Lợi Ích Việc Học / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Lợi Ích Của Việc Học Đại Học

1. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới

Ở giảng đường học đại học, sinh viên sẽ được bổ sung sâu hơn những kiến thức mà bạn đã học ở các lớp trước và bồi đắp thêm nhiều kiến thức mới bởi sự hướng dẫn của các thầy cô là các giáo sư, tiến sĩ

Sau này khi ra trường, bạn có làm tốt được hay không; bạn có khẳng định được vị thế của mình hay không là phụ thuộc vào việc ý thức học tập, ý thức tìm tòi của bạn trong quãng thời gian bạn ngồi trên ghế nhà trường là như thế nào.

2. Trang bị thêm nhiều kỹ năng

Bước vào cuộc sống sinh viên có nghĩa là bạn có một khoảng thời gian tập dượt với cuộc sống tự lập và phải tự chăm lo cho cuộc sống của mình mà không có bố mẹ ở bên cạnh. Nếu như các bạn khác đi làm luôn, các bạn sẽ vừa phải xa gia đình, vừa phải tự chủ về kinh tế; thì khi đi học ở trường đại học, bạn sẽ vẫn được bố mẹ chu cấp tiền. Tất nhiên, mức độ chu cấp như thế nào là phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, và khả năng của mỗi bạn sinh viên. Bởi có những bạn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống sinh viên, các bạn có thể đi làm thêm tự trang trải cho cuộc sống.

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 19006172

Nhưng sau khoảng 4 -5 năm ngồi trên giảng đường đại học, bạn có thể tích lũy được cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm; kết hợp với việc thích nghi tốt với cuộc sống xa gia đình; điều đó sẽ là nền tảng vững chắc để bạn bước vào đời mà không bị bỡ ngỡ hay vấp ngã dễ dàng.

Cùng với đó, các bạn cũng sẽ học được nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm… Những kỹ năng này sẽ giúp hỗ trợ tốt trong việc thiết lập các mối quan hệ; cũng như đạt được hiệu quả cao trong công việc tương lai; nhưng chúng ta thường không được trang bị khi còn là học sinh ở các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3.

3. Có thêm nhiều mối quan hệ

Nếu bạn học xong lớp 12, rồi bạn đi làm luôn, cuộc sống đôi khi sẽ chỉ xoay quanh việc đi làm, nghỉ ngơi, rồi đi làm, rồi lại tăng ca. Cuộc sống cứ chật vật với nỗi lo cơm áo, gạo tiền khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi, bất công.

Nhưng khi học đại học, là sinh viên, các bạn sẽ có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau ngoài giờ học: các câu lạc bộ, các tổ chức tình nguyện, các cơ sở thực tập, các bạn ở trường khác… Qua đó bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người bạn khác, ở những nơi khác, ở những trường khác; bạn có thể học hỏi được thêm nhiều điều; và các mối quan hệ đó cũng sẽ giúp ích cho công việc, nghề nghiệp của bạn sau này.

4. Tăng cơ hội nghề nghiệp

Trong thực tế, đôi lúc người ta cần năng lực hơn là cần bằng cấp, nhưng nếu không có bằng cấp bạn phải nỗ lực rất nhiều, rất lâu thì người khác mới có thể thấy được năng lực của bạn, tin tưởng giao việc cho bạn. Ngược lại, tấm bằng đại học giống một bằng chứng đảm bảo rằng bạn có nền tảng kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Xã hội ngày nay, tuy có những công việc không cần bằng cấp vẫn có thể làm được; nhưng có những công việc chỉ có bằng cấp thì mới được xét tuyển. Như vậy, rõ ràng là những người có bằng cấp, được đào tạo bài bản thì sẽ có cơ hội công việc cao hơn.

Không ai có quyền quyết định con đường đi của bạn, cũng không ai có thể bắt bạn đi con đường bạn không muốn; nhưng bạn có quyền cân nhắc thật kỹ để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhất. Đó là tương lai, là cuộc đời của bạn nên hãy thật sự chắc chắn để sau này không phải hối hận.

Cập nhật : bởi

5 Lợi Ích Của Việc Học Cao Học

Nếu bạn vừa tốt nghiệp hoặc đang bắt đầu kì cuối của chương trình đại học, các khoá học sau đại học (postgraduate) có thể là một trong những lựa chọn đáng để cân nhắc, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội đinh cư tại Úc.

Các khoá cao học đỏi hỏi tính độc lập và tự giác cũng như thường tập trung vào các dự án học tập.

Nếu bạn nghĩ việc học lên cao hơn là sự lặp lại những kiến thức bạn đã nhận được từ các năm đại học, hãy suy nghĩ lại. Các chương trình cao học yêu cầu bạn phải học tập một cách chủ động và độc lập hơn và thường tập trung vào các dự án nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm. Đồng thời bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong các môn học tự chọn, giúp bạn có cơ hội tiếp cận và tích luỹ kiến thức trên nhiều lĩnh vực hơn.

Thạc sĩ không phải là lựa chọn duy nhất khi học cao học

Rất nhiều sinh viên nghĩ rằng, bước tiếp theo sau bằng cử nhân (Bachelor) là học tiếp lên bằng Thạc sĩ (Master). Các chương trình thạc sĩ cần khoảng từ 1 đến 4 năm để hoàn thành, tuỳ theo chương trình học mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Úc cung cấp các loại bằng cấp sau đại học khác, đáp ứng nhiều loại nhu cầu khác nhau của sinh viên. Nếu bạn không muốn theo học các khoá dài hạn, bạn hoàn thành có thể chọn các khoá ngắn hơn như Graduate Certificate hay Graduate Diploma. Các khoá học này thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm học toàn thời gian.

Cơ hội được học tập với những sinh viên giàu kinh nghiệm

Ở bậc đại học, hầu hết các sinh viên đều trực tiếp học lên từ bậc phổ thông. Với các khoá cao học, bạn học của bạn có thể đến từ rất nhiều nơi với nhiều ngành nghề, vị trí khác nhau – từ những sinh viên mới tốt nghiệp đến các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn lựa chọn.

Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ có giá trị

Các sinh viên khác và giảng viên có thể giúp bạn xây dựng các mối quan hệ giá trị trong lĩnh vực của bạn. Ngoài việc tham gia các dự án chung trong lớp, bạn đồng thời cũng có thể tham gia các câu lạc bộ đội nhóm tại trường để mở rộng mối quan hệ của mình.

Một trong những điều kiện hành nghề của nhiều ngành nghề

Đối với một số ngành, việc hoàn thành các khoá cao học là một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp giấy phép hành nghề. Ngành tâm lí học là một ví dụ, các sinh viên phải hoàn thành chương trình Master of Psychology để đăng kí hành nghề. Trong một số ngành nghề khác, đây là cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và đạt được những vị trí cao hơn. Ví dụ như, sinh viên ngành kế toán có thể nhận được các chứng chỉ CA (Chartered Accountant) hay CPA (Chartered Practising Accountant).

Lợi Ích Của Việc Học Võ

Có rất nhiều môn võ khác nhau mà bạn có thể chọn cho trẻ học chẳng hạn như karate, tae kwon do, judo, kickboxing… Mỗi môn võ đều có những điểm hay riêng và đều mang lại cho trẻ những lợi ích nhất định. Học võ sẽ giúp tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

1. Tin Thần Vượt Khó

Những giáo viên võ thuật sẽ dạy cho trẻ hiểu giá trị của sự tận tâm. Khi gặp phải những công việc khó, trẻ sẽ biết phải làm gì. Không những vậy, võ thuật còn dạy cho trẻ hiểu rằng chỉ cần nỗ lực trẻ có thể làm được mọi thứ. Quan trọng hơn, trẻ sẽ biết được rằng khi mình đặt hết tâm huyết vào một công việc nào đó, chẳng hạn như việc học võ, mình sẽ làm tốt hơn rất nhiều.

2. Tinh thần thượng võ

Võ thuật là môn học vừa có tính cạnh tranh vừa có tính thân thiện. Khi học võ, trẻ sẽ học được cách nỗ lực để giành chiến thắng. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy phải là từ bản thân chứ không phải là cố gắng quyết giành chiến thắng thông qua những trò gian lận. Cuối cùng, trẻ sẽ hiểu được nếu chiến thắng trẻ phải thắng vinh quang, còn thua thì cũng chẳng sao cả vì mình đã nỗ lực hết sức. Bài học này sẽ rất có giá trị trong cuộc sống của trẻ sau này.

3. Lập kế hoạch đặT Mục TIêU

Lợi ích của việc học võ là bé biết các đặt mục tiêu Với một cấu trúc và hệ thống thứ bậc rõ ràng, khi học võ, trẻ sẽ học được cách đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân. Sau khi đã đặt mục tiêu, trẻ cần phải cố gắng để đạt được. Khi các bé đặt được mục tiêu thi việc thực hiện mục tiếu theo kế hoạch được định sẵn vứoi sự hỗ trợ của Huấn luyên viên và võ sư tại võ đường.

4. Bình tĩnh

Võ thuật sẽ giúp cho trẻ kiểm soát tốt hành vi và cảm xúc của mình. Thậm chí, trẻ vẫn có thể giữ được bình tĩnh dù đang rất căng thẳng trong một giải đấu lớn. Trong cuộc sống, điều này rất cần thiết mỗi khi trẻ cần tập trung trong lúc bối rối.

5. Tự tin

Những kẻ bắt nạt thường có xu hướng tìm đến những trẻ kém tự tin, nhút nhát. Học võ với những bài tập luyện, những động tác kỹ thuật tạo cho bé sự tự tin, dạn dĩ hơn. Trẻ có thể sẽ không đánh bại mọi kẻ bắt nạt, kẻ xấu nhưng ít nhất sẽ giúp trẻ có thể tự vệ trong các tình huống nguy cấp. Và quan trọng hơn, trẻ sẽ hiểu được sức mạnh không phải là để đi ức hiếp người khác mà nó dùng để tự vệ và giúp đỡ mọi người xung quanh.

6. Khả năng lãnh đạo

Khi học võ, trẻ sẽ có cơ hội trau dồi khả năng lãnh đạo thông qua việc giúp đỡ những người bạn mới tập các động tác và hướng dẫn họ thực hiện những điều mà trẻ đã học trước đây. Việc này giúp trẻ trở nên tự tin khi trở thành người dẫn dắt những người khác.

7. Lễ Nghĩa – Sự tôn trọng

Lợi ích của việc học võ quan trọng nhất, võ thuật là môn học nhấn mạnh sự tôn trọng. Trẻ phải tôn trọng thầy, tôn trọng lớp học và những người bạn học chung với mình. Đây là một bài học quan trọng trong cuộc sống mà trẻ cần phải biết.

8. Tinh Thần Đoàn Kết

Cuối cùng, võ thuật là môn học nhấn mạnh sự ĐOÀN KẾT, GẮN KẾT với mọi người trong tập thể giúp các bé biết yêu thương bạn bè và gia đình nhiều hơn.

Liên Hệ: Ngô Thiên Dương 0937.337.365 Để biết chi tiết về khóa học gia sư võ thuật tại nhà.

Hoặc ấn nút Đăng ký khóa học

Lợi Ích Của Việc Học Toán

Để giúp mọi người hiểu hơn về việc học Toán, bài viết sau đây Phòng học trực tuyến sẽ giúp bạn hiểu hơn về Toán học và lợi ích của học Toán đem lại.

Học Toán là việc học một môn khoa học nghiên cứu không gian và các phép biến đổi, về các số, cấu trúc, đó cũng chính là bản chất của học Toán. Một cách nói khác của học Toán là học về “số và hình”. Theo quan điểm chính thống, Toán học là môn nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng Logic và kí hiệu Toán học.

2. Lợi ích của việc học Toán:

Não bộ sẽ được hoạt động, và làm việc có logic, quy luật rõ ràng khi ta học Toán, đó là chia sẻ của những chuyên gia giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội. Học Toán được xem là “thể thao cho não bộ”, vì chúng ta có thể tháo gỡ và giải quyết theo quy luật hoặc các bước ở mọi vấn đề.

Việc tính toán là đặc trưng của học Toán được sử dụng hàng ngày, từ những việc đơn giản đến phức tạp, vậy nên tính toán không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Một điển hình của học Toán nữa là nghề kế toán, việc tính toán hay những con số là việc thường ngày và đòi hỏi sự chính xác cao nhất. Thật sự không thể thiếu kiến thức khi học Toán để đưa ra những số liệu trong mục tiêu, kết qủa kinh doanh.

áp dụng vào các lĩnh vực đời sống

Học Toán là một phương pháp rất quan trọng để rèn luyện tư duy nhạy bén và khả năng suy luận logic của học sinh. Học Toán giúp học sinh tăng cường trí nhớ, phản xạ nhanh và khả năng suy luận. Qua những lí do đó thì học Toán càng ngày càng trở thành một môn học quan trọng.

Như vậy, việc học Toán là một việc thực sự giúp đỡ các em rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Vậy, tại sao quý vị phụ huynh lại không cho con em mình học Toán với phương pháp hoàn toàn mới tại chúng tôi với những ưu đãi chưa từng có.

Lợi Ích Của Việc Học Piano

Lợi ích của việc học Piano

Từ thửa xa xưa, khi trái đất còn ở buổi ban sơ, con người đã biết mượn tiếng chim hót, tiếng suối chảy làm vui cho cuộc sống của mình. Âm nhạc bắt nguồn từ đó. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội kéo theo những nhu cầu về đời sống tinh thần của con người ngày một nâng cao. Sự ra đời của các loại nhạc cụ tân tiến, hiện đại mà đặc biệt là Piano đã góp phần làm phong phú thế giới tâm hồn của con người hơn bao giờ hết. Chơi đàn giờ đây không chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí như ta vẫn thường quan niệm mà nó còn mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích thiết thực. Đó là:

1. Trước hết, ta vẫn phải khẳng định rằng chơi đàn Piano là một hình thức giải trí lành mạnh: Những giờ phút lao động, học tập căng thẳng sẽ không còn là nỗi ám ảnh với mỗi chúng ta khi có âm nhạc là người bạn đồng hành, chính âm nhạc sẽ xua tan đi hết những mệt mỏi, ưu phiền mà cuộc sống bộn bề lo toan mang lại. Và đây cũng là một cách để các bạn trẻ có thể tránh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ khác.

2. Không tồn tại một cách độc lập mà âm nhạc còn được đặt trong mối quan hệ đa chiều với các ngành khoa học hay các lĩnh vực giải trí khác. Các nhà nghiên cứu của Đại học California, Mỹ, kết luận: Trẻ từ 3 – 4 tuổi được học đàn mỗi tuần sẽ phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn những đứa trẻ khác đến 34%. Điều đó có nghĩa là việc chơi đàn còn giúp trẻ học tốt môn toán, đẩy mạnh khả năng tư duy logic của trẻ.

3. Trên cả tuyệt vời đó chính là sự kết hợp khéo léo giữa các giác quan trên cơ thể bạn khi chơi đàn PIANO. Không giống một số nhạc cụ khác (kèn, trống, sáo,….), khi chơi đàn phím Piano, đòi hỏi người chơi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, mắt, tai. Tay lướt trên phím đàn và mắt tập trung quan sát để thao tác trên các nút chức năng của đàn và tai lắng nghe những âm thanh đàn để xác định bạn đã chơi đúng nhạc điệu hay chưa. Sự phối hợp nhịp nhàng đó giúp chúng ta linh hoạt, nhạy bén hơn khi tham gia các hoạt động khác trong cuộc sống.

4. Không chỉ mang chức năng giải trí mà âm nhạc còn mang đến một giá trị giáo dục lớn lao. Tất cả những bài học đạo đức nếu chỉ thuyết giảng bằng những lời giáo huấn khô khan rất dễ nhàm chán và thậm chí mang lại những hiệu quả không mong muốn. Thế nhưng, một bản nhạc du dương với những lời ca, âm hưởng ngọt ngào lại dễ dàng thấm nhuần vào trong tâm hồn, trái tim của mỗi người. Thật không khó để nói học nhạc sẽ giúp con người rèn nhân cách, lập trường. Vậy phải làm gì để âm nhạc phát huy được giá trị lớn lao ấy trong tiềm thức mỗi người? Bước tiếp cận đơn giản nhất đó là đến với PIANO, chơi Piano không khó, chỉ cần một vài hướng dẫn là người chơi có thể thực hành nhay được. Ngoài ra PIANO còn là đòn bẩy để phát triển các kĩ năng chơi đàn khác, nếu chơi “nhuyễn” piano, bạn có thể học các loại nhạc cụ khác như đàn organ, đàn guitar…rất nhanh chóng và hiệu quả.

5. Không phải ai cũng có khả năng tập trung cao độ vào một việc nào đó mà chúng ta thường gặp một khuyết điểm đó là phân tán tư tưởng. Chơi PIANO không cho phép bạn điều đó. Bạn buộc phải : Đọc nhạc, nắm bắt các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp ấy lên sự di chuyển của đầu ngón tay trên bàn phím, nếu không có sự tập trung cao độ sẽ rất khó để bạn chơi tốt một bản nhạc. Chơi đàn cũng là cách rèn ta rèn luyện tính nghiêm túc khi nhìn nhận vấn đề.

6. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một năng khiếu nào đó. Nhưng điều đáng tiếc là không phải tất cả những năng khiếu ấy đều có mảnh đất tốt để phát huy và phát triển. Khi cho con chơi đàn, bạn sẽ sớm phát hiện tài năng bẩm sinh của trẻ và tạo điều kiện để con phát huy. Với những tính năng hiện đại của đàn piano kỹ thuật số Privia, bé có thể kết nối với máy vi tính để thực tập và sáng tác.

7. Thành công ban đầu bao giờ cũng mang đến cho ta sự tự tin và đó là điểm tựa cho những thành công trong cuộc sống. Nếu chơi tốt bản nhạc đầu tiên, trẻ sẽ chơi tốt hơn những bản nhạc tiếp theo. Điều ấy sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng của chính mình, và đó chính là điều kiện tiên quyết để trẻ dám thể hiện mình, dám đối mặt với những khó khăn, phức tạp của cuộc sống khi bé trưởng thành.

9. Chẳng giống như hội họa hay điêu khắc, âm nhạc tái hiện cuộc sống thông qua kênh thính giác và vỏ đại não để hiển hiện trước mắt chúng ta cuộc sống muôn màu vạn vẻ. Và như vậy, trí tưởng tượng của mỗi người sẽ trở nên phong phú hơn nếu thả hồn vào âm nhạc. Đặc biệt với các em nhỏ, học nhạc sẽ là điều kiện tốt nhất bé để phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình khi mà các em chưa có điều kiện tiếp xúc thật nhiều với thế giới xung quanh.

10. Năng lực cảm thụ âm nhạc sẽ hình thành khi bạn chơi đàn, những giọt âm thanh trầm, bổng, đơn, kép không còn làm khó bạn khi thưởng thức. Hiểu nhạc và yêu thích nhạc sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư thái tuyệt diệu, cuộc sống xung quanh bạn trở nên rực rỡ biết bao nhiêu. Quả không sai khi nói rằng: đời sống tinh thần của con người sẽ trở nên nghèo nàn đến vô cùng nếu thiếu đi âm nhạc.