Công Dụng Và Cách Sử Dụng Yến Sào / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Công Dụng Và Cách Sử Dụng Yến Sào Cho Người Già Lớn Tuổi

Yến sào từ xưa đã được sử dụng như liều thuốc quý để bồi bổ và tăng cường sức khỏe.Công dụng của yến sào đặc biệt tốt cho người già, người cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật, vì thành phần yến sào rất giàu Proline (5,27%), Axit aspartic (4,69%) là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Từ đó, yến sào giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích sinh trưởng tế bào, phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Ngoài ra, yến sào còn có công dụng:

– Là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho người già:

Trong thành phần của Yến Sào có chứa hơn 50% chất đạm (protein) không béo nên khi người già sử dụng yến sào sẽ đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể.

– Bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực:

Yến sào không chỉ có 18 axit amin mà còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Vậy nên, yến sào đặc biệt tốt cho những người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào còn tốt cho những người đang trong quá trình dưỡng bệnh, sức đề kháng bị suy giảm, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ…

– Kích thích vị giác của người cao tuổi:

Yến sào giúp người già được kích thích cơ quan vị giác, có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

– Giảm các bệnh về xương khớp:

Yến sào giúp bổ sung canxi cho cơ thể, giúp giảm tình trạng mỏi khớp, giúp chống lão hóa toàn diện. Người già thường họat động kém hơn những người trẻ tuổi do các cơ quan khớp bị suy giảm, vì thế để cải thiện tình trạng đó, người già nên sử dụng yến sào mỗi ngày.

– Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư:

Trong yến sào có chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa quan trọng và tối cần thiết vì thế nên nó hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị bệnh ung thư rất tốt.

Yến sào có tốt cho người già lớn tuổi không?

Có thể nói Yến sào phù hợp với mọi độ tuổi, yến sào tốt cho sức khỏe của mọi người, vì thế với người già cũng không ngoại lệ. Yến sào rất tốt cho sức khỏe người già.

Với những công dụng được nêu ra ở trên, chắc chắn các bạn đã hiểu hơn về công dụng của yến sào cho người già lớn tuổi. Ngoài việc cho người già sử dụng yến sào, bạn cũng nên có một chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người già bởi vì khi về già, có nhiều cơ quan bộ phận bị lão hóa và suy giảm rất nhiều, để phòng tránh những bệnh hay gặp ở người già thì nên cho người già ăn uống những thực phẩm dễ hấp thụ năng lượng, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đủ chất đạm (protein) mà không quá nặng nề đối với hệ tiêu hóa. Người già nên hạn chế ǎn thịt, tăng cường ǎn cá vì cá có nhiều chất đạm quý, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có tuổi.

Cách chế biến yến sào cho người già lớn tuổi mang lại hiệu quả cao nhất

Súp yến sào bồ câu non thơm ngon

Nguyên liệu:

– 10g yến đã làm sạch

– 1 bồ câu non

– 60g hạt sen

– 100g thịt heo nạc

– 1/4 miếng vỏ quýt khô

– 8 ly nước

– Bột nêm

Cách chế biến:

Bước 1: Ngâm nước vỏ quýt khô và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ. Rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.

Bước 2: Mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch. Luộc sơ bồ câu và thịt nạc. Rửa và để ráo nước.

Bước 3: Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa và ăn nóng.

Công dụng:

Tổ yến sào với súp bồ câu non dành cho người suy nhược, thiếu máu, hay ho khan, ngứa cổ, ăn ngủ kém, dễ bị cảm mạo thời khí.

Nguyên liệu:

– Yến sào:1 tổ khoảng 10g

– Hạt sen: khoảng 25gr

– Nước lọc: khoảng 400-450ml

– Đường phèn: khoảng 8gr

– Gừng: vài lát mỏng

Cách chế biến:

Bước 1: Hạt sen rửa sạch ngâm nước khoảng 2 tiếng cho mềm. Nếu sử dụng hạt sen tươi thì cần lột vỏ, sau đó dùng tăm loại bỏ tim sen ( nhớ thả sen đã lột vỏ vào trong nước để hạt không bị đen)

Bước 2: Yến sào đã sơ chế đem ngâm nước khoảng 20-30p cho yến mềm ra.

Bước 3:Chưng tổ yến:

Cho nước lọc đã chuẩn bị và hạt sen đã ngâm mềm vào trong nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút.

Tiếp theo cho đường phèn và yến sào đã ngâm vào nồi hấp chung cùng với hạt sen.

Sau khi đã tắt bếp tiếp tục cho vài lát gừng mỏng vào rồi để nguội.

Món ngon này sử dụng khi còn nóng hoặc để lạnh tùy theo sở thích và khẩu vị thì đều hấp dẫn và bổ dưỡng đó ạ.

Công dụng:

Sử dụng món yến chưng hạt sen sẽ giúp an thần khiến cho người già có thể ăn ngon miệng, giấc ngủ tốt, mang đến cho sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

Cháo yến sào nếp than

Nguyên liệu:

– Nếp than 100g,

– Yến sào đã ngâm 50g.

– Mật ong, nước dừa, đu đủ.

Cách làm:

Bước 1: Nếp than rửa sạch bằng nước. Đu đủ gọt vỏ xắt hạt lựu.

Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho gạo và nước vào, nấu sôi bằng lửa lớn, rồi giảm bớt lửa nấu tiếp 30 phút, để lúc nếp nở rồi thêm yến sào vào, nấu tiếp 15 phút bằng lửa nhỏ, đến lúc cháo đặc.

Bước 3: Thêm vào mật ong, nước dừa trộn đều, rải hạt đu đủ lên là xong.

Công dụng:

Món ăn từ tổ yến này rất bổ dưỡng và thích hợp cho mọi đối tượng nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đây là món ăn lành tính và dễ tiêu hóa để bồi bổ cho cơ thể lúc suy nhược và mệt mỏi hay người mới ốm dậy. Món này bổ máu an thần, rất thích hợp cho người thiếu máu.

Cách sử dụng yến sào cho người già lớn tuổi mang lại hiệu quả cao nhất

Để đảm bảo khi vào trong, cơ thể thể hấp thụ và thức ăn chuyển hóa hoàn toàn thành dinh dưỡng đi nuôi cơ thể người gìa lớn tuổi nên dùng yến sào vào 3 thời điểm buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ và giữa hai bữa ăn chính.

-Người cao tuổi có thể dùng yến sào vào buổi sáng: Đây là thời điểm trong bụng đang rỗng, nên việc ăn một bát súp hay chè yến sào sẽ giúp cơ thể hấp thu hết các dưỡng chất cũng như giúp có một ngày làm việc hiệu quả.

-Buổi tối trước khi đi ngủ: Vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, nên dùng một chén chè yến hoặc soup yến, vì khi ăn vào thời điểm này cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ yến. Dạ dày làm việc cũng không quá nặng nhọc và lâu vì yến là dinh dưỡng cùng chất xơ dễ hấp thụ nên không làm khó cho dạ dày được.

– Có thể dùng yến sào vào giữa hai bữa ăn chính: Đây là lúc cơ thể bắt đầu đói do lượng thức ăn đã tiêu hóa, chuyển hóa thành dinh dưỡng đi nuôi cơ thể hết, nên việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vào giữa hai bữa ăn chính sẽ giúp các cơ quan như dạ dày, hệ tiêu hóa khởi động nhẹ, hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cơ thể.

Cách bảo quản yến sào hợp lí nhất

Bảo quản tổ yến còn lông

Hiện nay có rất nhiều người không biết cách bảo quản yến thô hay còn gọi là yến nguyên tổ còn lông như thế nào? Để vừa giữ cho yến không bị hư hại vừa giữ nguyên được chất dinh dưỡng có trong yến.

Thông thường trong mỗi lần mua bạn sẽ mua khoảng 1 lạng yến nguyên tổ còn lông và để ăn trong thời gian khoảng 2 đến 3 tháng. Vậy trong thời gian này bảo quản chúng như thế nào để không bị biến chất?

Nguyên tắc chung khi bảo quản yến nguyên tổ còn lông đó là phải giữ cho yến thật khô ráo. Để nơi sạch sẽ và thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp hay có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Bảo quản yến rút lông

Yến rút lông được làm sạch tới 99% lông và các tạp chất bụi bẩn. Giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao và các đặc tính của yến thô.

Để bảo quản yến rút lông bạn chỉ cần đậy kín tổ yến trong hộp nhựa hoặc túi nylong, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất là nên để trong tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn. Trong môi trường kín tổ yến có thể để được từ 3 – 5 năm.

Bảo quản tổ yến tươi

Yến tươi chính là tổ yến thô sau khi sơ chế loại bỏ sạch lông và tạp chất, chưa qua sấy khô được gọi là yến tươi.

Bảo quản tổ yến chưng sẵn

Việc bảo quản yến sau khi chưng là vô cùng cần thiết. Vì bất kì thực phẩm nào sau khi đã chế biến đều cần đảm bảo nếu không vi khuẩn sẽ xâm nhập sau thời gian ngắn. Đối với yến sau khi chưng cũng vậy, bạn cần đậy kín và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-5 độ C (Ngăn mát của tủ lạnh) hoặc có thể bỏ ngăn đá nếu muốn bảo quản được lâu hơn

Yến sau khi chưng nếu bảo quản ở ngăn mát có thể để được từ 7-14 ngày. Còn nếu để được lâu hơn chúng ta đến để lên ngăn đông để có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến 3 – 6 tháng.

Nước yến sào cho người già lớn tuổi: lợi hay hại?

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chế biến tổ yến, có thể chọn yến chưng sẵn cho người già sử dụng. Nước yến chưng sẵn vừa dễ dàng sử dụng lại không lo lắng vấn đề bảo quản như tổ yến. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng có trong nước yến chưng sẵn kém so với yến sào nguyên chất vì vậy việc sử dụng yến sào nguyên chất cho người già lớn tuổi là lựa chọn hàng đầu vì yến sào nguyên chất mang hàm lượng dinh dưỡng cao và hơn hết chúng ta có thể đa dạng cách chế biến khác nhau tạo nên những món ăn vừa kích thích vị giác vừa mang lại dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe người cao tuổi.

Nước Yến Sào Có Công Dụng Giống Tổ Yến Sào Hay Không?

Hiện nay có nhiều loại nước yến sào trên thị trường, mỗi loại có những thành phần khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các loại nước yến đều có các thành phần chính là nước, đường phèn, nấm tuyết, mật ong,… và một phần nhỏ yến sào, có thể có thêm các thành phần khác như chất béo bão hòa, cholesterol, canxi, natri.

Nước yến sào có công dụng gì?

Nước yến có chứa yến sào nên về cơ bản cũng có những tác dụng tương tự tổ yến sào:

– Tác dụng cơ bản:

+ Bổ phổi, bổ huyết, tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt là sau phẫu thuật.

+ Dùng thường xuyên giúp làm đẹp da, chống lão hóa, chữa mất ngủ, giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường trí nhớ.

+ Kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.

– Tác dụng với từng đối tượng:

+ Với người già: Nước yến giúp hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh; phòng chống bệnh tim mạch, huyết áp; giúp người cao tuổi ngủ ngon giấc hơn.

+ Với trẻ em: Nước yến giúp bé phát triển chiều cao và trí tuệ; kích thích hệ tiêu hóa để trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn; chống được tình trạng biếng ăn.

+ Với phụ nữ mang thai: Nước yến sào có tác dụng bồi bổ cho cả mẹ và bé. Sau khi sinh, tổ yến sào còn có tác dụng giúp mẹ mau lấy lại vóc dáng.

+ Với nam giới: Nước yến giúp tăng cường sinh lực.

+ Với người mắc bệnh ung thư, tiểu đường: Nước yến giúp đẩy lùi tế bào bệnh, không cho tế bào phát triển mạnh hơn.

Sử dụng nước yến như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Tuy có nhiều tác dụng nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, nước yến sào không thể phát huy hiệu quả. Do thành phần yến sào chứa trong sản phẩm này rất thấp, nên tốt nhất bạn nên sử dụng đều đặn, thường xuyên. Đặc biệt, hãy dùng nước yến sào vào buổi sáng sớm trước ăn sáng 30p hoặc buổi tối trước khi ngủ 1h đồng hồ để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn nước yến đóng lọ thủy tinh thay vì nước yến lon. Vì tuy có giá rẻ hơn nhưng thành phần yến trong nước đóng lon là cực ít. Bạn cũng nhớ chọn mua nước yến sào từ những nơi bán yến sào uy tín hoặc lựa chọn Yến chưng tươi Thượng Yến với hàm lượng yến sào từ chuyên gia để sử dụng.

Tác Dụng (Công Dụng) Của Tổ Yến Sào

Yến sào từ xa xưa đã được phát hiện ra là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe và được xếp hạng là một trong các cực phẩm dành cho vua chúa. Hiện nay, qua nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, khoa học đã chứng minh được những thành phần dinh dưỡng có trong Yến sào tác dụng to lớn đến sức khỏe con người như thế nào.

Bảng Thành Phần Và Hàm Lượng Các Chất Dinh Dưỡng Trong Tổ Yến

Tác Dụng Của Tổ Yến Đối Với Trẻ Em

Yến sào có chứa nhiều Protein, các loại Acid Amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý, giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, yến sào còn chứa nhiều Canxi và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Đặc biệt trong Tổ yến có chứa Cr – một loại nguyên tố quý hiếm rất quan trọng giúp kích thích chức năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất qua màng ruột.

Tổ yến còn cung cấp một hàm lượng đạm cao, ít béo giúp phát triển xương và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân Tổ yến chứa rất nhiều Fe. Lượng đường Galactose hoàn toàn không có chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho các bé.

Yến sào có tác dụng kích thích và thúc đẩy hệ tuần hoàn máu hoàn hảo hơn, giúp trẻ em phát triển não bộ và trí não của mình một cách toàn diện nhất, kích thích sự tăng trưởng của cơ thể trẻ.

Các vi chất dinh dưỡng quan trọng như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh, sử dụng Tổ yến đều đặn hợp lý sẽ giúp phát triển hệ thống trí não, ổn định tinh thần, giúp nhớ lâu hơn và nhất là trong những kỳ thi cử vất vả.

Công Dụng Của Yến Sào Đối Với Phụ Nữ

Yến sào chứa hàm lượng Protein cao (hơn 50%), gồm 18 loại Acid Amin rất cần thiết cho cơ thể mà không loại thực phẩm nào có, trong đó có nhiều loại cơ thể không tự tổng hợp hoặc sản sinh ra được. Các khoáng chất này có tác dụng rất tốt với phụ nữ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, thanh lọc và làm mát cơ thể.

Cải thiện hệ tiêu hóa giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Canxi và Vitamin D, giúp chống lão hóa da và loãng xương sau thời kỳ tiền mãn kinh mà hầu như tất cả phụ nữ ngoài 40-50 đều mắc phải.

Đặc biệt, trong Yến sào chứa nhiều Threonie, đây là chất bổ sung rất lớn trong việc hình thành nên Collagen và Elastine – 2 chất có khả năng tự tổng hợp, hình thành các tế bào da mới, phục hồi những tế bào bị tổn thương một cách nhanh chóng, ngăn ngừa lão hóa làn da. Quý khách tham khảo bài viết: “Phụ Nữ Ăn Tổ Yến Sào Giúp Đẹp Da”.

Phụ nữ sau sinh rất thường bị chứng lãnh cảm, khả năng tình dục kém đi nhiều. Trong Yến sào chứa chất L-arginine với hàm lượng cao(11,4%) – có chức năng gia tăng lượng kích thích tố tăng trưởng HGG, làm nhanh quá trình hồi phục các tổn thương phần mềm, điều hòa lưu thông tuần hoàn, cải thiện các rối loạn chức năng tình dục rất tốt cho phụ nữ.

Yến sào đặc biệt rất tốt cho người già, cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật… Vì thành phần Yến sào rất giàu Proline (5,27%), Acid Aspartic (4,69%) là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào.

Tổ yến chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho việc bồi dưỡng sức khỏe cho người già. Tổ yến giàu Canxi và Sắt, chứa nhiều nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như Mangan, Brom, Cu, Zn. Ngoài ra còn có nguyên tố kích thích tiêu hóa như Crôm; nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như Selen; đây đều là những nguyên tố rất quý hiếm có trong thực phẩm.

Tổ yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ Canxi, chống lão hóa cột sống (Lysine), chống viêm khớp (Methionine). Đặc biệt Acid Syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).

Công Dụng Của Tổ Yến Đối Với Người Bệnh

Trong thành phần của Tổ yến có chứa chất Acid Syalic có tác dụng hồi phục nhanh cơ thể khi bị tổn thương hồng cầu. Một số Acid Amin có hàm lượng cao như Acid Aspartic (4,69%), Proline (5,27%) giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào. Đặc biệt Acid Syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận). Chính vì thế, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ yến sào đối với người bệnh là điều rất cần thiết.

Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.

Ngoài ra, tổ yến cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.

Đối với trẻ em khi cho sử dụng yến thì nên thử từ từ vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việc dùng yến sào trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Yến sào cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.

Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.

Tổ Yến Sào ĐẠI LÂM MỘC

Tac dung cua to yen sao, cong dung cua to yen sao, công dụng của tổ yến sào, tác dụng của tổ yến sào

Khuyến Mãi & Sự Kiện

Công Dụng Yến Sào Cho Bà Bầu

Bà bầu có nên ăn yến sào và ăn yến sào như thế nào để tốt nhất cho mẹ và thai nhi thì không phải ai cũng biết. Ăn yến sào đúng cách sẽ giúp cơ thể bà bầu và thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và ăn không đúng cách sẽ không đem lại hiệu quả tốt như mong muốn. Bài viết này sẽ hướng dẫn các mẹ cách ăn yến sào đúng cách, để đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của mẹ, và sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đấy đủ dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Yến sào là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Yến sào là một loại thực phẩm, một món ăn nổi tiếng đã tồn tại từ lâu đời tại một số nước châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… Tác dụng của yến sào đã được ghi nhận trong suốt nhiều năm qua và trở thành món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi.

Trong yến sào có chứa tới 18 loại axit amin và 30 vi chất cần thiết cho cơ thể như: sắt, kẽm, magie, canxi… Đặc biệt là sắt và canxi hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành khung xương và tạo máu của bé từ trong bụng mẹ. Trong giai đoạn này nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi thì sẽ dẫn đến tình trạng bé còi xương và chậm lớn. Hơn nữa, trong quá trình nuôi thai, canxi từ mẹ truyền sang con nên bạn có thể sẽ bị đau lưng ngay trong thai kỳ và ảnh hưởng đến suốt cuộc đời về sau này.

Bà bầu nên ăn yến sào vì yến sào là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời – Ảnh Internet

Không những thế, dùng yến sào khi mang bầu, còn giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miến dịch, tránh mắc các bệnh thời tiết như cảm, cúm… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hai mẹ con.

Cả Đông y và Tây y đều công nhận những tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với sức khỏe của bầu, vì đây chính là thực phẩm có tác dụng bồi bổ rất lớn. Khi mang thai, các mẹ bầu nên ăn và uống nước yến sào để có sức khỏe tốt và để thai nhi có sự phát triển toàn diện.

Những công dụng của yến sào đối với bà bầu và thai nhi

Yến giúp bổ sung dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ nhất: Theo các nhà khoa học, trong yến có chứa đến 50 % thành phần là protein, giàu năng lượng, dinh dưỡng nhưng hoàn toàn không có chất béo. Yến còn chứa tới 18 loại axit amin trong đó có nhiều loại mà cơ thể người không tổng hợp được, vô cùng quan trọng với cơ thể.

Yến sào có rất nhiều công dụng đối với mẹ bầu – Ảnh Internet

Yến sào giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch: Nhờ hoạt chất Aspartic acid giúp sản sinh ra các globutin kháng thể và miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra yến còn giúp tăng cường dinh dưỡng, năng lượng giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng giúp đẩy lùi bệnh tật.

Giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện: Từ trong bụng mẹ, thai nhi đã cần 2 chất valine và glycine. Đây là 2 chất vô cùng quan trọng trong phát triển não bộ cho thai nhi, là chất có trong dẫn truyền thần kinh, tốt cho hệ thần kinh của trẻ.

Giúp bà bầu tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng: Nhiều bà bầu than vãn mặc dù đã chú ý đến chế độ ăn uống nhưng vẫn không cải thiện được vấn đề cân nặng của thai nhi. Lý do chính là khả năng hấp thụ dưỡng chất của mẹ kém, dẫn đến thai nhi phát triển không bình thường, yếu và nhẹ cân. Trong yến sào có chất threonine, là chất giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Yến sào có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng – Ảnh Internet

Chống rạn da, thâm nám da: Đây là vấn đề mà khá nhiều bà bầu gặp phải, đó là tình trạng rạn da, nứt da ở mông, đùi, bụng… khiến nhiều chị em lo lắng. Yến sào sẽ giúp giảm các triệu chứng này, vì trong yến có collagen là chất rất tốt cho da. Yến còn giúp da mẹ hồng hào, sáng, căng mịn, chống lão hóa da cực hiệu quả.

Thanh nhiệt, chống viêm: Mọi bà bầu do phải bổ sung sắt và canxi nên thường gặp các tác dụng phụ như nhiệt, nóng, táo bón… ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của bà bầu. Bên cạnh bổ sung nước và rau quả, các chị em nên tự bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng lại giúp thanh nhiệt, gải độc mát gan như yến sẽ rất tốt.

Giảm các triệu chứng đau nhức lưng, tay chân: Khi thai nhi phát triển chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức lưng, tay chân. Lựa chọn yến trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ giúp giảm bớt các triệu trứng này đấy.

Bà bầu bị đau lưng, tê mỏi chân tay… nên ăn yến sào – Ảnh Internet

Giảm stress, mang đến tinh thần thoải mái: Mệt mỏi, stress, hoa mắt chóng mặt là tình trạng chung cảu các mẹ bầu. Chất glutamic có trong yến là chất dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa các bệnh như mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược… giúp tinh thần thoải mái hơn đấy mẹ.

Nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh: Với thành phần hoàn toàn không chất béo, không tạo ra các mỡ thừa mà vẫn đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất để nuôi con. Vì thế mẹ bầu dùng yến sẽ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh vì không bị tăng cân.

Bà bầu nên ăn yến sào thế nào để dưỡng thai thật tốt?

Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu: Phụ nữ mang thai được biết đến là đối tượng vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Theo Đông y, yến sào có tính hàn, vị ngọt vì vậy từ tháng thứ tư bà bầu mới nên ăn yến sào. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã vào tổ, bé nằm chắc chắn trong bụng mẹ nên tính hàn của tổ yến không thể ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn yến sào đúng cách để bảo vệ cho sức khỏe thai kỳ – Ảnh Internet

Thời kỳ mang thai tháng thứ 4: Ăn mỗi ngày một chén.

Thời kỳ mang thai tháng tứ 5 đến tháng thứ 6: 2 ngày ăn một chén và trong một tháng phụ nữ mang thai nên sử dụng 100gr yến.

Thời kỳ mang thai tháng thứ 7: Ăn 3 ngày một chén, trong thời gian này số gram yến nên được giảm đi. Do lúc này thai nhi đã phát triển mạnh, cần có sự thay đổi thích hợp cho đến khi ra đời.

Khi bổ sung yến sào, các mẹ bầu cũng nên lưu ý là các mẹ không nên sử dụng khi cơ địa thay đổi. Vì khi mang thai, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường. Nếu đang trong thời kỳ thai nghén thì chị em không nên dùng yến để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mẹ không nên ăn yến sào quá nhiều, vì điều này cũng không hề tốt cho mẹ và thai nhi.

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn quá nhiều yến – Ảnh Internet

Nguyễn Vũ Thường tổng hợp