Đặc Điểm Môi Trường Đới Nóng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Môi Trường Nhiệt Đới Là Gì? Đặc Điểm Và Khí Hậu Của Môi Trường Nhiệt Đới

Môi trường nhiệt đới là cụm từ dùng để chỉ những khu vực nằm trong phạm vi khoảng từ 5 o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu Nam Bắc. Đây là một trong những khu vực có lượng dân cư phân bố đông nhất trên thế giới. Vậy, môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa có điểm gì giống và khác nhau hay không?

Khí hậu môi trường nhiệt đới

Đúng như tên gọi của nó, khí hậu của môi trường này được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong một năm có thời kì khô hạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. Thời kì khô hạn này sẽ càng kéo dài, biên độ nhiệt độ lớn hơn khi nằm ở vị trí gần chí tuyến.

20 o C là nhiệt độ trung bình hàng năm. Khoảng thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh chính là thời kì nhiệt độ tăng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 mm đến 1500 mm.

Đặc điểm của môi trường nhiệt đới

Bên cạnh điều kiện khí hậu, sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường nhiệt đới thể hiện ở các đặc điểm khác như sinh vật, địa hình, sông ngòi và đất đai.

Sinh vật của môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, thực vật và động vật đều tươi tốt, thay đổi một cách linh hoạt. Ở những khu vực mưa nhiều, rừng cây có nhiều tầng và có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở những khu vực mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.

Địa hình của môi trường nhiệt đới đa dạng, từ các vùng núi cao, đến vùng đồi, đồng bằng. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa nhờ quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ.

Loại đất đặc trưng của môi trường này là đất Feralit. Do ở các miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên trên mặt mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ lâu ngày làm cho đất có màu đỏ vàng.

Nếu không được cây cối che phủ và quá trình canh tác không hợp lí, đất ở môi trường nhiệt đới gió mùa dễ bị xói mòn, rửa trôi và thoái hoá.

Những thuận lợi và khó khăn của môi trường nhiệt đới

Với nền nhiệt độ cao và nắng là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.

Ngoài ra, đối với hoạt động nông nghiệp còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh nhờ điều kiện nhiệt ẩm dồi dào.

Các sản phẩm nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới gió mùa luôn được đa dạng, là nguồn cung lớn trên toàn thế giới.

Các loại cây trồng, vật nuôi thường xuyên bị đe doạ bởi những loài dịch bệnh phá hoại, nhất là về mùa lũ.

Đất đai bị xói mòn, hoang mạc hoá khiến cho chất dinh dưỡng trong đất không thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng.

Các loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán kéo dài, sóng thần, bão… không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mà còn gây trở ngại đối với hoạt động thường ngày của con người.

Bài 21 : Môi Trường Đới Lạnh

I. Đặc điểm của môi trường

1. Vị trí

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực

2. Đặc điểm khí hậu

– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt) – Nhiệt độ trung bình < – 10 0C, có nơi -50 0C, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10 0C, biên độ nhiệt lớn – Lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi. – Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai cực tan chảy bớt, diện tích băng thu hẹp lại.

II. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường

1. Thực vật

– Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, mọc xen lẫn với rêu, địa y,…

2. Động vật

– Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng,… – Các loài động vật có đặc điểm: có lớp lông dày không thấm nước, 1 số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, có loài ngủ suốt mùa đông. – Cần bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở đới lạnh

Rắn Cổ Đỏ: Đặc Điểm, Tập Tính, Môi Trường Sống Và Nọc Độc

hay còn có một tên gọi “mỹ miều” khác là rắn hoa cỏ cổ đỏ là một trong những loài rắn có màu sắc sặc sỡ và sở hữu những đặc tính rất đặc biệt. Cùng tìm hiểu những thông tin về hình dáng, hành vi, môi trường sống và nọc độc của loài rắn này trong bài viết sau.

Rắn cổ đỏ (rắn hoa cỏ cổ đỏ) có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Đây là một loài nằm trong họ rắn nước Colubridae, thuộc bộ Squamata. Loài rắn này được nhà khoa học Hermann Schlegel mô tả lần đầu tiên vào năm 1837.

Nhờ sở hữu những đặc điểm sau về ngoại hình mà loài rắn cổ đỏ được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêm”, cụ thể là:

Loài rắn này có kích thước nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 130cm. Từ phần đầu đến phần cổ sẽ thuôn dài để phân biệt rõ ràng cổ – đầu.

Rắn cổ đỏ có hai lỗ mũi tròn. Quan sát có thể thấy lỗ mũi nằm ở giữa của tấm mũi rồi chia thành đường nối giữa hai tấm gần mũi sẽ gần bằng với đường nối ở giữa hai tấm phía trước trán.

Ở tấm trán có độ dài hơn là rộng và kích thước nhỏ hơn so với tấm đỉnh nhưng lại ngắn hơn so với khoảng cách đến phần mút mõm. Ngoài ra, rắn hoa cỏ cổ đỏ sẽ có một tấm má dài và cao hơn một chút, tấm này có vị trí nằm ở trên của tấm mép phía trên thứ hai, phần phía trên sẽ tiếp xúc với phần tấm trước trán. Như vậy, quan sát phần đầu của rắn cổ đỏ sẽ thấy có tới 8 tấm mép trên nằm ở mỗi bên. Trong đó, tấm thứ 3,4 và 5 thì sẽ chạm mắt rắn còn tấm 8, 9, 10 thì sẽ là tấm méo dưới nằm ở dưới của mỗi bên. Tấm ở cằn rắn sẽ có hình tam giác, quan sát sẽ thấy tấm này rộng hơn là dài.

Phần vảy ở thân rắn cổ đỏ sẽ có 19 hàng và có gờ, ngoại trừ hàng vảy ngoài cùng là nhẵn và không có gờ. Phần vảy ở bụng có từ 160-167 tấm. Trong khi đó, phần vảy ở dưới đuôi thì chỉ có 84-86 tấm. Phần tấm ở hậu môn thì chia ra.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ có thân màu xanh đen (xanh ô liu) hoặc là màu xám đen còn màu tại phần đầu lại sẫm màu hơn các vùng còn lại. Nửa trước của thân rắn thường sẽ có các vân màu đen và phần vân này thường không đều ở vị trí giữa lưng rắn so với hai bên thân của rắn. Phần mép rắn có màu trắng, trong khi đó phần gáy có thể có hoặc là không có phần vòng đen. Phần cổ rắn cổ đỏ có màu vàng nhạt cho tới màu nâu đỏ (Đặc điểm này ở rắn con rất rõ ràng, khi rắn trưởng thành thì màu sắc này sẽ nhạt hơn so với lúc nhỏ). Phần cằm và họng của rắn thì có màu trắng nhạt.

Với màu sắc sặc sỡ như vậy, tại một số vùng ở nước ta còn gọi loài rắn này là rắn hoa cỏ bảy màu. Ngoài ra, màu sắc sặc sỡ cũng chính là yếu tố giúp cá thể rắn cổ đỏ đực thu hút bạn tình trong mùa giao phối.

Tập tính và hành vi của rắn cổ đỏ

Rắn cổ đỏ được ghi nhận là một loài có tính khí vô cùng thất thường. Theo mô tả của các nhà khoa học và trong thực tế, có những lúc loài rắn này khá hiền lành khi chúng chịu để yên để con người chạm vào người hay thậm chí là cầm trên tay. Tuy nhiên có những trường hợp rắn hoa cỏ cổ đỏ trở lên hung dữ và sẵn sàng tấn công bất cứ đối tượng nào có ý định xâm phạm chúng.

Rắn thường ăn cóc và ếch, đây cũng chính là những loại thức ăn yêu thích của chúng. Có một điểm đặc biệt là rắn cổ đỏ có vẻ như không gây ra quá nhiều mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với các loài động vật máu nóng bởi loài rắn này có kích thước khá nhỏ bé trong khi hầu hết động vật máu nóng lại có kích thước quá to lớn so với chúng. Vì vậy, động vật máu lạnh mà đặc biệt là loài lưỡng cư như , nhái, ếch đồng,…là mục tiêu săn mồi số 1 của rắn cổ đỏ.

Về sinh sản, rắn hoa cỏ cổ đỏ thường đẻ từ 5-17 quả trứng vào mỗi đợt và chúng thường mất khoảng 8 đến 10 tuần để ấp trứng. Con rắn cổ đỏ con thường có chiều dài giao động từ 13cm đến 19cm. Con non có màu sắc sặc sỡ và rõ nét hơn so với rắn trưởng thành.

Phân bố và môi trường sống của rắn cổ đỏ

Rắn cổ đỏ là loài rắn có tập tính hoạt động vào ban ngày và chúng thường được tìm thấy tại những nơi có đất thấp, có nhiều nước như trong rừng rú. Ngoài ra, loài rắn này còn có thể được tìm thấy tại vùng đồi núi có độ cao tới 1780m.

Tại Việt Nam, rắn cổ đỏ phân bố tại nhiều nơi và loài này được tìm thấy ở hầu hết tỉnh thành trải dài từ Cao Bằng cho tới Kiên Giang.

Trên thế giới, loài rắn hoa cỏ cổ đỏ này được tìm thấy tại các quốc gia như Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia.

Số lượng cá thể loài rắn này ở Việt Nam và trên thế giới còn khá nhiều. Tuy nhiên, rắn cổ đỏ vẫn được xếp vào danh sách các loài động vật cần được quan tâm và bảo vệ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu về sinh thái cũng như tập tính và sản xuất huyết thanh kháng độc nhằm điều trị cho người bị loại rắn này cắn phải.

Trước kia, loài rắn cổ đỏ được cho rằng là loài rắn không có độc và rất nhiều người đã bắt loại rắn này về nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, gần đây thì các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài rắn này không hề “hiền lành” như chúng ta vẫn tưởng và nó sở hữu một lượng lọc độc đủ mạnh để giết người. Trên thế giới, đây là loài rắn được xếp vào họ hàng rắn độc.

Có một đặc điểm rất đặc biệt đến mức “quái dị” là, tự thân loài rắn cổ đỏ này không sản xuất ra nọc độc mà lọc độc của chúng mang hoàn toàn là được tích lũy lại qua quá trình chúng ăn phải các loài động vật có độc (mà chủ yếu là các loài bò sát nhỏ ví dụ như cóc độc).

Điều đặc biệt này được tạo ra bởi lẽ rắn hoa cỏ cổ đỏ sở hữu các tuyến gọi là Nuchal – tuyến này có khả năng lọc và giữ lại các chất độc mà rắn cổ đỏ nuốt phải khi ăn phải các con cóc hoặc ếch độc. Tuyến Nuchal có tác dụng lưu trữ các loại nọc độc này và tổng hợp, chuyển hóa chúng thành nọc độc. Rắn hoa cỏ cổ đỏ sẽ dùng chính nọc độc này để phòng vệ khi nó bị tấn công hoặc đe dọa.

Như vậy, chính đặc tính tự lấy chất độc của con mồi để tổng hợp làm nọc độc của chính mình mà rắn cổ đỏ sở hữu đã khiến cho chúng là một trong những loài rắn đặc biệt nhất hành tinh. Đồng thời, loài rắn cổ đỏ này cũng được coi là một trong những kẻ săn mồi ám ảnh với các loài động vật khác, ngay cả khi chúng sở hữu chất kịch độc trong người để phòng vệ.

Rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận bị loài rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn với những triệu chứng rất nguy kịch đến mức nguy hiểm đến tính mạng. Điển hình là từ năm 1997 cho tới nay, bệnh viện Chợ Rẫy đã thống kê rằng có 24 trường hợp người bị rắn hoa cỏ nhỏ cổ đỏ tấn công. Nạn nhân khi bị rắn cổ đỏ cắn sẽ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng mà đặc biệt là rối loạn đông máu (tương tự như khi bị rắn lục cắn). Năm 2009 và năm 2011, Việt Nam ghi nhận có 2 ca tử vong do loài này cắn phải.

Trên thế giới hiện nay chưa tìm ra được huyết thanh có tác dụng kháng lại nọc độc do loài rắn này cắn phải. Vì vậy, khuyến cáo người dân đặc biệt là các bạn trẻ không nên bắt loài rắn này về làm cảnh, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết đã mô tả hình dáng, phân bố, tập tính và nọc độc của rắn cổ đỏ. Hy vọng những thông tin này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích về động vật hoang dã đến với bạn đọc.

Việc vận chuyển và buôn bán trái pháp luật các sản phẩm từ động vật hoang dã trong đó có ngà voi đang diễn ra rất phức tạp. Tình trạng này diễn ra ở nhiều nơi. Trong bài viết https://www.greenparty.org.uk/news/2017/10/06/keith-taylor-ivory/, Keith Taylor MEP, thành viên của Ủy ban Môi trường của Nghị viện Châu Âu và Phó Chủ tịch của Nhóm Phúc lợi Động vật kêu gọi phải hành động mạnh mẽ hơn để chấm dứt tình trạng này.

Môi Trường Là Gì ? Vai Trò Của Môi Trường Là Gì ? Quy Định Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường ?

1. Môi trường là gì ?

Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

2. Khái niệm môi trường bao gồm các nội dung sau:

Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên… là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử… là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người). Không khí, đất, nước, khu dân cư… là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh… có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động.

3.1 Môi trường nhân tạo là gì ?

Khái niệm môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố do con người tạo như thành phần hoá học, tính chất vật lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi phối.

Một số ví dụ tiêu biểu về môi trường nhân tạo:

Tại Singapore con người đã tạo ra một khu rừng nhiệt đới dưới dạng công viên vịnh nơi đa phần các cây tự nhiên không thể tồn tại ở quốc đảo này.

Hay kho hạt giống được chôn sâu bên trong một ngọn núi trên quần đảo Nauy 130 m, kho dự bị được thiết kế để bảo vệ những hạt giống quý giá nhất thế giới khỏi thảm hoạ, để đảm bảo tương lai của nguồn cung lương thực toàn cầu. Và rất nhiều công trình nhân tạo khác của con người có thể tạo ra những môi trường sống khác biệt, tách biệt và riêng có với thế giới tự nhiên.

3.2 Môi trường xã hội là gì ?

Khái niệm môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.

Cũng theo một góc nhìn rộng hơn thì Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục… xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Mặt trái của môi trường xã hội là các tệ nạn xã hội.

3.2 Môi trường sống là gì ?

Môi trường sống được hiểu là không gian sống, cung cấp tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đây cũng là nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, môi trường sống có trong lành thì con người mới đảm bảo có sức khỏe.

Môi trường sống hiểu một góc độ rộng hơn có thể bao hàm cả môi trường sống của các loại động vật, các loại sinh vật, vi sinh vật … cùng tồn tại, sinh tồn trên trái đất nơi chứa đựng các sự sống nói chung.

+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 số 52/2005/QH11);

+ Môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật (theo Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hải đảo).

+ Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch (theo Luật du lịch năm 2005);

+ Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin (Theo luật công nghệ thông tin năm 2006);

+ Môi trường rừngbao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác (căn cứ theo nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng).

+ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (theo luật bảo vệ môi trường năm 2005);

Và rất nhiều khái niệm đã được luật hóa khác liên quân đến môi trường như: Môi trường nông nghiệp nông thôn, môi trường xây dựng, môi trường tiêu chuẩn…

4. Vai trò của môi trường đối với con người ?

Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:

Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:

+ Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép…;

+ Rừng tự nhiên phục mụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái;

+ Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước… phụ vụ nhu cầu sinh tồn của con người….

+ Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phụ vụ đời sống của con người.

+ Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió… là nguồn cung cấp điện năng, sự sống trực tiếp cho con người.

Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.

Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.

Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.

Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.

Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

– Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.

– Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…

– Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.

Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

Và rất nhiều các vai trò quan trọng khác mà chúng tôi chưa thể phân tích kỹ trong một bài viết cụ thể.

5. Tại sao cần phải bảo vệ môi trường ?

Như đã phân tích ở trên, môi trường là không gian sống quan trọng nhất của con người, sinh vật, thực vật nên bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống nói chung và bảo vệ sự phát triển lâu dài của con người nói riêng.

Bảo vệ môi trường là việc sử dùng hài hòa các nguồn tài nguyên có giới hạn như (nước, than, đá, dàu mỏ …) và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với môi trường sống bền vững như năng lượng điện, gió … Sử dụng các nguồn nặng lượng hóa thạch sẽ góp phần tạo ra khí thải làm trái đất nóng lên, nếu không có sự vào cuộc ngay theo dự kiến trong 100 năm tới trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 5,8 độ C. Như vậy, các thảm họa thiên nhiên sẽ không thể tránh khỏi và thiệt hại từ các thảm họa sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

6. Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay là gì ?

Dưới góc nhìn quốc tế, quốc gia thì bảo vệ môi trường là việc làm của mọi quốc gia cần tham gia và phê duyệt các công ước, điều ước quốc tế.

Hiện nay, với Việt Nam chúng ta đã tham dự nhiều hiệp định về bảo vệ môi trường như:

+ Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ASEAN FTA) có quy định về việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa nguy hiểm đến môi trường, hoặc Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN – Ấn Độ có quy định các lĩnh vực hợp tác kinh tế trong đó có lĩnh vực môi trường. Vấn đề môi trường đã được đề cập cụ thể như tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA). Trong 30 chương của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), 12 nước đã thống nhất dành hẳn 1 chương để cam kết các vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường, buôn bán động vật hoang dã, khai thác, đánh bắt trái phép thủy hải sản. Hai hiệp định Việt Nam – EU, Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) chủ yếu đề cập đến một số vấn đề môi trường bao gồm: BĐKH, các vấn đề môi trường (nói chung), bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải, đào tạo và giáo dục về môi trường.

Các Hiệp định đa phương về môi trường mà Việt Nam là thành viên được chia thành 8 lĩnh vực sau:

Lĩnh vực 1: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

Lĩnh vực 2: Quản lý đất

Lĩnh vực 3: Quản lý các nguồn nước quốc tế

Lĩnh vực 4: Bảo vệ môi trường biển

Lĩnh vực 5: Bảo vệ tầng zone

Lĩnh vực 6: Ứng phó với biến đổi khí hậu

Lĩnh vực 7: Quản lý rác thải

Lĩnh vực 8: Quản lý hóa chất

Dưới góc nhìn mỗi cá nhân việc bảo vệ môi trường có thể được thực hiện dưới những hành vi nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn như:

+ Hạn chế sử dụng túi nhựa, túi nilon;

+ Tiến hành phân loại rác tại nhà, tái sử dụng những loại chai nhựa, giấy và túi nilon

+ Trồng cây xanh tại nơi đất trống đồi trọc, nơi đầu nguồn để chống xói mòn, sạt lở đất và trồng cây xanh xung quanh nơi ở để điều hòa không khí, cân bằng hệ sinh thái

+ Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là vứt tại sông, suối, ao, hồ, bờ biển, … tránh gây ô nhiễm nguồn nước

+ Thực hiện xử nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường

+ Sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng điện hoặc năng lượng mặt trời, … để giảm khí thải CO2 gây ô nhiễm không khí và rất nhiều biện pháp, việc làm nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao khác nữa …

7. Một số văn bản pháp luật về môi trường của Việt Nam

+ Luật bảo vệ môi trường năm 1993; Luật bảo vệ môi trường năm 2005 (văn bản mới nhất và đang có hiệu lực: Luật bảo vệ môi trường năm 2014)

+ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;

+ Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010;

7.2 Các nghị định hướng dẫn luật môi trường:

– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định quy hoạch bảo vệ moi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

– Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

– Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bao vệ môi trường do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.

– Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;

7.3 Một số thông tư hướng dẫn nghị định, luật môi trường:

– Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP dịch vụ quan trắc môi trường

– Thông tư 26/2015/TT-BTNMT bảo vệ môi trường chi tiết đề án bảo vệ môi trường đơn giản

– Thông tư số 78/2017/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ngày 29 tháng 12 năm 2017;

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT đánh giá môi trường chiến lược tác động môi trường bảo vệ môi trường.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Ô nhiễm môi trường là gì ?

Trả lời:

Câu hỏi: Chức năng của môi trường là gì ?

Trả lời:

Câu hỏi: Ô nhiễm không khí là gì ? Vì sao không khí bị ô nhiễm?

Trả lời:

+ Nguồn tự nhiên:

+ Nguồn nhân tạo: