Lợi Ích Của Kinh Doanh Du Lịch / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yêu phục vụ nhu cầu của khách tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hóa, phong cảnh thiên nhiên… Sự phát triển của hoạt động này tạo nguồn thu không chỉ cho riêng ngành du lịch mà còn có tác động tăng nguồn thu cho nhiều ngành khác như kinh doanh hàng hóa, kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uôhg, nghỉ ngơi, khách sạn…

Hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung, dịch vụ kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hóa, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn.

Đôì tượng phục vụ của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch rất đa dạng và phức tạp về thành phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vân, sở thích, phong tục tập quán, nếp sông… kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính phục vụ xã hội.

Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ có một bộ phận nhỏ tồn tại dưới dạng vật châ’t còn đa phần không mang hình thái vật chất, thường tổn tại dưới dạng dịch vụ. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Quá trình sản xuâ’t, phục vụ, tiêu thụ luôn gắn liền với nhau.

Sản phẩm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không có quá trình nhập kho, xuâ’t kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định. Do đó quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch hoàn thành thường được tiến hành đổng thời.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có đặc điểm là không có yếu tố chi phí nguyên vật liệu câu thành nên sản phẩm dịch vụ, mà chỉ có yếu tố chi phí nhân công, chi phí khác phục vụ chung cho hoạt động này.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Kinh Tế Du Lịch Là Gì? Các Lĩnh Vực Kinh Tế Du Lịch Hiện Nay

1. Kinh tế du lịch – chìa khóa phát triển nền kinh tế rộng mở

1.1. Ngành kinh tế du lịch là gì?

Kinh tế du lịch – chìa khóa phát triển nền kinh tế rộng mở

Ngành kinh tế du lịch trong những năm gần đây đang ngày càng phát triển bởi những tiềm năng được khai thác triệt để và có hiệu quả. Kinh tế du lịch được rất nhiều các chuyên gia kinh tế đưa ra định nghĩa nhưng có một định nghĩa khá rõ ràng về ngành kinh tế du lịch. Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tình đặc thù riêng biệt của dịch vụ và được xem là ngành công nghiệp không khói. Đây là ngành kinh tế có vai trò khai thác các tài nguyên sẵn có của thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan.

Ngành kinh tế du lịch bao gồm 2 loại:

Du lịch trong nước: là loại hình tổ chức và khai thác các địa điểm tham quan, du lịch dành cho khách du lịch trong nước hoặc những khách du lịch tới tham quan tại quốc gia đó.

Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà khách du lịch của quốc gia nội tại có nhu cầu và thực hiện tham quan du lịch tại các quốc gia khác.

1.2. Đặc điểm của ngành kinh tế du lịch

Đặc điểm của ngành kinh tế du lịch có những đặc điểm du lịch sau:

Tính tổng hợp, liên ngành: ngành kinh tế du lịch hay bất kỳ một ngành nào thuộc cơ cấu nền kinh tế của một quốc gia đều có mối liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời khỏi nhau. Ngành kinh tế du lịch cần phải mang tính tổng hợp và gắn kết với các lĩnh vực khác như giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên và môi trường, văn hóa hay thể thao,…

Tính xã hội hóa: ngành kinh tế du lịch có đặc điểm xã hội hóa, có nghĩa là có sức thu hút mọi thành phần chủ thể kinh tế xã hội tham gia (bao gồm cả những chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài, tức là khách du lịch nước ngoài).

Tính xanh và sạch: thế giới đang hướng tới sự toàn cầu hóa nhưng đồng thời vẫn phải đưa ra những biện pháp chống toàn cầu hóa, cụ thể là bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Với đặc trưng là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế du lịch cần phải giữ vững được cái tên như vậy sao cho đúng với thực tế nhất có thể.

Tính lợi ích và hiệu quả kinh tế cao: ở đây, chúng tôi muốn nói tới chính là ngành công nghiệp gà đẻ trứng vàng, đó chính là tính lợi ích và hiệu quả kinh tế mà ngành kinh tế du lịch đem lại cho nền kinh tế, đóng góp vào ngân sách và mức độ tăng trưởng GDP của một quốc gia.

1.3. Vai trò của ngành kinh tế du lịch

Ngành kinh tế du lịch được xem là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa tại quốc gia Việt Nam. Cụ thể, ngành kinh tế du lịch có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở một vài khía cạnh sau:

2. Tác động của ngành kinh tế du lịch tới nền kinh tế Việt Nam

Tác động của ngành kinh tế du lịch tới nền kinh tế Việt Nam

Về tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia, ngành kinh tế du lịch đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo đó, ngành công nghiệp không khói du lịch đã có đóng góp chung vào tổng thu nhập trên thế giới là khoản 6%. Ở Việt Nam, tỷ trọng ngành kinh tế du lịch chiếm tới 3,5% GDP năm 1994 và cho tới năm 2010 thì tăng lên là 12,5% (đánh giá và số liệu của WTO). Như vậy, có thể thấy ngành kinh tế du lịch hiện đang ngày càng chiếm phần lớn trên miếng bánh trị trường và có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Về tổng vốn đầu tư và ngân sách nhà nước, đây chính là mặt tích cực thứ hai mà ngành kinh tế du lịch mang lại cho một quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các hoạt động kinh doanh du lịch ở khắp tất cả các tỉnh thành, địa bàn cũng như thu hút được rất nhiều các khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam tham quan và chiêm ngưỡng. Bên cạnh đó, những dự án du lịch tầm cỡ có khả năng sẽ nhận đựơc khá nhiều vốn đầu tư đến từ nước ngoài, có thể là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hay vốn hỗ trợ phát triển ODA,…

Về công nghệ hiện đại, các nước tiếp nhận đầu tư hầu hết sẽ được chuyển giao các loại máy móc, công nghệ hiện đại đến từ nước đầu tư, đồng thời có thể tiếp thu và nâng cao chất lượng nguồn lao động – mặt yếu kém của lao động nước Việt Nam. Đặc biệt hơn, lao động có cơ hội kiếm thêm thu nhập, gia tăng cơ hội làm việc và được đào tạo cơ bản, cũng như hạn chế tỷ lệ thất nghiệp của nước ta.

Về nền văn hóa đa dạng, những hoạt động của ngành kinh tế du lịch hầu hết đều làm cho nền văn hóa quốc gia đó trở nên đa dạng thú vị khi du nhập cả những nền văn hóa khác vào nên văn hóa của chính quốc gia mình, học tập và cố gắng gìn giữ bản sắc dân tộc.

Bên cạnh những tác động tích cực thì ngành kinh tế du lịch cũng mang những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, tuy không nhiều nhưng có thể đó là giải pháp hay cho các bạn ứng viên khi đi xét tuyển.

Thứ nhất, đó là ô nhiễm môi trưởng. Mặc dù rất nhiều các tổ chức kinh doanh đều gắn liền mục tiêu hoạt động gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khó này vẫn gây ra những hiệu quả khôn lường và ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm nguồn nước tiêu thụ nhiều nhựa, ô nhiễm không khí,

Thứ hai, đó chính là về mặt văn hóa. Việc du nhập và tiếp xúc với những nền văn hóa mới, thu hút, mới lạ và độc đáo không có gì là xấu cả cũng như tiếp thu những gì tinh hoa nhất của họ. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay lại ưa chuộng đồ tây hơn đồ ta, có thói quen và cách cư xử như người chân Âu hơn là người cùng quê hay đồng hương. Trong tình trạng như vậy, các bạn cần phải biết cách gìn giữ bản sắc dân tộc và tiếp thu có chọn lọc nhất có thể.

Việc làm Chăm sóc khách hàng

3. Một số lĩnh vực kinh tế du lịch phổ biến hiện nay

Một số lĩnh vực kinh tế du lịch phổ biến hiện nay

Nhân viên tư vấn kinh tế du lịch cũng là một lựa chọn khá hợp lí cho các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên vừa mới ra trường vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm, có trình độ học vấn quá giỏi để có thể đạt được những cơ hội trải nghiệm và nâng cao giá trị, sức làm việc của bản thân hơn nữa.

Mức lương dành cho các nhân viên tư vấn không quá lớn, dao động trung bình từ 7-10 triệu, có thể hơn con số đó, Bên cạnh đó, các bạn sẽ được đào tạo cụ thể lại cũng như trau dồi được nhiều kỹ năng mềm và kinh nghiệm hơn nữa.

Nhà quản trị là vị trí bắt buộc ở hầu hết các bộ máy tổ chức ngành kinh tế du lịch< Nhìn chung, một nhà quản trị sẽ đòi hỏi các bạn phải thành thạo hầu hết các lĩnh vực cũng như có trong mình chứng chỉ IETLS đạt từ 7.5 trở lên.

Mức lương dành cho các nhà quản trị rất cao, dao động từ 15 – 30 triệu. Ở những nơi hay môi trường kinh doanh nước ngoài, thậm chí bạn còn được trả gấp đôi gấp ba lần, từ 2000 – 5000 đô la Mỹ. Tuy vậy, các bạn cũng phải chịu sức ép công việc rất lớn cũng như phải có trình độ chuyên môn rất cao, kèm theo nhiều kỹ năng mềm khác.

3.3. Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là ngành thuộc lĩnh vực kinh tế du lịch khá hot đối với rất nhiều các bạn trẻ đam mê được đi du lịch, được giao tiếp và có nhiều trải nghiệm. Việc hướng dẫn du lịch cũng đồi thời giúp cho bạn có cơ hội gia tăng khả năng ngoại ngữ, đồng thời có thêm nhiều trải nghiệm quý báu được đi đây đi đó. Tuy nhiên, thứ bạn đánh đổi lại chính là thời gian và sức khỏe. Những người hướng dẫn du lịch có mức lương ở dạng trung bình cao, tùy năng lực, trình độ cũng như ngoại hình của bạn ra sao.

Để có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi xuất sắc, các bạn trước hết cần phải xuất phát là những người cởi mở, ăn nói khéo và tốt, có kỹ năng dẫn tour, am hiểu về lịch sử và nền ẩm thực, văn hóa nước Việt Nam,… Đồng thời, hướng dẫn viên du lịch đặc biệt bắt buộc phải có khả năng về ngoại ngữ mà tiếng Anh là điều kiện tối thiểu mà họ cần phải biết và thành thạo trong giao tiếp.

Gắn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Với Lợi Ích Kinh Tế

Những năm qua, du lịch Lai Châu nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đã và đang đang có bước phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế-xã hội của tỉnh. Qua đó, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong lành, mát mẻ, bản sắc văn hóa độc đáo, nhiều hình thức du lịch trải nghiệm mới được triển khai, bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) đang thu hút đông đảo du khách gần đến thăm quan, khám phá. Theo thống kê, bản Sin Suối Hồ có 113 hộ, trong đó 10 hộ làm du lịch theo hình thức nghỉ dưỡng homestay. Nếu như trước kia du khách đến bản chỉ bởi địa danh đẹp, thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào và ra về trong ngày thì nay được hòa mình và trực tiếp trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của người dân bản địa. Chị Hảng Thị Sú (người dân bản Sin Suối Hồ) chia sẻ: “Bà con trong bản làm dịch vụ homestay, du khách có thể ở tùy thích. Trong thời gian đó, cùng thưởng thức những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, sinh hoạt của đồng bào Mông và trải nghiệm công việc đồng áng: gặt lúa, hái thảo quả…”.

Theo ước tính, trung bình mỗi tháng có hàng trăm lượt du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng tại bản Sin Suối Hồ, trong đó đa số là khách nước ngoài. Với giá dịch vụ phải chăng, hình thức du lịch hấp dẫn giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống, con người và giá trị truyền thống dân tộc. Đó là điều tuyệt vời để tạo nên những kỷ niệm đẹp cho mỗi du khách khi đến với Sin Suối Hồ.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kết hợp Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch. Theo đó, bố trí nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ phát triển loại hình du lịch cộng đồng như: đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường nội bản, điện, nước sinh hoạt… Hỗ trợ các loại giống cây trồng: mắc ca, đào, sơn tra… để hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung tại xã: Nùng Nàng, Hồ Thầu (huyện Tam Đường), Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ); hỗ trợ làm nhà vệ sinh, cung cấp trang thiết bị để duy trì và phát triển nghề truyền thống. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ hoạt động đội văn nghệ quần chúng và mua sắm trang thiết bị phục vụ khách du lịch; hỗ trợ phát triển dịch vụ homestay; xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sin Suối Hồ.

Điểm du lịch cộng đồng bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường) là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.

Anh Trần Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Sở thường xuyên phối hợp các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Trung ương, tỉnh về phát triển du lịch, đặc biệt là nâng cao ý thức người dân tự giác giữ gìn môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên tại các điểm du lịch. Trong đó, đặt thùng rác, trồng cây, hoa, làm đẹp nhà cửa, bản làng, di dời chuồng trại gia súc, bảo đảm an ninh trật tự; có thái độ ứng xử thân thiện, mến khách, tôn trọng và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại địa phương. Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về du lịch, trang bị những kiến thức cơ bản về làm du lịch cho bà con; hướng đến phục vụ chuyên nghiệp”.

Sau gần 3 năm triển khai Đề án 316 Tỉnh ủy về “Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016-2020”, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chủ lực “du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường”. Đến nay, Lai Châu đã khai thác có hiệu quả một số sản phẩm du lịch cộng đồng tại bản: Sin Suối Hồ, Vàng Pheo của huyện Phong Thổ; bản Hon, Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, Nà Khương của huyện Tam Đường… Toàn tỉnh có 111 cơ sở lưu trú với 2.028/2.200 buồng/phòng, trong đó 87 nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê/nhà homestay. Tổng lượng khách đến tỉnh đạt 350.000 lượt với thời gian lưu trú khách du lịch quốc tế 1,6 ngày; khách du lịch nội địa 1,75 ngày; doanh thu đạt 450 tỷ đồng.

“Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp các cấp, ngành, địa phương định hướng, quy hoạch các khu, điểm du lịch phát triển theo hướng bền vững với điểm nhấn là du lịch cộng đồng. Lựa chọn địa phương có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, không làm đại trà; đề xuất xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Trong đó, hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, xây dựng công trình nhà vệ sinh tại các nhà có phòng ở cho khách, hỗ trợ sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống” – anh Trần Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định.

Uyên Linh/Laichau https://baolaichau.vn/v%C4%83n-h%C3%B3a/g%E1%BA%AFn-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-du-l%E1%BB%8Bch-c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng-v%E1%BB%9Bi-l%E1%BB%A3i-%C3%ADch-kinh-t%E1%BA%BF

Lợi Ích Của Việc Đi Du Lịch

Mọi người thường nói về tầm quan trọng của việc đi du lịch. Bạn cũng hay nhận được lời khuyên: “Tranh thủ đi du lịch đi!”. Lợi ích của du lịch là không thể kể hết. Thế nên, những lý do kiểu như “không có thời gian cũng như dư dả tiền bạc” thật khó chấp nhận.

Có nhiều tour du lịch giá rẻ, các hãng máy bay cũng liên tục tung ra chương trình khuyến mãi. Còn thời gian? Bạn dư sức đi vào ngày cuối tuần, khi người lớn được nghỉ làm còn trẻ em nghỉ học.

1. Du lịch cải thiện sức khỏe của bạn

Lợi ích sức khỏe mà bạn thu về sau mỗi chuyến đi là rất lớn: giảm căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường sức dẻo dai của xương khớp. Với một số người, lang thang cả ngày trên những con phố đi bộ còn là phương thuốc tuyệt vời cho trầm cảm và lo lắng. Tất nhiên, du lịch chẳng thể so sánh với các phương pháp chữa bệnh, nhưng nó có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn, cả về thể chất lẫn tâm lý.

Sức khỏe tinh thần cũng được cải thiện rõ rệt sau mỗi hành trình. Hãy tin đi, bạn sẽ cảm thấy hưng phấn, hạnh phúc hơn rất nhiều khi thường xuyên đi du lịch. Tuy vậy, đừng quên bỏ vào hành lý vài loại thuốc thông dụng, nhất là khi bạn đi đến các vùng đất đang có dịch bệnh tiềm tàng.

2. Du lịch ngắt kết nối giữa bạn với cuộc sống hàng ngày

Chúng ta có xu hướng bị cuốn vào guồng quay công việc – gia đình – các mối quan hệ xã hội, dẫn tới dễ stress. Thú thật đi, có phải dạo gần đây cứ mỗi khi đặt lưng xuống giường, bạn lại thấy hình ảnh sếp với mớ hồ sơ về dự án bạn đang phụ trách? Hay bạn muốn phát điên vì thằng con đang ở độ tuổi lên 5 “ẩm ương”? Với tất cả mớ bòng bong đó vây quanh hàng ngày, bạn nghĩ mình có đủ sức xử lý mọi thứ trước khi đầu óc nổ tung?

Thế nên, tốt nhất là lùi lại một bước, gác lại tất cả và vác balo lên đường. Bạn sẽ “quẳng được gánh lo” trong một khoảng thời gian, không quá dài nhưng đủ tái tạo năng lượng để sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề sau khi trở về. Du lịch, vì thế, chính là giải pháp được nhiều người lựa chọn những khi cảm thấy quá áp lực trong cuộc sống.

3. Du lịch khiến bạn thông minh hơn

Mỗi khi lên kế hoạch khám phá một đất nước mới, một thành phố hay vùng đất mới, bạn phải lên mạng tìm hiểu thông tin về các địa danh, đặc sản cũng như phong tục tập quán của quốc gia đó. Chưa hết, bạn còn phải học nói một vài câu giao tiếp đơn giản của nước bạn, tải về điện thoại các app dịch thuật… Tất cả những kiến thức đó sẽ bồi đắp dần dần trong đầu bạn, giúp bạn dung nạp một khối lượng tri thức không nhỏ sau mỗi chuyến đi.

Ngoài ra, trong hành trình du lịch, bạn có thể gặp phải những tình huống thử thách, đòi hỏi bạn phải động não thì mới tìm được cách giải quyết. “Trong cái khó ló cái khôn”, biết đâu bạn sẽ phát hiện ra những kỹ năng tiềm ẩn trong con người mình mà trước đây chưa có dịp bộc lộ.

4. Du lịch nâng cao tầm hiểu biết của bạn về các nền văn hóa khác

Đây là lợi ích nhìn thấy rõ nhất của việc đi du lịch. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, bạn sẽ vỡ lẽ ra nhiều thứ sau mỗi chuyến đi thay vì chỉ quanh quẩn ngồi nhà và tìm hiểu qua sách vở.Thế mới có câu nói nổi tiếng: “Thế giới là một trang sách và những người không đi du lịch chỉ đọc được một trang của cuốn sách đó”.

Cho nên, khi bạn còn sức khỏe, hãy cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia vào những chuyến đi. Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người, trải nghiệm nhiều hoạt động địa phương, tiếp cận nhiều nền văn hóa, từ đó nâng cao tầm hiểu biết và có thêm vốn kiến thức không tồn tại trong tivi, sách vở hay bất cứ phương tiện truyền thông nào.

5. Du lịch biến bạn thành một người thú vị hơn

Trong câu chuyện với đồng nghiệp, bạn nghĩ mọi người thích nghe một anh chàng kể về kỳ nghỉ cuối tuần của mình ở nhà, hết đọc báo, lướt web rồi xem tivi hay lắng nghe cô nàng kia miêu tả sống động về chuyến đi mười ngày ở châu Âu, bơi cùng cá heo và được nếm thức ăn cay ngon tuyệt? Chắc chắn, số đông sẽ dành sự quan tâm cho những gì mà họ chưa biết, và nếu bạn vừa trở về từ một chuyến du lịch, bạn sẽ có vô số câu chuyện như thế để kể với mọi người. Thông qua từng lời kể, mọi người sẽ nhìn thấy một con người khác trong bạn: thông thái và thú vị hơn.

6. Du lịch là dịp để bạn nếm thử hàng tá món ăn

Thế giới món ăn với đủ loại hương vị, đủ loại thành phần là một trong những lý do thôi thúc các tín đồ du lịch vác hành lý lên và đi ngay lập tức. Đừng tự biện minh bằng lý lẽ: “Ở Việt Nam món nào cũng có, từ sushi Nhật, kim chi Hàn Quốc cho đến thịt nướng Singapore”. Bạn sẽ không biết sushi có vị chính xác như thế nào cho tới khi đặt chân đến Nhật Bản. Tương tự, so với miếng pizza mua ở giữa Sài thành, một chiếc pizza trên đất Ý hấp dẫn hơn rất nhiều.

Không ít blogger sẵn sàng đi hàng nghìn kilomet chỉ để thưởng thức một món ăn nổi tiếng của một quốc gia. Vậy nên, chẳng có lý do gì để một tín đồ ẩm thực như bạn từ chối cơ hội trải nghiệm văn hóa ẩm thực thông qua du lịch.

7. Du lịch khiến bạn cảm thấy mình như một nhà thám hiểm

Mặc dù thế giới chưa bao giờ phẳng như bây giờ, nhưng vẫn có những địa danh kích thích óc thám hiểm của những người có máu phiêu lưu. Chẳng đâu xa, các hang động ở Việt Nam là một ví dụ. Đi du lịch tới những nơi đó, bạn sẽ có cảm giác mình trở thành một nhà thám hiểm thực thụ, sẵn sàng lên đường khám phá vùng đất mới.

Không chỉ vậy, lợi ích của việc đi du lịch đến một địa điểm mới là nó buộc bạn phải đối mặt với những điều chưa biết và phải suy nghĩ khác biệt. Nếu bạn sống trong một thành phố lớn, chỉ cần ra ngoại ô đi dạo vào mỗi cuối tuần cũng khiến bạn thấy khác biệt. Nhưng nếu bạn trải qua một tuần sống trong rừng thì sao? Cảm giác lúc đầu có thể hơi đáng sợ, nhưng sau khi trải qua hết và nhìn lại, bạn sẽ thấy đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất mà mình từng có.

8. Du lịch giúp bạn mở rộng mạng xã hội (thật chứ không phải ảo)

Dù bạn tin hay không, mạng lưới quan hệ xã hội là thứ mà ai cũng cần có và cần củng cố mỗi ngày. Thiết lập và xây dựng một mạng lưới xã hội ở nước ngoài là một trong những việc làm thông minh nhất trong thế giới ngày nay. Đôi khi điều này là rất khó, nhưng không có nghĩa là không thể, nhất là khi bạn đi du lịch và gặp gỡ những người bạn ngoại quốc.

Lợi ích của việc mở rộng mạng lưới xã hội này là gì? Chẳng hạn, bạn quen được một người bạn hợp gu khi đi du lịch Pháp. Người bạn đó rủ bạn về ở cùng để tiết kiệm chi phí thuê khách sạn, lại dễ đi chơi chung. Một thời gian sau, bạn lại mời người bạn ấy về Việt Nam du lịch, hai bạn lại ở cùng nhau, đi chơi với nhau. Chưa kể bạn sẽ giới thiệu những người bạn mình để làm quen với người bạn đó, và bạn cũng quen được thêm nhiều bạn ngoại quốc thông qua anh/cô ấy. Mạng lưới xã hội cứ thế mở rộng ra, thật hay phải không?

9. Du lịch tạo ra cho bạn những kỷ niệm trọn đời

Đã bao giờ bạn nghe ông bà, bố mẹ mình kể về những chuyến đi của họ thời trẻ chưa? Sau nhiều năm, họ vẫn có thể kể vanh vách từng chi tiết, vì mỗi chuyến đi đều để lại trong họ những kỷ niệm khó phai mờ. Bạn cũng thế! Nhật ký du lịch của bạn sẽ ngày càng dày thêm nhờ những kỷ niệm mà mỗi chuyến đi mang lại, để sau này hồi tưởng lại, bạn sẽ không cảm thấy uổng phí thời thanh xuân vì đã sống và đi hết mình.

10. Du lịch khiến bạn thêm yêu ngôi nhà mình

Điều kỳ diệu của du lịch là bạn cảm thấy tuyệt vời khi rời đi, và cảm giác còn tuyệt vời hơn lúc trở về. Một mặt, dường như bạn đã trở lại nơi bắt đầu, nhưng khác ở chỗ giờ đây bạn đã trở thành con người mới với đầy kiến thức và ý tưởng mới. Ý tưởng đó khiến bạn háo hức cho ngày trở về. Bạn thấy không đâu ấm áp bằng ngôi nhà mình, nơi nuôi dưỡng tinh thần và tâm hồn, để bạn không ngừng đột phá trong công việc và luôn nỗ lực cho những mục tiêu cao hơn.

Đi du lịch không làm bạn cảm thấy tiếc vì đã tiêu tốn một khoản tiền. Ngược lại, bạn sẽ thấy so với những gì mình thu nạp được, số tiền đó là quá nhỏ. Vậy thì đừng chần chừ gì nữa! Chẳng bao giờ là muộn để bắt đầu một hành trình, và bạn đã nghĩ được điểm đến tiếp theo chưa?

Why Wouldn’t You Travel More When There Are So Many Benefits of Traveling?! https://www.claimcompass.eu/blog/benefits-of-travelling/