+ Khi học múa, bé sẽ phát triển được nhiều lĩnh vực khác như khả năng giao tiếp với người khác, ý thức cá nhân trong cộng đồng với những bạn cùng học, với cô giáo dạy, bé sẽ được phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, tính kỷ luật, sự sáng tạo
+ Việc giữ thăng bằng, phối hợp tay chân và cử động của bé là những biểu hiện của tâm vận động, một trong năm chức năng quan trọng của não bộ bên cạnh nhận thức, thị giác, cảm xúc giao tiếp và ngôn ngữ.
+ Các bài múa giúp các bé trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, thông qua các động tác nhảy, dãn căng, chạy, và thậm chí là đứng im.
+ Các bé được rèn luyện khả năng tập trung và tự tin thể hiện trước đông người
+ Nhảy múa chính là một trong những rèn luyện cơ bản không chỉ cho trí thông minh vận động (IQ) mà còn cho cả trí thông minh cảm xúc (EQ), nhất là cho sự kết hợp giữa IQ và EQ. Bởi qua nhảy múa, bạn có thể thể hiện cảm xúc, tình cảm, cả suy nghĩ của mình tự nhiên, cũng như tình cảm nhất.
+ Bên cạnh đó, nhảy múa giúp đẩy mạnh quá trình phát triển óc tư duy, sáng tạo, khả năng quan sát, trí nhớ thông qua khả năng kết hợp các động tác, kết hợp nhịp điệu với cử động, tăng cường khả năng tập trung, giúp cơ thể phát triển cân đối và phản xạ nhạy bén.
+ Một đôi giày múa vừa chân cũng rất quan trọng
+ Trẻ nhỏ có những khoảng chú ý ngắn, vì vậy các lớp múa và vận động thường không kéo dài lâu hơn 30-45 phút. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn lớp thích hợp cho con. Tránh ép con học quá lâu thường không có hiệu quả.
+ Các lớp học múa thường sẵn có cho bé trong lứa tuổi từ 3 trở lên. Tuy nhiên nếu thấy con yêu thích vận động và nhảy múa thì có thể để trẻ bắt đấu sớm hơn.
Nếu mẹ thấy trẻ thích, thì việc cho trẻ thử cũng không có hại gì. Tất nhiên, không phải tất cả các trẻ đều yêu thích, và nếu bé không sợ tham gia thì mẹ nên dừng lại.