Đông, Hà Nội cũng chia sẻ, cách đây hơn hai năm, chị Phượng cũng bị viêm tuỷ răng rất khó chịu. Bệnh viêm tuỷ răng của chị ban đầu còn nhầm với thiếu canxi nhưng khi đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm tuỷ răng có hồi phục.

Cách sử dụng đơn giản

Mang câu chuyện của chị Vân, chúng tôi tìm đến thạc sĩ nha khoa, bác sĩ Hoàng Thị Bích Liên – phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội. Bác sĩ Liên cho biết trầu không vốn là bài thuốc dân gian và sử dụng trong răng miệng cực kỳ tốt.

Theo đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động tốt, khử mùi, diệt khuẩn tốt. Những triệu chứng khó chịu như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, viêm nhiễm phụ khoa… đặc biệt bệnh hôi miệng khiến nhiều người gặp phiền phức thì lá trầu không giúp họ giải quyết triệt để những phiền toái này.

Thạc sĩ Liên cho biết mấy năm trước, bà đã cùng nhiều học trò của mình nghiên cứu về tác dụng của lá trầu không với sức khoẻ răng miệng và thực sự nó có tác dụng. Có những bệnh nhân được theo dõi qua 1 tháng đã thấy răng sáng bóng, không còn hôi miệng cũng như các bệnh viêm răng miệng khác.

Theo Thạc sĩ Liên, bài thuốc lá trầu không được rất nhiều sách đông y cổ ghi lại nhưng qua thực tế, bác sĩ Liên ghi nhận nó thực sự có tác dụng. Bài thuốc này cũng đơn giản, các bác sĩ của bệnh viện khi về địa phương thường xuyên tuyên truyền để người dân tự làm vệ sinh răng miệng.

Kinh nghiệm của bác sĩ Liên, lá trầu không tốt nhất là chọn lá trầu không bánh tẻ (không quá già, không quá non), hái lá trầu không vào khoảng 5h sáng sau đó pha lá trầu không như pha chè: 3 lá trầu không với khoảng 150 ml nước rồi sử dụng súc miệng ngày 2 – 3 lần.

Với việc dùng cho trẻ em, bác sĩ Liên cho biết bài thuốc này rất tốt, tốt hơn cả các loại nước súc miệng khác bởi vì lá trầu không vốn an toàn, kháng sinh tự nhiên và còn có tác dụng diệt khuẩn, phòng chống các bệnh răng miệng khác. Đặc biệt, trầu không là câu dễ trồng, có thể trồng tại nhà và kèm theo một chiếc cột giả là cây leo được và sử dụng lá quanh năm.

Thạc sĩ Liên cho biết thói quen vệ sinh răng miệng của người dân Việt Nam đã phát triển hơn, mọi người biết quan tâm đến sức khoẻ răng miệng hơn nhưng những bài thuốc dân gian này không phải ai cũng biết.

Bác sĩ Liên khuyến cáo nhiều gia đình muốn tiện sử dụng nước súc miệng hoá chất song không tốt lắm bởi vì nước súc miệng chứa hoá chất không tốt cho miệng. Bác sĩ Liên khuyên người dân nên tận dụng các loại nước súc miệng có trong tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ như lá trầu không, rễ cau ngâm rượu, nước súc miệng lá bạc hà.

Theo Ph.Thúy (Infonet)

Cùng Danh Mục:

Tác Dụng Của Lá Trầu Không Với Trẻ Nhỏ

100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.

Công dụng của lá trầu không là: để rửa vết loét, viêm mạch hạch huyết, mẩn ngứa, bằng cách giã nhỏ hãm với nước. Nước pha từ lá trầu không, còn được sử dụng làm thuốc nhỏ mắt chữa chứng viêm kết mạc, hay bệnh chàm mặt trẻ em, có nơi giã nát đắp lên vú để cầm sữa, lên ngực chữa hen, ho.

Tác dụng của lá trầu không với trẻ nhỏ Mẹo chữa khóc dạ đề:

Với trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc. Cách này có tác dụng rất tốt đối với trẻ hay khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên.

Ngoài ra, còn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Làm thuốc giảm đau: Giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau.

Chỉ cần làm 2-3 lần vết thương sẽ giảm đau đáng kể.

Khử trùng, chữa hăm cho bé: Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

Ngoài ra, bạn có thể lấy nước lá trầu đã đun để rửa bộ phận sinh dục cho trẻ để tránh bị hăm, đỏ ở bẹn.

Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu: Dùng lá trầu không hơ nóng (không nóng quá) và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.

Trị ho cho trẻ: Rửa sạch lá trầu, giã nhuyễn, sau đó lọc qua nước ấm để lấy nước cốt. Hàng ngày, lấy ra cho bé uống 5-10ml/lần, ngày 2 lần.

Khoảng 3-5 ngày, bé sẽ hết ho, có thể pha thêm mật ong cho bé dễ uống.

Đối với trẻ bị trầy xước tay chân, phát ban, sưng viêm, khó tiêu, táo bón thì giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau sẽ hiệu nghiệm.

Chữa táo bón cho trẻ: Đối với trường hợp táo bón của trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu (hay mật ong) sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Giúp bé hết nấc cụt : Đối với trẻ sơ sinh hay bị nấc, Bạn có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho em bé bú mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn.

Chú ý: Bà mẹ không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu không. Điều này gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.

Theo Đông y: lá trầu không như một loại thuốc kháng sinh nên có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường nên khi trẻ khóc có thể là biểu hiện của bệnh đau nhức, đau bụng, khó tiêu, người mệt… Vì vậy, sử dụng lá trầu không giúp tiêu diệt một số vi khuẩn, virus trên người trẻ giúp trẻ nhanh hết bệnh và không khóc.

Còn theo Tây y: nếu chỉ sử dụng lá trầu không thì chỉ giúp trẻ hết khóc tạm thời, để biết chính xác con đang gặp vấn đề gì sức khỏe, mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Top 4 Tác Dụng Của Việc Lấy Cao Răng Đối Với Sức Khỏe Răng Miệng

1/ Vì sao việc lấy cao răng là cần thiết?

Để biết vì sao cần phải lấy cao răng và tác dụng của việc lấy cao răng là gì, bạn cần phải biết cao răng là gì và tác hại của chúng ra sao.

Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô cùng với sự lắng đọng của huyết thanh tạo nên.

➤ Cao răng là nguồn gốc dẫn đến bệnh viêm nướu với biểu hiện: chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi khó chịu…

➤ Gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể khiến răng lung lay và rụng, thậm chí còn gây áp xe xương ổ răng.

➤ Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng, các bệnh niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…

Nói tóm lại, cao răng vô cùng nguy hiểm. Nó là dấu hiệu khởi phát gây ra các bệnh lý về răng miệng. Vì thế, ngay khi phát hiện khoang miệng tồn tại cao răng, bạn cần tới ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ lấy cao răng, làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

2/ Top 4 tác dụng của việc lấy cao răng đối với sức khỏe răng miệng

Việc lấy cao răng được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần. Sở dĩ, chuyên gia nha khoa khuyên bạn như vậy vì tác dụng của việc lấy cao răng vô cùng tốt. Cụ thể, nó được thể hiện qua 4 khía cạnh như sau:

Như đã nói ở trên, cao răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: Viêm nha chu, viêm nướu, tiêu xương răng, viêm tủy ngược dòng… Những bệnh này đều do vi khuẩn có trong cao răng gây nên. Chính vì vậy, việc loại bỏ các mảng bám cao răng sẽ khiến vi khuẩn không còn nơi trú ngụ và gây bệnh nữa.

Nướu chân răng là phần bị tác động khá mạnh khi cao răng phát triển, những mảng bám cao răng này có thể kéo nướu tụt xuống phía dưới cuống răng, để lộ chân răng và có thể gây mất răng hoàn toàn. Do đó, lấy cao răng sẽ giúp phần nướu chân răng không chịu nhiều tác động, làm tốt chức năng bảo vệ chân răng của mình.

Theo thống kê, chiếm đến 70% số người bị hôi miệng có nguyên nhân bắt nguồn từ cao răng lâu ngày không được làm sạch. Chính vì vậy, lấy cao răng khi kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp hơi thở luôn thơm mát và dễ chịu.

Cao răng hình thành trên thân răng và dưới nướu có các màu như: vàng nhạt, nâu hoặc đen… Những màu sắc này bám trên răng và ám màu khiến cho khuôn hàm của bạn trở nên mất thẩm mỹ. Việc lấy cao răng không thể giúp màu răng trắng hoàn toàn nhưng cũng sẽ góp phần làm cho nụ cười của bạn sáng lên rất nhiều.

3/ Làm sao để phát huy tối đa tác dụng của việc lấy cao răng?

Những tác dụng của việc lấy cao răng sẽ là tối ưu nhất nếu đảm bảo được về tính hiệu quả và an toàn. Trước kia, việc lấy cao răng được tiến hành với các dụng cụ cầm tay nên ít nhiều sẽ tác động đến nướu và gây chảy máu chân răng, ê buốt, thậm chí có trường hợp còn bị nhiễm trùng kéo dài.

Công nghệ lấy cao răng mới hiện đang áp dụng tại Nha khoa Paris đã và đang thực hiện đối với hàng ngàn khách hàng, loại bỏ cao răng tối đa với cảm giác êm dịu nhất.

4/ Lưu ý sau khi lấy cao răng

➦ Có cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp nhuần nhuyễn giữa chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

➦ Bạn nên sử dụng nhiều chất xơ hay thực phẩm giòn vì nó giúp nướu chắc khỏe, ngăn chặn tối đa tình trạng mảng bám cao răng hình thành và gây hại.

➦ Hạn chếsử dụng thực phẩm mềm, bánh kẹo hay socola… bởi chúng rất khó vệ sinh, đồng thời khiến vụn thức ăn dễ bám vào chân – kẽ răng gây bệnh lý.

➦ Thực hiện thăm khám bác sĩ đều đặn từ 3 – 6 tháng/lần

Tác Dụng Của Lá Trầu Không Với Trẻ Sơ Sinh Và Cách Tắm Lá Cho Con

Lá trầu không vốn là một loại thực vật thuộc họ hồ tiêu, được trồng phổ biến ở khắp 3 miền đất nước Việt Nam. Loại lá này có vị cay nồng, mùi thơm, có tính sát khuẩn cao nên thường được dùng để nấu nước tắm. Đây cũng được xem là “thảo dược” có tác dụng giảm ngứa, sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng… Chưa dừng lại đó, lá trầu còn có nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh là gì?

Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh

1. Lá trầu giúp bé giữ ấm cơ thể

Hơ lá trầu không là một phương pháp chườm ấm trong y học, giúp bé tránh cảm lạnh và tăng dẫn lưu tuần hoàn cơ thể.

Bé sơ sinh thường dễ hạ nhiệt độ trong những tháng đầu đời bởi hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể chưa ổn định, đặc biệt là sau khi tắm. Song tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh có thể giúp bé giữ ấm. Do đó, bạn hãy hơ lá trầu rồi đặt lên vùng thóp, bụng, ngực và tay chân của bé để con giữ ấm.

2. Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh giúp chữa khóc dạ đề

Ngoài ra, bạn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân bé. Điều này có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

3. Lá trầu có thể được dùng để làm thuốc giảm đau

Đối với trẻ bị trầy xước tay chân thì mẹ có thể giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bé bị đau. Bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Sau 2-3 lần đắp, vết thương của bé sẽ giảm đau đáng kể.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi bé thích bú bình hơn bú mẹ Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên và tốt nhất cho bé, vừa mới sinh bé đã gắn bó và thích bầu sữa mẹ. Tuy nhiên, có trường hợp bé lười bú, bé bú bình bỏ bú mẹ. Mẹ phải làm sao?

4. Tác dụng của lá trầu không giúp khử trùng, chữa hăm cho bé

Trong lá trầu không có chứa các polyphenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Bạn chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi là có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng polyphenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước lá trầu đã đun để rửa vùng kín cho trẻ, giúp bé tránh bị hăm, đỏ ở bẹn.

5. Chống viêm và kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da

Bạn lấy khoảng 2-3 lá trầu không cho vào nồi rồi đun sôi khoảng 15-20 phút. Lấy nước lá trầu không pha với nước tắm cho bé, bã dùng đắp lên vùng da để tăng thêm hiệu quả.

6. Lá trầu làm giảm đầy bụng, khó tiêu

Nhiều bé bị đầy hơi do hút phải một lượng hơi đáng kể khi bú làm trẻ khó chịu, khóc hét. Mẹ hơ lá trầu không rồi đắp vùng bụng và kết hợp massage nhẹ sẽ giúp trẻ giảm đau bụng, dễ chịu và tiêu hóa tốt hơn.

7. Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh là giúp trị ho

Đối với trẻ ho do cảm lạnh, mẹ có thể hơ lá trầu không đắp vùng ngực để giữ ấm cho trẻ và hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho một cách hiệu quả .

Ngoài ra, bạn cũng rửa sạch lá trầu, giã nhuyễn, sau đó lọc qua nước ấm để lấy nước cốt. Cho bé uống mỗi ngày 2 lần với 5-10ml/lần. Khoảng 3-5 ngày, bé sẽ hết ho. Nếu bé khó uống, bạn có thể pha thêm mật ong để nước ngọt hơn.

8. Lá trầu giúp chữa táo bón cho trẻ

9. Tác dụng của lá trầu không giúp bé hết nấc cụt

Đối với trẻ sơ sinh hay bị nấc, bạn có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho bé bú mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn. Bạn lưu ý không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu không. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.

Bạn sử dụng lá trầu không chỉ có thể diệt các vi khuẩn thông thường và giúp trẻ hết khóc tạm thời. Để biết chính xác con đang gặp vấn đề sức khỏe gì, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị

Tầm 2-3 lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước để đảm bảo vệ sinh.

Sau đó vò nát hoặc thái mỏng lá.

Nấu nước lá trầu không

Đun nước sôi, sau đó cho lá vào nồi trong khoảng 10-15 phút.

Bạn cần chuẩn bị chậu tắm có 2-3 lít nước sạch đã được đun sôi, đổ thêm phần dung dịch nước trầu không vào hòa chung. Chú ý nhiệt độ dành cho bé là từ 35-38ºC tùy vào thời tiết.

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm chậu nước sạch tắm trắng cho bé để tránh cặn lá trầu không dính trên da làm bé khó chịu.

Tiến hành tắm cho bé

Dùng khăn thấm nước, lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Lau nhẹ nhàng ở mặt, sau đó vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên. Chú ý cần lau các vùng da ở hai nách, bẹn, nhất là vị trí da bé bị xuất hiện mụn nhọt, rôm sảy gây ngứa khó chịu cho bé.

Tắm lại cho bé 1 lần nữa để đảm bảo an toàn cho da. Khi tắm xong, cần sử dụng khăn mềm, khô để lau đều cơ thể bé rồi mặc quần áo.

Chọn mua lá ở những cửa hàng uy tín có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Để tắm cho bé, bạn cần lựa chọn những lá trầu tươi, không bị héo, bị giập.

Khi mua về cần rửa sạch, ngâm nước muối để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng có hại còn sinh sống trên lá.

Mỗi trẻ đều có cấu tạo da khác nhau, bạn nên thử nghiệm trước trên vùng da tay hoặc chân bé trước khi tắm. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng thì cần dừng ngay việc tắm bằng lá trầu không cho trẻ.

Chỉ nên tắm cho bé khoảng 1-2 lần/tuần, cần chú ý đến nhiệt độ nước tắm sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Sử dụng nước đã được pha loãng, không sử dụng nước quá đặc vì sẽ khiến làn da bé bị khô và bong tróc.

Tuyệt đối không tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không khi trên da bé có những dấu hiệu như viêm da, sưng tấy, mủ hay trầy xước. Nếu không chú ý, việc tắm lá có thể khiến cho tình trạng da bé trầm trọng hơn.

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo.

Phương Anh