Sự Khác Nhau Giữa Tỉ Lệ Quyền Biểu Quyết Và Tỉ Lệ Lợi Ích

View Full Version : Sự khác nhau giữa tỉ lệ quyền biểu quyết và tỉ lệ lợi ích

hantrongtai1

Chào các anh chị!!! Đây là lần đầu tiên tham gia diễn đàn, em có câu hỏi mong mấy anh chị cùng trả lời giúp em. Công ty em đang tranh luận về vấn đề tỉ lệ quyền biểu quyết và tỉ lệ lợi ích khác nhau hay ko? Lúc đi học thì em được học là khác nhau, còn bây giờ sếp lại nói là giống nhau. Em chưa đồng ý với lý giải của sếp, nên mong mấy anh chị giúp em hểu hơn vấn đề này.

Minhpham.mng

Phản hồi: Sự khác nhau giữa tỉ lệ quyền biểu quyết và tỉ lệ lợi ích

Về biểu quyết thì bạn có thể đọc quy định của Luật doanh nghiệp: ví dụ đối với quyết định của Hội đồng thành viên (trong công ty TNHH) được thông qua khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% vốn góp của các thành viện chấp thuận (Điều 52). Ngoài ra còn có các nguyên tắc bầu dồn phiếu….

vipcuchuoi02

Phản hồi: Sự khác nhau giữa tỉ lệ quyền biểu quyết và tỉ lệ lợi ích

Chào các anh chị!!! Đây là lần đầu tiên tham gia diễn đàn, em có câu hỏi mong mấy anh chị cùng trả lời giúp em. Công ty em đang tranh luận về vấn đề tỉ lệ quyền biểu quyết và tỉ lệ lợi ích khác nhau hay ko? Lúc đi học thì em được học là khác nhau, còn bây giờ sếp lại nói là giống nhau. Em chưa đồng ý với lý giải của sếp, nên mong mấy anh chị giúp em hểu hơn vấn đề này. Xét về bản chất thì chắc chắn là khác nhau, tức là trong biểu quyết, những người có quyền biểu quyết không hẳn là những người được hưởng lợi ích(nào đó). Tuy nhiên, 2 khía cạnh này thỉnh thoảng bị hiểu lầm, có lẽ sếp của bạn là người có nhiều năm hoạt động trong nghề(nghề gì đó) nên cho rằng quyền biểu quyết luôn thuộc về những người có lợi ích hoặc lợi ích luôn nằm trong tay người có quyền biểu quyết. Không biết nhận xét sơ sài của mình có bất ổn ở chỗ nào không?

Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2023 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.

Sự Gia Tăng Dân Số Châu Á

Hình ảnh những đoàn tàu chật kín người cả trong lẫn ngoài khá phổ biến ở Ấn Độ (Ảnh: Business Insider)

Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực châu Á luôn ở mức cao, con số này tăng lên gấp 4 lần trong vòng 1 thế kỷ qua. Tăng trưởng dân số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh sản. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm từ 2,5 trẻ/phụ nữ trong gian đoạn 2010-2023 xuống còn 2,4 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2025-2030 và còn 2,0 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2095-2100. Tuy nhiên, đối với các nước có mức sinh cao thì không có sự chắc chắn trong việc dự báo mức sinh. Ở những nước này, người phụ nữ có trung bình 5 con trở lên trong suốt cuộc đời của họ. Trong số 21 quốc gia có khả năng sinh sản cao, có 19 quốc gia thuộc khu vực châu Phi và 2 quốc gia ở châu Á.

Mặc dù, châu Á có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng sinh học, nhưng sự gia tăng dân số nhanh dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực, đồng thời phá hủy những nguồn tài nguyên hiện có. Theo dự báo, dân số châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong một thời gian dài, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nguồn lực. Dựa trên các ước tính hiện tại, đến năm 2050, dân số sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á, ngoại trừ ở Nhật Bản và Kazakhstan. Một số quốc gia bao gồm Afghanistan, Nepal và Pakistan sẽ tăng gấp đôi về dân số trong thời gian này, trong khi Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác có tỷ lệ tăng trưởng cao đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng dân số thuộc nhóm cao lại là những quốc gia có thu nhập thuộc nhóm thấp, các nước này ít có khả năng xử lý được những áp lực về tài nguyên và các nguồn lực.

Người Trung Quốc chen chúc trong một hồ bơi (Ảnh: Business Insider).

Nam Á là khu vực đông dân nhất châu Á, với các quốc gia đông dân điển hình như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Không có khu vực nào trên thế giới có những vấn đề về dân số nghiêm trọng như những nước ở khu vực này. Sự sụt giảm mức sinh ở Sri Lanka, Pakistan và Ấn Độ gần đây chỉ mang lại sự cải thiện không đáng kể, vì số dân hiện tại của các quốc gia này vẫn tiếp tục gia tăng. Áp lực về dân số bắt đầu hiện hữu ở khu vực Nam Á từ những thập niên sau cai trị của đế quốc Anh. Khu vực này cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng y tế công cộng, nâng cao năng suất nông nghiệp, xây dựng luật pháp và trật tự xã hội, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nạn đói, giảm tỷ lệ tử vong và đồng thời tăng tuổi thọ.

Cấu trúc nhân khẩu học của các quốc gia Nam Á được mô tả bằng hình ảnh kim tự tháp tuổi và giới tính của Ấn Độ, trong đó nhóm tuổi trẻ là lớn nhất. Gần 40% dân số khu vực này dưới 15 tuổi (đối với các quốc gia Nepal và Bangladesh, con số này lần lượt là 42% và 45%). Cấu trúc tuổi này gây áp lực lên việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, thực phẩm, bệnh viện và nhà ở cho thanh thiếu niên, tiêu tốn một phần lớn ngân sách quốc gia. Việc xem xét các kim tự tháp dân số đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá các xu hướng trong tương lai.

Khi dân số trẻ chuyển sang khung tuổi trưởng thành (có nghĩa là di chuyển vào nhóm tuổi lao động), các chương trình phúc lợi xã hội sẽ còn đối mặt với nhiều áp lực hơn. Các vấn đề như thất nghiệp, thiếu lương thực, mù chữ và điều kiện sống thấp tại các quốc gia này sẽ còn trầm trọng hơn. Tình trạng hiện nay đã rất nghiêm trọng, tuy nhiên, dự báo trong tương lai thậm chí còn tồi tệ hơn.

Dân số đông đi kèm với tình trạng nghèo đói (Ảnh: Reuters).

Nhìn chung, phần đông số dân trong độ tuổi lao động ở châu Á làm việc trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, công nghệ lạc hậu và môi trường không an toàn. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng lao động kém hiệu quả. Ví dụ, trên một trang trại điển hình hoặc một văn phòng nhà nước, có đến 5 hay nhiều lao động sẵn sàng làm công việc mà chỉ 2 người có thể thực hiện dễ dàng. Trong các nhà máy, nhiều hoạt động được xử lý thủ công bởi nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, hàng triệu người vẫn thất nghiệp.

Tại Indonesia, các chuyên gia nhân khẩu học đã cảnh báo về thời kỳ bùng nổ dân số sắp diễn ra. Nếu sự gia tăng dân số tiếp tục với nhịp độ cao thì Indonesia sẽ phải đối mặt với những vấn đề tồi tệ như tình trạng thiếu nhà ở, nước và lương thực, sự tàn phá thiên nhiên. Trong nhiều năm gần đây, quốc gia này đã phải nhập khẩu thực phẩm cơ bản bởi không đủ ruộng đất trồng lương thực.

Một vấn đề về dân số khác mà các quốc gia châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang phải đối diện, đó là tình trạng đô thị hóa nhanh. Trong thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa ở nhiều khu vực không thực sự mang lại cho người dân ở đó mức sống tốt hơn. Thậm chí, còn có lo ngại rằng, khu vực Đông Nam Á có thể sẽ bước vào thời kỳ mà đô thị hóa không song hành với tăng trưởng.

Đô thị hóa và tắc đường ở Việt Nam (Ảnh: BizLive).

Dự báo đến năm 2030, dân số đô thị ở khu vực này sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu người, đạt mốc 373 triệu. Các đô thị lớn ở Đông Nam Á có thể kể đến như Phnom Penh (Campuchia), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines), Bangkok (Thái Lan), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore (quốc đảo Singapore). Trong đó, Singapore dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế trong khu vực, đến mức quốc gia này được xếp vào cùng nhóm với các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia. Malaysia xếp sau với tốc độ đô thị hóa đạt 75%, tương đương với Hàn Quốc. Indonesia và Thái Lan cùng có tốc độ đô thị hóa là hơn 50%, trong khi Philippines đạt mức 45%.

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam mới đạt mức 33,6% trong khi Campuchia chỉ là 20,7%. Những con số này của Việt Nam và Campuchia là khá tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của hai quốc gia. Trong khi một số khu vực tại Đông Nam Á đã được đô thị hóa và phát triển nhanh thì một số khu vực khác vẫn còn chưa theo kịp sự chuyển dịch này. Tại Việt Nam, không khó để nhận ra quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến hàng loạt những vấn đề như ô nhiễm môi trường nước, không khí, giao thông quá tải, thiếu các cơ sở công cộng quan trọng như bệnh viện, trường học…

Dưới những áp lưc do tăng trưởng dân số, các quốc gia châu Á cần có những giải pháp cho các vấn đề nhân khẩu học. Các nước châu Á cũng cần mở rộng phạm vi và lợi ích của các hệ thống bảo trợ xã hội, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hưu trí công. Đây là vấn đề cần được tập trung khắc phục, nhất là đối với các quốc gia có mức độ quản lý, đóng góp và lợi ích phân chia lương hưu không phù hợp, thỏa đáng cho tầng lớp người già, người nghèo như ở Trung Quốc và Thái Lan.

Cải thiện năng suất lao động là điều kiện tiên quyết, tối quan trọng cần được chính phủ các quốc gia khẩn trương đề ra phương án thực hiện. Theo đó, các quốc gia châu Á có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách công nghệ và thực hiện chính sách đã được các nền kinh tế phát triển sử dụng, đơn cử là việc tận dụng tối đa sự phát triển và hỗ trợ của máy móc, robot…

Thêm vào đó, các kế hoạch nhằm tăng năng suất lao động cũng được xem là phương pháp tốt để tích lũy được nhiều lợi ích khác nhau. Nhờ đối sách này, các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ… có thể nâng cao năng suất lao động của người dân, để bù đắp và tiếp tục phát triển ổn định trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm.

Hồng Nhung

Sự Gia Tăng Dân Số Tác Động Đến Môi Trường

Sự gia tăng dân số tác động đến môi trường

       Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt. Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì mối quan hệ trên càng được thể hiện rõ nét. Sự bùng nổ dân số:

       Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về sau thời gian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người. Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng 8 tỷ người.

        Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới. Sự gia tăng dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính như: Dân số và tập quán sống di cư, du cư; đô thị hóa; các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Đến nay thế giới đã có trên 270 thành phố trên 1 triệu dân và 50 thành phố trên 5 triệu dân. 

        Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:

       Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v… Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

       Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.

       Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

       Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất hầu như không thay đổi nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc. Từ năm 1950 – 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây trồng bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi hoá và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp diễn chừng nào số dân còn tiếp tục tăng. Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái.

       Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ. ở những nơi mà số lượng bò và cừu vượt quá mức thì đồng cỏ dần biến thành đất hoang. Hiện tượng này đã xảy ra ở các nước có nền kinh tế chăn nuôi tại châu Phi và Trung á. Đất chăn nuôi bị suy thoái làm cho nhiều người mất việc làm, buộc phải đổ về các thành thị hoặc sống bằng lương thực cứu trợ.

       Đô thị hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950. Hiện nay, có tới một nửa dân số thế giới sống ở thành thị, những thách thức về môi trường bắt nguồn một phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị hoá nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ ở những nơi Chính phủ không đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bị ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Lượng chất thải tăng cùng với sự gia tăng dân số.

Tốc Độ Gia Tăng Dân Số Đã Được Khống Chế

Bà Đỗ Thị Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông giáo dục (Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế) phát biểu tại Hội nghị.

Sáng 30/12, tại TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam), Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho các nhà báo, cán bộ truyền thông cấp tỉnh về dân số và phát triển.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên gia chia sẻ, quán triệt về 03 chuyên đề: Một số nội dung chính của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; kỹ năng viết bài, đưa tin các nội dung về dân số và phát triển trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Kỹ năng truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Theo Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1679/QĐ-TTg, ngày 22/11/2023: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 là “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; phân bổ dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”.

Chiến lược Dân số Việt Nam lần này cũng đặt ra 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Trong đó, có một số mục tiêu quan trọng như: Duy trì mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con; quy mô dân số 104 triệu người), giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn, thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản; giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.

Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý: Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%; tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.

Nâng cao chất lượng dân số với tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm; chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á….

Theo bà Đỗ Thị Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông giáo dục (Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế), sau 58 năm, với sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương xuống cơ sở cùng với sự phối hợp của các bộ, ban, ngành đoàn thể, các tổ chức quốc tế và các nhà báo, phóng viên, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống làm công tác dân số, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế, hiện nay dân số nước ta là 96,2 triệu người, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con từ năm 2006, sớm 10 năm so với mục tiêu đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay; cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007; chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình đạt 73,6 tuổi, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người; tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh; tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện; dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; nhận thức về dân số – kế hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân có bước đột phá; mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội; dịch vụ dân số – kế hoạch hóa gia đình được mở rộng”- bà Đỗ Thị Hồng cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo bà Hồng, trước yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở hiện tại và tương lai, công tác dân số đặt trong mối quan hệ với kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh với nhiều khó khăn, thách thức như: mức sinh giữa các vùng có chênh lệch khá lớn (TP Hồ Chí Minh là 1,39 con, Hà Tĩnh là 2,83 con), tạo nguy cơ tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư. Xu thế mức sinh giảm xuống quá thấp đã xuất hiện ở nhiều khu vực. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng (111,5 bé trai/100 bé gái). Lợi thế dân số vàng chưa được tận dụng tốt. Già hóa dân số diễn ra với tốc độ mau lẹ, song các giải pháp thích ứng chưa được triển khai. Chất lượng dân số còn nhiều hạn chế. Quản lý dân cư phân tán, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội hiện đại./.

Tắt Auto Update Win 10 Vĩnh Viễn 2023 Tỉ Lệ Thành Công 100%

Làm thế nào để tắt auto update win 10 thành công chính là thắc mắc của rất nhiều người dùng hiện nay. Và nếu như bạn cũng đang gặp phải nỗi nan giải thì này trong nội dung được chia sẻ từ bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được đáp án chính xác. Bạn sẽ dễ dàng hơn khi tắt auto update trên win 10.

1.1. Sử dụng Local Group Policy Editor để tắt auto update win 10 vĩnh viễn

Hiện tại thì Local Group Police Editor chính là một trong số các trình quản lý nhiều tính năng của Windows 10 và nhờ trình quản lý này chúng ta sẽ có thể điều chỉnh được nhiều hoạt động khác nhau cho hệ điều hành máy tính. Dĩ nhiên rằng việc tắt update win 10 cũng nằm trong đó.

Sử dụng Local Group Policy thì việc tắt update win 10 sẽ diễn ra triệt để nhanh chóng mà chúng ta không cần phải dùng thêm bất cứ một phần mềm hỗ trợ hoặc là cài đặt tính năng phức tạp nào cả. Cụ thể ở đây để tắt auto update win 10 pro bạn hãy tiến hành theo trình tự các bước như sau:

Bước thứ 3: Ở trong ô Windows Update bạn hãy vào tìm tab tên Configure Automatic Update ở cột tay trái màn hình. Tiếp đến hãy double chuột vào tab đó rồi chọn .

Bước thứ 4: Cuối cùng chỉ cần bấm OK là đã hoàn tất việc tắt chế độ update win 10.

1.2 Cách tắt chế độ update win 10 bằng phần mềm Windows Update Blocker

Đây cũng là một phần mềm được sử dụng phổ biến để tắt đi update cho windows 10. Với cách này thì nó sẽ mang đến ưu điểm là người dùng sẽ được sử dụng nhiều tính năng miễn phí để có thể vô hiệu hóa được win 10 thông qua thao tác đơn giản.

Ngoài ra thì phần mềm này cũng hoạt động di động hoàn toàn thế nên người dùng cũng không cần phải trải qua nhiều trình tự cài đặt. Và cũng đảm bảo không tốn dung lượng ghi nhớ trên ổ đĩa sau khi chúng ta đã tiến hành loại bỏ. Để thực hiện bạn áp dụng theo các bước hướng dẫn như sau:

Bước thứ 1: Bạn download ứng dụng về tại đường link:

Bên cạnh đó thì với phần mềm này người dùng cũng có thể chặn những dịch vụ khác như là:

1.3 Cách tắt update bằng phần mềm Stopupdate10

Phần mềm Stoupdate10 cũng được nhiều người đánh giá cao về tính hữu ích của nó khi dùng để tắt update cho windows 10. Đây là một trong số những phần mềm được phát triển với mục đích ngăn chặn việc cập nhật phiên bản Win 10 mới nhất trên máy tính.

Phần mềm này được đánh giá cao nhờ thiết kế giao diện thân thiện và hiệu quả dùng chất lượng. Sử dụng Stopupdate10 sẽ giúp chặn được Windows update và còn ngừng cấp hệ điều hành bắt buộc cũng như là chấm dứt những thông báo nâng cấp đồng thời còn dễ dàng khôi phục lại việc update win 10 khi cần.

Bước thứ 1: Mở ứng dụng và bạn hãy tiến hành chọn vào các tính năng cơ bản như sau:

Chọn chặn update trên win 10.

Chọn ngừng cập nhật tính năng bắt buộc.

Chọn chặn những thông báo cập nhật trên thiết bị PC.

Cuối cùng chọn khôi phục lại tính năng Update Windows.

Và dòng chữ hiện ra Windows Update is not blocked có nghĩa là tính năng windows update hiện vẫn chưa được chặn ở PC.

Nếu như chặn thực hiện thành công thì bạn sẽ thấy có thông báo nội dung như hình.

Bước thứ 3: Nếu muốn bật lại tính năng update ở hệ điều hành Wondows 10 thì bạn hãy mở lại ứng dụng rồi chọn Restore Windows Update.

1.4 Cách không cho windows 10 Update bằng Windows Services (services.msc)

Chúng ta cũng có thể tắt update win 10 bằng Windows Services. Thực hiện cách này ưu điểm là vừa đơn giản lại vừa nhanh hơn khi dùng với Local Group Policy Editor. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản chỉ cần bạn tiến hành theo các bước như sau:

Bước thứ 1: Bạn hãy truy cập vào trong Windows tại thành Taskbar và tiếp tục tìm Run hoặc bạn cũng dùng tổ hợp phím Windows + R để mở được cửa sổ Run. Tiếp tục trong cửa sổ bạn hãy gõ cụm từ chúng tôi ở ô tìm kiếm rồi nhấn Enter.

Ngoài ra bạn lưu ý là cách này chính là tắt auto update win 10 vĩnh viễn vì vậy chúng ta không thể tiếp tục Update Windows Defender được nữa.

1.5 Chặn cập nhật Windows 10 theo hướng dẫn từ Microsoft

Bước thứ 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R ở ô tìm kiếm và hãy nhập vào đó từ regedit. Sau đó hãy nhấn Enter thì sẽ mở được cửa sổ Registry.

1.6 Chặn cập nhật Windows 10 bằng cách thiết lập kết nối WiFi

Với cách tắt auto update trên win 10 này thì chúng ta sẽ tiến hành tận dụng tính năng Metered Connection nhằm làm chậm việc cập nhật tự động. Nhưng nó chỉ ngăn không update win 10 trong một thời gian ngắn, vì vậy đến khi chúng ta muốn nâng cấp thì sẽ dễ dàng nâng cấp.

Nhưng cách này chỉ hữu ích với wifi vì windows 10 hiện tại vẫn chưa thể tùy chỉnh cùng những kết nối Enthernet khác. Và để thực hiện bạn tiến hành các bước hướng dẫn cụ thể như sau:

Bước thứ 2: Ở cửa sổ Settings thì bạn nhấn vào trong tab Network & Internet .

Bước thứ 3: Giao diện wifi sẽ xuất hiện ở bên trên màn hình. Bạn chọn kết nối vào đúng wifi mà máy tính của bạn đang sử dụng.

Bước thứ 5: Chúng ta bật tính năng Set as metered connection là đã có thể thực hiện thành công được việc tạm dừng những bản cập nhật Windows 10.

1.7 Hướng dẫn tắt Update Windows 10 bằng cách điều chỉnh thiết lập hệ thống

Một cách khác giúp tắt update win 10 đó là điều chỉnh lại thiết lập hệ thống. Nhưng cách này chỉ thực hiện thành công với thiết bị hiện đang dùng hệ điều hành mới nhất Windows tức là từ Win 10 trở lên.

Cách thực hiện tương đối đơn giản và dễ dàng. Ở đây chúng ta chỉ cần tiến hành theo các bước hướng dẫn như sau:

Bước thứ 3: Lúc này bạn sẽ thấy có một cửa sổ mới hiện ra những nhánh hệ thống mà bạn được quyền để tùy chỉnh. Và nó sẽ có 3 mục với 3 nút gạc để bạn thực hiện điều chỉnh việc cập nhật hệ điều hành. Nó có ý nghĩa như sau:

Với dòng chữ đầu tiên dưới hình: Nghĩa là khi cập nhật hệ điều hành windows nó tự động cập nhật luôn các ứng dụng Microsoft.

Với dòng chữ thứ hai dưới hình: Nghĩa là nó tự tải xuống các cập nhật mới ngay cả khi chúng ta đang dùng kết nối mạng với dữ liệu (có tính phí).

Với dòng chữ cuối cùng dưới hình: Nghĩa là nó sẽ nhắc nhở với chúng ta trước khi khởi động cập nhật hệ điều hành mới.

Nếu như bạn thấy 3 nút gạt này đang ON thì hãy kéo thanh trượt nhằm tắt auto update này.

Bước thứ 4: Tại Choose how update are installed thì mặc định của nó chính là Automatic chúng ta hãy chọn lại là Notify to scheldule restart rồi tiếp tục tick vào Defer upgrades mục đích trì hoãn và thông báo cho bạn trước quá trình cập nhật. Nhưng lưu ý rằng nó chỉ có ở Win 10 Pro còn với Win 10 Homes sẽ chưa được hỗ trợ tính năng này.

Với việc thiết lập này mặc dù nó sẽ không tắt được hoàn toàn win 10 nhưng trước khi cập nhật nó sẽ thông báo để không gây ảnh hưởng việc sử dụng của bạn.

Nếu muốn giảm băng thông trong quá trình vận hành của máy chúng ta nên tắt đi tính năng Windows Update Delivery Optimization. Nó sẽ hỗ trợ giúp cho máy tính đỡ chậm và tránh lag mạng.

1.8 Hướng dẫn cách tắt chế độ update win 10 cụ thể

Cuối cùng thì người dùng Windows 10 cũng có thể tắt được tính năng update nhờ công cụ Show or Hide Updates. Công cụ này sẽ cho phép người dùng vô hiệu hóa hoặc là ẩn những bản cập nhật hệ điều hành tùy chọn. Chỉ cần chúng ta vào đường link TẠI ĐÂY để download ứng dụng này về. Tiếp đến thực hiện các bước hướng dẫn sau đây:

Bước thứ 3: Sau khi thực hiện quét xong thì lúc này ứng dụng hiển thị 1 bảng gồm những phiên bản Windows Update trên màn hình. Chỉ cần chọn vào đúng phiên bản mình cần Update và không cần Update thông qua việc tick chọn tương ứng vào ô trống. Cuối cùng bấm Next là xong.

tat auto update win 10

off auto update windows 10

tắt chế độ auto update win 10

tắt chức năng auto update win 10