Mô Tả Cấu Tạo Của Đại Não Người / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Mô Tả Cấu Tạo Và Trình Bày Chức Năng Các Phần Của Não Bộ Và Tủy Sống

Câu 3

cấu tạo não bộ

II. Cấu tạo và chức năng của trụ não

Cũng như tủy sống, trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha (hình 46-2).

Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm. Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên(cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động).

III. Não trung gian

Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não. Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

IV. Tiểu não

Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám. Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân. Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

*Cấu tạo tủy sống

+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não – tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.

+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.

Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.

Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.

Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.

+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.

Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.

Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy – tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy – tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy – thị (bó cung)

Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ – tủy; bó thị – tủy, bó tiền đình – tủy) * Chức năng của tủy sống + Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.

Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu – sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.

Câu 2

nêu và giải thích…

cấu tạo của da

Trình Bày Cấu Tạo Trong Của Não Người?Trình Bày Cấu Tạo Trong Của Não Người?

Bộ não con người trưởng thành có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4 kg (2,9-3,1 lb), hoặc khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể, với khối lượng khoảng 1.130 phân khối (cm3) ở phụ nữ và 1.260 cm3 ở nam giới, mặc dù có sự khác biệt đáng kể với từng cá nhân. Khác biệt thần kinh giữa hai giới đã được chứng minh không làm ảnh hưởng tới chỉ số IQ hoặc các chỉ số khác của sự nhận thức.

Bộ não con người được cấu tạo từ các tế bào thần kinh neuron, tế bào thần kinh đệm và các mạch máu. Số lượng tế bào thần kinh trong não người đàn ông trưởng thành, theo mảng chụp cắt lớp, đã được ghi nhận có tổng cộng khoảng 86 tỷ, một số lượng tương đương với số các tế bào không phải là neuron. Trong số này, có 16 tỷ (chiếm 19% lượng neuron) đều nằm trong vỏ não (bao gồm chất trắng dưới vỏ), 69 tỷ (chiếm 80% lượng neuron) nằm ở tiểu não, và ít hơn 1% lượng neuron nằm trong phần còn lại của não.

Đại não với các bán cầu của nó hình thành nên phần lớn nhất của bộ não con người và nằm ở phía trên các cấu trúc não khác. Nó được bao phủ bằng một lớp vỏ não có địa hình phức tạp. Bên dưới đại não là cuống não, trụ đỡ của nó. Ở phần cuối não, dưới vỏ não và sau thân não chính là tiểu não, một cấu trúc có bề mặt nhăn nheo(vỏ tiểu não),khiến cho nó trông khác biệt so với các khu vực não khác. Các cấu trúc tương tự cũng có mặt trong động vật có vú khác, mặc dù chúng khá khác nhau về kích thước. Như một quy luật, đại não càng nhỏ thì vỏ não ít nhăn lại. Vỏ não của chuột cống và chuột đồng gần như trơn nhẵn. Vỏ não cá heo và cá voi, mặt khác, nhăn nheo hơn não người.

Não sống rất mềm, cảm giác như thạch hoặc đậu hũ. Mặc dù còn được gọi là chất xám, não sống lại có màu hồng nhạt pha be,và càng vào sâu bên trong nó càng trắng dần.

Tuần 12. Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Người

VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ – KHỐI 5CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ Chủ nhật, ngày 13 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Tuần 12 Tiết 2 Luyện viết

Bài 1. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn sau: Và mỗi chiều, khi lá rụng nhiều ngập cả xung quanh gốc bàng, có một bà già quét gom lại đổ vào hai giỏ lớn rồi gánh về phía làng Câu (Phước Trạch, gần cửa Đại, nay thuộc về Hội An). Được biết nếu đem lá bàng rụng về nấu nước nhuộm lưới đánh cá, lưới cũ cũng như lưới mới để … lưới được bền và giữ lâu được màu nâu … Hễ thấy bàng hết trái và bắt đầu rụng lá thì biết đã gần đến Tết. Rồi những lá non ló ra mơn mởn màu lục lạc. Mỗi ngày lá đâm ra nhiều, mau lớn, rậm cành. Theo Minh Hương Chủ nhật, ngày 13 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Tuần 12 Tiết 2 Luyện viếtBài 2 . Đọc bài văn Chị Đào và làm theo yêu cầu bên dưới:Xác định dàn ý của bài văn trên.b) Ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của nhân vật Đào. Chị Đào Đào thuộc loại người gặp một lần là có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với các chị em khác. Hai con mắt của chị hẹp và dài, đưa đi đưa lại rất nhanh. Gò má cao, đầy tàn hương và hàm răng trên đen nhờ nhờ hơi nhô ra ngoài môi. Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông một vệt dài phía sau khiến những nét thiếu hòa hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh. Cái thân người sồ sề của chị như nở ra, cặp chân ngắn khỏe, hai bàn tay có những ngón rất to vẫn thoăn thoắt lượm những bó lạc.Và bằng cử chỉ rất nhanh, chị uốn hai cổ tay xiết những rễ cây đầy củ lạc già lên vòng trục. Người Đào cũng nẩy bật lên theo, thớ thịt trên bả vai khẽ rung rung, hai bàn tay xoay đi xoay lại càng vội vã. Chị đã quá mệt nhưng đôi gò má đầy tàn hương cứ bướng bỉnh và hai con mắt nhỏ tí vẫn ánh lên thách thức. Mái tóc óng mượt ngày nào qua năm tháng giờ đã khô lại và đỏ đi. Chị vẫn sống mạnh mẽ, táo bạo và luôn hờn giận cho bản thân mình. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, chị đã tìm thấy hạnh phúc cho mình và cũng vun đắp cho hạnh phúc của người khác. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại. Một mùa xuân mới lại về ! Theo Nguyễn Khải Chủ nhật, ngày 13 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Tuần 12 Tiết 2 Luyện viếtXác định dàn ý của bài văn trên: Mở bài:(từ Đào thuộc loại người … các chị em khác)

Thân bài: (từ Hai con mắt của chị … cho bản thân mình)

Kết bài: (phần còn lại)

Giới thiệu chị Đào Tả hình dáng, tính tình và hoạt động của chị Đào. Cảm xúc của tác giả. Chủ nhật, ngày 13 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Tuần 12 Tiết 2 Luyện viếtb) Ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của nhân vật Đào.Hai con mắt của chị hẹp và dài, đưa đi đưa lại rất nhanh. Gò má cao, đầy tàn hương và hàm răng trên đen nhờ nhờ hơi nhô ra ngoài môi. Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông một vệt dài phía sau khiến những nét thiếu hòa hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh. Cái thân người sồ sề của chị như nở ra, cặp chân ngắn khỏe, hai bàn tay có những ngón rất to vẫn thoăn thoắt lượm những bó lạc, đôi gò má đầy tàn hương cứ bướng bỉnh và hai con mắt nhỏ tí vẫn ánh lên thách thức. Mái tóc óng mượt ngày nào qua năm tháng giờ đã khô lại và đỏ đi.

Mô Tả Cấu Tạo Của Cầu Mất Nói Chung Và Màng Lưới Nói Riêng.

Mô tả cấu tạo của cầu mất nói chung và màng lưới nói riêng.

* Cầu mắt:

– Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm cho mắt không bị khô. – Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ quan vận động mắt.

– Cầu mắt gồm 3 lớp:

+ Lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt đe’ ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.

+ Lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh). + Lớp trong màng lưới trong đó có chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que.

* Màng lưới: – Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác, trong đó chủ yếu là các tế bào nón và tế bào que, tiếp nhân hình ảnh của vật. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích về màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng.

– Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón. Mỗi tế bào nón ở trung tâm của điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.

– Các tia sáng phản chiếu từ cảnh vật xung quanh đi vào màng lưới, tạo thành 1 ảnh lộn ngược trên màng lưới là nhờ một hệ thống môi trường trong suốt gồm: Màng giác và thể thuỷ tinh. Ánh sáng đi qua màng giác vào thể thuỷ tinh qua lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen). Nhờ khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh (phổng lên) mà ta có thể nhìn rõ vật khi tiến lại gần. Đồng tử cũng có khả năng điều tiết ánh sáng (thu nhỏ hay dãn rộng) để điểu chỉnh lượng ánh sáng vào màng lưới khi ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu – Dây thần kinh thị giác đảm nhận khâu dẫn truyển các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới vể vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

– Phân tích trung ương là vùng thị giác. Tuỳ thuộc tính chất của ánh sáng (có màu sắc hay không), cường độ chiếu sáng, khu vực tiếp nhận các kích thích (điểm vàng hay vùng ngoại vi), loại tế bào bị kích thích, xung ưuyển vể những điểm nhất định trên vỏ não trong vùng thị giác mà cho ta những cảm giác nhất định về hình ảnh của cảnh vật xung quanh.