Tác Dụng Của Lá Lốt Với Răng Miệng / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Top 4 Tác Dụng Của Việc Lấy Cao Răng Đối Với Sức Khỏe Răng Miệng

1/ Vì sao việc lấy cao răng là cần thiết?

Để biết vì sao cần phải lấy cao răng và tác dụng của việc lấy cao răng là gì, bạn cần phải biết cao răng là gì và tác hại của chúng ra sao.

Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô cùng với sự lắng đọng của huyết thanh tạo nên.

➤ Cao răng là nguồn gốc dẫn đến bệnh viêm nướu với biểu hiện: chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi khó chịu…

➤ Gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể khiến răng lung lay và rụng, thậm chí còn gây áp xe xương ổ răng.

➤ Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng, các bệnh niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…

Nói tóm lại, cao răng vô cùng nguy hiểm. Nó là dấu hiệu khởi phát gây ra các bệnh lý về răng miệng. Vì thế, ngay khi phát hiện khoang miệng tồn tại cao răng, bạn cần tới ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ lấy cao răng, làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

2/ Top 4 tác dụng của việc lấy cao răng đối với sức khỏe răng miệng

Việc lấy cao răng được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần. Sở dĩ, chuyên gia nha khoa khuyên bạn như vậy vì tác dụng của việc lấy cao răng vô cùng tốt. Cụ thể, nó được thể hiện qua 4 khía cạnh như sau:

Như đã nói ở trên, cao răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: Viêm nha chu, viêm nướu, tiêu xương răng, viêm tủy ngược dòng… Những bệnh này đều do vi khuẩn có trong cao răng gây nên. Chính vì vậy, việc loại bỏ các mảng bám cao răng sẽ khiến vi khuẩn không còn nơi trú ngụ và gây bệnh nữa.

Nướu chân răng là phần bị tác động khá mạnh khi cao răng phát triển, những mảng bám cao răng này có thể kéo nướu tụt xuống phía dưới cuống răng, để lộ chân răng và có thể gây mất răng hoàn toàn. Do đó, lấy cao răng sẽ giúp phần nướu chân răng không chịu nhiều tác động, làm tốt chức năng bảo vệ chân răng của mình.

Theo thống kê, chiếm đến 70% số người bị hôi miệng có nguyên nhân bắt nguồn từ cao răng lâu ngày không được làm sạch. Chính vì vậy, lấy cao răng khi kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp hơi thở luôn thơm mát và dễ chịu.

Cao răng hình thành trên thân răng và dưới nướu có các màu như: vàng nhạt, nâu hoặc đen… Những màu sắc này bám trên răng và ám màu khiến cho khuôn hàm của bạn trở nên mất thẩm mỹ. Việc lấy cao răng không thể giúp màu răng trắng hoàn toàn nhưng cũng sẽ góp phần làm cho nụ cười của bạn sáng lên rất nhiều.

3/ Làm sao để phát huy tối đa tác dụng của việc lấy cao răng?

Những tác dụng của việc lấy cao răng sẽ là tối ưu nhất nếu đảm bảo được về tính hiệu quả và an toàn. Trước kia, việc lấy cao răng được tiến hành với các dụng cụ cầm tay nên ít nhiều sẽ tác động đến nướu và gây chảy máu chân răng, ê buốt, thậm chí có trường hợp còn bị nhiễm trùng kéo dài.

Công nghệ lấy cao răng mới hiện đang áp dụng tại Nha khoa Paris đã và đang thực hiện đối với hàng ngàn khách hàng, loại bỏ cao răng tối đa với cảm giác êm dịu nhất.

4/ Lưu ý sau khi lấy cao răng

➦ Có cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp nhuần nhuyễn giữa chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

➦ Bạn nên sử dụng nhiều chất xơ hay thực phẩm giòn vì nó giúp nướu chắc khỏe, ngăn chặn tối đa tình trạng mảng bám cao răng hình thành và gây hại.

➦ Hạn chếsử dụng thực phẩm mềm, bánh kẹo hay socola… bởi chúng rất khó vệ sinh, đồng thời khiến vụn thức ăn dễ bám vào chân – kẽ răng gây bệnh lý.

➦ Thực hiện thăm khám bác sĩ đều đặn từ 3 – 6 tháng/lần

Lá Lốt, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Lốt

Tên khác

Lá lốt còn gọi là Tất bát

Tên khoa học: Piper lolot L

Họ khoa học: Thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae

Cây lá lốt

(Mô tả, hình ảnh cây lá lốt, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.

Bộ phận dùng:

Toàn cây: rễ, lá, cành lá lốt đều được dùng làm vị thuốc.

Nơi sống và thu hái:

Cây đặc hữu của Ðông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt.

Có thể thu hái cây quanh năm,đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học:

Trong cây có tinh dầu.

Vị thuốc lá lốt

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị, tác dụng:

Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, Đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

Liều dùng

Ngày dùng 6-12g hoặc có thể nhiều hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc lá lốt Chữa đau lưng sưng khớp gối, bàn chân tê buốt:

Rễ lá lốt tươi 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ cây vòi voi 50g, rễ cỏ xước 50g. Sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức xương:

Rễ lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, độc lực 12g, đơn gối hạc 12g, hạt xích hoa xà 12g. Sắc uống.

Chữa phù thũng:

Lá lốt 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ gai tầm xoọng 12g, lá đa lông 12g, mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân:

Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Chữa Tê thấp Đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt

Lá lốt và Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm. Ðể uống, dùng 8-12g dây rễ lá lốt, phối hợp với Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, mỗi vị 8g sắc uống.

Giải độc say nấm, rắn cắn.

Lá lốt tươi giã nát, phối hợp với lá Khế, lá Ðậu ván trắng mỗi vị 50g, thêm nước, lọc nước cốt uống.

Chữa tay chân tê nhứa mỏi do phong thấp:

Lá lốt 100g sắc nước uống thường xuyên.

Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không đau bụng:

Dùng một nắm lá lốt từ 50-100g sắc nước uống ngày 3 lần (Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh).

Chữa viêm lợi chắc chân răng

Lá lốt sắc đặc ngậm xúc miệng.

Chữa các chứng tay chân tê, mỏi, ra mồ hôi

Lá lốt tươi 100g hoặc khô 30g sắc nước uống, hoặc ngâm chân.

Chữa đau lưng nhức mỏi cơ khớp

Lá lốt rang nóng với muối đầm vào túi vải chườm.

Chữa đau nhức cơ khớp

Toàn cây Lá lốt, phối hợp Cỏ xước, cây Xấu hổ, tất cả sao vàng mỗi vị 10-15g sắc nước uống nhiều ngày (Bài thuốc kỵ thai).

Tag: cay La lot, vi thuoc La lot, cong dung La lot, Hinh anh cay La lot, Tac dung La lot, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Lá Lốt Với Tác Dụng Của Cây Lá Lốt Và Cách Dùng Lá Lốt Chữa Bệnh Ra Sao?

Lá lốt là gì? Tác dụng của lá lốt chữa bệnh gì: đau nhức xương khớp khi trời lạnh, đau bụng, ra mồ hôi tay chân, tổ đỉa,…Cách dùng lá lốt tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của lá lốt. Cách sử dụng lá lốt chế biến ngâm nấu uống. Giá lá lốt bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh lá lốt và đặc điểm nhận biết lá lốt.

Đây là bộ phận thuộc phần lá mọc từ thân của cây lá lốt. Loài cây này mọc chủ yếu ở những vùng đất vừa ẩm ướt nhưng chan hòa ánh sáng. Loại lá này có mặt hầu hết ở tất cả các vùng miền trên đất nước Việt Nam. Bởi lẽ nó rất dễ sống nên người dân thường trồng để sử dụng. Chính vì vậy mà mỗi địa phương lại có một tên gọi khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là ở khu vực vùng Nam Bộ loài lá này được gọi là lá nốt.

Lá của cây thuộc họ cây thân thảo giống như các loại cây hồ tiêu hay trầu không. Nó thường mọc theo dạng đơn và mang trong mình một mùi hương đặc sắc. Loại lá này mọc nguyên ở phía gốc lá dạng hình trái tim nhưng phần giữa hình trứng rộng. Phía đầu của lá khá nhọn nhưng không sắc khi soi dưới ánh nắng lại có những điểm trong. Lá khá nhẵn ở mặt trên nhưng mặt dưới lại có lông. Đặc biệt lá có cuống dài.

Đây là một trong những nguyên liệu được người dân sử dụng để chế biến thức ăn. Trong đó nổi tiếng nhất là các món lươn xào lá nốt, mực cuốn lá nốt,…Song, loại lá này còn được xem như là một loại dược liệu chữa bệnh mà người xưa tìm thấy. Tuy nhiên cho đến ngày nay thì còn nhiều người chưa biết được tác dụng thật của nó.

Lá lốt có tác dụng gì? chữa bệnh đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Thông thường vào các mùa lạnh, nhiệt độ cơ thể bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Cho nên các mạch máu trong thần kinh ngoại vi co thắt và không lưu thông. Như vậy sẽ làm các khớp thiếu dưỡng chất và đau nhức hơn. Tuy nhiên lá nốt có tính tán hàn và tính ấm. Vì vậy loại dược liệu này có thể làm nâng thân nhiệt lên ở mức độ bình thường vào mùa lạnh. Đồng thời làm cho máu lưu thông và nuôi dưỡng các khớp để các khớp không bị đau.

Trong loại lá này có chứa nhiều thành phần hóa học và tinh vị đặc biệt. Bao gồm ancaloit, tinh dầu, flavonoit, beta-carypophyllen,… Những thành phần này có thể làm giảm quá trình kích thích của giây thần kinh ngoại cảm. Mà giây thần kinh ngoại cảm lại kích thích tuyến mồ hôi. Nên khi dùng tuyến mồ hôi sẽ trở lại bình thường vì nó không nhận được tín hiệu truyền vào.

Bị đau bụng lạnh là do hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Nhất là khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc là ăn uống đồ lạnh. Lúc này hàn tà sẽ xâm chiếm cơ thể và làm xuất hiện các triệu chứng sợ lạnh và đau nhức. Song theo đông y học cổ truyền thì trong loại lá này có tính ôn trung, tán hàn và khí thông. Do đó, loại dược liệu này giúp làm cho ấm bụng trừ đi cái lạnh, giảm đau và thông lưu khí huyết. Từ đó, đem lại hiệu quả chữa bệnh rất cao.

Đầu tiên người bệnh cần chuẩn bị 30g dược liệu tươi ngắt cuống, đem đi rửa với nước cho sạch. Sau đó bỏ vào một cái rổ và để cho lá được ráo nước hẳn. Trong khi chờ lá ráo nước bạn chuẩn bị một chiếc nồi sạch. Sau đó lấy lá đem bỏ vào nồi cùng 1l nước và đem lên bếp đun sôi. Chờ khoảng 3 phút rồi thêm ít muối hạt vào và tắt bếp. Cuối cùng múc nước ra bể hoặc vào bát cho nguội rồi ngâm tay chân khoảng 15 phút.

Cách sử dụng lá nốt chữa nhức đau xương khớp rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần dùng loại dược liệu này ở dạng tươi với khối lượng khoảng 15g cho đến 30g. Sau đó chuẩn bị một chiếc nồi om đất rồi cho 2 bát nước sạch vào. Tiếp đó, cho thêm nguyên liệu chuẩn bị vào nồi và tiến hành sắc. Sắc cho đến khi trong nồi chỉ còn lại khoảng ½ bát nước là được. Nước sắc được dùng uống trong ngày. Uống trong khoảng 10 ngày sẽ có thể thấy rõ tác dụng của dược liệu..

Cách chữa bệnh đau bụng lạnh bằng loại lá này dễ hơn nhiều so với các bệnh khác. Cụ thể người bệnh cần chuẩn bị khoảng 20g lá tươi đem ngắt sạch cuống lá. Tiếp đó, đem đi rửa với nước cho thật sạch rồi bỏ vào nồi sắc với 300ml nước. Sau khi sắc thấy trong nồi còn lại 100ml nước thì bạn tắt bếp là được. Để phát huy hết công dụng thì nên uống khi còn nóng và uống trước khi ăn tối.

Thuốc hay từ cây lá nốt – Sức khỏe và đời sống

Giá bán lá lốt trên thị trường

Thông thường để mua được dược liệu cũng không quá khó khăn vì nó có mặt ở khắp nơi. Dù là thành thị hay nông thôn, siêu thị hay quán vỉa hè cũng đều tìm thấy loại lá này. Chính vì vậy mà giá bán trên thị trường cũng không cao như các loại dược liệu khác. Chủ yếu 1kg dược liệu này dạng tươi có giá trung bình chỉ khoảng 85.000 đồng.

Cách Chữa Đau Răng Bằng Lá Lốt

Lá lốt không chỉ giúp hương vị món ăn trở nên đậm đà hơn, mà còn trị đau răng cực hiệu quả đó!

Lá lốt trong tiếng Anh là Piper sarmentosum, thuộc nhóm cây thân thảo cùng họ với trầu không và hồ tiêu. Cách chữa đau răng bằng lá lốt hiện nay có thể rất nhiều người Việt vẫn chưa biết tới. Thực tế ngay từ thời xưa, khi chưa có các loại thuốc và các phòng khám nhiều như bây giờ thì lá lốt là cây thuốc chữa đau răng, sâu răng hiệu quả và an toàn được sử dụng rất nhiều.

– Đau răng do mọc răng khôn

– Răng bị sâu nhẹ

– Bị viêm nhiễm vùng nướu ở mức độ nhẹ

– Lấy một nắm lá lốt, đun cùng một 1 lít, đến khi gần sôi, cho 1/2 thìa muối vào hỗn hợp trên. Bật nhỏ lửa, đun thêm khoảng 3 phút.

– Đến khi nguội, lọc lấy phần nước trong, cho vào một chai thủy tinh.

– Dùng phần nước trên để súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 4-5 phút sẽ giúp trị sâu răng bằng lá lốt hiệu quả hơn.

– Lấy một nắm lá lốt và một vài hát muối cho vào máy xay

– Xay nhuyễn hỗn hợp trên cùng một ít nước

– Lọc hỗn hợp loại bỏ cặn lấy phần nước cốt

– Ngậm 5 phút nước cốt lá lốt giúp chữa đau răng nhanh chóng

– Ngày ngậm hỗn hợp nước lá lốt pha muối 2-3 lần

– Rễ lá lốt khoảng 20-30 gram

– 60ml rượu nồng độ cao

– Lấy rễ cây lá lốt rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc nhỏ 5cm

– Có thể phơi hoặc sao khô để tăng mùi vị của rượu

– Ngâm với rượu khoảng 1 tháng là có thể sử dụng

– Bảo quản rượu nơi khô ráo, thoáng mát

Khi rượu đã có thể sử dụng, mỗi ngày bạn dùng 1 lượng bông gòn sát khuẩn vừa đủ bằng đầu ngón tay út. Sau đó dùng rượu tẩm vừa đủ ướt bông, đem đặt vào chỗ răng khôn ngậm khoảng 15 phút rồi nhổ bỏ. Ngày thực hiện 2-3 lần, thực hiện khoảng 3-4 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

– Chọn 1-2 lá lốt già, thơm mùi đặc trưng đem rửa sạch, để ráo nước

– Cho vào cối giã nhuyễn, lấy bã đắp vào vùng răng đau khoảng 5 phút

– Súc miệng lại bằng nước sạch, ngày đắp 2-3 lần sau khi đánh răng

– Thực hiện 4-5 ngày sẽ thấy kết quả như mong đợi

Trong 1 vài trường hợp, lá lốt chữa đau răng cho bà bầu cũng khá an toàn và hiệu quả. Bởi trong giai đoạn bầu bí, các mẹ thường có thèm ăn, thèm ngọt và chua cực kỳ gây ảnh hưởng đến răng. Trong giai đoạn này, các mẹ cần tránh xa các loại kháng sinh vì dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi, cách trị đau răng bằng lá lốt là bài thuốc chữa đau nhức răng, sâu răng an toàn mà hiệu quả nhất.

Lá lốt là dược liệu không thể phủ định về tác dụng điều trị sâu răng, đau nhức răng tuyệt vời của nó, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì lá lốt sẽ gây những tác hại khó lường.

– Lá lốt chỉ có tác dụng giảm các cơn đau nhức, ngăn cản quá trình phát triển của vi khuẩn chứ không có tác dụng trị bệnh tận gốc.

– Khi chữa bệnh đau răng bằng lá lốt, nhất là dùng rễ của lá lốt để chữa đau răng, sâu răng bạn cần rửa thật sạch sẽ, nếu không, các vi khuẩn xâm nhập vào răng còn khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn.

– Sử dụng mẹo trị đau răng bằng lá lốt quá nhiều sẽ khiến răng của bạn bị nhiễm màu.

Những Tác Dụng Của Lá Lốt Với Sức Khỏe

Những tác dụng của lá lốt với sức khỏe

Cây lá lốt thường được sử dụng phổ biến để chế biến các món ăn hấp dẫn như canh, chiên, xào, nướng… là loại cây rất được Máy khuếch tán tinh dầu ưa thích, được trồng hầu hết ở nhiều nhà vườn. Vậy ăn lá lốt có tốt chó sức khỏe không?

Chúng ta thường sử dụng lá lốt như một loại rau ăn kèm quen thuộc, hoặc Máy khuếch tán hương thơm dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như chiên, xào, nướng… Tuy nhiên, nhiều người lại không biết lá lốt từ lâu được dùng như một phương pháp để điều trị hiệu quả các bệnh lý thường gặp như sau:

Chữa chứng lạnh bụng, đau bụng:

Lá lốt có tính ấm, chống hàn, vì thế nó có nhiều tác dụng trong việc chữa chứng đau bụng, chống phong hàn, tay chân lạnh, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả.

Bài thuốc rất đơn giản bạn chỉ cần lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch đun với 300ml nước sắc lại còn 100ml. Uống liên tục trong 2 ngày, đặc biệt tốt khi thuốc còn ấm và trước bữa ăn tối.

Hỗ trợ chữa các bệnh lý đau xương khớp:

Chỉ cấn lấy từ 5-10g lá lốt phơi khô, sắc từ 2 chén nước còn 1/2 chén, uống trong ngày, khi thuốc còn ấm, sẽ tốt hơn khi bạn uống sau bữa ăn tối.

Lá lốt có công dụng hiệu quả trong việc giảm các chứng đau nhức xương khớp, cột sống lưng, cổ…

Điều trị chứng ra mồ hôi chân tay:

Ăn lá lốt kiên trì trong vòng 5-7 ngày hoặc sắc nước uống sẽ rất có lợi trong việc điều trị chứng ra mồ hôi khó chịu ở tay chân.

Bạn chỉ cần lấy 30g lá lốt tươi rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, cho thêm một ít muối, để nguội sau đó ngâm tay chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc có thể lấy 30g lá lốt, thái nhỏ, sao vàng. Sắc từ 3 chén nước còn 1 chén. Uống 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày.

Chữa đau răng:

Đau răng là bệnh gây nhiều phiền toái và đau đớn, là nổi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa bằng cách ăn lá lốt sống vô cùng hiệu quả.

Cụ thể bạn chỉ cần lấy 10g lá lốt tươi đem giã nát với một ít muối. Sau đó, lấy hỗn hợp ngậm vào miệng, bạn có thể nuốt hoặc không đều được.

Chữa mụn nhọt lâu ngày không lành miệng:

Ngoài việc ăn lá lốt sống bạn có thể kết hợp chúng với các loại lá khác như lá chanh, tía tô, lá ráy để chữa mụn nhọt đều rất hiệu quả.

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như lá lốt, tía tô, lá chanh, lá ráy mỗi loại khoảng 15g. Đối với lá chanh phơi khô, giã nhuyễn thành bột thoa vào vết thương giúp sát trùng. Riêng những nguyên liệu còn lại rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên phần da có mụn nhọt và băng lại. Sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Chữa viêm niệu đạo:

Bạn cần chuẩn bị 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10-15 phút rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa vùng kín. Phần nước còn lại bạn đem đun sôi để xông hơi vùng kín, rất hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu Máy khuếch tán mùi hương khoa học cũng cho biết, lá lốt có tính ấm, chính vì thế nên sử dụng với liều lượng vừa phải, khoa học nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như: táo bón, nóng trong người, hại dạ dày, đường ruột, nôn mửa, ngộ độc khi ăn quá nhiều…

Nội dung bài viết Những tác dụng của lá lốt với sức khỏe được chúng tôi tổng hợp từ internet vẫn đang trong quá trình xác thực và kiểm chứng, thế nên mọi thông tin của bài viết có thể không chính xác hoàn toàn.

Nếu nội dung bài viết này đã làm phiền hoặc ảnh hưởng tới bạn hãy gủi phản ảnh cho chúng tôi ngay.

Xin cảm ơn!

Tag keywords: Máy tạo mùi thơm, Máy tạo hương thơm, Máy tạo mùi thơm trong phòng, Máy tạo hương thơm trong phòng, Máy tạo mùi thơm khách sạn, Máy tạo mùi hương khách sạn, Những tác dụng của lá lốt với sức khỏe