Vì Sao Phải Nghiên Cứu Thiên Văn Học?

Ngày đêm lần lượt trôi đi, bốn mùa thay nhau không nghĩ, con người sinh sống trong thế giới tự nhiên luôn tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Mặt trời rực rỡ, Mặt trăng sáng ngời, các vì sao nhấp nháy, hiện tượng nhật thực tuyệt đẹp, v.v… hàng ngày đặt ra cho con người muôn vàn câu hỏi…

Ngày đêm lần lượt trôi đi, bốn mùa thay nhau không nghĩ, con người sinh sống trong thế giới tự nhiên luôn tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Mặt trời rực rỡ, Mặt trăng sáng ngời, các vì sao nhấp nháy, hiện tượng nhật thực tuyệt đẹp, v.v… hàng ngày đặt ra cho con người muôn vàn câu hỏi:

Trái đất chúng ta đang sống là gì? Trái đất có vị trí như thế nào trong vũ trụ? Mặt trời chiếu sáng vạn vật có cấu tạo như thế nào? Có bao giờ tắt không? Bầu trời trong xanh phía trên đầu chúng ta gồm những gì? Phía ngoài bầu trời còn có những gì nữa? Các vì sao nhấp nháy trên màn trời đêm là những vật thể gì? Ngoài trái đất mà chúng ta đang sống, trên các hành tinh khác có tồn tại sự sống không? Liệu chúng ta có dịp gặp gỡ trò chuyện với người ngoài trái đất không?

Những câu hỏi đó đòi hỏi con người phải bỏ ra nhiều công sức tìm tòi nghiên cứu và giải đáp. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Thiên văn học chính là quá trình con người từng bước tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động lao động sản xuất.

Thiên văn học là một môn khoa học tự nhiên lâu đời nhất. Trong cuốn sách “Phép biện chứng tự nhiên”, Engels viết: “Trước tiên là thiên văn học … những người dân du mục và nông dân làm nông nghiệp rất cần thiên văn học để xác định thời vụ. “Loài người thời xa xưa qua thực tiễn sản xuất dần hình thành môn thiên văn học để xác định quy luật thay đổi giữa ngày và đêm giữa các mùa trong một năm và xác định phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. ở châu á Trung quốc là một trong những nước có ngành Thiên văn học phát triển sớm nhất.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nhân dân lao động thời đại cổ đã biết lợi dụng các hiện tượng thiên văn để xác định thời vụ và không để lỡ thời vụ gieo trồng. Trong sách cổ của Trung Quốc có ghi: “Chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía đông tức là mùa xuân, chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía nam tức mùa hạ, chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía tây tức là mùa thu, chuôi chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía bắc tức là mùa đông”. Ngư dân và các nhà hàng hải xưa kia đã biết quan sát các chòm sao trên trời để xác định phương hướng, quan sát Mặt trăng để nắm bắt thuỷ triều lên xuống, …

Ngày nay ngành Thiên văn học đã có những bước phát triển mới. Ngành Thiên văn học ngày nay gồm nhiều bộ môn và lập ra nhiều loại lịch khác nhau. Những loại lịch này không nhũng phục vụ đời sống hàng ngày của con người mà cũng rất cần thiết cho các công việc trắc địa, hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học v.v…

Thời gian là vấn đề thường gặp trong đời sống thường ngày của con người. Khoa học cận đại càng đòi hỏi ghi chép thời gian chuẩn xác. Các đài thiên văn đã gánh vác trách nhiệm này.

Các loại thiên thể đều là những phòng thí nghiệm lí tưởng, ở đó có những điều kiện vật lý quý báu mà trên Trái đất hiện nay không có. Ví dụ như có thể to gấp mấy chục lần Mặt trời, nhiệt độ cao tới mấy tỉ độ, áp suất cao tới mấy tỉ atmotphe và mỗi centimet khối vật chất của thiên thể đó nặng tới mấy tỉ tấn. Qua nghiên cứu thiên văn, con người thường được thiên nhiên gợi ý để áp dụng vào thực tế sản xuất trên Trái đất. Giở lại những ghi chép trong lịch sử khoa học, chúng ta dễ dàng nhận thấy: qua tổng kết quy luật chuyển động của các hành tinh, con người đã đúc rút được định luật vạn vật hấp dẫn; qua việc nghiên cứu Mặt trăng quay quanh Trái đất, con người đã chế tạo ra vệ tinh nhân tạo; Sau khi quan trắc tia quang phổ của lớp khí heli (He) trên Mặt trời, con người đã tìm thấy khí heli trên trái đất; qua quan trắc năng lượng các vụ nổ trên các vì sao, con người đã phát hiện ra những nguồn năng lượng mới và đang nghiên cứu tìm cách tận dụng nguồn năng lượng khổng lồ đó cho nhân loại…

Thiên văn học giúp con người khám phá ra bộ mặt thật của thiên nhiên. Mấy nghìn năm qua, loài người đã có lúc nhận thức sai lầm về tính chất của Trái đất, vị trí của Trái đất trong vũ trụ và cấu tạo của vũ trụ. Nếu như không có ngành Thiên văn học thì chắc chắn những nhận thức sai lầm đó vẫn còn xảy ra. Nhà thiên văn học Ba Lan Copernic đã vứt bỏ những trói buộc hàng nghìn năm của thế lực tôn giáo phản động, đưa ra thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm), giúp nhân loại tiến một bước khá dài nhận thức về vũ trụ. Ngày nay cả các chú bé học sinh cấp I cũng biết rõ chân lý “Trái đất hình tròn”.

Thế nhưng ngày nay vẫn còn một số người lợi dụng việc loài người tạm thời chưa giải thích được một số hiện tượng thiên nhiên để bán rao thuyết vũ trụ duy tâm đủ màu sắc. Họ tuyên truyền nào là thế giới phi vạn chất, vũ trụ có giới hạn về không gian và thời gian, con người không thể nhận thức được vũ trụ. Vì vậy có thể thấy, ngày nay ngành Thiên văn học vẫn đang có cuộc đấu tranh giữa hai loại quan niệm vũ trụ và nhận thức luận.

Trong thời đại con người đã bước lên tàu vũ trụ, ngành Thiên văn học đang tập trung tinh hoa trí tuệ của loài người để nghiên cứu nhận thức thiên nhiên. Nếu như có ai đó không hiểu biết gì những thành quả vĩ đại của ngành Thiên văn học hiện đại thì chứng tỏ người đó chưa được đào tạo trong nhà trường. Bởi vậy nhiều nước trên thế giới đã đưa ra môn thiên văn học vào chương trình giáo dục trung học.

1312 (sưu tầm)

Lợi Ích Của Việc Học Văn

Hiện nay , bộ môn văn học vẫn giữ vị trí quan trọng trong các phân môn ở nhà trường phổ thong thậm chí là phân môn Tập Làm văn ở các trường tiểu học. Học Văn giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người; hơn nữa học Văn còn giúp ta có cách diễn đạt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít các học sinh vẫn không thích học Văn, thậm chí sợ học Văn bởi chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn Văn.

Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bộ môn này để thấy được lợi ích của việc học Văn đem lại, để có cách nhìn toan diện hơn về môn Văn.

Ngữ văn không chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp hang ngày.

Bởi các tác phẩm văn học luôn mang hơi thở của xã hội đương thời, nó phản chiếu hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ. Và để truyền tải tinh tế được các cung bậc cảm xúc của lòng người, các tác giả cần có vốn từ vựng rất phòng phú, lựa chọn ngôn từ thật xác đáng. Vì vậy, học Văn cũng đồng nghĩa với việc ta đã tiếp cận được kho tàng ngôn ngữ rất giàu có. Khi chú ý học hỏi, chúng ta có thể tăng cường được vốn từ ngữ để sử dụng hàng ngày.

Và dần dần, khi giao tiếp hay khi viết, chúng ta sẽ sử dụng các từ mới, từ hay như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng chính là nơi chúng ta có thể trải nghiệm lại nhưng kiến thức đã học, tích lũy và làm dồi dào thêm vốn từ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp của mỗi người.

Văn học giúp chúng ta cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh quen thuộc, gần gũi của cuộc sống

Qua các tác phẩm văn học, chúng ta có thể cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh đẹp đẽ, đó chính là món quà tuyệt diệu mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Nếu ai đã dành thời gian quan sát và lắng nghe khung cảnh thiên nhiên buổi sáng sẽ càng hiểu hơn vẻ đẹp của những âm thanh đặc biệt của làng quê vào buổi sớm mai, hoặc của khu phố khi màn đêm buông xuống… Và hơn cả, khi biết được cách quan sát, lắng nghe ấy, chúng ta sẽ mở rộng được tâm hồn mình, mở rộng vòng tay và sẽ lôn nhận được những món quà bất ngờ và đẹp đẽ từ cuộc sống.

Văn học giúp ta biết về nguồn cuội, gốc rễ.

Như chúng ta thấymôn văn đâu phải đi học chúng ta mới học mà ngay từ khi mới sinh ra mỗi chúng ta đều được bà, được mẹ hát những câu hát ru trong khi đi ngủ, những câu ca dao mượt mà đằm thắm. Sau đó là những ngày ngồi trên ghế nhà trường chúng ta lại được học môn văn,tiếng Việt để biết về nguồn cội, gốc rễ ngày xưa ông cha ta nói và làm những gì? Vậy nên văn chương đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

Trong môn ngữ văn ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay.

Nói cách khác Văn học chính là giúp chúng ta cách học cách làm người. Văn học một lần nữa giúp chúng ta có thái độ biết ơn những người đi trước, những người hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay, chúng ta hãy sống cho thật xứng đáng.

Học văn giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác.

Trong văn học ẩn chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao những cuộc đời hạnh phúc, khổ đau, hay cùng quẫn. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi khổ gông cùm, mất nước, mất tự do, những nỗi đau ai oán phải bán con, nuốt nước mắt vào trong của những người mẹ. Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến tột cùng, những nỗi đau tưởng như không một ai chịu nổi, những nỗi đau cùng quẫn của họ. Từ đó giúp chúng ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau.

Nhưng quan trọng nhất là nó dạy ta biết dung hòa 2 sự yêu ghét với nhau, giúp chúng ta có cái nhìn bao dung, bác ái.

Thiên Văn Học Và Khoa Học Công Nghệ. Những Triển Vọng Của Việt Nam ?

Thiên văn học là một trong những ngành khoa học hình thành vào bình minh khoa học của nhân loại. Cuối thế kỷ XX và đầu thiên niên kỷ XXI, ngành khoa học này đã có những bước tiến nào ? Khoa học thiên văn phải dựa vào các công nghệ nào để phát triển và nó có những đóng góp gì cho các ngành khoa học công nghệ khác ?

Một sao siêu mới (điểm sáng chỉ bằng mũi tên) bùng nổ năm 2006 trong thiên hà Messier 100 (Hình ESO).

Kính thiên văn vô tuyến đường kính 100 m cuả Viện Max Planck tại Effelsberg (Đức) (Hình Max Planck Institut für Radioastronomie).

Sự phát triển công nghệ sản xuất vật liệu bán dẫn và siêu dẫn cũng giúp các nhà thiên văn làm thiết bị để chụp hình và thu tín hiệu vô tuyến cuả các thiên thể. Những kính thiên văn hiện đại đều được trang bị thiết bị CCD để thay thế những tấm kính và phim ảnh như trong máy ảnh số hiện nay, bởi vì CCD có độ nhạy cao hơn kính và phim ảnh nhiều. CCD chữ viết tắt cuả Charge Coupled Device là một linh kiện điện tử có khả năng biến đổi ánh sáng thành điện, theo nguyên tắc hiệu ứng quang điện, nên được dùng để ghi hình các thiên thể.

Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong nghiên cứu vũ trụ. Các nhà thiên văn đã có những đề án quan sát đại trà để phát hiện những thiên hà xa xôi. Những mô hình lý thuyết được dùng để mô phỏng quá trình hình thành những cấu trúc như những chùm thiên hà trên diện rộng trong vũ trụ. Các nhà thiên văn phải lập ra những mô hình lý thuyết và giải những bài toán rất phức tạp, trong đó có hàng chục tỷ đối tượng tượng trưng các thiên hà tương tác với nhau qua lực hấp dẫn. Để thực hiện những công trình nghiên cứu này, họ phải sử dụng những siêu máy tính hiện đại nhất chạy liên tục trong hàng tháng mới đạt được kết quả. Chương trình phát hiện tín hiệu vô tuyến phát ra bởi những nền văn minh trong vũ trụ cũng cần nhiều máy tính để xử lý nhanh chóng số liệu.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, các kỹ sư trước kia đã từng làm nghĩa vụ quân sự phòng không và phát hiện tàu chiến trên biển bằng ra-đa, nay trở thành những nhà khoa học tiên phong xây những ăng-ten và máy điện tử để thu tín hiệu vô tuyến trong vũ trụ. Ngành thiên văn vô tuyến đã được phát triển, chính là nhờ những nỗ lực của các chuyên gia kỹ thuật radar. Nhiều khám phá thiên văn quan trọng, như sự phát hiện bức xạ phông vũ trụ, một bằng chứng thiết yếu củng cố thuyết Big Bang, đã được thực hiện trên bước sóng vô tuyến. Sự cộng sinh giữa khoa học cơ bản và khoa học kỹ thuật là yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển của ngành thiên văn hiện đại.

RFI : Sự phát triển khoa học thiên văn cần đến nhiều phương tiện kỹ thuật, công nghệ, vậy ngược lại, các kết quả nghiên cứu của ngành thiên văn có thực sự có ích lợi trực tiếp cho các ngành khoa học và công nghệ khác không ? Xin giáo sư cho biết một số ý kiến của giáo sư về vấn đề này ?

Ông Nguyễn Quang Riệu : Có ý kiến cho rằng kinh phí dành cho nghiên cứu thiên văn đáng lẽ phải được dùng để giải quyết những vấn đề mà nhân loại quan tâm đến nhiều hơn. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, bầu trời vẫn là một đối tượng huyền bí mà nhân loại vẫn muốn quan sát và tìm hiểu. Ngày nay, ngành thiên văn có ảnh hưởng cụ thể đến đời sống thường ngày. Nhờ có những tính toán dựa trên những định luật cơ bản cuả Newton trong lĩnh vực cơ học mà các vệ tinh mới được phóng thành công vào không gian.

Vệ tinh cũng được dùng trong công nghệ vô tuyến truyền thông để truyền tín hiệu TV và điện thoại di động. Công nghệ phóng vệ tinh đang phát triển để phục vụ nhân loại trong công việc bảo vệ môi trường, dự đoán quá trình tiến hoá của khí hậu và khai thác tài nguyên.

Tôi xin kể ra một số ứng dụng của thiên văn học hiện đại trong công nghiệp. Các nhà thiên văn đã tìm thấy trong dải Ngân hà một loại phân tử gồm có những chuỗi dài nguyên tử cacbon và họ muốn tìm hiểu trong phòng thí nghiệm cơ chế hình thành những phân tử hữu cơ này. Họ tình cờ chế ra được một loại phân tử rất kỳ lạ, gồm có 60 nguyên tử cacbon sắp xếp trên bề mặt một cái lồng tương tự như một quả bóng đá vi mô, mà họ đặt tên là fullerene. Sự phát hiện ra loại phân tử fullerene đã mở đường cho sự chế tạo vật liệu vi mô thường được dùng trong công nghệ nano.

Kỹ thuật phục hồi hình các thiên thể cho sắc nét đã được áp dụng trong ngành y để chẩn đoán bệnh trong võng mạc ở đáy mắt. Hình cuả những thiên thể chụp bằng kính thiên văn phóng lên không gian thường rất sắc nét. Nhưng đối với những kính thiên văn đặt trên mặt đất, thì ánh sáng phát từ vũ trụ phải truyền qua khí quyển hỗn loạn nên hình thiên thể không còn được rõ nét nữa. Các nhà thiên văn phải chế ra một thiết bị quang học để loại trừ hiện tượng nhiễu do khí quyển gây ra. Muốn quan sát võng mạc bằng kính hiển vi, bác sĩ cũng phải nhìn qua một môi trường hỗn loạn trong nhãn cầu, cũng như các nhà thiên văn nhìn qua màn khí quyển. Với thiết bị phục hồi hình trong ngành thiên văn, những chi tiết chỉ nhỏ bằng những tế bào trong võng mạc xuất hiện sắc nét qua kính hiển vi và giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Thiên văn học cũng tham gia vào công việc bảo vệ môi trường. Bầu khí quyển trên những đô thị thường bị ô nhiễm bởi những chất thải công nghiệp. Những tia laser được phóng vào không gian để thăm dò khí quyển. Những chất hóa học ô nhiễm trong khí quyển hấp thụ ánh sáng của tia laser. Ánh sáng lại được tái phát và thu trong kính thiên văn và phân tích bằng máy quang phổ để xác định bản chất cuả những chất ô nhiễm.

Nghiên cứu vũ trụ còn giúp các nhà khoa học tìm hiểu cơ chế phát năng lượng từ những phản ứng tổng hợp hạt nhân như trong mặt trời và các ngôi sao. Nếu nhân loại cũng khống chế được những phản ứng tổng hợp hạt nhân trên trái đất thì họ sẽ có một nguồn năng lượng lớn vô cùng. Đề án quốc tế ITER xây một lò thí nghiệm tổng hợp những hạt nhân nhẹ như deuterium và tritium với nhau đang được tiến hành. Lò tổng hợp hạt nhân có lợi thế hơn so với những lò nguyên tử hiện có. Bởi vì không giống như những lò nguyên tử phân hạch này, làm vỡ những nguyên tử uranium và để lại nhiều chât thải phóng xạ, lò tổng hợp hạt nhân giải phóng nhiều năng lượng hơn và không để lại chất thải. Đây là ưu điểm cuả phản ứng tổng hợp hạt nhân. Tuy nhiên, chính nhiên liệu tritium cũng là chất phóng xạ, nên khi có sự cố nổ lò như ở Fukushima tại Nhật Bản thì cũng có thể gây ra tai biến.

Không gian vũ trụ còn là nơi để có được tầm nhìn tổng quát nhằm đề phòng những mối đe dọa đến từ bên ngoài trái đất, chẳng hạn như sự cố trái đất va chạm với thiên thạch.

Tóm lại, các nhà thiên văn không những sử dụng những kỹ thuật hiện đại sẵn có mà còn đòi hỏi những thiết bị ngày càng tối tân để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học. Mối quan hệ hai chiều giữa thiên văn học và kỹ thuật là động lực dẫn đến sự phát triển công nghệ. Thiên văn học đã có những bức tiến bộ nhờ những phát minh công nghệ hiện đại, ngược lại nghiên cứu vũ trụ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ.

RFI : Là người nhiều năm quan tâm và hỗ trợ ngành thiên văn học non trẻ tại Việt Nam, theo giáo sư, Thiên văn học tại Việt Nam cho đến nay đã phát triển ra sao và triển vọng của ngành khoa học này hiện tại như thế nào ?

Ông Nguyễn Quang Riệu : Hiện nay ở Việt Nam, sự chấn hưng nền giáo dục và khoa học là điều cần thiết và đã được bàn đến rất nhiều trong cộng đồng các nhà khoa học trong và ngoài nước. Khoa học cơ bản nên được phát triển song song với khoa học thực nghiệm và ứng dụng. Tách rời những lĩnh vực này mà chỉ quan tâm đến phát triển công nghệ có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng khiến cho sự phát triển khoa học phải phụ thuộc vào nước ngoài. Một số thành công rực rỡ của ngành toán học Việt Nam có thể là động cơ phát triển ngành khoa học vũ trụ.

Trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Đại học Quốc gia Hà Nội với Đại học Paris, Pierre và Marie Curie, và Đài Thiên văn Paris, chúng tôi đã tổ chức vào đầu tháng 11 năm 2010 một hội thảo về môn khoa học vũ trụ và khí hậu học tại Việt Nam, nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Các nhà khoa học đầu ngành của Pháp trình bày những kết quả mới nhất thu được bằng kính thiên văn đặt trên mặt đất và phóng lên không gian, cùng khả năng phát triển thiên văn học tại Việt Nam. Các nhà khoa học nhận định rằng khí thải công nghiệp làm Trái Đất ngày càng nóng lên và có khả năng biến thành một hành tinh khô cằn. Kỹ thuật thám hiểm vũ trụ cũng được dùng để tiên đoán những diễn biến của khí hậu.

Việt Nam không nhất thiết phải xây những đài thiên văn đắt tiền và những kính thiên văn lớn để quan sát vũ trụ. Các nhà thiên văn toàn cầu là một cộng đồng không biên giới. Trong thời gian đầu chưa có thiết bị, các nhà thiên văn Việt Nam có thể cộng tác với đồng nghiệp nước ngoài và sử dụng những kính thiên văn sẵn có trên thế giới. Họ không cần phải đến tận đài quan sát, nhưng có thể theo dõi những buổi quan sát từ xa trên máy tính và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm trong nước. Họ cũng có thể dùng máy tính để lập ra những mô hình lý thuyết nhằm giải thích những kết quả thu được.

Điều cốt yếu là đào tạo đủ chuyên gia để thành lập được một đội ngũ thiên văn đầu ngành. Chúng tôi đã vận động để sinh viên Việt Nam sang Đại học Paris 6 và Đài Thiên văn Paris thực tập và làm luận án tiến sĩ về môn vật lý thiên văn. Những sinh viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Paris đã trở về nước công tác. Việt Nam cũng có dự án thành lập một bộ môn khoa học vũ trụ trong trường đại học đẳng cấp quốc tế Việt – Pháp tại Hòa Lạc ở ngoại thành Hà Nội.

Những cuộc thí nghiệm khoa học đơn giản và những buổi trình diễn thiên văn dưới vòm nhà chiếu hình vũ trụ là những biện pháp để phổ biến khoa học cho quảng đại quần chúng. Đã có một đề án Việt – Pháp để xây tại thủ đô Hà Nội một Cung khoa học trong đó có nhà chiếu hình vũ trụ, nhằm phổ biến khoa học cho quảng đại quần chúng. Cùng một số các nhà khoa học trong nước, chúng tôi đã tham gia hoạt động tích cực trong nhiều năm nhằm thực hiện đề án này. Nhưng đáng tiếc là cho đến nay, công trình xây dựng Cung khoa học vẫn hãy còn tồn tại dưới dạng đồ án thiết kế.

RFI : Ban Việt ngữ đài RFI xin trân trọng cảm ơn giáo sư đã dành thời gian cho Tạp chí hôm nay.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Đăng ký

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Download_on_the_App_Store_Badge_VN_RGB_blk_100217

google-play-badge_vi

Tác Dụng Của Kính Thiên Văn

Hỏi: Kính thiên văn có cấu tạo thế nào, cách sử dụng ra sao?

Nguyễn Quốc Khánh (Hà Nội)

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam: Về mặt kỹ thuật, kính thiên văn là một thiết bị quang học có khả năng phóng đại hình ảnh của vật thể ở xa bằng việc sử dụng hệ thống kính và gương cầu được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Thuật ngữ “kính thiên văn” (telescope) thường ám chỉ kính thiên văn quang học, nhưng thực tế có nhiều loại kính thiên văn hoạt động trên các dải bước sóng khác nhau, từ sóng vô tuyến cho tới tia gamma. Mục đích chính của kính thiên văn là thu gom ánh sáng và các bức xạ do vật thể ở xa phát ra và hội tụ chúng vào một tiêu điểm, nơi ảnh có thể được quan sát, chụp lại hoặc khảo sát.

Có 3 loại kính thiên văn cơ bản, cội nguồn để phát triển những phiên bản cải tiên hơn: Kính thiên văn khúc xạ sử dụng một thấu kính để thu nhận và hội tụ ánh sáng. Các thấu kính đặt phía trước kính thiên văn và ánh sáng bị bẻ cong (khúc xạ) khi đi qua các thấu kính này. Phần lớn những người bắt đầu tìm hiểu thiên văn sẽ dùng kính khúc xạ bởi vì chúng dễ sử dụng và cần ít bảo dưỡng hơn các loại khác.

Kính thiên văn phản xạ sử dụng gương để thu nhận và hội tụ ánh sáng. Tất cả thiên thể đều nằm quá xa đến nỗi ánh sáng từ chúng đến Trái Đất là các tia sáng song song. Vì các tia sáng song song với nhau, gương của kính thiên văn phản xạ được làm thành dạng cong parabol để có thể hội tụ các tia sáng song song vào một điểm. Tất cả kính thiên văn phục vụ nghiên cứu và các kính thiên văn nghiệp dư lớn hiện nay đều là kính phản xạ bởi vì chúng có những ưu điểm vượt trội hơn kính khúc xạ. Loại kính thiên văn phức hợp/tổ hợp có thể xem là “con lai” giữa kính phản xạ và kính khúc xạ. Chúng kết hợp những đặc tính tốt nhất của cả hai loại do vậy có giá thành cao hơn.

Trang chúng tôi vừa công bố ảnh sao chổi Comet 21P, một loại sao chổi màu xanh lá cây tươi sáng tiếp cận gần mặt trời nhất…

Thiên Văn Học Ở Việt Nam: Xa Xỉ Và… Cần Thiết

Nhưng nếu t oán học hay vật lý lý thuyết còn may mắn được đầu tư ít nhiều, thì vị trí của thiên văn học ở ta lại vô cùng khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể.

Tháng 12/2011, trong lần gần nhất trở lại Việt Nam, GS. Trịnh Xuân Thuận – nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt tại ĐH Virginia – đã nhận xét thẳng thắn: “Tôi nghĩ rằng Việt Nam chưa có ngành thiên văn học. Việt Nam chưa có cái kính thiên văn nào có thể khảo cứu được bầu trời, quan sát được toàn bộ vũ trụ.”

“Bạn đồng hành” của GS. Trịnh Xuân Thuận là dịch giả Phạm Văn Thiều – Phó Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam, là người nỗ lực chuyển ngữ và phổ biến các tác phẩm thiên văn học của GS. Thuận và nhiều nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới đến Việt Nam. Ông Thiều chia sẻ: “Nói thiên văn học xa xỉ với Việt Nam thì không hoàn toàn đúng, nhưng ta chưa có điều kiện. Có muốn cũng chẳng làm gì được. Ví dụ bây giờ có ai nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này đâu mà bảo phát triển thiên văn học.” Ông đưa ra một thực tế hiển nhiên: muốn nghiên cứu, ít nhất phải có đài thiên văn, mà ở Việt Nam đến nay vẫn chưa hề có đài nào. Ngoài các yếu tố như khí hậu – thời tiết, địa điểm (cần nơi ở trên cao, bầu trời trong, xa ánh điện thành phố để không làm nhiễu loạn ánh sáng của các ngôi sao), thì việc xây đài thiên văn còn cần một điều kiện tối quan trọng là tiền.

Người Việt Nam vốn có tố chất đam mê khoa học, trong đó có vật lý thiên văn. Điều đó rất dễ hiểu, bởi vì tưởng như là một ngành khoa học xa vời, nhưng thực chất, thiên văn học rất gần gũi và có sức lay động mạnh mẽ đến khát khao khám phá của con người. Không phải chỉ trong các đài thiên văn hay cơ quan hàng không vũ trụ, người ta mới đặt ra những vấn đề về chuyển động của các hành tinh, bản chất của các ngôi sao hay nguồn gốc của các thiên hà.

Con người quan sát thấy vũ trụ hàng ngày, hàng đêm và nhận thức rõ mối liên hệ giữa bản thân mình với vũ trụ. Âm lịch và chiêm tinh học là những ví dụ điển hình và thô sơ nhất để khẳng định mối bận tâm to lớn của con người trước các hiện tượng trong vũ trụ. Vẻ đẹp tuyệt mỹ của vũ trụ cũng là niềm đam mê bất tận của con người từ cổ đại đến nay. Mối bận tâm và đam mê này, có lẽ còn lâu đời và phổ biến hơn cả các khoa học cơ bản khác. Việt Nam đã có cơ hội kiểm chứng một cách hoàn hảo tính chất “ngòi nổ” của thiên văn học vào ngày 24/10/1995, khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ở nước ta và tạo thành một cơn sốt ở khắp mọi miền. Được sự cổ vũ của ngành giáo dục và truyền hình quốc gia, lần đầu tiên trong lịch sử, những kiến thức thiên văn học đơn giản về nhật thực đã được cập nhật hết sức nhanh chóng đến một bộ phận cư dân rộng lớn, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên. Một phong trào nghiên cứu thiên văn học đã khởi phát nhờ hiệu ứng từ sự kiện đó mà biểu hiện là sự ra đời của hàng loạt các câu lạc bộ và website nghiên cứu thiên văn nghiệp dư.

Việc cuốn sách “Lược sử thời gian” của Stephen Hawking được tái bản tới 10 lần trên thị trường sách Việt Nam cũng là một ví dụ cho thấy sự quan tâm của người đọc tới vũ trụ và thiên văn học. Dịch giả Phạm Văn Thiều không giấu niềm vui khi những cuốn sách phổ biến khoa học (trong đó có vật lý thiên văn) của ông được nhiều bạn trẻ tìm đọc. Ông chia sẻ, “Tôi dịch những tác phẩm này để mượn câu chuyện khoa học cổ vũ niềm đam mê khoa học và tinh thần sáng tạo. Xét cho cùng, niềm đam mê, sự tò mò của con người đối với tự nhiên là bản chất của con người từ thời cổ đại cho đến nay, không hề thay đổi. Chỉ có điều làm sao khuấy động nó lên.”

Cạnh tranh về công nghệ vũ trụ: cuộc chiến đấu mới

Từ thập niên 50 của thế kỷ XX, nghiên cứu thiên văn học đã giúp các nước phát triển đưa được các phương tiện truyền dẫn, quan trắc lên quỹ đạo Trái Đất. Hiện nay, có đến 5.000 vệ tinh nhân tạo của con người có mặt trên quỹ đạo nhưng chỉ có 1 vệ tinh của Việt Nam. Điều đó đương nhiên dẫn đến sự phụ thuộc của Việt Nam vào hệ thống truyền dẫn, quan trắc của nước ngoài, trong đó có những hạng mục đặc biệt quan trọng như viễn thông và khí hậu.

Sức mạnh của các nước phát triển cũng đã được xác lập trên khoảng không vũ trụ, với hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ và trong tương lai sẽ là Nga và NATO. Dù còn là một ý tưởng dài hơi nhưng xu hướng mở rộng quyền lực quân sự để chiếm lĩnh các vị trí xa hơn trong vũ trụ là có thực. Lực lượng phòng không vũ trụ cũng đã được một số cường quốc quân sự như Hoa Kỳ, Nga,… thành lập để phục vụ cho mục đích an ninh này.

GS. Trịnh Xuân Thuận khẳng định: “Đúng là nghiên cứu khoa học cơ bản, trong đó có thiên văn học, không đem lại lợi ích tức thì trong ngắn hạn. Nhưng có một thực tế là các nước muốn phát triển, muốn thịnh vượng, thì đều phải đầu tư và đều phải có nền khoa học cơ bản phát triển: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là các ví dụ. Nước láng giềng của ta là Trung Quốc cũng hiểu thực tế đó, và chính vì hiểu nên họ đổ rất nhiều tiền vào khoa học vũ trụ.”

Sự cạn kiệt những nguồn năng lượng truyền thống trên Trái Đất cũng đặt ra bài toán đi tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, trong đó có năng lượng từ vũ trụ, với giải pháp hấp thụ nguồn năng lượng Mặt trời từ vũ trụ và truyền về Trái Đất thông qua các vệ tinh đặc biệt. Đây cũng đang là mục tiêu tìm kiếm dài hạn của các cơ quan nghiên cứu thiên văn học trên thế giới. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tiếp tục phụ thuộc vào các nước phát triển trong lĩnh vực then chốt, mang tính chiến lược là năng lượng.

Những ứng dụng phục vụ cho các lợi ích chiến lược quốc gia có tiền đề từ nghiên cứu thiên văn học vẫn còn quá nhỏ bé so với các kết quả nghiên cứu của ngành này. Tuy nhiên, xu hướng giành giật các lợi ích trong vũ trụ là không thể phủ nhận và lợi thế thuộc về những quốc gia đi tiên phong trong nghiên cứu thiên văn học. Để hạn chế bị phụ thuộc vào các cường quốc trong dài hạn, Việt Nam cần cân nhắc đến việc phát triển việc nghiên cứu thiên văn học như một cách giữ được thế chủ động của mình trong tương lai.

Ngay từ khi Việt Nam phóng vệ tinh VINASAT-1 lên vũ trụ, đã có nhiều ý kiến lo ngại rằng thật khó để VINASAT-1 có thể được các chuyên gia Việt Nam quản lý nếu chúng ta không có một đội ngũ nhà thiên văn học có năng lực thực sự. Chúng ta cũng sẽ bất lực hoàn toàn khi muốn tham gia các liên minh phòng thủ không gian hay chia sẻ với các quốc gia khác những nguồn năng lượng khai thác được từ vũ trụ trong tương lai. Không vươn tới những chuẩn mực và lĩnh hội những tri thức thiên văn học của thế giới, việc tụt hậu xa hơn là hậu quả có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng ngay từ khâu chuyển giao công nghệ.

Ttrong cuốn “Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao” (cuốn sách phổ biến khoa học mới nhất của ông, do dịch giả Phạm Văn Thiều chuyển ngữ, NXB Tri Thức ấn hành năm 2011), GS Trịnh Xuân Thuận đã viết: “Lịch sử đã chứng minh một điều rằng ngay cả các lý thuyết trừu tượng nhất cũng chắc chắn dẫn đến các ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.” Những trăn trở về việc nghiên cứu một ngành khoa học hết sức tốn kém như thiên văn học là có thật, nhưng cũng cần thiết phải đặt ra những bài toán chính sách phù hợp để phát triển thiên văn học ở Việt Nam, như một giải pháp đầu tư cho những lợi ích to lớn trong tương lai.