Đặc Điểm Lâm Sàng Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Đặc Điểm Lâm Sàng Rối Loạn Tâm Thần

Lao phổi là loại lao thường gặp nhất (chiếm 80%các trường hợp lao ở các bộ phận khác trong cơ thể).Trong các bệnh thực tổn, bệnh lao là bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao, theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế giới WHO (1998) thì trên thế giới có khoảng 1,9 tỉ người bị nhiễm lao và khoảng 18 triệu người bị mắc lao, mỗi năm có thêm 8-9 triệu người mắc lao mới và khoảng 3 triệu người tử vong vì bệnh lao. Ơ Việt Nam tỉ lệ nhiễm lao chiếm 1,7% dân số.

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao phổi, các triệu chứng rối loạn tâm thần cũng rất đa dạng và phức tạp. Các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi là rối loạn tâm thần thực tổn như rối loạn trầm cảm, lo âu, đôi khi còn gặp cả rối loạn tư duy, tri giác, biến đổi nhân cách và thích ứng xã hội…Những rối loạn Tâm thần này làm ảnh hưởng đến bệnh nhân và các mối quan hệ của họ cũng như làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn phức tạp hơn.

II. Những biểu hiện rối loạn tâm thần: Cùng với sự quan tâm phát triển không ngừng của ngành tâm thần học khi đi sâu nghiên cứu về các rối loạn tâm thần thực tổn. Vấn đề nghiên cứu rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi đã được quan tâm ngày một nhiều hơn dù trên thực tế còn một vài điều né tránh do chưa đánh giá được tầm quan trọng về mặt biến chứng của nó. Phải nhìn nhận một điều rằng, rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi được gọi là rối loạn tâm thần triệu chứng. Các rối loạn tâm thần thường gặp là:Rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu lan toả, loạn sự thích ứng, rối loạn giấc ngủ,hội chứng suy nhược, đôi khi còn gặp hộichứng paranoid và biến đổi nhân cách dạng phân liệt

1. Rối loạn trầm cảm: Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lao phổi thường biểu hiện kín đáo, nhẹ nhàng, dễ bị che lấp bởi các trệu chứng của bệnh lao phổi đồng thời không điển hình như trong các bệnh trầm cảm nội sinh. Theo Westaway NS., (1992) có 68% bị rối loạn trầm cảm với mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng ở bệnh nhân lao phổi.Theo Nguyễn Văn Ngọc (2003) trong lao thâm nhiễm chiếm tỉ lệ 30% có rối loạn trầm cảm. Biểu hiện thường gặp là sự mệt mỏi, người bệnh thường than phiền mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, mệt mỏi cả khi nghỉ ngơivà tăng lên dù chỉ một cố gắng nhỏ. Ngoài ra dấu hiệu thường thấy là giảm khí sắc, buồn phiền, lo lắng, thờ ơ, chậm chạp, dễ mũi lòng,mau nước mắt. Nặng hơn là ý tưởng quá đáng và ý nghĩ tự hủy hoại,những ý tưởng nàyxuất phát từ thực trạng bệnh tật của người bệnh đặc biệt ở bệnh nhân lao xơ hang với đặc điểm bệnh kéo dài,hay tái phát,điều trị nhiều lần.

3. Rối loạn cảm giác tri giác: Biểu hiện thường gặp là tăng cảm giác.Các rối loạn tri giác ở đây chủ yếu là ảo giác thô sơ,nội dung của các ảo giác này là những cảm giác khác thường như tiếng ù,tiếng động,tiếng rì rào…Thường mơ hồ lúc có lúc không xuất hiện lúc chuẩn bị đi ngủ hoặc lúc thức dậy.Các ảo giác thường thuyên giảm và hết dần khi bệnh lao ổn định

4. Rối loạn tư duy: Chủ yếu gặp ở bệnh nhân có các ý tưởng quá đáng bao gồm các ý tưởng bất hạnh,chán sống,bị hại,đôi khi gặp hội chứng paranoid.

5. Rối loạn trí nhớ,chú ý:5.1 Rối loạn trí nhớ: Thường gặp thường là giảm nhớ.Chủ yếu là giảm trí nhớ gần.Người bệnh hay than phiền hoặc bị người khác than phiền là đãng trí,hay quên.Có sự giảm trí nhớ ngắn hạn này là trong trạng thái mệt mỏi,suy nhược,lo âu,mất ngủ,thiếu tập trung dẫn đến khả năng ghi nhận kém,thiếu chú ý tích cực.Giãm trí nhớ thường gặp trong trạng thái hoảng sợ,xúc động

5.2 Rối loạn chú ý: Người bệnh không tập trung chú ý hoặc chỉ tập được trung trong khoảng thời gian ngắn.Nngười bệnh khó duy trì việc đọc sách,xem báo lâu.Các yếu tố ngoại cảnh như tiếng động,tiếng cười…dễ làm bệnh nhân phân tán và phá vỡ sự tập trung chú ý của mình.

6. Đặc điểm hội chứng suy nhược: Thường xuất hiện ngay từ đầu,thậm chí nó còn kéo dài sau khi đã điều trị khỏi lao.Biểu hiện chính là tình trạng mệt mỏi,kích thích suy nhược.Người bệnh ngại làm việc dù là việc nhẹ nhàng,giảm khả năng làm việc,tình trạng dễ bị kích thích,tính tình thay đổi,khó kiềm chế,dễ xúc động,luôn căng thẳng,khó thư giãn.Bệnh nhân có cảm giác hụt hơi,chân tay rã rời,không muốn hoạt động,một tiếng cười to tiếng cũng có thể làm người bệnh khó chịu,giận dữ,bực tức.Đôi khi than đau đầu không tuân theo một qui luật nào về thời gian,vị trí, về sự khu trú hay lan toả.Đôi khi cảm giác đau,choáng váng tăng lên về chiều tối

7. Rối loạn giấc ngủ: Theo Aydin I.O (2001) có trên 75% rối loạn giấc ngủ đi kèm các triệu chứng mệt mỏi,giảm khả năng làm việc.Đặc điểm mất ngủ thường thấy người bệnh khó đi vào giấc ngủ,ngủ không sâu,hay giật mình,có nhiều mộng mị hay thở dài,lo lắng về bệnh tật giấc ngủ hay trằn trọc, không yên giấc.Sáng dậy mệt mỏi,ể oải,ngủ gà và cảm thấy toàn thân mệt mỏi,khó chịu làm bệnh nhân đã suy nhược lại càng suy nhược thêm điều này là do hậu quả của bệnh lao gây nên.

8- Rối loạn hoạt động có ý chí: Theo Nguyễn Văn Ngọc (2003)thường gặp ở lao xơ hang chiếm 60,5%, người bệnh cảm thấy mệt mỏi,ngại vận động,giao tiếp hạn chế do đặc điểm bệnh lao là bệnh truyền nhiễm.Bệnh nhân thường bị sốt,ho,khó thở,gầy sút…nên khi vận động thường quá sức đối với họ.Nhận định của một số tác giảcho rằng hầu hết bệnh nhân lao phổi đều suy giảm rõ rệt về thể chất và tinh thần. biểu hiện của sự suy giảm là hạn chế giao tiếp,giảm năng lực học tập và giãm hoạt động cũng như thích ứng với xã hội.

9- Rối loạn hoạt động bản năng: Biểu hiện của triệu chứng này đa số bệnh nhân phàn nàn cảm giác chán ăn,ăn không ngon miệng.Bệnh lao do phải điều trị một thời gian dài người bệnh lâm vào tình cảnh mệt mõi,suy nhược,mất ngủ kéo dài làm rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể chán ăn tác động trở lại làm cho bệnh nhân càng suy nhược,giảm sức đề kháng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh lao

10- Rối loạn bản năng tình dục Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện thiếu hoặc giảm sự ham muốn tình dục.ở nam thường gặp là bất lực.

III. Một số biến đổi chức năng tâm lý: Ở bệnh nhân lao phổi đã có nhiều nghiên cứu về nhưỡng biến đổi nhẹ về khí sắc,hay cáu gắt,nhạy cảm với những sang chấn tâm lý.Theo Xiaxon T.P (1998) Nhận thấy tâm lý biến đổi ở bệnh nhânlao phổi theo kiểu tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm căn.Theo long N.H và CS(2001) phân tích sự hoảng sợ và tách biệtxã hội vì hậu quả của bệnh lao ở Việt Nam nhận thấy hầu hết những người bệnh đều có hiểu biết về bệnh lao.Trong một số trường hợp họ không kiềm chế được cảm xúc của mình,thường có các stress tâm lý nặng nề khi được chẩn đoán là mắc lao,ở Nam thường hoảng sợ về kinh tế trong gia đình,ở nữ thì lo lắng về hậu quả xã hội của bệnh,cả trong gia đình và trong cộng đồng nhiều hơn so với bệnh nhân Nam vì họ ít nhận được sự giúp đỡ này.

Ở những bệnh nhân lao phổi tuổi vị thành niên và tuổi trẻ thường có nhân cách lo âu cao thường hay biểu hiện ở chỗ:Thiếu nhạy bén, giảm khả năng trong học tập,tiếp thu kiến thức,giảm sự giao tiếp,giãm hoạt động và thích ứng với xã hội dễ đưa đến xu hướng làm tăng nguy cơ bệnh tật.

Như vậy vấn đề tâm lý của bệnh nhân lao phổi rất nặng nề đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chẩn đoán và điều trị.Những phong tục tập quán,nền tảng văn hoá,những nhận thức sai lầm đã gây không ít khó khăn cho người bệnh mà ngay cả những người thân thiết của họ.

IV. Những rối loạn tâm thần khi sử dụng một số thuốc chống lao: Các thuốc chống lao hiện nay đang xử dụng phổ biến bao gồm 5 loại thuốc chủ yếu là: Isoniazid (H) Rifampicin (R) Pyrazinamid (Z) Streptomycine (S) Ethambutol (E)

1. Tác dụng phụ của Isoniazid: (INH) Ngoài vấn đề gây viêm gan thường gặp ở ngừơi già,người nghiện rượu người có tiền sử viêm gan và trẻ nhỏ thì về mắt, thần kinh gây viêm dễ và dây thần kinh ngoại vi. Về mặt tâm thần,khi dùng INH dễ gây hưng phấn vận động và ngôn ngữ theo bảng phân loại thuốc hướng tâm thần của Deley J.(1961),INH thuộc nhóm làm tăng khí sắc hay thuốc chống trầm cảm.Theo Yolles J.C (1998) chính sự thiếu hụt vitamin B6 đóng vai trò tác nhân gây rối loạn tâm thần của Isoniazid về cơ chế do công thức hóa học của Isoniazid gần giống với vitamin B6 dẫn đến sự tranh chấp tại các Receptor và đồng thời Isoniazid làm tăng quá trình đào thải Vitamin B6. Chúng ta còn gặp tác dụng gây rối loạn tâm thần do INH tự do và Hydralzin có nồng độ cao trong máu và thường gặp ở giai đoạn cuối của quá trình điều trị

2. Tác dụng phụ của Rifampicin (R) Biểu hiện rối loạn tiêu hóa như chán ăn,đau bụng,buồn nôn.Gây viêm gan cao khi phối hợp Rifampicin với Isoniazid liều cao.Ngoài ra còn gây rối loạn trên da,hội chứng giả cúm,suy thận cấp,thiếu máu huyết tán,giảm tiểu cầu

3. Tác dụng của Pyrazinamid (Z) Gây viêm gan khi dùng liều cao,làm giảm quá trình đào thải acid uric của thận dẫn đến đau các khớp (Hội Chứng Goud) phản ứng ngoài da như ngứa,nỗi mề đay

4. Tác dụng phụ của Streptomycin (S) Có thể gây dị ứng ở nhiều mức độ: Sốt,ngứa nổi mẫn,nặng hơn như phù quanh hố mắt,viêm giác mạc.Nặng nhất là sốc phản vệ có thể gây về thần kinh viêm dây thần kinh số 8 với nhánh tiền đình, gây chóng mặt,ù tai,mất thăng bằng khi nhắm mắt,có thể phục hồi được. Với nhánh ốc tai gây điếc không hồi phục

5. Tác dụng của Ethambutol (E) Chủ yếu gây viêm dây thần kinh thị giác làm giảm thị lực, mù màu đỏ và màu chúng tôi dừng thuốc tác dụng phụ sẽ hết

V. Chẩn Đoán Chẩn đoán bệnh lao phổi1. Chẩn đoán xác định -Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO (1998) dựa vào lâm sàng bao gồm các triệu chứng như: Ho kéo dài trên ba tuần mà điều trị kháng sinh thông thường không kết quả -Ho ra máu tuỳ mức độ thường là khái huyết,khạc đờm,đau ngực vùng đỉnh phổi ,khó thở khi bệnh nặng,sốt về chiều,ra mồ hôi đêm,mệt mỏi, gầy sút,kém ăn -Dựa vào X Quang phổi chuẩn định hướng cho việc chẩn đoán các thể lao phổi -Dựa vào vi sinh (soi trực tiếp nuôi cấy) Test Tuberculin -Chẩn đoán miễn dịch (kỹ thuật Elisa) chẩn đoán mô bệnh -Ơ Một số nước tiên tiến người ta còn sử dụng các kỹ thuật sinh học và di truyền học phân tử như xác định trực khuẩn lao bằng tái tạo gen,kỹ thuật khuếch đại AND, ARN của AFB bằng phản ứng chuỗi polymeraza cho chẩn đoán nhanh chóng và chính xác -Việc chẩn đoán xác định chủ yếu là chẩn đoán vi sinh học

2. Chẩn Đoán Thể: – Trong chuyên khoa về Lao và bệnh phổi,người ta còn chẩn đoán lao theo thể lao thâm nhiễm hay lao xơ hang.

2.1 Trong lao thâm nhiễm: Là thể lao phổi hay có phá hủy,tỉ lệ hang lao trên 50%. Khám phổi có thể thấy hội chứng đông đặc,rên nổ sau khi ho, trên X Quang phổi thấy hình ảnh thâm nhiễm là những đám mờ thuần nhất hoặc không thuần nhất có đường kính lớn nhất từ 10mm trở lên,có thể gặp tổn thương ở hai phổi hay có các huyệt lao lan toả theo đường phế quản sang phổi lành

2.2 Trong lao xơ hang: Là thể lao phổi mãn tính lây truyền mạnh nhất,thường xuyên trong đờm có AFB (+) (Acid Fast Bacilli).Đây là thể lao phổi khó điều trị có nhiều biến chứng với những đặc điểm của một bệnh sử lâu năm có những đợt tiến triển xen kẽ các giai đoạn ổn định trên lâm sàng.Khám phổi thường phát hiện hội chứng hang điển hình hoặc không điển hình.trên X Quang phổi thấy hang xơ có vỏ bọc. thường có nhiều hang kích thước từ nhỏ đến lớn,bên cạnh nhiều tổn thương xơ hóa xung quanh hang và có dày dính màng phổi gây co kéo khí quản,rốn phổi,tim, trung thất,các nốt lao lan tràn theo đường khí quản và BK trong đờm bao giờ cũng dương tính mạnh.Gặp thể này có nhiều biến chứng nặng,tràn khí màng phổi, giãn phế quản, suy hô hấp mãn tính, tâm phế mãn tính,suykiệt dẫn đến tử vong

3. Chẩn đoán rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi Theo bảng phân loại bệnh Quốc Tế ICD – 10 của WHO (1992) thì rối loạn tâm thần ở bệnh lao phổi thuộc mục F06 bao gồm các rối loạn tâm thần khác do tổn thương,rối loạn chức năng tại não và các bệnh lý của cơ thể với các biểu hiện rối loạn tâm thần thực tổn tại mục F06, ngoài ra còn phải đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán cho từng mục riêng biệt.có thể đánh giá rối loạn trầm cảm,rối loạn lo âu nếu có qua Test Beck và Zung

VI. Điều Trị1. Nguyên Tắc Điều Trị Nếu Nằm Viện: -Cận lâm sàng cần làm:Kháng sinh đồ,thăm dò tình trạng một số cơ quan vì có thể một số cơ quan nào đó đang bị bệnh sẽ có chống chỉ định dùng một số thuốc như kiểm tra chức năng gan, thận,mắt (khi dùng Ethabutol),tai (khi dùng Steptomycin)

-Điều trị sớm khẩn trương,phối hợp các thuốc kháng sinh liều cao ngay từ đầu để tránh trực khuẩn kháng thuốc.

-Điều trị lâu dài,theo dõi tái phát

-Riêng thuốc điều trị đặc hiệu:Theo phác đồ dùng 3 hoặc 4 loại thuốc tuỳ từng trường hợp cụ thể và do bác sĩ chuyên khoa lao chỉ định không đề cập ở bài này

2. Điều trị rối loạn tâm thần trong bệnh lao: -Nhìn chung trong một số trường hợp cần thiết thì bệnh nhân được nhập viện Tâm thần khi bị kích động dữ dội,có rối loạn ý thức nặng hoặc bị trầm cảm nặng cũng như có nhiều hoang tưởng,ảo giác

-Việc sử dụng thuốc hướng tâm thần phải thận trọng và dè dặt nếu có chỉ định dùng các loại thuốc Neuroleptique

2.1 Điều trị cụ thể: -Hội chứng hoang tưởng hoặc ảo giác: Có thể dùng Neuroleptique như Haloperidol, Levomepromazin (Nozinan,Tisercine),Fluphenazin

-Hội chứng trầm cảm: Dùng các thuốc hưng phấn nhẹ như Cafein,Amitriptylin,Imipramin (Tofranil,Anafranil),Fluoxetine

-Hội chứng hưng cảm: Dùng thuốc an thần kinh nhẹ thuộc nhóm Tranquillisants:Valium (Seduxen),Meprobamate (Andaxin)

-Hội chứng suy nhược thần kinh kéo dài có thể dùng Shock Insulin liều kích thích, lưu ý bên cạnh dùng thuốc hướng tâm thần sự cần thiết bồi phụ nước,điện giải và nâng đỡ thể trạng, bổ trợ các loại Vitamin, chế độ ăn uống,nghỉ ngơi hợp lý,tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể bệnh nhân./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Văn Sáng và CS (2002),Bệnh Học Lao NXB Y Học -Hà Nội; tr:12-27 2. Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại, tập 1, Nhà xuất bản Y học; tr 386 3. Nguyễn Đăng Dung,Nguyễn Văn Ngân va CS (1996),Một số chuyên đề Tâm thần học (Dành cho cao học và chuyên khoa ),Học viện Quân Y ;tr:15-85 4. Nguyễn Văn Ngân,Ngô Ngọc Tản (2002), Rối loạn Tâm thần thực tổn, NXB Quân đội nhân dân. 5. Nguyễn Văn Ngọc (2003),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân lao phổi,luận văn Thạc sĩ y học,Học viện Quân Y. 6. Bùi Xuân Tám (1998), Bệnh lao hiện chúng tôi Y học,Hà Nội;tr: 9-194 7. Tổ chức y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn Tâm thần và hành vi (Tài liệu dịch).Geneva: tr 5-121 8. Aghanwa H.S.,Erhabor G.E., (2001),Specific Psychiatric Morbidity Among Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease in A Nigerian General Hospital.Psychosom Res; 50(4):179-183 9. Aydin I.O.,Ulasahin A.(2001),Deperssion,Anxiety Cormorbidity and Disability in Tuberculosis and Chronic Obstructive Pulmonary Disease Patients.General Hospital Psychiatry;23:77-83 10. Makieva V.G.,Kalinina M.V.,et Al (1999).Mental Evaluation of New Case of Pulmonary Tuberculosis in different Treatnent Settings Probl.Tuberk:7-10

Thạc sĩ Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Phó khoa B

Đặc Điểm Lâm Sàng (Không Ra Khỏi Giường) Của Các Triệu Chứng Và Điều Trị / Tâm Lý Học Lâm Sàng

Khi chúng ta buồn và mệt mỏi, chẳng hạn như khi chúng ta thất vọng trong tình yêu hoặc khi chúng ta bị đuổi việc, hãy nỗ lực ít nhất có thể trở thành một thế giới. Bạn có thể không muốn làm bất cứ điều gì và thậm chí điều duy nhất chúng ta làm trong những giây phút đầu tiên là nằm trên giường, ngủ hay không, suy nghĩ hoặc chỉ để thời gian trôi qua.

Thông thường nó là một cái gì đó thỉnh thoảng, nhưng đôi khi loại thái độ này thường xuyên hơn nhiều so với bình thường và thậm chí trở thành một xu hướng. Xu hướng này, điển hình của các tình huống đau khổ cảm xúc cao và thậm chí các rối loạn y tế hoặc tâm thần như trầm cảm có một tên cụ thể: chúng ta đang nói về lâm sàng.

Các lâm sàng: những gì là?

Triệu chứng

Nằm yên hoặc nằm xuống ngăn chúng ta tìm ra nguyên nhân của nỗi đau và cho phép chúng ta ở một nơi được kiểm soát và tương đối an toàn, theo cách mà ngăn ngừa tiếp xúc với nguyên nhân trực tiếp của sự khó chịu. Nhưng mặt khác, nó ngăn cản việc giải quyết nó, về lâu dài thường tạo ra sự khó chịu thậm chí còn lớn hơn.

Mặc dù bản thân lâm sàng chỉ có xu hướng duy trì sự bất động và thụ động trên giường, thường đi kèm với sự thờ ơ, buồn bã, mệt mỏi về tinh thần hoặc thể chất, khó chịu và khó khăn trong việc tìm kiếm vẻ đẹp và niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Khóc có thể xuất hiện tùy theo trường hợp, cũng như có thể nó xuất hiện một sự thiếu nhạy cảm và cảm xúc, như gây mê cảm xúc. Không có gì lạ khi chứng mất ngủ cũng xuất hiện do thiếu hoạt động, và / hoặc nó đi kèm với chứng mất ngủ vào ban đêm với việc thiếu ngủ.

Ở mức độ hậu quả, ngoài việc tăng cường những điều trên, người ta thường tạo ra ở những người biểu lộ một cảm giác tội lỗi nhất định vì thiếu hành động và giảm lòng tự trọng.

Nguyên nhân và vấn đề thường xuất hiện

Các lâm sàng là một thái độ thụ động thường xảy ra như là một phản ứng đối với một căng thẳng, chấn thương hoặc đau đớn cho đối tượng. Hành vi này nó không phải bắt nguồn từ tình trạng rối loạn tâm thần, nhưng nó có thể xuất hiện bởi kinh nghiệm của các hiện tượng như những gì được viết trong phần giới thiệu, cái chết của người thân (nó có thể xuất hiện trong một quá trình đau buồn), vài vấn đề hoặc thậm chí là do thiếu mục tiêu quan trọng và tự thực hiện.

Nó cũng có thể xuất hiện sau khi trải qua chấn thương hoặc trong rối loạn căng thẳng sau chấn thương (mặc dù trong trường hợp này cũng có sự thôi miên và bồn chồn, trong đó sự thường trực trên giường là bồn chồn và căng thẳng), và các rối loạn nhân cách như trầm cảm hoặc giới hạn.

Tuy nhiên, phải xem xét rằng lâm sàng có thể là một triệu chứng của rối loạn như một phản ứng với chẩn đoán, khóa học, tiên lượng hoặc những khó khăn do nó tạo ra (đó là, nó không phải là rối loạn tạo ra nó mà là một phản ứng đối với một số khía cạnh của nó). Tương tự như vậy, nó cũng có thể là một phản ứng để chẩn đoán các bệnh nội khoa như ung thư, HIV-AIDS, tiểu đường hoặc bệnh tim.

Điều trị triệu chứng hành vi này

Điều trị lâm sàng có thể phức tạp hơn nhiều so với nó có vẻ. Trong khi các phương pháp điều trị có vẻ tương đối đơn giản, bạn phải tính đến sự đau khổ và khó chịu lớn mà bệnh nhân ở trong tình trạng như vậy, hiểu và đưa ra câu trả lời. Ngoài ra, phải xem xét rằng để tham khảo ý kiến ​​bệnh nhân (hoặc môi trường của họ) đã phải vượt qua sự kháng cự của họ đối với hành động, một cái gì đó phải được đánh giá và củng cố.

Bước đầu tiên là khám phá lý do tại sao người mắc bệnh lâm sàng duy trì hành vi này, điều mà anh ta coi là nguyên nhân, cảm xúc và suy nghĩ của anh ta về hành động thiếu suy nghĩ của anh ta và cách giải thích của anh ta (cũng như chức năng có thể tìm thấy trong đó). Tương tự như vậy, nó phải được đánh giá nếu có các rối loạn như trầm cảm hoặc lưỡng cực lớn để điều trị đầy đủ (hãy nhớ rằng lâm sàng là triệu chứng của một thứ gì đó, cho dù có phải là rối loạn tâm thần và không phải là rối loạn).

Đào tạo về quản lý căng thẳng có thể giúp nhận thức về các cách khác nhau để đối phó với những khó khăn, giống như các liệu pháp biểu cảm có thể giúp khắc phục sự khó chịu nội tâm của người mắc phải. Trong trường hợp có vấn đề về giấc ngủ, nó cũng sẽ cần điều trị thích hợp trong vấn đề này, cũng như vệ sinh giấc ngủ.

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Một Số Nguyên Nhân Gây Mày Đay Cấp Ở Trẻ Em

Published on

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY CẤP Ở TRẺ EM Phí tải 20.000đ Liên hệ quangthuboss@gmail.com

1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY CẤP Ở TRẺ EM Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY ĐẶNG THÁI BÌNHĐẶNG THÁI BÌNH

2. * Mày đay là một tình trạng bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Miễn dịch – Dị ứng * Bệnh có chiều hướng gia tăng * Tỷ lệ mắc bệnh ở Anh 15%, Đức 10%, ở VN 11,68% * Đặc trưng của bệnh là những mảng hoặc nốt sẩn đỏ trên da và rất ngứa * Căn nguyên gây bệnh rất phức tạp * Bệnh không trầm trọng, thường được điều trị ngoại trú ĐẶT VẤN ĐỀ

3. * Mày đay cấp ở trẻ em có đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng như thế nào? * Những nguyên nhân gì hay gây mày đay cấp ở trẻ em? CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

4. 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của mày đay cấp ở trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi TW 2. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây mày đay cấp ở trẻ em MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

5. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

6. * Ngay từ thời cổ La Mã, người ta đã chú ý đến những biểu hiện dị ứng do thức ăn * 1882, Quincke phát hiện một HC phù * 1921, Prausnitz và Kustner đã chứng minh sự có mặt và tác dụng của Reagin * 1966, Ishzaka và Johanson xác định bản chất reagin chính là IgE * Một loạt chất trung gian hóa học được phát hiện LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU MÀY ĐAY CẤP

7. Bệnh mày đay có thể xảy ra theo cơ chế dị ứng hoặc không theo cơ chế dị ứng hoặc kết hợp cả hai  Cơ chế dị ứng:  Có sự tham gia của phức hợp KN – KT  Theo Gel và Coombs mày đay thuộc phản ứng dị ứng type 1  Cơ chế không dị ứng:  Không có sự tham gia của phức hợp KN – KT CƠ CHẾ BỆNH SINH

8. CƠ CHẾ DỊ ỨNG * DN  cơ thể lần 1 TB trình diện KN  Th1, Th2 * Dưới tác động IL4 và IL13, Lympho B  Plasmocyte  IgE  IgE gắn TB Mast nhờ tận cùng Fc * DN  cơ thể lần 2  DN + IgE-Fab  Vỡ hạt  Chất trung gian hóa học (Histamine, Serotonin, Prostaglindin, Leucotrien, …)

9. * Một số thuốc: Aspirin, Morphin, Polymicin B… * Các kích thích vật lý: nóng, lạnh, áp lực, ánh sáng mặt trời… * Một số yếu tố khác: stress, rượu… có thể làm vỡ hạt TB Mast giải phóng Histamine, Serotonin mà không cần có sự kết hợp KN-KT CƠ CHẾ KHÔNG DỊ ỨNG

10. Theo cơ chế bệnh sinh: * Mày đay do dị ứng * Mày đay không do dị ứng Theo thời gian mắc bệnh: * Mày đay cấp tính * Mày đay mạn tính PHÂN LOẠI MÀY ĐAY

11. Nguyên nhân ngay trong cơ thể hoặc tác nhân từ bên ngoài Một số nguyên nhân thường gặp: * Hóa chất: các loại mỹ phẩm, các chất nhuộm màu, chất bảo quản… * Các loại bụi chứa những con bọ nhà (D.Pteronyssieus và D.Farine) * Thuốc: các loại thuốc và đường đưa thuốc vào cơ thể NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH MÀY ĐAY CẤP

13. Ngứa là dấu hiệu đầu tiên, mức độ tùy từng bệnh nhân Tổn thương cơ bản: * Dát đỏ hay sẩn phù * Màu hồng tươi, hay đỏ * Kích thước nhỏ to, đa hình thái, gờ không đều, ranh giới rõ Diễn biến nhanh, biến mất hoàn toàn trong vòng 1 đến vài giờ, <24h, kéo dài dưới 6 tuần CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

14. * Tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện xuất hiện mày đay * Khai thác tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình * Thực hiện một số xét nghiệm: test lẩy da, test áp da, định lượng IgE đặc hiệu CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN

15. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16. * Bệnh nhi được chẩn đoán mày đay cấp, điều trị nội trú tại Bệnh viện từ tháng 2/2012 – 9/2012 (7 tháng) * Tiêu chuẩn lựa chọn: Chẩn đoán xác định mày đay cấp Điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh nhân và gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bị mắc các bệnh mạn tính khác Ban của bệnh lý cụ thể Bệnh nhân và gia đình từ chối tham gia nghiên cứu ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

17. * Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang * Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện * Xử lý số liệu: SPSS 11.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18. Các biến nghiên cứu cho mục tiêu 1: Lâm sàng * Tuổi * Giới * Mức độ ngứa * Số lượng sẩn * Đường kính sẩn lớn nhất * Màu sắc sẩn * Diện tích nổi sẩn * Các triệu chứng kèm theo: phù Quincke, đau bụng… * Tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU

20. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

21. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tuổi n % < 12 tháng 18 12,6 Từ 12 tháng – < 5 tuổi 75 52,4 ≥ 5 tuổi 50 35,0 Tổng 143 100

22. Phân bố bệnh nhân theo giới KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Phan Quang Đoàn, nữ/nam là 1/1.2; Hoàng Hữu Hảo, nữ/nam là 2/1; Nguyễn Năng An, Custovic A, nam/nữ là 1/1

23. Đánh giá mức độ ngứa ở trẻ mày đay cấp nhập viện KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Điểm n % 0 (Không ngứa) 7 4,9 1 (Ngứa ít) 13 9,1 2 ( Ngứa nhiều) 98 68,5 3 ( Rất ngứa) 25 17,5 Tổng 143 100 Phạm Thị Thu Hà, ngứa nhiều hoặc rất nhiều chiếm 80,6% đến 96,8% Điểm trung bình: 2,0 ± 0,7 điểm

26. Đánh giá màu sắc sẩn mày đay KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Điểm n % 0 (Không rõ) 0 0,0 1 (Màu nhạt) 15 10,5 2 ( Đỏ) 106 74,1 3 ( Rất đỏ) 22 15,4 Tổng 143 100 Điểm trung bình: 2,1 ± 0,5 điểm

28. Đặc điểm chung của sẩn mày đay KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Tương tự kết quả nghiên cứu Doãn Phúc Hải, Trần Lan Anh, Ngô Minh Vinh

34. Các triệu chứng lâm sàng khác KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Triệu chứng kèm theo Có Không Tổng n % n % n % Phù Quincke 17 11,9 126 88,1 143 100 Đau bụng 37 25,9 106 74,1 143 100 Sốt 26 18,2 117 81,8 143 100 Tara F. Carr và Carol A. Saltoun có 40% mày đay kèm phù

35. Tiền sử dị ứng của bản thân bệnh nhi KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Phan Quang Đoàn, 74,9% có tiền sử dị ứng

36. Tiền sử dị ứng của bệnh nhi KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Tiền sử dị ứng bản thân n % Hen phế quản 6 22,3 Dị ứng thời tiết 5 18,5 Viêm mũi dị ứng 3 11,1 Dị ứng thức ăn 3 11,1 Thuốc 2 7,4 Dị ứng lông súc vật 2 7,4 Viêm da cơ địa 1 3,7 Chàm 1 3,7 Có bệnh dị ứng nhưng không rõ nguyên nhân 4 14,8 Nguyên nhân khác 0 0,0 Tổng 27 100

37. Tiền sử dị ứng của bố mẹ bệnh nhi KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Lê Anh Tuấn, Nguyễn Năng An, 34,4% bệnh nhân có tiền sử gia đình có bệnh DƯ

38. Tiền sử dị ứng của bố mẹ KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Tiền sử dị ứng bố mẹ n % Dị ứng thức ăn 13 41,9 Thời tiết 5 16,1 Viêm mũi dị ứng 3 9,7 Hen phế quản 2 6,5 Thuốc 2 6,5 Phấn hoa 1 3,2 Dị ứng lông súc vật 1 3,2 Viêm da cơ địa 1 3,2 Chàm 1 3,2 Có bệnh dị ứng nhưng không rõ nguyên nhân 2 6,5 Các nguyên nhân khác 0 0,0 Tổng 31 100

40. Kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Xét nghiệm Bình thường Tăng Tổng n % n % n % % Bạch cầu ái toan 99 69,2 44 30,8 143 100 Men gan AST 76 73,1 28 26,9 104 100 ALT 96 92,3 8 7,7 104 100 IgE 24 42,1 33 57,9 57 100 Kessel và cộng sự 93% bệnh nhân bị mày đay có tăng nồng độ IgE trong huyết thanh

41. Kết quả Test xác định dị nguyên KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) NC của Zang 69,1% dương tính với IgE đặc hiệu

42. Nguyên nhân gây mày đay qua hỏi bệnh KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Phạm Thị Thu Hà, Phan Quang Đoàn 75% không rõ nguyên nhân

43. Giả thiết nguyên nhân gây mày đay qua hỏi bệnh KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (tiếp) Nguyên nhân qua hỏi bệnh n % Thuốc 16 47,1 Thời tiết 8 23,5 Thức ăn 7 20,6 Hóa chất 3 8,8 Nguyên nhân khác 0 0,0 Tổng 34 100

44. Tỷ lệ dương tính với các nhóm dị nguyên qua Test IgE đặc hiệu KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Loại dị nguyên (+) n % Sữa và các thành phần của sữa 14 42,4 Lông chó, mèo 5 15,2 Mạt nhà 4 12,1 Lòng trắng trứng 2 6,1 Các dị nguyên khác 8 24,2 Tổng 33 100 NC của Zang kháng IgE đặc hiệu với sữa, thịt bò, cừu dao động từ 14 – 24%

47. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48.  Thời gian nằm viện điều trị trung bình là 4,4 ± 1,8 ngày KẾT LUẬN  Đặc điểm lâm sàng Tuổi mắc bệnh hay gặp nhất từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi (52,4%) Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1,9/1 Đa số bệnh nhân nhập viện vì may đay nặng hoặc rất nặng Các triệu chứng hay đi kèm với mày đay là phù Quincke:11,9%; đau bụng: 25,9% ; sốt: 18,2%.g 18,9% bệnh nhi có tiền sử bản thân bị các bệnh dị ứng

49.  48,5% bệnh nhân có kết quả dương tính với IgE đặc hiệu KẾT LUẬN (tiếp) Đặc điểm cận lâm sàng 30,8% bệnh nhi có tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi 57,9% bệnh nhi có tăng IgE toàn phần trong huyết thanh Tỉ lệ bệnh nhân có men gan tăng là 26,9%

50.  Trong nhóm nghi ngờ nguyên nhân gây mày đay, nguyên nhân do thuốc gặp nhiều nhất (47,0%), tiếp đến là thời tiết (23,5%) và thức ăn (20,6%). KẾT LUẬN (tiếp) Nguyên nhân gây bệnh mày đay cấp ở trẻ em Nguyên nhân qua hỏi bệnh 76,2% không rõ nguyên nhân

52. * Cần có các nghiên cứu lớn hơn và toàn diện hơn về giá trị của IgE đặc hiệu trong việc xác định nguyên nhân gây mày đay cấp. * Thuốc là nguyên nhân hay gặp gây mày đay cấp ở trẻ em. Do đó, việc giáo dục tuyên truyền cho người dân trong việc sử dụng thuốc đúng cách và phải theo đơn của bác sĩ là rất cần thiết KIẾN NGHỊ

53. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI *Thời gian nghiên cứu ngắn *Số lượng bệnh nhi được làm các xét nghiệm còn ít

U Hắc Tố Ác Tính Của Màng Bồ Đào Sau: Đặc Điểm Lâm Sàng Và Chẩn Đoán

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga – Bác sĩ Mắt – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Những khối u ác tính ở mắt thường hiếm gặp. Bệnh ít khi có biểu hiện nên rất khó phát hiện nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng thông thường.

1. U hắc tố màng bồ đào sau là gì?

Màng bồ đào là một trong các màng trong cấu tạo vỏ nhãn cầu, màng bồ đào gồm mống mắt, thể mi và hắc mạc. Màng bồ đào có chứa nhiều mạch máu để nuôi dưỡng nhãn cầu, còn có tác dụng tiết thủy dịch, điều hòa nhãn áp, chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu, tạo buồng tối để hình ảnh rõ nét hơn.

Màng bồ đào chia thành màng bồ đào trước và màng bồ đào sau, màng bồ đào trước gồm mống mắt và thể mi, còn màng bồ đào sau có hắc mạc.

U hắc tố màng bồ đào sau xuất phát từ các tế bào hắc tố của màng bồ đào. U hắc tố màng bồ đào sau gồm nhiều kiểu tế bào ác tính, nên trường hợp này nặng và ảnh hưởng tới thị giác một cách nặng nề.

Thông thường biểu hiện bệnh rất kín đáo, đôi khi không có dấu hiệu lâm sàng nên việc phát hiện nhờ các dấu hiệu lâm sàng thường khó. Bệnh có thể được phát hiện nhờ khám mắt định kỳ.

Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh u hắc tố ác tính của màng bồ đào sau rất thấp nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Những người có mắt màu xanh thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người da trắng có nguy cơ cao hơn ở những người da màu. Đặc biệt người da đen có tỷ lệ mắc rất thấp.

Người lớn tuổi: Trung bình trên 50 tuổi với cả nam và nữ.

Một số nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc nhiều giờ liên tục dưới ánh sáng mặt trời có nguy cơ u hắc tố cao hơn.

2. Đặc điểm lâm sàng u hắc tố ác tính của màng bồ đào sau

Thông thường bệnh có thể không có hoặc có rất ít các biểu hiện lâm sàng, người bệnh có thể gần như không thấy có sự thay đổi gì nếu khối u nhỏ, cho tới khi khối u to ra và gây ra các biến chứng. Tuy nhiên một số biểu hiện lâm sàng nghèo nàn vẫn có thể gặp như:

Bệnh nhân có thể nhìn mờ, hình ảnh có thể biến dạng, thấy cảm giác lóa mắt, khiếm khuyết thị trường.

Khối u thông thường không gây đau, một số trường hợp đau nhức mắt do Tăng nhãn áp, khối u hoại tử, tổn thương thần kinh mi sau.

Biểu hiện khi xuất hiện các biến chứng: Bệnh nhân có thể mất tầm nhìn, đau mắt, đỏ mắt, ám điểm, nhìn các vật lơ lửng, nếu tổn thương nặng sở phía sau gây viễn thị…

Bệnh thường biểu hiện ở một mắt.

Các dấu hiệu khi khám lâm sàng:

Soi đáy mắt đây là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý. Khi soi đáy mắt thấy các biểu hiện như:

Nếu u điển hình thầy một khối cầu lồi lên, nhô vào buồng dịch kính. Đôi khi thấy hình ảnh là khối u dẹt và lan tỏa.

Có thể kèm theo dấu hiệu bong võng mạc thanh dịch hoặc thấy có những biến đổi dạng nang trên mặt khối u.

Nếu u phá vỡ qua màng Bruch (là một lớp trong 3 lớp cấu tạo hắc mạc, đây là lớp trong cùng) có thể thấy hình ảnh u nấm hoặc cúc cổ áo.

Nhiều u không có sắc tố, màu sắc của u không có giá trị tiên lượng, nhưng sự hiện diện của sắc tố giúp ích cho việc chẩn đoán.

Bề mặt của u có thể có màu từ da cam đến vàng nâu, nâu sẫm.

3. Chẩn đoán u hắc tố ác tính của màng bồ đào sau

Chẩn đoán u hắc tố ác tính của màng bồ đào sau cần dựa vào các biểu hiện lâm sàng, đặc biệt là soi đáy mắt rất quan trọng trong định hướng chẩn đoán khối u ác tính. Ngoài ra, cần kết hợp với các dấu hiệu cận lâm sàng khác như:

Siêu âm kiểu B: Thấy các biểu hiện như khối u có vùng rỗng âm, lõm hắc mạc ở đáy khối u, bóng ở hốc mắt.

Siêu âm kiểu A: Thấy một vùng cản âm trung bình đi sau một đường cao nhọn.

Chụp động mạch huỳnh quang: Giúp đánh giá tốt hơn những biến đổi biểu mô sắc tố võng mạc, còn cho thấy có hoặc không có những mạch máu giãn rộng bên trong khối u. Khảo sát mạch máu quan trọng trong các khối u hắc tố ác tính.

Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cũng được chỉ định để xác định kích thước khối u, sự xâm lấn của khối u ác tính và xác định trong các trường hợp di căn.

Sinh thiết tế bào: Người ta sẽ đưa một kim nhỏ vào và lấy ra mô tế bào nghi ngờ ác tính rồi làm sinh thiết tế bào. Đây là một tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý có phải ác tình hay không.

Một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với u hắc tố ác tính màng bồ đào sau gồm:

Nevi hắc mạc

U máu hắc mạc

Thoái hoá máu hình đĩa

U tế bào hắc tố thị thần kinh

Khối u di căn tới hắc mạc và u xương hắc mạc.

Bệnh u hắc tố màng bồ đào sau thường khó phát hiện nhờ các biểu hiện cơ năng, người bệnh thường không có biểu hiện gì. Nên để có thể phát hiện sớm bệnh cần được khám soi mắt định kỳ, qua đó phát hiện được các dấu hiệu bất thường của mắt.

Với 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhãn khoa, từng công tác tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và đảm nhiệm vị trí phó trưởng bộ môn kiêm phụ trách bộ môn Mắt Trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Thạc sĩ Hoàng Thanh Nga có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh về mắt. Hiện tại, là Bác sĩ Mắt Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.