Lợi Ích Của Việc Đấu Thầu Qua Mạng / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Những Lợi Ích Của Đấu Thầu Qua Mạng

Tại nước ta, đấu thầu qua mạng (ĐTQM) chính thức được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 2023. Đến nay, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đã và đang dần khẳng định được tầm quan trọng của mình, góp phần không nhỏ trong việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước; có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, hội nhập quốc tế, cải cách thể chế và thủ tục hành chính.

Trên cơ sở lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng quy định tại Thông tư 11/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã triển khai các quy định về việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong năm 2023, 100% các gói thầu chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực mua sắm, xây lắp phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị đều được thực hiện qua mạng. Quá trình thực hiện cho thấy việc áp dụng đấu thầu qua mạng giúp cho các Bên mời thầu, Nhà thầu tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn, giảm thiểu thời gian và các chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục trong đấu thầu.

Kết nối hiệu quả nhà thầu với các gói thầu

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống) hoạt động tương tự như một sàn thương mại điện tử, giúp kết nối doanh nghiệp với chủ đầu tư của các dự án mua sắm công.

Các dự án này sẽ mời thầu cạnh tranh công khai trên trang web http://muasamcong.mpi.gov.vn. Nhà thầu chỉ cần đăng ký có mạng Internet là có thể tiếp cận thông tin dự án, gói thầu mọi nơi mọi lúc, xóa bỏ hoàn toàn các cản trở về không gian và thời gian. Quá trình giao dịch, trao đổi thông tin giữa nhà thầu và bên mời thầu được thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên hệ thống.

Tăng cường minh bạch thông tin

Toàn bộ thông tin đấu thầu như kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo sơ tuyển, thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu, biên bản mở thầu, báo cáo đánh giá tổng hợp, kết quả lựa chọn nhà thầu… đều được công khai trên hệ thống. Từ đó tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả nhà thầu khi tham gia đấu thầu qua mạng.

Tiết kiệm chi phí đấu thầu

Mọi thao tác đều được số hóa, do đó, chi phí, nhân sự và thời gian dành cho đấu thầu cũng được tiết kiệm đáng kể. Nhà thầu có thể tải miễn phí hồ sơ mời thầu trên hệ thống, chi phí nộp hồ sơ chỉ 330.000 đồng (đã gồm thuế VAT) đối với đấu thầu rộng rãi và 220.000 đồng (đã gồm thuế VAT) đối với chào hàng cạnh tranh; nhà thầu không thêm phí vận chuyển, in ấn, lưu trú để tham gia đấu thầu.

Về phía Nhà thầu, tham gia đấu thầu qua mạng giúp cắt giảm chi phí đầu vào, gia tăng tính cạnh tranh. Về phía các tổ chức công, việc giảm chi phí góp phần tăng hiệu quả sử dụng ngân sách.

Theo ước tính của Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, tỷ lệ tiết kiệm của đấu thầu qua mạng là 9%, cao hơn so với đấu thầu trực tiếp là 7%. Đấu thầu qua mạng cũng giúp giảm nhân sự tham gia trong các khâu phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và lưu trữ tài liệu từ 10-12 người xuống còn 3 người.

Đơn giản hóa quá trình đấu thầu

Toàn bộ quy trình đấu thầu qua mạng đều tối ưu và đơn giản hóa, từ bước lập, đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, chuẩn bị và nộp hồ sơ đến khi mở thầu, đánh giá và công bố kết quả.

Lợi Ích Nhiều Mặt Của Đấu Thầu Qua Mạng

Theo thống kê của Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, năm 2023 số lượng gói thầu điện tử tăng hơn gấp đôi so với năm 2023, đạt 8.200 gói với tổng giá trị 9.000 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2023, đã có 8.900 gói thầu thực hiện qua mạng với tổng giá trị 18.000 tỷ đồng, vượt số lượng cả năm 2023, trong đó có gói thầu trị giá lên tới 194 tỷ đồng.

Ra đời năm 2009, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia VNEPS do trung tâm thuộc Cục quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trực tiếp quản lý. Hệ thống giúp doanh nghiệp, nhà thầu tiếp cận hàng nghìn cơ hội kinh doanh từ các dự án mua sắm công trên toàn quốc ở tất cả lĩnh vực bao gồm mua sắm hàng hoá, xây lắp, tư vấn và phi tư vấn.

Khả năng liên kết nhà thầu và các gói thầu

Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường hoạt động sang lĩnh vực mua sắm công, đó là việc tiếp cận thông tin dự án. VNEPS giúp giải quyết vấn đề này. Hệ thống hoạt động tương tự sàn thương mại điện tử giúp kết nối doanh nghiệp với chủ đầu tư của các dự án mua sắm công. Các dự án này sẽ mời thầu cạnh tranh công khai trên trang web muasamcong.mpi.gov.vn.

Nhà thầu chỉ cần đăng ký hồ sơ thành viên để tiếp cận thông tin dự án, cơ hội đấu thầu và dự thầu một cách nhanh chóng, tiện lợi. Lợi ích của hệ thống này đó là loại bỏ hoàn toàn các cản trở về điạ lý. Quá trình giao dịch, trao đổi thông tin giữa nhà thầu và bên mời thầu được thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên hệ thống.

Minh bạch thông tin

Toàn bộ thông tin đấu thầu như kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo sơ tuyển, thông báo, hồ sơ mời thầu, biên bản mở thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu… đều công khai trên hệ thống. Người dùng có thế tiếp cận thông tin trên website hoặc ứng dụng di động “Mua sắm công” thuộc VNEPS.

Ngoài ra, đấu thầu qua mạng còn góp phần đảm bảo bí mật hồ sơ thầu nhằm loại bỏ tình trạng thông thầu, “quân xanh, quân đỏ”. Theo đó thông tin nhà thầu tham gia đến trước thời điểm mở thầu được giữ bí mật, không bên nào, kể cả bên mời thầu hay nhà quản trị hệ thống có thể truy cập hay rò rỉ ra ngoài. Từ đó tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả nhà thầu khi tham gia đấu thầu qua mạng.

Tiết kiệm chi phí đấu thầu

Nhà thầu có thể tải miễn phí hồ sơ mời thầu trên hệ thống. Với chi phí nộp hồ sơ chỉ 330.000 đồng đã gồm thuế VAT, nhà thầu không phải tốn thêm phí vận chuyển, in ấn, lưu trú để tham gia đấu thầu, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Nhân sự và thời gian dành cho đấu thầu cũng giảm khi mọi thao tác đều số hóa.

Về phía doanh nghiệp, tham gia đấu thầu qua mạng giúp cắt giảm chi phí đầu vào, gia tăng tính cạnh tranh. Về phía các tổ chức công, việc giảm chi phí góp phần tăng hiệu quả sử dụng ngân sách.

Theo ước tính của Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, tỷ lệ tiết kiệm của đấu thầu qua mạng là 9%, cao hơn so với đấu thầu trực tiếp là 7%. Đấu thầu qua mạng cũng giúp giảm nhân sự tham gia trong các khâu phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và lưu trữ tài liệu từ 10-12 người xuống còn 3 người.

Đơn giản hóa quá trình đấu thầu

Toàn bộ quy trình đấu thầu qua mạng đều tối ưu và đơn giản hóa, từ bước lập, đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, chuẩn bị và nộp hồ sơ đến khi mở thầu, đánh giá và công bố kết quả.

Ngoài ra, hệ thống liên tục nâng cấp tốc độ truyền dữ liệu và nới dung lượng tài liệu tải lên, tạo điều kiện thuận tiện cho cả chủ đầu tư và các bên tham gia đấu thầu.

Đánh giá về sự cần thiết và xu thế phát triển của đấu thầu qua mạng tại Việt Nam, ông Alexander Fox, chuyên gia đấu thầu cao cấp của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết: “Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả”.

Nam Anh

Nhìn Lại Lợi Ích Của Đấu Thầu Qua Mạng

Theo ông Nguyễn Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, hiện nay trên thế giới, việc áp dụng đấu thầu qua mạng đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạo (VTC News) – Sáng nay (ngày 28/9) tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và đầu tư) đã tổ chức hội thảo “Lợi ích của đấu thầu qua mạng” với sự tham gia của 150 đại biểu trong và ngoài nước. môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà thầu.

Ở các nước như Hàn Quốc, Singapore, Úc…, đấu thầu qua mạng có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3 đến 20% giá trị đấu thầu mua sắm (giá gói thầu/dự toán). Tại Việt Nam, tổng giá trị các gói thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu hàng năm chiếm khoảng 20% GDP (khoảng hơn 20 tỷ USD). Như vậy, nếu triển khai đấu thầu qua mạng cho tất cả các gói thầu (100%) thì có thể góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đôla. Góp phần to lớn thực hiện thành công Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Từ năm 2009, Bộ Kế hoạch và đầu tư với sự trợ giúp của chính phủ Hàn Quốc mà đại diện là Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã tiến hành xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm.

Sau 3 năm triển khai thí điểm, đến nay đã có hơn 1.700 bên mời thầu, 600 nhà thầu đăng ký tham gia sử dụng hệ thống. Hơn 1.100 kế hoạch đấu thầu và 30.000 thông báo mời thầu được đăng tải. Đặc biệt, có hơn 200 gói thầu đã được thực hiện (đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, thực hiện mở thầu, thông báo kết quả đấu thầu).

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Đấu thầu cũng triển khai hiệu quả công tác hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ tối đa các bên mời thầu và nhà thầu khi tham gia vào hệ thống. Từ đó, giúp hình thành đội ngũ làm công tác đấu thầu qua mạng có đủ năng lực làm chủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và về nghiệp vụ đấu thấu.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đấu thầu qua mạng cũng bộc lộ hạn chế về giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử; trình độ công nghệ thông tin của các bên tham gia; tính chủ động và sự phối hợp cũng như việc cấp phát chứng thư số cho các đơn vị tham gia đấu thầu… Từ những bất cập này, các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp quan trọng, nhằm hoàn thiện và tạo đà cho thành công của đấu thầu qua mạng thời gian tới.

Đấu Thầu Qua Mạng Có Lợi Ích Gì?

(VTC News) – Tiết kiệm chi phí, nâng cao tính minh bạch… những lợi ích của đấu thầu qua mạng vừa được đề cập tới trong hội thảo mang tên “Lợi ích của Đấu thầu qua mạng” do Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức.

Hội thảo nhằm giới thiệu đến các Chủ đầu tư, Bên mời thầu và đặc biệt là Nhà thầu, các doanh nghiệp về những lợi ích của đấu thầu qua mạng, cũng như quá trình thực hiện đấu thầu qua mạng so với đấu thầu truyền thống cho Chủ đầu tư/Bên mời thầu, Nhà thầu và Nhà nước.

Hiện nay trên thế giới, việc áp dụng đấu thầu qua mạng đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng cho các nhà thầu, sự minh bạch và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho các bên tham gia đang trở thành xu thế tất yếu của rất nhiều quốc gia.

Theo báo cáo của các nước (Hàn Quốc, Singapore, Úc,..), đấu thầu qua mạng có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3% – 20% giá trị đấu thầu mua sắm (giá gói thầu/ dự toán), trung bình là 10%. Tại Việt Nam, tổng giá trị các gói thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu hàng năm chiếm khoảng 20% GDP tức hơn 20 tỷ USD. Như vậy, nếu chúng ta triển khai đấu thầu qua mạng cho tất cả các gói thầu (100%) có thể góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đôla, góp phần to lớn thực hiện thành công Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Từ năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự trợ giúp của Chính phủ Hàn Quốc mà đại diện là Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), đã tiến hành xây dựng Hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn dựa trên Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử của Hàn Quốc (KONEPS) và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Đây là trang thông tin điện tử về đấu thầu nhằm mục đích quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu trong cả nước, trong đó các thống tin về đấu thầu cho 1 gói thầu, các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu,…đồng thời đây cũng là nơi để các chủ đầu tư, bên mời thầu tự tổ chức, các nhà thầu tham gia thực hiện đấu thầu trên mạng (từng bước thay cho đấu thầu truyền thống đang thực hiện lâu nay).

Sau 3 năm triển khai thí điểm (2009-2011), đến nay đã có hơn 1700 Bên mời thầu, 600 Nhà thầu đã đăng ký tham gia sử dụng Hệ thống, hơn 1100 kế hoạch đấu thầu, 30.000 thông báo mời thầu được đăng tải trên Hệ thống này, đặc biệt có hơn 200 gói thầu đã được thực hiện (đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, thực hiện mở thầu, thông báo kết quả đấu thầu).

Với các lợi ích đấu thầu qua mạng đem lại, tại hội thảo, đại diện một số đơn vị đã tham gia thí điểm đấu thầu qua mạng trên Hệ thống, các chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra các bài học thực tế, phổ biến các lợi ích thiết thực, khẳng định tính đảm bảo của Hệ thống, cung cấp và giải đáp các thắc mắc của cá nhân, tổ chức.

PV

Đắk Lắk: Đấu Thầu Qua Mạng

So với đấu thầu trực tiếp thì đấu thầu qua mạng đem lại khá nhiều lợi ích. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai chính thức, nhiều đơn vị vẫn không mấy mặn mà với hình thức này, dẫn đến tỷ lệ các dự án đấu thầu qua mạng trên địa bàn tỉnh chưa đạt theo lộ trình chung của cả nước. Lợi ích nhiều mặt

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh là một trong những đơn vị thực hiện khá nghiêm túc lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2023 – 2025. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã thực hiện đấu thầu qua mạng 2 gói thầu, với tổng giá các gói thầu hơn 17 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu hơn 16,3 tỷ đồng, giá trị giảm thầu là 739 triệu đồng (tỷ lệ giảm thầu 4,07%).

Ông Lữ Ngọc Sinh, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh chia sẻ, sau khi triển khai tại đơn vị mình, ưu điểm dễ thấy của đấu thầu qua mạng là tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm nhân lực mua và phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Việc mua hồ sơ, kê khai và hoàn thiện giấy tờ với khối lượng lớn đều có thể thực hiện thông qua Hệ thống đấu thầu trên mạng.

Đặc biệt, các nhà thầu sẽ không bị ngăn cách về địa lý mà chỉ cần ngồi một chỗ có thể đấu thầu được trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, các nhà thầu không tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải thông tin trực tuyến nên dễ giám sát, bảo đảm bí mật, góp phần giảm tiêu cực trong đấu thầu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng dễ dàng quản lý thông tin nhà thầu, hồ sơ các dự án.

Còn theo ông Phan Xuân Bách, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh, so với đấu thầu trực tiếp thì đấu thầu qua mạng đem lại khá nhiều lợi ích. Trong đó, lợi ích lớn nhất là bảo đảm bí mật hồ sơ thầu nhằm loại bỏ tình trạng thông thầu.

Theo đó, thông tin nhà thầu tham gia đến trước thời điểm mở thầu được giữ bí mật, không bên nào, kể cả bên mời thầu hay nhà quản trị hệ thống có thể truy cập hay rò rỉ ra ngoài. Từ đó, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho tất cả các nhà thầu, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu thủ tục hành chính… góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã thực hiện đấu thầu qua mạng 5/16 gói thầu quy mô nhỏ, chiếm tỷ lệ 31%.

Vì sao chưa thu hút?

Theo Thông tư liên tịch số 07/2023/TTLT-BKHĐT-BTC, ngày 8-9-2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng thì, từ năm 2023 trở đi, thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 40% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 30% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Trong khi đó, toàn tỉnh mới triển khai đấu thầu qua mạng được 87/3.068 gói thầu, trong đó có 51/255 gói thầu chào hàng cạnh tranh (chiếm tỷ lệ 20%) và 36/292 gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế (chiếm tỷ lệ 12,3%).

Ông Đinh Xuân Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thực hiện lộ trình đấu thầu qua mạng của Chính phủ, Sở đã phổ biến các quy định của pháp luật về nội dung cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng; đôn đốc, hướng dẫn và giám sát các đơn vị áp dụng đấu thầu qua mạng theo đúng lộ trình quy định, nhưng việc đấu thầu qua mạng chưa nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các nhà thầu.

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023, có 87 gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng với tổng giá các gói thầu là hơn 118,4 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu gần 110,4 tỷ đồng, giá trị giảm thầu là 8,07 tỷ đồng (giảm được 6,81%). Tuy các gói thầu tổ chức đấu thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đạt tỷ lệ giảm thầu cao, nhưng chủ yếu là những gói thầu quy mô nhỏ và chưa đáp ứng được tỷ lệ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2023/TTLT-BKHĐT-BTC. Nguyên nhân khiến tỷ lệ các dự án đấu thầu qua mạng ở Đắk Lắk còn thấp là do các đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bên mời thầu không phải là các ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực nên việc triển khai công tác này không được chú trọng.

Chia sẻ về vướng mắc trong triển khai đấu thầu qua mạng, ông Lữ Ngọc Sinh cho biết thêm, dù thời gian qua đơn vị đã đẩy mạnh việc áp dụng đấu thầu qua mạng nhưng số lượng đạt được vẫn chưa nhiều.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị mới chỉ thực hiện được 2/18 gói thầu bằng hình thức đấu thầu qua mạng (chiếm 11,1%). Thực tế cho thấy, rào cản lớn nhất hiện nay là hạ tầng cũng như trình độ công nghệ thông tin của các nhà thầu chưa đáp ứng được đầy đủ những điều kiện, yêu cầu để đấu thầu qua mạng. Một nguyên nhân nữa là một số nhà thầu còn chưa hiểu hết về những lợi ích của việc đấu thầu qua mạng.

Theo ông Đinh Xuân Hà, để thúc đẩy đấu thầu qua mạng trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai đấu thầu qua mạng theo quy định, đồng thời có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị triển khai đấu thầu qua mạng theo lộ trình của Chính phủ và yêu cầu đăng ký gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Lợi ích mang lại là quá rõ ràng, song để việc đấu thầu qua mạng đạt được hiệu quả như mong muốn đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này phải tăng cường công tác tuyên truyền; đồng thời thường xuyên tập huấn, đào tạo cho các nhà thầu về quy trình đấu thầu qua mạng. Cùng với đó, cần có quy định áp dụng đấu thầu qua mạng với lộ trình cụ thể, phù hợp với địa phương và đề ra chế tài xử lý những trường hợp làm trái quy định. Quan trọng hơn là cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện đấu thầu qua mạng.

Khả Lê