Trước khi tìm hiểu tội gây rối trật tự công cộng là gì, chúng ta sẽ cần phải hiểu rõ khái niệm thế nào là nơi công cộng. Nơi công cộng hay còn gọi là công trình công cộng, là các công trình dân dụng (hay dự án cơ sở hạ tầng dân dụng) được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của nhiều con người. Các công trình này là nơi mà hoạt động xã hội diễn ra để phục vụ cho nhu cầu dân sinh (chẳng hạn như bệnh viện, trường học, công sở, rạp hát, nhà văn hóa, bảo tàng,…). Như vậy, tội gây rối trật tự công cộng có thể hiểu là các hành vi xâm hại đến sự an toàn, trật tự chung của nơi công cộng hoặc xâm phạm thân thể, quyền lợi, tài sản sở hữu của con người diễn ra tại nơi công cộng.
Tội gây rối trật tự công cộng không có chủ thể đặc biệt. Do đó mà người có hành vi vi phạm khi đủ độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình đều là chủ thể của tội này.
► Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm.
► Theo Luật hình sự 2023: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Tội gây rối trật tự công cộng không gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng và vì vậy không được xếp vào hai mức phạm tội này. Do đó, chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bị xử phạt hành chính chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc có các tình tiết tăng nặng tội.
Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm đến khách thể là sự trật tự, an toàn ở nơi công cộng, xâm phạm đến quy tắc đi lại, sinh hoạt bình thường của người dân. Và nghiêm trọng hơn, tội này có thể xâm phạm đến tài sản, sức khỏe hay tính mạng của người khác.
Người vi phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể là do cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp. Cụ thể hơn:
► Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được những hậu quả của hành vi đó và có ý thức mong hậu quả xảy ra.
► Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được những hậu quả của hành vi đó và dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Tội gây rối trật tự công cộng diễn ra khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi:
► Tập trung đông người gây mất trật tự nơi công cộng;
► Sử dụng lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh ở nơi công cộng;
► Sử dụng hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh ở nơi công cộng;
► Dùng vũ lực làm hư hỏng tài sản nhà nước, tài sản công dân ở nơi công cộng.