Lợi Ích Của Cây Chuối Tiêu / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Văn 4: Lợi Ích Của Cây Chuối

Trang web hiển thị tốt nhất trên các trình duyệt mới và được bật Javascript.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-6 câu) nói về lợi ích của cây chuối. (Không copy trên mạng, thanks cả nhà ạ)

Chuối là loại cây được trồng nhiều ở vùng nông thôn, làng quê. Cũng như những loài cây ăn quả khác, chuối được trồng lấy quả, quả chuối khi chín có màu vàng rơm và rất thơm, ăn chuối rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra chuối chưa chín (chuối xanh) cũng được sử dụng làm một nguyên liệu nấu ăn rất đặc biệt, làm nên hương vị của các món ăn như ốc xào chuối … Không chỉ có vậy, phần be chuối rất mềm và chứa nhiều nước. Sau khi chuối trổ quài rồi và hái trái xong, người ta có thể chặt nguyên thân cây chuối, xắt thành lát mỏng, giã nát (quết chuối) rồi trộn với cám để làm thực phẩm nuôi heo. Lá chuối thường được sử dụng để gói các loại bánh như bánh chưng, bánh tét … Bắp chuối có thể được dùng để nấu canh chua, hoặc trộn rau ghém ăn với bún nước lèo, nấu bằng mắm. Nói chung, cây chuối có rất nhiều lợi ích.

Chuối là loại cây được trồng nhiều ở vùng nông thôn, làng quê. Cũng như những loài cây ăn quả khác, chuối được trồng lấy quả, quả chuối khi chín có màu vàng rơm và rất thơm, ăn chuối rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra chuối chưa chín (chuối xanh) cũng được sử dụng làm một nguyên liệu nấu ăn rất đặc biệt, làm nên hương vị của các món ăn như ốc xào chuối … Không chỉ có vậy, phần be chuối rất mềm và chứa nhiều nước. Sau khi chuối trổ quài rồi và hái trái xong, người ta có thể chặt nguyên thân cây chuối, xắt thành lát mỏng, giã nát (quết chuối) rồi trộn với cám để làm thực phẩm nuôi heo. Lá chuối thường được sử dụng để gói các loại bánh như bánh chưng, bánh tét … Bắp chuối có thể được dùng để nấu canh chua, hoặc trộn rau ghém ăn với bún nước lèo, nấu bằng mắm. Nói chung, cây chuối có rất nhiều lợi ích.

Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng… và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn, v.v… vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.

Hẳn mọi người dân Việt Nam đều biết đến ích lợi đa dụng của cây chuối. Không chỉ cho quả ăn thơm, ngon ngọt và giàu dinh dưỡng, cây chuối còn cho con người lá dung để gói bánh, gói xôi. Vào ngày Tết, bánh tét, bánh dày, bánh gai đều gói bằng lá chuối. Lá chuối tươi xanh mát một góc vườn còn làm thơm chõ xôi, làm tươi xanh dĩa bánh ít trong ngày giỗ kị. Lá chuối khô dùng gói bánh gai, bánh mật, giữ ẩm cho bánh đa, bánh tráng không bị vỡ giòn. Lá chuối trong kĩ thuật ẩm thực đã là nét đặc sắc, có vị ngon riêng của món ăn Việt. Màu xanh của lá chuối trên bàn ăn còn là niềm tự hào về một đất nước trong lành, mộc mạc hiếu khách và đậm nét trữ tình. Chặt buồng để ăn qua rồi, người nông dân còn dùng thân chuối để chăn nuôi gia súc. Tiến xa hơn nữa, ngành mĩ nghệ xuất khẩu đã bện dây chuối phơi từ bẹ chuối, sản xuất những mặt hàng đẹp và đắt giá không ngờ: ghế bành, sô-pha, giỏ xách… Trong tất cả bộ phận của cây chuối, không có một phần nào bị vứt bỏ. Chuối là loại cây dễ trồng và có giá trị cao, dễ sử dụng là thế.

Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ Của Chuối Tiêu

Chuối tiêu là một loại hoa quả ưa thích của nhiều người, là loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều tinh bột.

Bổ sung năng lượng

Chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Chỉ hai quả chuối mỗi ngày có thể cung cấp nguồn năng lượng cho một vận động viên tập luyện trong 90 phút.

Vì bổ sung nhiều năng lượng, chuối giúp giảm cảm giác thèm ăn nên cũng được áp dụng vào nhiều cách giảm cân hiệu quả.

Cải thiện chứng trầm cảm

Nhiều người bị bệnh trầm cảm thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một quả chuối, vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hóa thành chất serotonin tạo cảm giác thoải mái, giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn và có tâm trạng tốt hơn.

Điều trị bệnh cao huyết áp

Trong chuối tiêu chứa lượng ion Kali rất phong phú. Ion Kali có tác dụng ức chế ion Natri ngăn chặn mạch máu bị thu hẹp và bị tổn thương.

Ăn chuối tiêu có thể duy trì cân bằng Natri, Kali trong cơ thể và axit kiềm, khiến cho cơ bắp và thần kinh duy trì bình thường, cơ tim hoạt động hài hòa. Vì vậy mỗi ngày ăn từ 3-5 quả sẽ tốt cho người bị cao huyết áp.

Nhuận tràng

Chuối khi chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất sợi không hoà tan, tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột, nên có tác dụng chống táo bón rất tốt.

Ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột, phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.

Đau đầu sau uống rượu

Một trong những phương pháp nhanh chóng cơn giải rượu là uống một ly sữa lạnh đánh xốp lên với chuối và mật ong.

Giảm sưng khi muỗi đốt

Trước khi dùng kem bôi chống muỗi đốt, hãy thử dùng phần bên trong của vỏ chuối xoa lên những vùng bị muỗi đốt để giảm ngứa và sưng.

Tránh loét dạ dày, tá tràng

Chuối xanh giúp bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và hàn gắn nhanh những chỗ loét tốt nhất, còn chuối sấy khô ở nhiệt độ cao hoặc chuối chín không có tính năng này.

Làm hỗn hợp chuối, sữa và mật ong giúp bình ổn dạ dày và giữ lượng đường trong máu ổn định dưới tác dụng của mật ong.

Giảm thân nhiệt

Phụ nữ mang thai nên ăn chuối để giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng, đồng thời khi sinh đứa bé được mát mẻ.

Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp đường trong máu ở mức cao giúp các bà mẹ đang mang thai giảm được chứng nôn nghén vào buổi sáng khi ngủ dậy. Chuối còn được xem như loại quả có tác dụng hạ hỏa với những người nóng tính.

Giảm stress

Kali là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa oxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình.

Trị hạt cơm, mụn cóc

Đắp mặt trong vỏ chuối vào mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại, sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!

Hết ngứa da

Các thí nghiệm thực tế đã chứng minh vỏ của quả chuối tiêu có một hợp chất khống chế được vi khuẩn và nấm gây ngứa da.

Vì vậy, khi bị ngứa da do vi khuẩn hoặc nấm, bạn có thể lấy vỏ chuối tươi sát trực tiếp lên da hoặc hấp cách thủy. Dùng liên tục trong vài ngày sẽ có hiệu quả rất rõ rệt.

Giảm béo

Chuối có hàm lượng tinh bột cao nên dễ làm no bụng. Khi tinh bột được hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành đường cần một khoảng thời gian nhất định, vì thế năng lượng không bị tích trữ trong cơ thể quá nhiều.

Chính vì lí do này, chuối tiêu đã được các nhà dinh dưỡng xếp vào nhóm thực phẩm giảm béo có lợi cho cơ thể.

Làm đẹp với mặt nạ chuối tiêu

Có thể nghiền nửa quả chuối, trộn đều với sữa tươi làm mặt nạ đắp mặt trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh.

Mặt nạ chuối tiêu sẽ hút sạch bụi bẩn bám trên da mặt, giúp gưong mặt bạn mịn màng, sáng bóng và ít tàn nhang.

Bên cạnh những ích lợi trên, các chuyên gia y tế còn lưu ý: Chuối tiêu có tính hàn nên những người bị đau dạ dày, bị đau bụng do tiêu chảy không nên ăn nhiều.

Trong chuối có chứa nhiều magiê, tốt cho tim mạch nhưng ăn nhiều có thể gây ra buồn ngủ. Vì vậy các lái xe không nên ăn chuối khi đói bụng.

theo Người đưa tin

Lợi Ích Của Chuối Tiêu Chín Không Thể Bỏ Qua

Chuối tiêu thường ra trái quanh năm, khi chín có màu vàng, dần ngả màu trứng quốc, có mùi thơm. Chuối tiêu chín không chỉ cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể mà còn đem lại s

Chuối tiêu thường ra trái quanh năm, khi chín có màu vàng, dần ngả màu trứng quốc, có mùi thơm. Chuối tiêu chín không chỉ cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể mà còn đem lại sự mịn màng cho làn da và sức khỏe của đôi mắt, đồng thời có tác dụng hạ huyết áp…Là loại quả rất quen thuộc với mọi người, theo Đông y, chuối tiêu chín có vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát (làm giảm khát), nhuận tràng, giải độc. Chuối chín cũng có tác dụng cực hữu hiệu trong việc làm dịu và thúc đẩy sự lên da non ở các vết thương tổn của ruột trong viêm ruột kết có loét, đồng thời chống các rối loạn ở ruột và dạ dày, các bệnh tiêu chảy cấp tính và mãn tính, bệnh viêm ruột, táo bón và bệnh thiếu vitamin C. Theo các chuyên gia dược học cổ truyền, chuối tiêu chín rất tốt cho trẻ nhỏ, trẻ đang độ lớn hay người cần dưỡng sức, người già, người lao động trí óc và chân tay. Chuối cũng rất tốt cho hệ xương, sự sinh trưởng và giúp cân bằng thần kinh. Những người mắc bệnh suy nhược được khuyến cáo nên ăn chuối hàng ngày. Tuy nhiên, có một lưu ý là trong chuối rất giàu hydrat carbon, người đái tháo đường không được tự ý dùng nếu không có ý kiến của thầy thuốc. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, chuối tiêu có rất nhiều công dụng về mặt dinh dưỡng và chữa bệnh. Chuối có chất béo tự nhiên và không cholesterol. Chuối được biết đến với hàm lượng kali cao, với hơn 400 mg kali trong một chuối cỡ vừa. Theo Đại học Colorado State University, kali cần thiết cho hoạt động thần kinh và cơ tốt cũng như duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Kali trong chuối có thể giúp ngăn ngừa chuột rút cơ sau khi tập thể dục. Chuối cũng rất giàu vitamin C, B6, Mangan… Một quả chuối cung cấp khoảng 10 mg vitamin C, tương đương 15% vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khoẻ của tế bào và cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác như sắt. Ăn một quả chuối mỗi ngày cũng cung cấp 35% lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày – một loại vitamin cần thiết giúp cơ thể sản sinh, phát triển tế bào mới. Chuối cũng là một nguồn mangan tốt, cần thiết cho sức khoẻ xương và sự trao đổi chất. Theo USDA, một chuối có khoảng 3 g chất xơ, giúp bạn no lâu và tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Ăn chuối cũng cung cấp chất sắt, magiê, canxi và phốt pho cũng như vitamin A và E, folate, carotene và choline. Chuối cũng có chứa một lượng nhỏ các axit amin cần thiết trong cơ thể. Chống suy nhược cơ thể: Trong trái chuối chứa chất tryptophan, một loại axit amin có trong cơ thể sản xuất ra chất gây ngủ serotonin và melatonin giúp bạn thư giãn, cải thiện cảm xúc và khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Tăng cường tâm trạng: Nếu bị trầm uấthãy ăn một vài quả chuối bởi vitamin B6 có trong chuối điều hòa lượng đường glucose trong máu làm ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Tốt cho người thiếu máu: Chuối có hàm lượng sắt cao nên rất có lợi trong điều trị bệnh thiếu máu. Chuối giúp kích thích sản xuất hemoglobin trong máu nên có thể giảm nguy cơ thiếu máu. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ: Nguồn kalituyệt vời, giúp cân bằng chất lỏng ở tế bào trong cơ thể và giúp kiểm soát huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn chuối thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ đến 40%. Khi cơ thể thiếu kali sẽ làm cho nhịp tim không đều, nhịp quá nhanh, huyết áp hạ thấp… Trong một quả chuối chứa 400mg kali, kali có tác dụng duy trì cho hoạt động của cơ tim được bình thường, làm cho sự hưng phấn của cơ bắp thần kinh duy trì ở trong trạng thái bình thường, điều hòa chức năng cơ tim, từ đó có công hiệu duy trì, ổn định huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch. Bổ sung kali: Sau khi vận động, cơ thể bài tiết ra nhiều mồ hôi, kali cũng theo đó mà mất đi, khiến tứ chi mỏi mệt. Sau khi nôn mửa và tiêu chảy hoặc thời gian dài sử dụng thuốc lợi tiểu bài tiết kali, đều làm cho nồng độ kali máu giảm thấp. Lúc này chuối là thực phẩm bổ sung kali lý tưởng nhất, có thể phòng chứng thiếu kali máu. Tăng khả năng tập trung: Một cuộc khảo sát200 học sinh của trường trung học Twickenham, Anh đã tham gia ăn chuối vào bữa sáng, giờ ra chơi và bữa chiều để đầu óc sáng suốt hơn khi làm bài thi. Kết quả cho thấy, loại trái cây có chứa kali giúp học sinh tập trung hơn. Vitamin B nhiều trong chuối giúp hệ thần kinh bớt căng thẳng.

Chứng táo bón: Chuối chứa nhiều chất xơ vì vậy thực phẩm này nên được thêm vào thực đơn ăn hàng ngày sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt. Giải rượu: Một trong những cách nhanh nhất để giải rượu là uống sinh tố chuối với mật ong và sữa. Cùng với mật ong, chuối điều hòa dịch dạ dày còn sữa làm tăng nước trong cơ thể. Cho đôi mắt sáng: Khi cơ thể dung nạp quá nhiều muối sẽ làm cho tế bào tích nước, gây ra mắt sưng trũng, đỏ. Kali trong chuối có tác dụng trợ giúp cơ thể bài tiết lượng muối dư thừa, làm cho kali và natri cân bằng. Chuối còn hàm chứa carotein, ở một mức độ nào đó có thể giảm nhẹ mệt mỏi cho mắt, phòng tránh cho mắt bị lão hóa sớm. Ngừa ung thư: Theo một báo cáo của Hiệp hội Ung thư Nhật: chuối có hiệu quả nâng cao sức đề kháng, phòng chống ung thư, một ngày ăn 2 quả chuối có thể cải thiện thể chất một cách hữu hiệu. Ngoài ra, chuối giá rẻ, dễ ăn, mang đi lại thuận tiện, là chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Loét dạ dày: Chuối được dùng như một loại phực phẩm ăn kiêng chống rối loạn tiêu hóa vì có chất xơ và mềm. Trái cây này làm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày và giảm tình trạng đau bao tử. Hệ xương chắc khỏe: Chuối tiêu cũng giúp tăng lượng canxi được hấp thụ vào cơ thể cho hệ xương chắc khỏe Bệnh gout: Kali trong chuối giúp đào thải, giảm sự ngưng tụ acid uric gây viêm tại khớp.

Lợi Ích Của Cây Chuối Và Trái Chuối Cho Chị Em Nội Trợ

Chuối là một loại cây ăn trái được trồng rất nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây chuối thích hợp với khí hậu ấm áp như Việt Nam và các quốc gia Ðông Nam Á, trên những vùng đất ẩm nhưng thoáng nước.

Chuối không được trồng bằng hột mà bằng cây chuối con. Từ ngày bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch được vụ đầu tiên khoảng hơn một năm.

Lợi ích của cây chuối

Không giống như những loại cây ăn trái khác, thân cây chuối không phải là một thứ gỗ cứng mà chỉ cấu tạo bằng bẹ, lớp này chồng lên lớp khác. Bẹ chuối rất mềm và chứa nhiều nước. Sau khi chuối trổ quài rồi và hái trái xong, người ta có thể chặt nguyên thân cây chuối, xắt thành lát mỏng, giã nát (quết chuối) rồi trộn với cám để làm thực phẩm nuôi heo.

Lá chuối có thể dùng để gói bánh chưng, bánh tét hay bánh ít (bánh ếch), gói nem vân vân. Thân cây chuối non có thể dùng để trộn gỏi. Ðặc biệt sau khi cắt cây chuối khỏi gốc, cây chuối con khác sẽ mọc lên ngay và tiếp tục tăng trưởng.

Bắp chuối có thể được dùng để nấu canh chua, hoặc trộn rau ghém ăn với bún nước lèo, nấu bằng mắm.

Ðây là một thói quen ăn uống của người dân miệt đồng bằng sông Cửu Long, thịnh hành nhứt tại những tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà Tiên và Châu Ðốc…

Lợi ích của trái chuối

Là bộ phận được thu hoạch và sử dụng nhiều nhất của cây chuối. Trái chuối được hình thành dựa trên bắp chuối. Khi chuối đã kết trái đầy đủ, bắp chuối được cắt đi để trái chuối có đủ sức lớn nhanh.

Trái chuối có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta như: tăng trí nhớ, trị táo bón, chữa làm da ngứa, làm đẹp…

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi: Chuối rất giàu kali, đây là một chất góp phần giúp trái tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định. Đối với những người phải vận động nhiều hàng ngày, được cung cấp đủ kali sẽ giúp họ không bị chuột rút và nhức mỏi cơ. Chuối cũng cung cấp vitamin B6 giúp tăng cường hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.

Chuối là đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe: Chuối không chỉ ít béo và ít calori mà còn chứa chất xơ giúp bạn đỡ đói giữa buổi và tránh ăn quá nhiều trước bữa chính. Chuối cũng dễ tiêu hóa, chính vì vậy mà chuối là thức ăn nhẹ tuyệt vời mà bạn nên ăn trước khi tập thể dục.

Chuối có tác dụng chữa bệnh: Chuối còn được xem là một bài thuốc chữa ợ nóng. Chuối có tác dụng giảm nồng độ a-xít, làm dịu cơn đau dạ dày. Chuối cũng chứa pectin, một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa tốt và giảm táo bón. Vitamin B6 trong chuối giúp não giải phóng serotonin, chất này giúp giảm stress và giúp bạn giải quyết rắc rối một cách bình tĩnh hơn.

Chuối Tây, Chuối Tiêu, Bạn Chọn Chuối Nào?

Chuối tây và chuối tiêu là 2 giống chuối khác nhau từ hình thái cho đến hương vị, nhưng chúng đều khá quen thuộc và rất dễ tìm mua. Nhiều người thích chuối tây, nhưng nhiều người khác lại chọn chuối tiêu. Còn bạn, giữa chuối tây và chuối tiêu, bạn chọn chuối nào?

1Chuối tây và chuối tiêu, chuối nào tốt hơn?

So sánh xem chuối nào tốt hơn, người ta lại phải cân đo từng thành phần dinh dưỡng có trong 2 loại chuối.

Nhưng đã là chuối, chúng đều cực kỳ giàu vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa… và đặc biệt là Kali rất cần thiết cho cơ thể.

Khoa học đã chứng minh và khuyến khích rằng, 1 ngày bạn thưởng thức 2 quả chuối sẽ thật tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và dinh dưỡng cơ thể, giúp cơ thể tăng cường đề kháng rất hiệu quả. Nhưng hẳn chưa thấy dẫn chứng nào khuyến khích chọn loại chuối nào trong số rất nhiều loại chuối hiện có sẽ có lợi nhất cho sức khỏe.

Có hay chăng, sự so sánh và chọn lựa giữa chúng đến từ sự khác biệt về hương vị. Và cũng thế, đừng hỏi chuối tây và chuối tiêu, chuối nào tốt hơn để lựa chọn, mà tự hỏi xem, bạn thích hương vị của loại chuối nào.

2Chuối tây và chuối tiêu, chuối nào ngon hơn?

So sánh về hình dáng thì chuối tây là dạng chuối ngắn, khi chín vỏ dày và có màu vàng nhạt, ruột màu trắng nõn.

Chuối tiêu quả dài, dáng cong, khi chín vỏ màu vàng ươm và có thể có lốm đốm đen bên ngoài, ruột màu vàng nõn.

Khi thưởng thức, nếu chuối tây cho độ dẻo cao, thịt chắc, vị ngọt nhẹ xen lẫn vị hơi chua, ăn lâu ngán thì chuối tiêu lại cho vị ngọt đậm, nhiều nước, mềm và rất thơm.

Chuối tiêu thường chỉ thưởng thức ngon nhất khi quả chín vàng, ăn trực tiếp. Trong khi chuối tây lại có ứng dụng rất phong phú, có thể làm bánh, hấp, luộc hoặc xào nấu, kết hợp rất đa dạng trong ẩm thực.

Để trả lời xem bạn nên chọn chuối tây hay chuối tiêu, phải xác định xem khi thưởng thức, bạn cảm thấy ấn tượng và thích thú hơn với hương vị của loại chuối nào trong chúng. Khi đó, sẽ thật đơn giản để chọn loại chuối yêu thích để thưởng thức hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, dù là loại chuối nào, chúng đều rất tốt và có ích trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Vì vậy dù là chuối tây, chuối tiêu hay 1 loại chuối nào khác thì đừng bỏ qua nó trong chế độ ăn hàng ngày.

Đến Bách Hóa XANH gần nhất để chọn mua chuối ngon cho cả nhà.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH