Sơ Đồ Cấu Tạo Máy Hàn / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Sơ Đồ Cấu Tạo Của Máy Hàn?

Danh sách câu trả lời (3)

Từ bài viết của mqbkcomp Bạn hỏi thế này chung chung qua, mối loại máy hàn có công nghệ điều khiển khác nhau nên kiến trúc khác nhau. Ví dụ: máy hàn AC, DC, inverter… Trong máy hàn Inverter lại có nhiều loại: công nghệ Thyristor, IGBT, MOSFET… Nhưng nói chung dù công nghệ thế nào thì máy hàn cũng có một biến áp hàn là thiết bị thay đổi điện áp từ điện áp nguồn sang điện áp hàn. Nếu là máy hàn DC thì chỉnh lưu điện áp xoay chiều thứ cấp là xong, Máy hàn IGBT thì băm xung điện áp là được. Nên trong máy hàn thì biến áp hàn là bộ phận chung cho mọi loại máy hàn.

Bạn có thể hiểu 1 cách đơn giản và chung nhất như thế này: Máy hàn điện thực chất là 1 cái máy biến điện áp, thông thường có 2 cuộn dây. Cuộn sơ cấp dây nhỏ nối vào điện áp nguồn (220V chẳng hạn), cuộn thứ cấp ít vòng, dây to nối ra đầu mỏ hàn. Phía thứ cấp số vòng dây ít để có điện áp ra thấp cho an toàn, dây có tiết diện lớn để có dòng điện cao khi hàn (thực chất là ngắn mạch thứ cấp) gây nóng chảy tại nơi cần hàn thông qua que hàn. Trong máy hàn còn có bộ điều chỉnh dòng điện thứ cấp để phù hợp với vật hàn to hay nhỏ.

Bạn hỏi thế này chung chung qua, mối loại máy hàn có công nghệ điều khiển khác nhau nên kiến trúc khác nhau. Ví dụ: máy hàn AC, DC, inverter… Trong máy hàn Inverter lại có nhiều loại: công nghệ Thyristor, IGBT, MOSFET… Nhưng nói chung dù công nghệ thế nào thì máy hàn cũng có một biến áp hàn là thiết bị thay đổi điện áp từ điện áp nguồn sang điện áp hàn. Nếu là máy hàn DC thì chỉnh lưu điện áp xoay chiều thứ cấp là xong, Máy hàn IGBT thì băm xung điện áp là được. Nên trong máy hàn thì biến áp hàn là bộ phận chung cho mọi loại máy hàn.

Câu hỏi lĩnh vực Máy cơ khí, công nghiệp

Sơ Đồ Cấu Tạo Của Máy Lọc Nước Tổng Đầu Nguồn

Máy lọc nước đầu nguồn là một hệ thống cấp nước sạch cho tòa nhà, nó là giải pháp hữu hiệu đơn giản và hiệu quả. Ðây là kiểu hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn đơn giản mà mỗi gia đình đều có thể sử dụng được với chi phí bỏ ra vừa phải.

Các bộ phận chính được sử dụng trong việc xử lý nước của bộ lọc nước đầu nguồn

– Vì sao máy lọc nước đầu nguồn là hệ thống được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình:

– Với nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn và loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước, hạn chế một lượng lớn tạp chất xuống hệ thống lọc tinh, bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của hệ thống lọc tinh. Tuy hệ thống lọc thô có cấu trúc kỹ thuật đơn giản, nhưng đây lại là hệ thống lọc nước vô cùng quan trọng cần phải có. Đặc biệt, đối với nguồn nước nhiễm sắt, mangan,…hệ thống lọc thô giữ vai trò thiết yếu trong việc xử lý các kim loại nặng.

– Máy lọc nước sinh hoạt thường được lắp đặt trực tiếp và xử lý nguồn nước cấp đầu vào trước khi đưa vào hệ thống sử dụng nước của tòa nhà, nó sẽ giúp gia đình tiết kiệm 1 khoản chi phí đáng kể.

– Hệ thống lọc tổng đầu nguồn cần phải được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ những chất cặn bẩn bám lại sau một thời gian sử dụng.

– Máy lọc nước đầu nguồn chung cư sẽ lọc nước bằng các vật liệu xử lý nước chuyên dụng. Đây cũng là một hệ thống lọc nước phổ biến vì các vật liệu chuyên dụng như than hoạt tính có tác dụng giữ lại nhiều tạp chất nhỏ, ngăn chặn một số loại hóa chất (như Clo) trong nước mà lõi lọc thô không thể xử lý được, qua đó giúp giảm nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước.

Cấu tạo hệ thống lọc tổng đầu nguồn gồm những thiết bị sau:

– Cột lọc nước đầu nguồn composite: có thành phần sợi thủy tinh làm từ cát biển, nhựa polime làm từ nhựa thực vật nên không gây độc hại trong quá trình sử dụng như các loại cột khác. Đây là vật liệu đã được tổ chức FDA công nhận an toàn với con người, nên rất phù hợp cho việc truyền dẫn nước sạch trong sinh hoạt. Loại cột này có những đặc tính kỹ thuật nổi trội như:

+ Khả năng chịu ăn mòn cao

+ Đặc tính lưu thông tốt: do bề mặt nhẵn bóng

+ Tính chịu nhiệt cao: – 400C đến +1200C

+ Cách nhiệt, cách điện: nhựa không dẫn điện và truyền nhiệt kém

+ Độ bền cao: Được sản xuất theo công nghệ quấn, đan xen các lớp với nhau

+ Khối lượng nhẹ: Chỉ bằng ¼ khối lượng của ống kim loại

+ Ít tốn kém chi phí duy tu, bảo dưỡng: Không bị han gỉ trong mọi hóa chất, không bị mài mòn trong tự nhiên cũng như trong quá trình sử dụng, bề mặt ống nhẵn, không bị sinh vật và các chất bẩn bám vào nên chi phí bảo dưỡng rất thấp

+ Phù hợp với mọi địa hình: Bên trong và bên ngoài ống được phủ lớp polyester có tác dụng chống thẩm thấu, ăn mòn và sự xâm nhập của các chất trong thiên nhiên, sử dụng rất hiệu quả trong các môi trường nhiễm phèn, mặn, nước lợ, nước kiềm….

Sợi thủy tinh Các kích thước cột composite

– Van 3 cửa:

Công dụng : điều khiển vận hành bình lọc Composite Chức năng 3 trong 1: lọc – rửa ngược – rửa xuôi

– Van 5 cửa:

Công dụng: điều khiển vận hành bình lọc composite

Chức năng 5 trong 1: lọc – rửa ngược – hút hóa chất – pha dung dịch – rửa xuôi

: Lưu ý: Để đưa ra giải pháp lọc tốt nhất cho từng nguồn nước Quý khách vui lòng liên hệ ngay HOTLINE ĐẶT HÀNG VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT: 02466 750 510 – 0968 670 940 – 0912 915 936

Sơ Đồ Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Máy Lọc Nước Ro

1. Sơ đồ cấu tạo máy lọc nước RO

Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy máy lọc nước RO có cấu tạo gồm 2 thành phần chính:

* Hệ thống lõi lọc

* Các linh phụ kiện đi kèm

1.1 Hệ thống lõi lọc

Đây là thành phần linh kiện tiêu hao của hệ thống lõi lọc nước, sau một thời gian sử dụng thì người dùng cần phải thay lõi lọc mới để chất lượng lọc được tốt nhất.

Một máy lọc nước RO tiêu chuẩn thông thường sẽ có 5 cấp lọc và sẽ được bổ xung thêm tùy vào chất lượng của từng cấp lọc nước, nhu cầu của người dùng

Cấp lọc 1 – 3: đây là các cấp lọc thô thường để lọc rỉ sét, bùn đất, các tạp chất hữu cơ, các chất béo hòa tan trong nước, rong rêu, bọ gậy,…

Cấp lọc 4: Đây là cấp lọc quan trọng nhất trong máy lọc nước RO, đó là lọc qua màng RO với kích thước khe hở siêu nhỏ chỉ có các phân tử nước mới có thể đi qua, các tạp chất hữu cơ, hóa chất, kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh vật… sẽ bị giữ lại phía trên màng lọc và sẽ đi ra theo đường nước thải

Cấp lọc 5: Có tác dụng ổn định vị ngọt và tăng độ pH cho nước.

1.2 Linh phụ kiện máy lọc nước

Vòi nước: có rất nhiều loại vòi với chất lượng và kiểu dáng khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình

Van điện từ: đầy là loại van hoạt động bằng điện năng có tác dụng tách nước thẩm thấu tự do

Van áp thấp: có tác dụng ngắt mạch điện khi nguồn nước cấp yếu hoặc hết, van cũng sẽ ngắt điện khi lõi lọc bị tắc để bảo vệ máy

Van áp cao: có tác dụng điều khiển hoạt động của máy lọc nước, khi bình áp đủ nước thì van áp cao sẽ ngắt điện

Van nước thải: có tác dụng đưa nước thải sau khi lọc qua màng RO ra ngoài

Bơm: có tác dụng bơm nước, tạo áp lực nước cao đẩy qua màng lọc RO giúp màng RO hoạt động hiệu quả và ổn định nhất

Bình áp: có công dụng tích nước và áp suất cho hệ thống

Và một số phụ kiện khác.

2. Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO

Bước 1: Nước cung cấp sẽ được đưa vào máy lọc nước thông qua cột lọc thứ 1 để loại bỏ rong rêu, cặn bẩn, đất cát… tuy chỉ loại bỏ các cặn thô nhưng lõi lọc này rất quan trọng khi có tác dụng bảo vệ các lõi lọc phía sau không bị tắc vì những cặn thô này.

Bước 2: Nước tiếp tục đi qua lõi lọc thứ 2 chứa than hoạt tính sẽ được loại bỏ các tạp chất hữu cơ, chất béo hòa tan trong nước, clo và các hợp chất gây mùi hôi trong nước. Nếu nước nhà bạn nhiễm đá vôi thì sẽ được thây bằng lõi lọc cation, lõi này chứa chất khử độ cứng của nước nhằm bảo vệ màng lọc RO, làm nước có vị ngọt tự nhiên

Bước 3: Nước đi vào lõi lọc số 3 này là các lợi có độ nhỏ 1 µm, các tạp chất hữu cơ và chất lơ lửng to hơn sẽ bị loại bỏ.

Bước 4: Màng lọc RO được ví như trái tim của máy lọc nước sẽ đón nhận nguồn nước sau khi đi qua 3 lõi lọc thô, nơi đây sẽ loại bỏ 99,99% virut, vi khuẩn, asen, các ion kim loại nặng và tạp chất siêu nhỏ. Bơm sẽ tạo ra dòng nước áp lực cao đi qua màng RO, tất cả nước sau khi đi qua màng RO là nước tinh khiết, những phần nước bị giữ lại ở trên màng sẽ được đưa ra theo đường nước thải

Bước 5: Nước tinh khiết sẽ tiếp tục đi qua các lõi lọc phía sau để tạo độ ngọt cho nước, điều chỉnh độ pH, tăng thêm khoáng chất cho nước.

Bước 6: Nước sau khi chảy qua các bộ lọc sẽ được lưu trữ ở các bình chứa (nếu có), nếu là máy nóng lạnh thì sẽ được phân ra các bình nóng – lạnh

3. Liên hệ tư vấn, lắp đặt, sửa chữa máy lọc nước

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt, sửa chữa máy lọc nước vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0941.898.123 – 096.424.0123 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau:

Cấu Tạo Máy Giặt Và Sơ Đồ Nguyên Lý Của Từng Bộ Phận Trong Máy Giặt

Có rất nhiều dòng máy giặt trên thị trường hiện nay. Không chỉ đa dạng về thương hiệu, kiểu dáng. Mà phân khúc giá cả cũng vô cùng đa dạng. Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Để sử dụng máy giặt đúng cách. Đảm bảo hiệu quả làm việc và độ bền của sản phẩm. Cần nắm được các bộ phần cấu thành máy giặt. Cũng như cách thức hoạt động của thiết bị.

Tìm hiểu cấu tạo của máy giặt

Để tạo nên chiếc máy giặt, cần có sự kết nối của nhiều bộ phận khác nhau. Giữa máy giặt cửa trên và cửa ngang có chút khác biệt trong cấu tạo. 

Cấu tạo chung của máy giặt

Thông thường, máy giặt gồm có 5 bộ phận chính như sau:

Bộ

phận cấp nước vào cho máy giặt

Để tạo thành bộ phận cấp nước vào, cần phải có đầy đủ những linh kiện sau:

Đường ống nước vào.

Van cấp nước cho máy giặt.

Khay đựng bột/nước giặt, nước xả vải.

Đường ống dẫn nước vào lồng giặt.

Trong số những bộ phận trên, chỉ có van cấp nước cho máy giặt là điều khiển tự động.

Bộ phận giặt

Đây là bộ phận trung tâm của máy giặt. Nó sẽ tiến hành các hoạt động chính để hoàn thành quá trình giặt sạch quần áo.

Bao gồm:

Lồng giặt.

Motor máy giặt.

Nắp máy giặt.

Dây curoa.

Một số bộ phận phụ khác.

Bộ phận xả nước thải

Sau quá trình giặt, vắt, nước thải trong máy giặt sẽ được xả hết ra ngoài. Sau đó, nước mới sẽ được cấp vào trong máy giặt.

Bộ phận này thực hiện chức năng xả hết nước thải trong máy giặt ra ngoài trong thời gian ngắn. Gồm có:

Lưới lọc bơm xả.

Bơm xả máy giặt.

Ống dẫn nước xả.

Bộ phần điều khiển máy giặt

Trong cấu tạo máy giặt, đây là bộ phận vô cùng quan trọng. Nó thực hiện điều khiển toàn bộ hoạt động của máy giặt, theo chu trình đã được thiết lập trong chíp điều khiển.

Trên bảng điều khiển máy giặt thiết kế các núm điều chỉnh chế độ. Các công tắc thực hiện đóng/ngắt bình thường. Và màn hình hiển thị.

Vỏ máy giặt

Đây là phần khung bảo vệ toàn bộ linh kiện bên trong máy giặt. Vỏ máy giặt thường được làm từ chất lượng có độ bền cao, chịu nhiệt tốt. Nên vô cùng cứng cáp, bảo vệ máy giặt khỏi những tác nhân của môi trường.

Không chỉ trọng về chất liệu. Các thương hiệu máy giặt hiện nay còn cho ra mắt nhiều sản phẩm có màu sắc đẹp mắt, cuốn hút. Đảm bảo độ bền và giá trị thẩm mỹ của thiết bị.

Hầu hết các loại máy giặt đều được tạo thành từ 5 bộ phận cơ bản nêu trên. Dựa trên những thông tin trên. Hy vọng bạn đã xác định được tên gọi của từng bộ phận trên máy giặt.

Trên thị trường hiện nay có 2 dòng máy giặt chính, được sử dụng phổ biến. Đó là máy giặt cửa trên và máy giặt cửa ngang.

Để hiểu rõ hơn cấu tạo của 2 loại máy giặt này. Hãy tiếp tục theo dõi thông tin tiếp theo.

Cấu tạo máy giặt cửa trên

Cấu tạo máy giặt cửa trên gồm có các bộ phận sau:

Vỏ máy giặt.

Nắp máy giặt.

Phích cắm điện máy giặt.

Bảng điều khiển máy giặt.

Tấm chắn chuột.

Chân đế.

Van cấp nước máy giặt.

Van xả nước máy giặt.

Thùng giặt.

Ngăn chứa bột/nước giặt, nước xả vải.

Bộ lọc xơ vải.

Mâm máy giặt.

Động cơ của máy giặt.

Bộ số máy giặt và dây curoa.

Bo mạch máy giặt.

Thụt đỡ lồng giặt.

Pháo áp lực, phao báo mực nước của máy giặt.

Công tắc cánh cửa máy giặt.

Cấu tạo máy giặt cửa ngang

Máy giặt cửa ngang cũng bao gồm đầy đủ các bộ phận của máy giặt cửa trên. Chỉ khác, nếu máy giặt cửa trên có thiết kế cửa máy giặt phía trên. Thì máy giặt cửa trước, phần cửa máy giặt nằm ngang.

Máy giặt cửa ngang sử dụng van xả nước cong. Thay vì sử dụng bơm xả nước như máy giặt cửa trên.

Máy giặt cửa trên sử dụng tới 4 chiếc quang treo. Còn máy giặt cửa trước lại sử dụng 2 chiếc quang treo và 2 thụt đỡ bên dưới.

Những chiếc máy giặt cửa ngang hiện nay hầu hết đều sử dụng truyền động trực tiếp. Đảm bảo máy giặt vận hành êm ái, không gây tiếng ồn lớn. Hoạt động bền bỉ theo thời gian.

Chức năng của các bộ phận cấu tạo máy giặt

Cùng tìm hiểu chức năng của từng bộ phận có trong máy giặt:

Van cấp nước cho máy giặt: 

Bộ phận này có chức năng điều khiển lượng nước vào trong máy giặt ở những giai đoạn khác nhau. Cấp nước để hòa tan bột/nước giặt. Cấp nước cho máy giặt để giặt sạch quần áo, xả quần áo.

Đây là van điện từ được điều khiển tự động. Khi có dòng điện cấp vào cuộn điện từ, lõi điện từ sẽ thay đổi vị trí đóng mở. Đây là cách hoạt động của van.

Lồng giặt:

Lồng bên ngoài thường được làm bằng chất liệu nhựa cứng. Có chức năng chứa nước giặt trong quá trình giặt. Còn lồng bên trọng được làm bằng inox, chứa quần áo khi giặt.

Lồng bên ngoài máy giặt là lớp bao bọc các thành phần trong lồng giặt. Nó được liên kết với khung máy giặt thông qua các thanh lò xo. Nhằm giảm sự rung lắc khi hoạt động.

Lồng bên trong máy giặt thì liên kết với trục quay để quay tròn khi giặt.

Motor máy giặt:

Sử dụng động cơ điện để tạo chuyển động quay tròn lồng giặt khi giặt và vắt. Nó được lắp trực tiếp trên thân của lồng giặt ngoài. Với mục đích đảm bảo truyền chuyển động quay tốt nhất.

Bộ điều khiển động cơ máy giặt: Phần bảng mạch điện tử này có tác dụng điều khiển motor của máy giặt.

Nắp máy giặt:

Với máy giặt cửa trên, nắp máy giặt bảo vệ và cách ly người dùng khi máy giặt hoạt động.

Còn với máy giặt cửa ngang, nắp máy giặt có tác dụng đóng kín để ngắn nước trong lồng giặt không tràn ra ngoài khi giặt. Không thể mở nắp khi máy giặt hoạt động.

Dây curoa máy giặt: Loại dây đai này được sử dụng phổ biến để truyền chuyển động quay từ trục động cơ sang trục quay của lồng giặt.

Lưới lọc bơm xả: Được đặt trước bơm xả để lọc hết các rác có trong nước xả sau khi giặt quần áo. Tránh tình trạng bơm xả của máy giặt bị kẹt.

Bơm xả máy giặt: Bơm nước thải ra ngoài sau quá trình giặt, xả. sau đó, cấp nước mới vào lồng giặt để thực hiện giai đoạn tiếp theo trong chu trình giặt quần áo.

Tất tần tần thông tin về cấu tạo máy giặt và chức năng của các bộ phận đều được đề cập chi tiết. Bạn không nên bỏ qua những kiến thức này. Nếu muốn sử dụng máy giặt đúng cách, hiệu quả. Kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

Sơ đồ nguyên lý máy giặt

Dựa vào sơ đồ nguyên lý máy giặt, bạn sẽ thấy rõ cách thức hoạt động của máy giặt:

Thứ 1:

Cho quần áo bẩn vào máy, đổ lượng bột/nước giặt phù hợp với khối lượng quần áo vào khay chứa bột/nước giặt. Sau đó, đóng nắp máy giặt lại. 

Lúc này, máy giặt sẽ đảo 2 chiều để cân lượng quần áo có trong lồng. Nhằm cân lượng nước cho phù hợp với máy.

Thứ 2:

Khi máy giặt đã cân xong, bo mạch cấp điện ra van cấp nước. Nước sẽ chảy qua van đi vào lồng giặt. 

Khi lượng nước cấp vào trong lồng giặt đủ với mức nước máy tự cân bằng ban đầu. Phao áp lực báo về bo mạch, bo mạch sẽ ngừng cấp điện cho van. 

Sau đó, sẽ bắt đầu cấp điện cho động cơ quay, máy giặt bắt đầu chu trình giặt.

Thứ 3:

Sau khi đã giặt xong, động cơ máy giặt không quay nữa. Đến mức thời gian được lập trình sẵn trên bo mạch, máy giặt sẽ chuyển sang chế độ xả. 

Lúc này, bo mạch sẽ cấp nguồn điện cho van xả, van xả kéo ra cho nước thoát ra ngoài. Khi nước thoát hết, phao báo mực nước sẽ báo về bo mạch. Để bo mạch tiếp tục cấp nguồn cho động cơ máy giặt quay tiếp theo 1 chiều.

Thứ 4:

Sau khi thực hiện quá trình vắt lần 1, máy quay trở lại chế độ cấp nước và máy giặt lại giặt. Giặt xong, máy giặt lại vắt thêm lần nước. Như vậy, kết thúc một chu trình giặt quần áo.

Mở nắp máy giặt, lấy quần áo ra phơi.

Với những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng bạn đã biết cấu tạo máy giặt nhà mình gồm những bộ phận nào. Trong quá trình sử dụng, hãy tuân thủ những quy định của nhà sản xuất.

Đồng thời thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng máy giặt định kỳ. Để giúp máy giặt luôn duy trì hoạt động ổn định. Kéo dài tuổi thọ.