Quan Niệm Về Đơn Vị Cấu Tạo Từ Tiếng Việt / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Đề Tài Đặc Điểm Ngữ Pháp Của Danh Từ Đơn Vị Tiếng Việt So Với Danh Từ Đơn Vị Tiếng Anh

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2010 PHẦN GIỚI THIỆU 1. Tên đề tài : Đặc Điểm Ngữ Pháp Của Danh Từ Đơn Vị Tiếng Việt So Với Danh Từ Đơn Vị Tiếng Anh 2. Loại đề tài : Nghiên cứu cơ bản 3. Lĩnh vực khoa học : Khoa học xã hội nhân văn 4. Chủ nhiệm đề tài : Phan Văn Đoàn , sinh viên lớp 2nv1 5. Cán bộ hướng dẫn : Nguyễn Hiếu Trung 6. Thời gian thực hiện : Từ tháng12/2010 đến tháng 05/2011 7.Cơ quan chủ trì : Trường Đại học Bạc Liêu 8. Đơn vị chủ quản : Khoa Sư phạm PHẦN THUYẾT MINH Phần Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong tiếng Việt Danh từ chiếm một số lượng lớn và có nhiều lớp con khác nhau với những đặt điểm từ pháp và ngữ pháp không giống nhau. Điều này gây khó khăn nhất định trong quá trình học tiếng việt và sử dụng tiếng Việt của người Việt và người nước ngoài. Một trong những khó khăn cơ bản nhất đó chính là xác định các tiểu loại của danh từ. Một tiểu loại của danh từ làm cho người tiếp cận với danh từ trong tiếng Việt dễ nhầm lẫn khi xác định từ đơn hay từ ghép đó chính là danh từ chỉ đơn vị. Một số từ như: miếng, cục, ổ, giạ vv … . Bên cạnh đó trong thời đại hội nhập ngài nay ngoại ngữ là yêu cầu không thể thiếu. Tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ mang tính phổ thông ở hầu hết các quốc gia trên thế giới để phục vụ cho việc học tốt tiếng Anh trong nhà trường và ngoài hội nhất là việc nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường chúng tôi tiến hành đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu và so sánh những điểm chung của danh từ tiến gviệt và danh từ tiếng anh mà trọng tấm vấn đề là ở tiểu loại danh từ chỉ đơn vị. 2. Mục đích nghiên cứu Với việc đi sâu tìm hiểu và so sánh danh từ chỉ đơn vị tiếng Việt và danh từ chỉ đơn vị tiếng Anh chúng tôi mong muốn hiểu rõ hơn về danh từ của tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) và danh từ của tiếng Anh đây là mục đích chủ yếu của việc thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng chủ yếu của đề tài là danh từ trong hai ngôn ngữ Việt – Anh, Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là danh từ chỉ đơn vị tiếng Việt và danh từ chỉ đơn vị tiếng Anh. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thực tế có nhiều nhà ngôn ngữ học đã từng đào xới mảnh đất danh từ chỉ đơn vị tiếng Việt, một số tác giả như Hồ Lê, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Hữu Quỳnh, vv … . có nhiều công tình nghiên cứu không chỉ nói về từ loại danh từ trong tiếng Việt mà còn đi sâu vào danh từ chỉ đơn vị ở ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam. Về loại từ trong tiếng Anh có một số công trình như lỗi loại từ trong tiến gviệt của người nước ngoài của tác giả Nguyễn Thiện Nam, Cẩm nang ngữ pháp tiếng Việt của giáo sư Trần Ngọc Dụng. Có thể vì một lý do nào đó mà các tác giả nói trên chưa đi sâu vào so sánh danh từ chỉ đơn vị của hai ngôn ngữ Việt – Anh. Với đề tài này chúng tôi mong rằng sẽ thực hiện được vấn đề mà các tác giả trên chưa đi sâu vào. 5. Khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tế Hoàn thành đề tài chúng tôi hi vọng có thể giúp tăng thêm sự hiểu biết của mình về từ loại danh từ trong hai ngôn ngữ Việt – Anh, giúp người học tiếng việt và tiếng anh có một cái nhìn rõ ràng hơn về từ loại danh từ đặt biệt là danh từ chỉ đơn vị.hoàn thành công trình chúgn tôi hi vọng sẽ giúp người đọc xác định từ loại danh từ trong tiếng Việt một cách chính xác hơn để từ đó so sánh đối chiếu với tiếng Anh nhằm phục vụ cho việc học tập ngoại ngữ một cách dễ dàng hơn 6. Phương pháp nghiên cứu Sưu tầm tài liệu, tổng kết đánh giá kết hợp với khảo sát thực tiễn ở các trung tâm ngoại ngữ trong nội ô địa bàn thành phố Bạc Liêu. Phần Nội Dung Chương I Cơ Sở Lý Luận I. Tiêu chí xác định từ loại trong tiếng Việt và tiếng Anh 1. Tiêu chí xác định từ loại trong tiếng Việt Tiêu chí phân định từ loại trong tiếng Việt căn cứ vào : – Ý nghĩa khái quát của từ: sự vật, hành động, tính chất vv… . – Khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu – Chức năng ngữ pháp (chức vự ngữ pháp, chức năng thành phần câu) → Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thông qua ý nghĩa khái quát và/ hoặc hoạt động ngữ pháp của từ trong câu. → Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại). 2. Tiêu chí xác định từ loại trong tiếng Anh Tiêu chí phân định từ loại trong tiếng Việt căn cứ vào :- Hình thức ngôn ngữ của tiếng Anh. – Căn cứ vào bản thân của từng từ II. Hệ thống từ loại của tiếng Việt và tiếng Anh 1. Hệ thống từ loại của tiếng Việt Căn cứ vào hệ tiêu chí phân loại trên chúng ta có hệ thống từ loại của tiếng Việt như sau: 2. Hệ thống từ loại của tiếng Anh Căn cứ vào hệ tiêu chí phân loại trên chúng ta có hệ thống từ loại của tiếng Anh như sau: III. Danh từ tiếng Việt và danh từ tiếng Anh Trong một ngôn ngữ bất kỳ danh từ luôn là lớp từ đứng đầu vì tính phong phú đa dạng và số lượng từ chiếm nhiều nhất trong bảng danh sách từ loại. Tiếng Việt và tiếng Anh cũng không ngoại lệ. 1. Danh từ trong tiếng Việt Các tiểu loại của danh từ trong tiếng Việt bao gồm: – Danh từ riêng : + Danh từ riêng chỉ người. + Danh từ riêng chỉ loài vật và tên riêng địa danh. – Danh từ chung : + Danh từ tổng hợp. + Danh từ không tổng hợp. * danh từ chỉ dơn vị. * danh từ đơn loại. 2. Danh từ trong tiếng Anh Các tiểu loại của danh từ trong tiếng Anh bao gồm : – Danh từ riêng. – Danh từ chung. – Danh từ số ít. – Danh từ số nhiều. – Danh từ số nhiều bất qui tắc. – Danh từ tập hợp. Chương II Danh Từ Đơn Vị Tiếng Việt I. Khái niệm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt. 1. Khái niệm danh từ chỉ đơn vị. 1.1. Khảo sát khái niệm danh từ chỉ đơn vị của một số nhà ngôn ngữ học – Nguyễn Hữu Quỳnh gọi danh từ chỉ đơn vị là danh từ chỉ loại thể. – Hồ Lê gọi danh từ chỉ đơn vị là danh từ cá thể. – Cao Xuân Hạo gọi lớp danh từ chỉ đơn vị là loại từ. – Lê Biên gọi lớp từ này là danh từ chỉ đơn vị. VV … . Tuy có nhiều tên gọi khác nhau và khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung có hai tên gọi phổ biến nhất hiện nay là danh từ chỉ đơn vị và loại từ. 1.2. Khái niệm danh từ chỉ đơn vị – Khái niệm: Danh từ chỉ đơn vị là một lớp từ con của danh từ có đặc điểm ngữ pháp như danh từ nhưng có một khả năng dặt biệt là có thể đứng trước danh từ để cụ thể hóa loại cho danh từ đứng sau nó. Ví dụ : con tàu, tờ giấy, cái khăn, cục đá vv… . 2. Danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt. – Danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt mang đầy đủ đặc điểm của lớp danh từ chỉ đơn vị. – Theo thống kê lớp từ này trong tiếng Việt chiếm một số lượng không nhiều chỉ khoảng hơn ba trăm từ nhưng được dùng rất phổ biến. – Tính phổ biến của danh tử chỉ đơn vị trong tiếng Việt. II.Tiêu chí xác định danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt. 1. Một số tiêu chí xác định thường gặp. – Căn cứ vào chức năng ngữ pháp. – Căn cứ vào lớp ý nghĩa 2. Tiêu chí xác định. – Căn cứ vào đặc điẻm loại hình của tiếng Việt. – Căn cứ vào chức năng ngữ pháp III. Đặc điểm ngữ pháp danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt. 1. Đặc điểm cấu tạo. – Là lớp từ được hìn hthành trên cơ sở chức năng là nhữn từ chỉ sự vật, thực thể mang nghĩa đơn vị. – Ý nghĩa đơn vị dược hiểu theo nghĩa rộng nhất và chung nhất không đơn thuán chỉ là nghĩ từ vựng. – Đơn vị không phải là một đối tượng của khách thể mà là một quan hệ của chủ thể và khách thể. Có như vậy chúng ta mới hiểu được các từ như : chiếc, con ,thằng, cuộc, bó vv … . 2. Chức năng ngữ pháp. – Kết hợp trực tiếp vô điều kiện với mọi từ chỉ số lượng dó là những từ như: hai, mỗi, mọi, một, những, vv … . – Kết hợp với từ chỉ toàn bộ : cả huyện, cả làng VV – kết hợp với yếu tố chỉ xuất như từ: cái 3. Tiêu chí phân loại và kết quả phân loại 3.1. Tiêu chí phân loại Dựa vào ý nghĩa của lớp từ chỉ đơn vị tiếng việt. Dựa vào các lớp từ kết hợp với danh từ chỉ đơn vị. 3.2. Kết quả phân loại – Nhóm tổ chức địa lý. – Nhóm mang ý nghĩa tập hợp. – Nhóm tính toán qui ước. – Nhóm phạm vi, thời gian không gian. – Nhóm chỉ số lần hoạt động. – Nhóm chỉ đơn vị tự nhiên VI. Bảng thống kê danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt. STT Từ Nghĩa 1 Tảng 2 Con 3 Miếng 4 Cục V.Tổng kết chương. Chương III Danh Từ Đơn Vị Tiếng Anh I. Danh từ chỉ đơn vị tiếng Anh. Danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Anh (Classifiers) cũng gần giống như trong tiếng Việt nhưng có sự khác nhau nhất định do sự khác biệt giữa hai loại hình ngôn ngữ. II.Tiêu chí xác định danh từ chỉ đơn vị tiếng Anh. 1. Một số tiêu chí xác định thường gặp. – Căn cứ vào loại hình ngôn ngữ tiếng Anh. – Căn cứ vào bản thân của mỗi từ. – Căn cứ vào ý nghĩa. 2. Tiêu chí xác định. – Căn cứ vào bản thân của mỗi từ. – Căn cứ vào ý nghĩa. – Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp III. Đặc điểm ngữ pháp danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Anh. 1. Đặc điểm cấu tạo. – Do ảnh hưởng về đặc điểm loại hình ngôn ngữ nên xét về mặt cấu tạo danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Anh đơn giản hơn trong tiếng Việt. Danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Anh được hình thành phần lớn là tự bản thân danh từ chỉ đơn vị mang một ý nghĩa cố định không thai đổi. Ví dụ : So a book trong tiếng Anh là một quyển sách trong tiếng Việt. a cup of coffee : một tách cà-phê. plinth of metals : một khối kim loại. 2. Chức năng ngữ pháp. – Biểu đạt ý nghĩa chỉ số lượng. – Có tác dụng chỉ ngôi thứ, chỉ loại. 3. Tiêu chí phân loại và kết quả phân loại 3.1. Tiêu chí phân loại Dựa vào đặc điểm loại hình. Dựa vào ý nghĩa của từng lớp từ chỉ đơn vị tiếng Anh. 3.2. Kết quả phân loại – Nhóm chỉ người. – Nhóm chỉvật. – Nhóm chỉ cảm xúc. – Nhóm chỉ đoàn thể. – Nhóm chỉ sinh hoạt xã hội. VI. Bảng thống kê danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Anh. STT Từ Nghĩa 1 an original copy Bản copy chính 2 an amulet Đạo luật 3 plinth Khối 4 V.Tổng kết chương. Chương IV So Sánh Danh Từ Đơn Vị Tiếng Việt Và Danh Từ Chỉ Đơn Vị Tiếng Anh I.Những điểm giống và khác nhau về ý nghĩa 1. Những điểm giống nhau. 2. Những điểm khác nhau II. Những điểm giống và khác nhau về tiêu chí xác định 1. Những điểm giống nhau 2. Những điểm khác nhau III. Những điểm giống và khác nhau về đặc điểm ngữ pháp 1.Xét về mặt cấu tạo 1.1. Những điểm giống nhau 1.2. Những điểm khác nhau 2.Xét về mặt ngữ pháp 2.1. Những điểm giống nhau 2.2. Những điểm khác nhau IV.Bảng thống kê so sánh những danh từ đơn vị giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh Những danh từ đơn vị giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh STT Danh từ đơn vị tiếng Việt Danh từ chỉ đơn vị tiếng Anh Giống nhau về mặt cấu tạo Giống nhau về chức năng ngữ pháp 1 2 Những danh từ đơn vị khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh STT Danh từ đơn vị tiếng Việt Danh từ chỉ đơn vị tiếng Anh Khác nhau về mặt cấu tạo Khác nhau về chức năng ngữ pháp 1 2 Những danh từ chỉ đơn vị chỉ có trong tiếng Việt STT Danh từ chỉ đơn vị Nghĩa 1 Giạ 2 Táo Những danh từ chỉ đơn vị chỉ có trong tiếng Anh STT Danh từ chỉ đơn vị Nghĩa 1 Holiness Đức 2 V. Tổng kết chương. Phần Kết luận I. Kết luận. II. Khả năng ứng dụng của đề tài. III.Những mặt đạt được và chưa đạt được của đề tài. IV. Khả năng phát triển của vấn đề và ý kiến đề xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngữ Pháp Tiếng Việt Tiếng Từ Ghép Đoản Ngữ, Nguyễn Tài Cẩn NXB Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội năm 1977. Tiếng Việt Sơ Thảo Ngữ Pháp Chức Năng Quyển I, Cao Xuân Hạo NXB Khoa Học Xã Hội 1991. Tiếng Việt Tập II, Đỗ Việt Hùng, Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán Nxb Giáo Dục 1996. Từ Loại Tiếng Việt Hiện Đại Lê Biên Nxb Giáo Dục 1999. Loại Từ Trong Các Ngôn Ngữ Ở Việt Nam, Tập I Viện Ngôn Ngữ Học NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội 2000. Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh NXB Từ Điển Bách Khoa Hà Nội 2001. Đại Cương Ngôn Ngữ Học Tập I, Tập II, Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán NXB Giáo Dục 2001 Giáo Trình Từ Vựng Học Tiếng Việt Đỗ Hữu Châu NXB Đại Học Sư Phạm 2004 Step-by-step guide to correct English, Lê Huy Lâm, Trương Bích Ngọc NXB Thành Phố Hồ Chí Minh 1997. Văn phạm anh ngữ thực hành, trần văn điền, nxb thành phố hồ chí minh 2008 English Grammar review! chúng tôi . Ebook Loại Từ – Classifiers chúng tôi Lỗi Loại Từ Trong Tiếng Việt Của Người Nước Ngoài, Nguyễn Thiện Nam,

Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

1- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là từ?

Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản, đó là:

b) Được dùng độc lập để tạo câu

Ví dụ, các từ trên có thể được dùng riêng biệt để tạo những câu như sau:

– Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. – Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mủi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. c) Từ một tiếng và từ nhiều tíếng

– Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng.

Trong số các từ trên, có từ chỉ là một tiếng. Ví dụ: nàng; sinh, nở; bọc, trứng; trăm, nghìn. Nhưng cũng có từ gồm hai tiếng. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ; bú mớm, kho ẻ mạnh,…

2. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt

Đơn vị cấu tạo nên từ trong tiếng Việt là tiếng.

– Từ phức (dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng: có láy âm hay không láy âm) lại có thể chia nhỏ ra thành:

+ Từ ghép là những từ giữa các tiếng không có quan hệ láy âm. Ví dụ: khỏe mạnh, yêu mến, lạ thường, dòng họ,…

+ Từ láy là những từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm với nhau. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ, thỉnh thoảng, khoẻ khoắn,…

Các em có thể hình dung các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt qua sơ đồ sau:

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Để tìm được kiểu cấu tạo từ của một từ nào đó, các em có thể lần lượt tiến hành theo trật tự sau:

– Xem xét số lượng tiếng có trong các từ. Nếu từ một tiếng thì đó là từ đơn, còn nhiều tiếng thì đó là từ phức.

– Nếu là từ phức, các em cần tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để biết từ đó được cấu tạo theo kiểu ghép hay kiểu láy:

+ Sẽ là từ láy nếu các tiếng có quan hệ láy âm.

+ Sẽ là từ ghép nếu các tiếng không có quan hệ láy âm mà có quan hệ về nghĩa.

b) Từ đổng nghĩa với một từ nào đấy là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống với từ đó.

Để tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên, các em có thể:

– Dựa vào cách hiểu của mình về nghĩa của từ.

– Tra từ điển đồng nghĩa.

Dựa vào nghĩa này, các em có thể tìm thấy các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là: ngọn nguồn, cội nguồn.

c) Để tìm được các từ ghép như mẫu con cháu, anh chị, ông bà, các em có thể dùng các từ đơn chỉ quan hệ thân thuộc như cha, chú, cô, bác, cậu, mợ, dì, anh, chị, em… rồi ghép theo những mối quan hệ nghĩa kiểu như:

– Theo thứ bậc trên, dưới: cha chú, anh chị, con cháu, cháu chắt,…

– Theo giới tính: ông bà, bố mẹ, chú dì, chú thím, cậu mợ,…

2. Các từ ghép chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc trong gia đình người Việt Nam có một số cách ghép chính như sau:

– Theo quan hệ giới tính (trai gái, gái trai)

Ví dụ: ông bà, bố mẹ, anh chị; cô chủ, cô cậu,…

– Theo quan hệ thứ bậc trên dưới

Ví dụ: cha con, con cháu, cháu chắt,…

– Theo quan hệ nội ngoại

3. Để thực hiện được yêu cầu của bài tập này, các em cần lấy một từ đơn chỉ cách chế biến, chỉ chất liệu, chỉ tính chất hoặc chỉ hình dáng của bánh và ghép vào sau yếu tố bánh, các em sẽ được những từ ghép cần tìm. Theo công thức bánh + X, các em sẽ tạo được những từ ghép có nghĩa cụ thể hơn (chỉ một loại bánh) so với nghĩa của từ đơn bánh (chỉ chung các loại bánh).

Ví dụ:

– Nêu cách chế biến của bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,…

– Nêu tên chất liêu của bánh: bánh nếp, bánh tôm, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh bột lọc, bánh đậu xanh,…

– Nêu tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng,…

– Nêu hình dáng của bánh: bánh gối, bánh tai voi, bánh quấn thừng,…

4. Thút thít là từ láy tượng thanh. Đây là từ dùng để tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi.

Những từ láy khác có cùng tác dụng ấy: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,..

5. Các từ láy tả tiếng cười: khúc khích, tủm tỉm, khanh khách, sằng sặc, sặc sụa, hô hố, hềnh hệch, ha hả, rinh rích, toe toét,…

– tả dáng điệu: mềm mại, lả lướt, thướt tha, lừ đừ, ngột ngưỡng, nghênh ngang, lóng ngóng, loay hoay, hí hoáy, lù đù, co ro, xiêu xiêu,:..

III – THAM KHẢO

1. Từ ghép có yếu tố “mạnh”: mạnh khỏe, mạnh giỏi, mạnh bạo, mạnh miệng, mạnh mồm, mạnh tay, mạnh dạn,…

Mai Thu

2. Từ ghép có yếu tố “học”: /học sinh, học tập, học bạ, học kì, học cụ, học dường, học bổng, học vấn, học trò, học hỏi, học lực, học phí,…

3. Một số từ láy tượng hình: khúc khuỷu, khúm núm, lệt bệt, lững lờ, lả lả, xiêu xiêu, lùng bùng, nhoè nhoẹt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, thoi thóp,…

Tìm Hiểu Về Kiểu Câu Vị Ngữ Danh Từ Tiếng Việt

Tìm hiểu về kiểu câu vị ngữ danh từ tiếng Việt

Cô ấy hai mươi tuổi. (1)

 Bông hoa này mầu đỏ. (2)

Cũng như vậy, chúng ta bắt gặp trong văn chương những câu tương tự như:

(…) Hồi ấy, hắn hai mươi tuổi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. Người ta không thích cái người ta khinh. (3) (Chí Phèo – Nam Cao)

Con khỉ này mầu trắng. Nó đoạt súng của ông bất thường đến nỗi ông cũng ngờ vực là sao sự thực có thể giản đơn như vậy. (4)(Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp)

Tôi đang ăn cơm                                        

CN  VN (cụm động từ)

Cô ấy đẹp

CN  VN (tính từ)

Mà ít nhắc đến khả năng làm vị ngữ trực tiếp của các danh từ. Vì vậy, cho đến nay, việc nghiên cứu các câu vị ngữ danh từ như các câu (1), (2), (3), (4) ở trên mới chỉ là bước đầu. Điều này cũng có nghĩa là kiểu câu vị ngữ danh từ tuy là khá phổ biến trong tiếng Việt nhưng chưa có được sự chú ý xứng đáng với vai trò của nó trong ngữ pháp tiếng Việt.

1.      Quan tâm đến câu vị ngữ danh từ của tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm (chủ yếu trong các tác phẩm văn học viết trong suốt thế kỷ XX) được hơn 230 cấu trúc câu vị ngữ danh từ (gồm các câu đơn có vị ngữ danh từ và các câu ghép có vế câu mà vị ngữ là danh từ, cụm danh từ). Căn cứ vào mối quan hệ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ, có thể chia kiểu câu vị ngữ danh từ thành 5 tiểu loại, mỗi tiểu loại diễn đạt một kiểu đặc trưng của chủ thể. Cụ thể là :1.            Câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về số lượng2.            Câu vị ngữ danh từ nêu lai lịch (của người)

3.            Câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về mầu sắc, mùi vị, hình thể…

4.            Câu vị ngữ danh từ xác định thời gian, không gian

5.            Câu vị ngữ danh từ nêu quan hệ phân phối.

a)            Câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về số lượng: là các câu có cấu tạo vị ngữ là cụm danh từ, trong đó thành tố chính là danh từ gọi tên một thuộc tính nào đó của chủ thể ở chủ ngữ; còn thành tố phụ là một từ chỉ số lượng, ví dụ:

Nhi mười chín tuổi. Nó chẳng lấy gì làm đẹp, có thể nói ngay rằng xấu… (Nửa đêm – Nam Cao)

Vị ngữ của câu in nghiêng trên là một cụm danh từ (mười chín tuổi), trong đó tuổi là thành tố chính, mười chín là phụ tố số lượng. Nếu như trong tiếng Anh hay tiếng Pháp sự có mặt của động từ be; avoir là bắt buộc phải có trong các câu nêu số lượng, thì ở Việt, một câu nêu số lượng không có động từ mang nghĩa ”có” như trên lại khá phổ biến.

Đặc biệt hơn, trong các câu nêu đặc trưng về số lượng (nhất là câu nêu số lượng tuổi) có khi ta gặp lối nói lược bớt thành tố chính trong cụm danh từ làm vị ngữ. Khi đó, vị ngữ của câu chỉ còn là một từ chỉ số lượng, ví dụ:

Thấm thoắt nó mười lăm. Nó nhớn bằng con người ta mười chín hay hai mươi tuổi nhưng mặt còn dại nghệch. (Nửa đêm – Nam Cao)

Điều này cho thấy trong các câu nêu số lượng, vai trò của phụ tố số lượng là rất quan trọng và thành tố chính của cụm danh từ lại chỉ là thứ yếu.

Các câu nêu đặc trưng về số lượng rất phong phú – bởi vì bất kì sự vật hiện tượng nào trong thực tế khách quan cũng mang thuộc tính số lượng. Chúng ta thường thấy trong đời sống hàng ngày các câu nêu số lượng khá phổ biến như: số lượng cân nặng; số lượng người trong một đơn vị nào đó (lớp, nhà, tổ…); độ rộng của nhà, vườn, ao…; độ dài của đường;v.v.

Trong các ví dụ tìm được, trừ các câu nêu số lượng tuổi, các câu nêu số lượng khác của tiếng Việt đều có thể kết hợp được với động từ có hay các tính từ, động từ khác mà không tạo ra sự khác biệt nào trong cảm nhận của người Việt, ví dụ:

b) Câu vị ngữ danh từ nêu lai lịch (của người): là cá câu nêu lên các yếu tố thuộc lai lịch như: tên, tuổi, họ, quê quán, nghề nghiệp…. Cấu tạo các vị ngữ của các câu nêu tên, tuổi, họ, quê quán thường là cụm danh từ trong đó thành tố chính là yếu tố thuộc lai lịch (tên, tuổi, họ, quê…), còn thành tố phụ sau cụ thể hoá cho các yếu tố lai lịch. Còn trong các câu nêu nghề nghiệp, vị ngữ thường là một danh từ và danh từ đó là tên nghề hoặc chức vụ mà chủ thể đảm nhiệm, ví dụ:

1. Khản hỏi:

– Cháu tên gì?

– Tui tên Nhọn.

(Tiếng vạc sành – Phạm Trung Khâu)

2- (…) Anh có biết ngày đó là ngày gì không? Ngày Dậu. Anh tuổi Sửu. Đó là tam hợp của tuổi anh. (Khúc Chu – Nguyễn Quang Hà)

   3- Chúng tôi có năm thành viên họp thành một “băng”, gắn bó suốt những năm phổ thông. Bốn anh bạn tôi quê phía Bắc… (Trò chơi tiếp tục – Đà Linh)

4-            Anh ấy kĩ sư.

Nếu so sánh với các ngôn ngữ khác như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, chúng ta dễ dàng nhận thấy các câu có nội dung tương đương với những câu nêu ở ví dụ 1, 2, 3, 4 ở các ngôn ngữ này đều có cấu tạo theo mô hình: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ (ví dụ: I am Lan). Trong đó sự có mặt của động từ  là bắt buộc, và một câu không có mặt động từ thì bị coi là sai ngữ pháp.

b)      Câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về mầu sắc, mùi vị, hình thể… là loại câu có cấu tạo vị ngữ là một danh từ hoặc một cụm danh từ mà các danh từ, cụm danh từ ấy gọi tên một đặc điểm nào đó thuộc về phẩm chất, tính chất của chủ thể (về mầu sắc, mùi vị, hình thể…), ví dụ:

1.            Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này mầu trắng, vị mặn… (Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp)

2.            Đám mây  ấy hình con cá trắm.

Trong tiểu loại này, các câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về hình thể luôn mang ý nghĩa so sánh trong đó cái được so sánh nằm trong chủ ngữ và cái so sánh nằm trong vị ngữ của câu nhưng từ so sánh thì không có mặt. Do vậy ý nghĩa so sánh luôn luôn là so sánh ngang bằng. Điều này cho phép ta có thể thêm  vào giữa chủ ngữ và vị ngữ các từ chỉ sự so sánh: như, giống như…, ví dụ:

Đám mây như hình con cá trắm.

Tuy nhiên, sự diễn đạt này sẽ không ngắn gọn bằng câu vị ngữ dan h từ có nội dung tương đương.

c)            Câu vị ngữ danh từ xác định thời gian, không gian: là loại câu có cấu tạo vị ngữ là một danh từ hoặc cụm danh từ chỉ thời gian. Các câu này thường xác định một thời gian, không gian nhất định; cụ thể hoá cho yếu tố nêu ở chủ ngữ, ví dụ:

1.            Lạt theo chân Keng đi luôn. Đến đầu xóm thì gặp Ngọ. Hôm nay chủ nhật. (…) Cô lên phố huyện chơi với bạn làm công trường trên đó. (Anh Keng – Nguyễn Kiên)

2.            Đây suối Lê – nin, kia núi Mác (Hồ Chí Minh)

Các vị ngữ: chủ nhật, suối Lê – nin, núi Mác là các danh từ, cụm danh từ xác định thời gian, không gian cụ thể; nó giúp người đọc (nghe) hiểu được Hôm nay là ngày nào; đây, kia là đâu… Nếu so sánh với tiếng Anh, hay tiếng Pháp chúng ta thấy các câu nêu thời gian, không gian của các ngôn ngữ này đều phải có động từ ở vị ngữ. Đặc biệt, từ bây giờ ở tiếng Việt là một từ được dùng khá phổ biến làm chủ ngữ trong câu xác định thời gian thì các từ now hay maintenant (với nghĩa “bây giờ”) trong tiếng Anh và tiếng Pháp lại không có mặt trong các câu chỉ thời gian; thay vào đó, các ngôn ngữ này dùng một chủ ngữ vô nhân xưng: It (tiếng Anh) hay Jl (tiếng Pháp).

Từ khía cạnh văn hoá , có thể thấy người Việt còn có những câu nêu thời gian độc đáo, mang đậm bản sắc Á Đông, ví dụ:

1.            Hôm nay tết Trung thu.

2.            Hôm nay tết Nguyên tiêu.

Một người am hiểu văn hoá truyền thống có thể dễ dàng suy ra được thời gian nói trong câu (1) là ngày 15-8 (âm lịch) và trong câu (2) là ngày 15-1 (âm lịch). Cũng giống như vậy, ta bắt gặp các câu: Hôm nay ngày Dậu. /Bây giờ giờ Ngọ. Hay các câu nêu thời gian có tính phổ cập mà ai cũng biết như: Hôm nay ngày Quốc tế phụ nữ.

Tất cả các câu xác định  thời gian, không gian cũng có thể được diễn đạt theo cấu trúc câu vị ngữ động từ mà trong đó từ là làm thành tố chính, ví dụ:

Hôm nay là chủ nhật.

Tuy nhiên, việc diễn đạt theo cấu trúc câu vị ngữ danh từ sẽ ngắn gọn hơn.

d)            Câu vị ngữ danh từ nêu quan hệ phân phối: là những câu mà vị ngữ là một cụm danh từ trong đó thành tố chính nêu tên một sản phẩm phân phối, thành tố phụ nêu số lượng sản phẩm phân phối. Tất nhiên, đối tượng được hưởng sự phân phối chính là chủ thể nằm trong chủ ngữ của câu. Một câu nêu quan hệ phân phối luôn luôn có mặt hai yếu tố là: đối tượng được phân phối và sản phẩm phân phối, ví dụ:

– Đồng chí ấy công tác ở huyện. Bận lắm lố. Huyện ta có những hai mươi bốn xã. Mỗi xã một tên. Thế mà nó học không nhầm một tên nào. (Rẻo cao – Nguyên Ngọc)

Câu in nghiêng trong đoạn văn trên có vị ngữ là một cụm danh từ (một tên). Trong cụm danh từ này, thành tố chính nêu lên sản phẩm phân phối (tên), còn thành tố phụ nêu số lượng sản phẩm đó (một). Đối tượng được phân phối là xã (nằm trong cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ của câu).

Mỗi nhà mỗi việc. Khó nhất là cái việc sơ tán. Có người nói “Đi” là bảo cho “Nó” biết mình làm việc gì cũng được để quyết đánh “Nó”. Phải lo nhiều thứ trước mắt cho gọn cho nhanh. (Ngã tư – Trọng Hứa)

3.      Các tiểu loại câu vị ngữ danh từ kể trên cho thấy nội dung biểu đạt của câu vị ngữ danh từ – một kiểu câu đặc thù của tiếng Việt – rất phong phú. Mỗi tiểu loại câu vị ngữ danh từ có những đặc điểm cấu tạo và sử dụng khác nhau với nội dung biểu đạt cụ thể khác nhau. Sự phong phú về nội dung cùng với các ưu thế khác của câu vị ngữ danh từ làm cho nó khá phổ biến trong tiếng Việt (trong văn viết; trong văn nói; trong tục ngữ, ca dao, dân ca,…). Việc nghiên cứu kiểu câu vị ngữ danh từ nói chung và câu vị ngữ danh từ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hay trong tục ngữ, ca dao, dân ca nói riêng chắc chắn hứa hẹn nhiều khám phá thú vị với những người yêu ngữ pháp tiếng Việt. Việc đưa ra 5 tiểu loại câu vị ngữ danh từ như trên mới chỉ là những cố gắng nhất định với mong muốn góp một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, cụ thể là với đối tượng câu vị ngữ danh từ. Cùng với thời gian, hi vọng rằng việc nghiên cứu về kiểu câu vị ngữ danh từ sẽ ngày càng sâu rộng hơn.

Tài liệu tham khảo

1.            Diệp Quang Ban – Ngữ pháp tiếng Việt, tập I + II, Nxb Giáo dục, 1998

2.            Diệp Quang Ban – Phân biệt ba hình diện: văn bản, giao tiếp, biểu hiện trong ngữ pháp câu, Tạp chí Ngôn ngữ số 7, năm 2003

3.            Nguyễn Tài Cẩn – Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999

4.            Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán – Đại cương ngôn ngữ học, tập I, Nxb Giáo dục, 2002

5.            Đinh Văn Đức – Ngữ pháp tiếng Việt – NXB Đại dọc Quốc gia, H, 2001

6.            M.A.K. Halliday – Dẫn luận Ngữ  pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Đại học Quốc gia, H, 2001

7.            Cao Xuân Hạo – Tiếng Việt. Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, quyển 1, Nxb Khoa học xã hội, TPHCM, 1991

8.            Hoàng Trọng Phiến – Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Nxb ĐH và THCN, H, 1978

9.            Nguyễn Kim Thản – Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998

10.        Lê Xuân Thại – Câu chủ vị tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H, 1994

11.        Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia – Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H, 2000Nguồn:  TC Ngôn ngữ – Đời sống, số 4 (114) – 2005

Bài 1. Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt

Ngày soạn:15/8/2015 Ngày dạy: 17/8/2015Tiết 1: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆTI.Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức – Khái niệm về từ, các loại từ TV xét theo cấu tạo ngữ pháp2. Kỹ năng – Xác định được từ đơn, từ phức – Biết sử dụng từ thích hợp3. Thái độ – Có ý thức sử dụng từ tiếng việtII. Chuẩn bị – GV: bài giảng, bảng phụ – HS: bài soạnIII. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: Gv kiềm tra sự chuẩn bị bài của Hs. 2. Bài mới: Gv giới thiệu bàiHoạt động của GV

Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học

– Gv gọi hs đọc ví dụ sgk– Em hãy cho biết trong câu đó có bao nhiêu từ, bao nhiêu tiếng? ( hs tb, yếu).

? Tiếng và từ có gì khác nhau?

? Khi nào tiếng đó trở thành từ? (hs khá, giỏi)

-Từ là gì?( hs tb, yếu)

– Gv gọi hs đọc mục I phần II, và cho hs điền từ vào bảng kẻ sẵn

– Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức? ( hs tb , yếu)

– Từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau? ( hs khá, giỏi)

Nội dung cần đạt

I/ Từ là gì?1.Ví dụ: sgk2. Nhận xét-Trong câu có 12 tiếng, 9 từ. Mỗi tiếng được phát ra thành một hơi, khi viết được viết thành một chữ và có một khoảng cách nhất định. Mỗi từ được dùng bằng một dấu chéo.– Tiếng là đơn vị ngôn ngữ dùng để tạo nên từ, từ là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu.– Khi tiếng đó có nghĩa dùng để đặt câu. Từ đó có thể do một hoặc hai tiếng kết hợp nhau tạo thành nghĩa 3. Kết luận– Từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa dùng để đặt câu.* Ghi nhớ : sgkII/Từ đơn, từ phức1. Ví dụ (sgk)2. Nhận xét* Điền vào bảng phân loại: – Cột từ đơn: từ, đấy, , ta…. – Cột từ ghép: chăn nuôi – Cột từ láy: trồng trọt.-Từ đơn:là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.– Từ phức: là từ có hai hoặc hơn hai tiếng ghép lại tạo nên nghĩa(từ ghép, từ láy)* Phân biệt từ láy- từ ghép– Giống: Đều là từ phức(có hai hoặc hơn hai tiếng)– Khác: +Từ ghép là kiểu ghép hai hoặc hơn hai tiếng tạo thành nghĩa nên từ + Từ láy: Các tiếng trong từ được lặp lại một bộ phận của tiếng.3. Kết luận*Ghi nhớ: sgk/14.

*. Củng cố: Nội dung bài học.

3.Dặn dò – Nắm vững nội dung bài học– Chuẩn bị bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt ( phần luyện tập).

Ngày soạn:16 /8/2015 Ngày dạy: 14/8/2015Tiết 2: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT ( tiếp theo)I.Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức – Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.– Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ 2. Kỹ năng– Nhận diện, phân biệt được:+ Từ và tiếng+ Từ đơn và từ phức+ Từ ghép và từ láy.– Phân tích cấu tạo của từ.3. Thái độ – Có ý thức sử dụng từ tiếng việtII. Chuẩn bị – GV: bài giảng, bảng phụ – HS: bài soạnIII. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: Từ là gì? Thế nào là từ đơn và từ phức ? ( hs tb, yếu) 2. Bài mới: Gv giới thiệu bàiHoạt động của GV và HS

Thực hiện phần luyện tập– Gv cho hs thực hiện bài tập 1

– Gv cho hs thực hiện bài tập 3

? Từ thút thít miêu