Lợi Ích Của Lá Sung / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Lợi Ích Sức Khỏe Của Sung Mỹ

Sung Mỹ là loại quả hình chuông (giống hành tây), chứa nhiều hạt, khi chín vỏ có màu tím, nâu, ruột màu đỏ. Loại quả này giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả sung Mỹ:

Lợi ích chăm sóc sức khỏe của quả sung Mỹ

Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Một nghiên cứu cho rằng quả sung Mỹ có tác dụng đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương (CNS), giúp thư giãn thần kinh, điều trị chứng mất ngủ, lo âu và đau nửa đầu.

Giảm táo bón: Sung Mỹ có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón mạn tính bởi chúng chứa nhiều chất xơ và ít chất béo. Theo một nghiên cứu, sử dụng mứt sung Mỹ trong 3 tuần giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Giúp ngăn ngừa sỏi bàng quang: Nhiều người bị sỏi bàng quang do chế độ dinh dưỡng kém và thói quen sinh hoạt trong thời kỳ công nghiệp hóa. Theo một nghiên cứu, nước ép sung Mỹ có đặc tính lợi tiểu, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của sỏi tiết niệu và sỏi mật.

Sung Mỹ được trồng nhiều tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây

Giảm nhiễm trùng đường hô hấp: Sung Mỹ rất giàu hợp chất phenolic và acid hữu cơ. Chúng sở hữu đặc tính chống viêm giúp làm giảm các bệnh về đường hô hấp như: Ho, đau họng và các vấn đề về phế quản.

Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Quả sung Mỹ có tác động đáng kể đến nồng độ đường huyết và cholesterol trong cơ thể. Theo một nghiên cứu, chiết xuất ethyl acetate trong sung Mỹ giúp giải phóng đường glucose và kiểm soát bệnh đái tháo đường. Đồng thời, chúng có tác dụng bảo vệ tế bào beta của tuyến tụy và điều chỉnh nồng độ glucose trong cơ thể.

Kiểm soát cân nặng: Khi ăn quả sung Mỹ, mọi người thường thấy no lâu vì chúng chứa hàm lượng chất xơ lớn. Điều này giúp giảm cơn đói, ăn ít các thực phẩm không lành mạnh và kiểm soát cân nặng.

Ngăn ngừa Alzheimer: Sung Mỹ chứa đa dạng các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, polyphenol, chất xơ, acid amin và đặc biệt không có cholesterol. Theo một nghiên cứu, các hợp chất này giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

Hình thành cơ bắp: Nước ép sung Mỹ giàu carbohydrate và đường tự nhiên, giúp tăng cường năng lượng để bạn có thể thực hiện các bài tập thể chất. Loại nước ép này được các vận động viên, người tập thể hình ưa chuộng bởi protein trong quả sung Mỹ giúp tăng cường cơ bắp.

Làm chậm quá trình lão hóa: Sung Mỹ chứa nhiều hợp chất phenolic hoạt động như chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do và bảo vệ cơ thể. Đồng thời, nó cũng chứa hàm lượng flavonoid và anthocyanin cao, có tác dụng chống viêm, làm chậm lão hóa và mang lại làn da tươi trẻ.

Cách làm sinh tố sung Mỹ tại nhà Nguyên liệu: Sung Mỹ có thể ăn tươi hoặc chế biến thành mứt, sinh tố, trà

Giúp điều hòa huyết áp: Hợp chất phenolic trong sung Mỹ có tác dụng làm hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và các chứng rối loạn tim mạch.

– 6 quả sung Mỹ tươi (Nếu bạn dùng sung Mỹ khô thì hãy ngâm nước vài tiếng trước khi chế biến).

– Nước, sữa hoặc đường vừa đủ

– Rửa sạch và loại bỏ cuống.

Tác dụng phụ của sinh tố sung Mỹ

– Cắt miếng nhỏ và cho vào máy xay sinh tố.

– Thêm nước và trộn đều. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể thêm sữa hoặc đường.

– Rót nước trái cây vào ly và thưởng thức.

– Dị ứng

– Nồng độ glucose hạ thấp trong hoặc sau khi phẫu thuật.

– Tình trạng loãng máu do hàm lượng vitamin K trong sung Mỹ cao.

– Đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy do ăn quá nhiều sung Mỹ, thừa chất xơ.

– Hạt sung Mỹ có thể gây hại cho gan.

– Những người mắc các vấn đề về thận, bàng quang không nên ăn sung Mỹ vì nó có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Nên đọc

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky)

Lợi Ích Của Quả Sung Với Bà Bầu

Quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai.

Khống chế chứng bệnh cao huyết áp ở bà bầu

Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.

Trị táo bón

Một chứng bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước; do cuối thai kỳ, thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào cũng khiến bà bầu hết sức khó chịu.

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Nó có chứa hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón.

Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Một bài thuốc khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Ngoài ra, quả sung cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.

Quả sung chưa nhiều vitamin

Quả sung còn chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai.

Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

Chữa viêm họng, ho khan

Sung không chỉ là một loại trái cây dinh dưỡng cao mà con là một loại thuốc tốt và an toàn cho thai phụ. Nó có thể giúp giảm nhiệt và thải chất độc hại, đặc biệt là có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy, bệnh trĩ và đau cổ họng… Một số bài thuốc từ quả sung như sau:

Chữa viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. Cũng có thể dung sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

Chữa ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Chữa sưng vú ở sản phụ

Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.

Ngoài quả thì lá sung cũng có tác dụng rất tốt, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén. Lá sung còn dùng để chữa hậu môn chảy máu bằng cách: rửa sạch 30 gam lá, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần lúc nước còn ấm.

Quả sung giúp mẹ bầu không bị thừa cân

Chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.

Bên cạnh đó, chất Psoralens, một chất có trong sung có tác dụng giảm sám, nạm da cho bà bầu.

Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Lá Sung

Lá sung xưa này dùng để ăn kèm với các món ăn chứa nhiều đạm béo để trung hòa lại. Ở phía Bắc có món đặc sản nem thính, món này nhất thiết phải ăn kèm với lá sung thì mới ” đúng điệu”. Lá sung có vị chát chát, dễ ăn, tăng thêm hương vị món ăn khi cùng kết hợp với các loại rau khác.

Cơ sở khoa học để chúng ta tin tưởng cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung là gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, lá sung giàu chất xơ, canxi và hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh. Ngoài ra, lá sung còn chứa nhiều vitamin A, C, B, K và các khoáng chất như mangan, kẽm, đồng, kali, natri, magie rất tốt cho sức khỏe.

Thành phần trong lá sung giúp giảm cholesterol xấu và triglyceride tích lũy dư thừa trong cơ thể. Loại axit béo này cần thiết cho hoạt động của nội tạng, nhưng nếu quá mức cần thiết thì lại gây hại dẫn đến nguy cơ mắc các căn bệnh như béo phì, tim mạch, huyết áp, mạch máu,…

Để cải thiện tình trạng viêm loét trong cơ thể, mỗi ngày bạn nên nhai vài lá sung tươi sẽ giúp ngăn chặn các vết loét phát triển lan rộng.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường được kiểm soát nhờ áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá và quả sung hàng ngày.

Theo Đông y, lá sung dùng điều trị các căn bệnh cao mỡ máu, cao huyết áp, viêm loét. Kali trong lá sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin, hỗ trợ tốt cho việc ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Mặt khác, đối với các bệnh nhân đang điều trị tiêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường, thường dư thừa insulin, thì hoạt chất trong lá sung giúp giảm lượng insulin dư thừa này.

Vậy nên lá sung, quả sung là loại thảo dược rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường và nên được sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

300g lá sung, chọn lá bánh tẻ không quá già, không quá non.

1 lít nước sạch.

Lá sung rửa sạch, để ráo, vò sơ cho hơi nát. Đun nước sôi, sau đó cho lá sung vào đun thêm 15 phút. Người bệnh dùng nước lá sung thay nước uống hàng ngày, nên chia đều trong ngày, uống vừa đủ để cơ thể hấp thu được tốt nhất.

Bài thuốc với quả sung: Bạn thái lát quả sung, rồi đem phơi hoặc sấy khô, cất vào lọ kín để nơi khô ráo, dùng hãm trà uống hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài sử dụng trà uống từ lá và quả sung, bạn có thể sử dụng làm các món ăn, rất dễ ăn và ngon miệng. Lá sung thường được ăn sống, còn quả sung thường dùng để hầm xương, xào, làm gỏi, muối.

(Lá sung có thể dùng kèm với các loại rau, thảo dược khác)

Có nên áp dụng kết hợp bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung, quả sung với các loại thảo dược khác không?

Lá và quả sung lành tính, vốn là món rau ăn được, không kỵ với thành phần hay loại rau nào. Cũng như vậy, khi bạn kết hợp lá, quả sung cùng với các loại thảo dược, các bài thuốc dân gian khác đều không có sự tương kỵ nào.

Điều tiếp theo sau đây không kém phần quan trọng bạn nên lưu ý, dù biết lá sung, quả sung có các thành phần dược tính tác động điều chỉnh và kiểm soát các vấn đề và biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả, nhưng chúng ta không nên vì thế mà bỏ hẳn các phác đồ điều trị hiện tại.

Cho đến khi cơ thể chưa có chỉ số đường huyết ổn định như người bình thường, thì chúng ta vẫn phải luôn chú ý và dự phòng các phương án điều trị an toàn, tránh những biến chứng hạ/ tăng đường bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng.

Điều cuối cùng, bệnh nhân luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, điều độ hàng ngày; luôn theo dõi chỉ số đường huyết trước và sau ăn. Đồng thời định kỳ kiểm tra và tầm soát tiến triển, biến chứng của căn bệnh để có phương án điều trị phù hợp nhất.

Kết luận, chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung là một bài thuốc dân gian rất dễ làm, nguyên liệu dễ kiếm, bệnh nhân nên sử dụng lá và quả sung mỗi ngày như một món rau ăn trong khẩu phần ăn của mình.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi khỏe mạnh chúng ta có thể làm ra thật nhiều của cải, nhưng khi bệnh mọi của cải chẳng thể mua nổi sức khỏe như cũ.

Lợi, Hại Của Quả Sung

Quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không lưu ý khi sử dụng, sung có thể gây ra những tác hại khôn lường.

Ngăn ngừa viêm họng, ho han

Theo đông y,sung có tính bình, vị ngọt được sử dụng để tiêu độc, chữa các bệnh về viêm họng, ngứa cổ họng và ho khan kéo dài. Bạn có thể giã nát hoặc thái lát quả sung và nấu với nước uống sẽ rất hiệu quả để giảm ho.

Bạn nên ăn sống 1-2 chùm nhỏ hoặc uống 30-60g sung được sắc thành thuốc uống mỗi ngày, đến khi bệnh khỏi hẳn có thể dừng lại. Đồng thời, bạn nên sử dụng kèm với nho khô hoặc đường phèn để tăng công dụng và dễ ăn.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Sung có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ giúp kích thích nhu động ruột tạo ra một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Do vậy, ăn sung nhiều giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày, đại tràng, chống táo bón và giảm nguy cơ bị trĩ.

Ngoài cách ăn trực tiếp quả sung, bạn có thể sao khô tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần nên sắc 6-9g với nước ấm để chống viêm loét dạ dày tá tràng hoặc chế thành trà uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sống 2-3 quả mỗi ngày.

Ngăn ngừa các bệnh về xương

Sung được dùng hiệu quả trong việc chữa các bệnh viêm khớp, loãng xương do chứa nhiều các khoáng chất như kali, manga và canxi. Manga và kali đều có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh và hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe.

Nếu bạn bị dị ứng với sữa có thể ăn sung thay thế để có đủ canxi cần thiết. Do đó, bạn nên ăn sung thường xuyên từ 1-2 chùm mỗi tuần để có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Chữa các bệnh ngoài da

Sung có thể chữa được các bệnh da liễu như mụn nhọt, lở loét, giời leo,… Khi gặp bệnh, bạn có thể rửa phần da tổn thương bằng nước sắc lá sung. Bạn có thể sắc từ 2-3g sung đã được giã nát và phơi khô để rửa vết thương.

Sau đó tán sung nhỏ, sao khô lên rồi rắc lên vết thương. Sau vài ngày điều trị, phần da tổn thương sẽ dần lành lại. Khi đó, bạn có thể dừng thuốc.

Ngăn ngừa tiểu đường và ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quả sung chứa nhiều dưỡng chất như omega, pectin, vitamin A, K, C, sắt, kẽm,… hữu ích giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, ung thư vú, ung thư ruột thừa,…

Bạn có thể thêm sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, làm sung muối, sung hầm thịt,… cho dễ ăn hơn thay bằng ăn sống hoặc uống thuốc sắc để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày.

Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng:

Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

Tụt đường huyết

Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.

Oxalate có hại

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe