Công Dụng Elixir Paracetamol / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Paracetamol Là Gì? Công Dụng, Liều Dùng, Lưu Ý Sử Dụng Paracetamol

Paracetamol là gì? Thuốc Paracetamol là gì? Paracetamol là thuốc gì? Effe paracetamol là thuốc gì? – Đây chỉ là trong số ít các câu hỏi được hiện lên khi bạn tìm kiếm thông tin Paracetamol là gì trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên không phải trang web nào cũng mang đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Tại các phần của bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ và chính xác câu trả lời cho các câu hỏi trên.

Trước tiên là Paracetamol là gì? – Paracetamol thuộc vào nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt, thuốc điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh Gút. Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen, APAP.

Paracetamol chứa các thành phần Paracetamol và Acetaminophen. Tác dụng chính của loại thuốc này chính là chuyển hóa với các hoạt tính từ phenacetin. Nó cũng có thể là thuốc hạ sốt và giảm đau hiệu quả mà bạn có thể dùng để thay thế cho aspirin ( với liều lượng ngang nhau). Tuy nhiên Paracetamol thường không mang đến tác dụng chống viêm như aspirin.

Paracetamol có tác dụng làm hạ thân nhiệt ở người bệnh sốt. Tuy nhiên Paracetamol không mang đến hiệu quả hạ thân nhiệt đối với người bình thường. Sau khi tác động lên vùng dưới đồi thuốc sẽ gây hạ nhiệt.

Thường thì việc sử dụng một lượng nhỏ Paracetamol sẽ không gây nên các tác động xấu đến hô hấp, tom mạch cũng như làm thay đổi cân bằng acid – base. Thuốc này còn không gây nên tình trạng chảy máy dạ dày cũng như các kích ứng thông thường như sau khi sử dụng salicylat.

Điều này xảy ra do Paracetamol chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương, mà không gây tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân. Trong thời gian chảy máu Paracetamol cũng không gây nên tác dụng, kể cả là với tiểu cầu.

Cách dùng và liều dùng Paracetamol Cách dùng Paracetamol là gì?

Paracetamol thường dùng uống. Có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng đối với người bệnh không uống được thuốc. Tuy nhiên vậy liều đặt tại trực tràng cần có liều lượng cao hơn so với các uống thông thường. Chỉ như vậy thì nồng độ huyết tương mới có thể giống nhau.

Đối với người lớn trong trường hợp điều trị giảm đau không được dùng paracetamol quá 10 ngày. Đối với trẻ em thì không được quá 5 ngày. Trong trường hợp này bạn nên đến khám bác sĩ để biết mình có gặp vấn đề gì hay không. Nếu bác sĩ chỉ định uống paracetamol thì mới được tiếp tục uống.

Trong trường hợp người lớn và trẻ em sốt liên tục trên 3 ngày với thân nhiệt từ 39.5 trở lên cũng không được dùng paracetamol. Nếu việc sử dụng thuốc là do bác sĩ chỉ định thì mới được dùng tiếp hoặc không bạn phải tiến hành khám bác sĩ.

Đối với trẻ em một ngày không được dùng quá 5 liều paracetamol nhằm mục đích giảm đau hoặc hạ sốt. Cụ thể trẻ em dưới 3 tháng tuổi dùng 40mg; Trẻ em 4 đến 11 tháng tuổi dùng 80g; 1- 2 tuổi dùng 120g paracetamol trong vòng từ 4 đến 6 giờ; Đối với trẻ trên 2 tuổi đến 11 tuổi sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhi để điều chỉnh liều dùng paracetamol. Paracetamol có thể uống hoặc đưa trực tiếp vào đường hậu môn.

Đối với trẻ em từ trên 11 tuổi và người lớn có thể dùng từ 1g đến dưới 4g paracetamol một ngày để hạ sốt và giảm đau. Cụ thể đối với trẻ em trên 12 tuổi có thể dùng 1.3g paracetamol và được thay 8 giờ một lần. Đối với người lớn không được dùng quá 4g paracetamol trong vòng một ngày. Thường thì đối tượng người lớn sẽ dùng paracetamol dưới dạng viên nén chứa 650mg paracetamol/viên.

Sau khi tìm hiểu Paracetamol là gì chúng ta cùng đến với công dụng của thuốc. Paracetamol có công dụng rất tốt trong việc giảm đau nhất là với các chứng đau nhẹ và vừa. Cụ thể hơn là các biểu hiện như đau đầu, đau bụng kinh, đau răng,… Thuốc có hiệu quả tạm thời nhất là đối với giảm đau ở cường độ thấp và cơn đau không đến từ nội tạng.

Paracetamol còn có thể là thuốc thay thế salicylat nhằm hạ sốt hoặc giảm đau nhẹ đối với người bệnh không dung nạp hoặc chống chỉ định salicylat. Paracetamol được dùng phổ biến nhằm hạ sốt và giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt. Paracetamol còn có thể dùng để thay thế cho aspirin.

Cách bảo quản Paracetamol

Viên nén, dạng uống: 325mg hay 500mg.

Gel hay dạng uống: 500mg.

Dung dịch theo dạng uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml).

Siro dạng uống: biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol là gì?

Nếu bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol thì cần thận trọng trong việc sử dụng loại thuốc này. Đừng quên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết rằng paracetamol có an toàn hay không nếu bạn đang gặp các vấn đề sau đây:

Hàm lượng và các dạng của thuốc Paracetamol là gì?

Thuốc Paracetamol có những dạng dùng và hàm lượng điển hình như sau:

Thuốc Efferalgan (Paracetamol) Công Dụng Và Cách Dùng

Tên Thuốc: Efferalgan

Số Đăng Ký: VN-19068-15

Hoạt Chất: Paracetamol 150 mg

Dạng Bào Chế: Bột sủi bọt để pha hỗn dịch uống

Quy cách đóng gói: Hộp 12 gói

Hạn sử dụng: 12 tháng

Công ty Sản Xuất: Bristol – Myers Squibb (979, Avenue des Pyrénées, 47520 Le Passage France)

Công ty Đăng ký: Công ty TNHH DKSH Việt Nam

Thuốc Efferalgan với hoạt chất chính là paracetamol. Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chuyên dùng điều trị các triệu chứng: sốt, đau đầu, đau nhức mỏi cơ, đau răng, đau bụng kinh,… từ nhẹ tới vừa.

Thuốc có công dụng dùng điều trị các chứng đau và/hoặc sốt như đau đầu, tình trạng như cúm, đau răng, nhức mỏi cơ. Thuốc dùng điều trị cho trẻ em cân nặng từ 10-40 kg.

Liều dùng thuốc hạ sốt Efferalgan cho người lớn

Với thuốc Efferalgan 500mg, người lớn hoặc trẻ em trên 12 tuổi uống từ 1 – 2 viên trong vòng 4 – 6 giờ khi cảm thấy đau hoặc sốt (tối đa 8 viên/ngày).

Liều dùng thuốc giảm đau Efferalgan cho trẻ em

Trẻ em 7 – 12 tuổi: uống 1/2 – 1 viên Efferalgan 500mg trong vòng 4 – 6 giờ (tối đa 4 viên/ngày).

Một số sản phẩm trên thị trường có hàm lượng thấp hơn dành cho trẻ em, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, hãy sử dụng nó ngay khi bạn nhận thấy. Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc của bạn.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức hoặc liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ quá liều thuốc này.

Đem theo đơn thuốc và hộp thuốc cho bác sĩ xem.

Dùng đường uống. Đổ bột thuốc vào trong cốc và sau đó thêm một ít đồ uống lỏng (như nước, sữa, nước trái cây).

Uống ngay sau khi hòa tan hoàn toàn.

Nếu trẻ sốt trên 38,5oC, hãy làm những bước sau đây để tăng hiệu quả của việc dùng thuốc:

Cởi bỏ bớt quần áo của trẻ.

Cho trẻ uống thêm chất lỏng.

Không để trẻ ở nơi quá nóng.

Nếu cần, tắm cho trẻ bằng nước ấm, có nhiệt độ thấp hơn 2°C so với thân nhiệt của trẻ.

Khi sử dụng Efferalgan và các thuốc chứa hoạt chất Paracetamol khác, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ, chủ yếu do sử dụng quá liều như:

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác nhưng nguy hiểm hơn, bạn cần sớm liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ y tế:

Báo cho bác sĩ tất cả triệu chứng bất thường nào bạn gặp phải, đồng thời mang các loại thuốc đã sử dụng trong kê toa hoặc ngoài kê toa, cả thực phẩm chức năng và thảo dược để kiểm tra tương tác thuốc.

Nếu triệu chứng đau dai dẳng quá 5 ngày, hoặc còn sốt quá 3 ngày, hoặc thuốc chưa đủ hiệu quả, hoặc thấy xuất hiện các triệu chứng khác, không tiếp tục điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Trong trường hợp bị bệnh suy thận và gan nặng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol. Ở bệnh nhân đang thực hiện chế độ ăn kiêng muối, cần nhớ là trong mỗi gói thuốc có chứa 55,7 mg natri để tính vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Thuốc này không được dùng trong những trường hợp sau:

Biết có dị ứng với paracetamol hoặc hoặc với propacetamol hydroclorid (tiền chất của paracetamol) hoặc các thành phần khác của thuốc.

Có bệnh gan nặng hoặc bệnh gan đang tiến triển.

Phenylketonuria (một loại bệnh di truyền phát hiện lúc sinh), do có aspartam.

Không dung nạp với fructose (vì sự có mặt của sorbitol).

Nếu bác sĩ chỉ định đo nồng độ acid uric hoặc đường huyết, bạn cần báo bác sĩ là con bạn đang dùng thuốc này. Để tránh tương tác giữa các thuốc, bạn luôn phải báo cho bác sĩ hoặc dược sỹ biết các thuốc khác bạn đang dùng.

Ảnh hưởng của thuốc lên các thuốc khác Efferalgan có thể làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng không mong muốn khi dùng với các thuốc khác.

Thuốc chống đông máu: Paracetamol có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông.

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên Efferalgan Sử dụng đồng thời với phenytoin có thể dẫn đến giảm hiệu quả của paracetamol và làm tăng nguy cơ độc tính đối với gan.

Những bệnh nhân đang điều trị bằng phenytoin nên tránh dùng paracetamol liều lớn và/hoặc kéo dài. Cần theo dõi bệnh nhân về dấu hiệu độc tính đối với gan.

Probenecid có thể làm giảm gần 2 lần về độ thanh thải của paracetamol bằng cách ức chế sự liên hợp của nó với acid glucuronic. Nên xem xét giảm liều paracetamol khi sử dụng đồng thời với probenecid.

Salicylamid có thể kéo dài thời gian bán thải (t2) của paracetamol. Các chất gây cảm ứng enzyme: Cẩn thận trọng khi sử dụng đồng thời paracetamol với các chất gây cảm ứng enzyme gan như barbiturat, isoniazid, carbamazepin, rifampicin và ethanol ,..

Bảo quản ở nhiệt độ phòng được kiểm soát 15 ° – 30 ° C

Bảo vệ thuốc này khỏi ánh sáng và độ ẩm.

Không được dùng thuốc quá thời hạn sử dụng có ghi bên ngoài hộp thuốc.

Không được loại bỏ thuốc vào nước thải hoặc thùng rác thải gia đình. Hãy hỏi dược sĩ cách hủy bỏ những thuốc không dùng này. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường.

Giá thuốc Efferalgan trên thị trường hiện nay đang được bán với giá khoảng: 4.000 đồng/viên, tương đương 64.000 đồng/hộp

Giá bán của thuốc sẽ có sự dao động nhất định giữa các nhà thuốc, đại lý phân phối. Người dùng có thể tham khảo giá trực tiếp tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Để tham khảo mua thuốc Efferalgan ở đâu? Liên hệ 0901771516 (Zalo/ Facebook/ Viber/ Whatsapp) hoặc Bình Luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc.

** Chú ý: Thông tin bài viết về thuốc Efferalgan được tổng hợp bởi Nguồn uy tín với mục đích chia sẻ kiến thức mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn. ThuocDacTri247 Health News

**Website chúng tôi Không bán lẻ dược phẩm, mọi thông tin trên website bao gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc các định dạng khác được tạo ra chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho quý đọc giả tham khảo các thông tin về bệnh. Chúng tôi không hoạt động bán lẻ dược phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trên Website.

Efferalgan: Uses, Side effects, Interactions https://hellodoktor.com/drugs-herbals/drugs/efferalgan/. Truy cập ngày 21/11/2023.

Paracetamol – wikipedia https://en.wikipedia.org/wiki/Paracetamol. Truy cập ngày 21/11/2023.

Với tâm huyết chia sẻ kiến thức, thông tin bệnh thư, thuốc ung thư, gửi đến những thông điệp quan trọng về việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh ung thư, giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn trước căn bệnh nguy hiểm này.

Chuyên khoa: Ung thư

Từ 2011 – 2012: Bác sĩ nội trú khoa ung thư, Bệnh viện HenRi Mondor, Cresteeil, Cộng hòa pháp.

Từ 2012 – Nay: Giảng viên bộ môn ung thư Đại Học Y Dược chúng tôi

Có kinh nghiệm 5 năm trong việc chẩn đoán và kê đơn

Các kiến thức về bệnh ung thư, thuốc điều trị ung thư hiệu quả.

Tư vấn thông tin sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh ung thư.

Tư vấn thông tin các dòng thuốc phổ biến, thuốc kê đơn hoặc thuốc đặc trị.

Bác sĩ Đa Khoa, Đại Học Y Dược chúng tôi

Thạc Sĩ chuyên nghành ung thư – ĐHYD – TP.HCM

Thuốc Paracetamol: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ

Phân nhóm: thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốt

Tên hoạt chất: Paracetamol

Thương hiệu: Panadol®, Efferalgan Codein®, Efferalgan Paracetamol®, Efferalgan®, Efferalgan Vitamin C®, Tatanol® và Hapacol®.

Công dụng của thuốc paracetamol

Dược sĩ Nam Anh, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Paracetamol (acetaminophen) là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt.

Paracetamol là loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt.v.v… Thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau ở người bị viêm khớp nhẹ, nhưng không có tác dụng đối với viêm nặng hơn (viêm sưng khớp cơ). Hàm lượng thông thường sử dụng là paracetamol 500mg.

Liều dùng của thuốc paracetamol như thế nào?

Những thông tin về liều dùng của thuốc paracetamol sau đây không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

Paracetamol có những dạng dùng và hàm lượng phổ biến như sau:

Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg.

Gel, dạng uống: 500mg.

Dung dịch, dạng uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml).

Siro, dạng uống: biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).

Liều dùng thông thường của thuốc Paracetamol như sau:

Liều hạ sốt cho người lớn:

Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều giảm đau cho người lớn:

Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên uống mỗi 4-6 giờ.

Liều hạ sốt và giảm đau cho trẻ em:

+ Giảm đau: Dạng uống hoặc đặt hậu môn:

Đối với trẻ 1 tháng tuổi trở xuống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần.

Trên 1 tháng đến 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (tối đa: 5 liều trong 24 giờ)

+ Sốt:

Đối với trẻ 4 tháng đến 9 tuổi: Liều khởi đầu: 30 mg/kg (Theo nghiên cứu, liều lượng này có hiệu quả hơn trong việc giảm sốt so với liều duy trì 15 mg/kg và không có sự khác biệt về độ dung nạp lâm sàng.)

Đối với trẻ 12 tuổi trở lên: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg trong 6-8 giờ.

Thời điểm phát huy tác dụng: Tác dụng giảm đau của paracetamol có hiệu quả trong 30-60 phút khi thuốc. Ảnh hưởng của thuốc kéo dài trong 3-4 giờ.

Cảnh báo:

Các bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng paracetamol với liều vượt mức khuyến cáo. Nếu sử dụng quá liều có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Liều dùng tối đa của paracetamol cho người lớn là 4g (4000mg) mỗi ngày. Trong trường hợp bạn đang sử dụng đồ uống có cồn mỗi ngày thì liều tối đa khuyến cáo là 2g/ngày và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Hãy cho bác sĩ biết trước khi sử dụng thuốc nếu như bạn bị bệnh gan hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Dược sĩ, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc không kê toa nào khác để trị ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ. Hoạt chất paracetamol có trong nhiều loại thuốc biệt dược mà bạn không biết, chính vì vậy nếu sử dụng một số thuốc cùng nhau, bạn có thể vô tình sử dụng quá liều paracetamol. Do đó hãy đọc nhãn của bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem nó có chứa paracetamol, Acetaminophen hay APAP không. Lưu ý tránh uống rượu trong khi dùng thuốc này, bởi rượu có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan trong khi dùng thuốc paracetamol.

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc paracetamol:

Bạn lưu ý không sử dụng thuốc paracetamol nếu như bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol.

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu như bạn đang mắc các vấn đề sau:

Bệnh gan;

Tiền sử nghiện rượu.

Đang mang thai hoặc cho con bú.

Không sử dụng paracetamol khi không có chỉ định của bác sĩ nếu như bạn đang cho con bú.

Sử dụng thuốc paracetamol theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu muốn điều trị cho trẻ, hãy sử dụng dạng paracetamol dành cho trẻ em. Cẩn thận làm theo hướng dẫn định lượng trên nhãn thuốc. Không được dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi nếu như không có chỉ định của bác sĩ.

Nếu sử dụng paracetamol dạng lỏng, hãy đo lường lượng thuốc với muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Nếu bạn không có dụng cụ đo liều, hãy hỏi dược sỹ. Bạn có thể phải lắc chất lỏng trước mỗi lần sử dụng và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Đối với thuốc paravetamol dạng viên nén nhai, lưu ý phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.

Đảm bảo tay bạn khô khi cầm viên thuốc paracetamol dạng tan rã. Đặt viên thuốc trên lưỡi và nó sẽ bắt đầu tan ngay. Lưu ý không nuốt toàn bộ viên, để thuốc hòa tan trong miệng mà không nhai.

Để sử dụng paracetamol dạng sủi bọt, bạn hãy hoà tan một gói thuốc trong ít nhất 118ml nước. Khuấy hỗn hợp này và uống hết ngay. Để đảm bảo bạn uống đủ liều, hãy thêm một ít nước vào ly thuốc bạn vừa uống xong, khuấy nhẹ nhàng và uống ngay.

Không uống paracetamol dạng thuốc đặt hậu môn. Thuốc chỉ dùng cho trực tràng. Bạn nên rửa tay trước và sau khi đặt viên thuốc vào hậu môn.

Hãy cố gắng làm rỗng ruột và bàng quang ngay trước khi sử dụng thuốc đặt hậu môn paracetamol. Tháo vỏ bọc bên ngoài thuốc trước khi đặt, tránh cầm viên thuốc đặt trên tay của bạn quá lâu nếu không thuốc sẽ tan ra trên tay.

Để có kết quả tốt nhất, bạn nằm xuống và chèn đầu thuốc vào hậu môn. Giữ viên thuốc ngủ trong vài phút. Thuốc sẽ tan nhanh chóng sau khi chèn vào hậu môn và bạn sẽ cảm thấy ít hoặc không có cảm giác khó chịu khi giữ nó. Bạn nên tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm sau khi dùng thuốc.

Ngừng dùng thuốc paracetamol và đến gặp bác sĩ nếu:

Bạn vẫn bị đau sau 7 ngày sử dụng (hoặc 5 ngày nếu điều trị cho trẻ);

Bạn vẫn bị sốt sau 3 ngày sử dụng;

Bạn bị nổi ban da, đau đầu liên tục, đỏ hoặc sưng;

Các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc/nếu bạn có bất kỳ triệu chứng mới.

Xét nghiệm glucose trong nước tiểu có thể cho kết quả sai trong khi bạn dùng paracetamol. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị tiểu đường và nhận thấy có sự thay đổi về lượng đường trong quá trình điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc paracetamol

Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sử dụng thuốc paracetamol bạn có thể gặp phải những phản ứng dị ứng với paracetamol: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Nếu có những dấu hiệu này, hãy gọi cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất.

Ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét;

Sốt nhẹ kèm buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon;

Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).

Caodangyduochcm.edu.vn tổng hợp.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295

VĂN PHÒNG TUYỂN SINH ĐT QUẬN BÌNH TÂN: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 – 0899.913.913

Thuốc paracetamol: công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Thuốc Paracetamol: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt không kê toa được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này tương đối an toàn và có thể dùng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú và người cao tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, thói quen lạm dụng và sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây ngộ độc và phát sinh nhiều tác dụng phụ.

Một số thông tin cần biết về thuốc Paracetamol

Tên khác: Acetaminophen

Biệt dược: Panadol, Panadol Extra, Hapacol, My Para,…

Phân nhóm: Thuốc giảm đau hạ sốt

Dạng bào chế: Viên uống, viên sủi, thuốc đạn, thuốc bột, siro,…

Tác dụng & Cơ chế hoạt động của Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt không kê toa được sử dụng rất phổ biến. Do có độ an toàn tương đối cao nên hiện nay loại thuốc này được sử dụng thay thế cho Aspirin trong nhiều trường hợp. Qua một số nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học nhận thấy Paracetamol và Aspirin cùng hàm lượng có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự.

Cơ chế hoạt động:

Tác dụng giảm đau – Paracetamol tác động đến cyclooxygenase, dẫn đến ức chế tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp cải thiện và làm giảm mức độ cơn đau. Loại thuốc này không làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, tác dụng lên tiểu cầu và thời gian chảy máu như các loại thuốc chống viêm không steroid.

Tác dụng hạ sốt – Thuốc tác động lên vùng dưới đồi, đồng thời làm tăng lưu lượng máu ngoại biên và giãn mạch nhằm hạ thân nhiệt. Paracetamol chỉ hạ thân nhiệt ở người bị sốt và hiếm khi làm hạ nhiệt độ ở người khỏe mạnh.

Chỉ định – Chống chỉ định

Với tác dụng giảm đau và hạ sốt, Paracetamol được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau:

Sốt cao do cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,…

Giảm đau tạm thời đối với các cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau bụng kinh, đau răng, đau nhức xương khớp và phần mềm do chấn thương.

Thay thế salicylat với những bệnh nhân chống chỉ định với loại thuốc này.

Mặc dù có tác dụng giảm đau nhưng Paracetamol không có khả năng trị thấp khớp và các cơn đau xuất phát từ nguồn gốc nội tạng.

Thuốc Paracetamol chống chỉ định với những trường hợp sau:

Người mắc bệnh tim, gan, thận và phổi

Người thiếu máu nhiều lần

Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase

Quá mẫn với Paracetamol

Dạng bào chế – hàm lượng & Cách sử dụng

Paracetamol được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên uống, viên sủi, thuốc bột, siro, thuốc dạng nhai, thuốc tiêm và viên đặt trực tràng.

Hướng dẫn sử dụng Paracetamol theo từng dạng bào chế cụ thể:

Viên nén: Dùng uống trực tiếp với nước lọc.

Viên sủi: Cho viên sủi vào 200ml nước, đợi viên sủi tan hoàn toàn và uống trực tiếp.

Siro: Đo lường lượng thuốc cần uống và dùng trực tiếp. Có thể dùng nước tráng lại để đảm bảo uống đủ liều lượng được chỉ định.

Thuốc bột: Tương tự dạng viên sủi, hòa thuốc bột với một lượng sôi để nguội vừa đủ (khoảng 100ml), đợi thuốc tan hết và uống trực tiếp.

Dạng đặt hậu môn: Bóc vỏ viên thuốc và đặt vào hậu môn. Sau đó dùng tay ép chặt hậu môn trong vài phút để thuốc đi sâu vào bên trong. Lưu ý: Trước khi đặt thuốc, nên đi vệ sinh và hạn chế đại tiện ít nhất 2 giờ sau khi đặt.

Thuốc tiêm: Dạng thuốc này được sử dụng trong điều trị nội trú và được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Một số dạng bào chế và hàm lượng thuốc Paracetamol thường được sử dụng:

Thuốc đặt được ưu tiên sử dụng đối với những bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt hoặc thường nôn ói sau khi dùng thuốc. Dạng bào chế này được hấp thu qua tĩnh mạch trực tràng, không gây độc lên gan và ít phát sinh tác dụng phụ hơn thuốc dạng uống.

Liều lượng sử dụng thuốc Paracetamol

Liều dùng thuốc Paracetamol tùy thuộc độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng trường hợp. Ngoài ra bác sĩ có thể cân chỉnh liều lượng vào khả năng đáp ứng và các loại thuốc sử dụng phối hợp.

Liều dùng Paracetamol cho người trưởng thành:

Thuốc đặt trực tràng: 325 – 650mg/ lần trong 4 – 6 giờ đồng hồ và không dùng quá 4g/ ngày

Thuốc uống: Dùng 500mg/ 1 – 2 viên/ lần dùng trong 4 – 6 giờ và không dùng quá 4g/ ngày

Liều dùng thuốc Paracetamol cho trẻ nhỏ:

Viên uống: Dùng 10 – 15mg/ kg/ lần, dùng 3 – 4 lần/ ngày. Không dùng quá 60mg/ kg/ ngày

Trẻ trên 12 tuổi có thể dùng liều lượng như người trưởng thành

Nồng độ thuốc dạng đặt trong huyết tương có khả năng tăng cao hơn so với thuốc dạng uống. Vì vậy phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.

Hiệu quả của thuốc Paracetamol thường phát huy sau 30 phút sử dụng. Tác dụng giảm đau và hạ sốt có thể kéo dài từ 3 – 4 tiếng tùy thuộc vào cơ địa và mức độ triệu chứng.

Lưu ý: Liều lượng thuốc có thể được hiệu chỉnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và khả năng đáp ứng. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa để biết liều dùng và tần suất sử dụng cụ thể.

Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất. Loại thuốc này tương đối an toàn và có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người cao tuổi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên tình trạng thiếu thận trọng khi sử dụng có thể dẫn đến một số tác dụng ngoại ý và tình huống rủi ro.

Vì vậy khi sử dụng loại thuốc này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Không dùng thuốc quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em (trừ khi có chỉ định từ bác sĩ). Đồng thời không tùy tiện sử dụng Paracetamol để điều trị sốt cao trên 39.5 độ C, sốt tái phát hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.

Sử dụng Paracetamol có thể che lấp một số dấu hiệu nhiễm trùng và triệu chứng của các bệnh ác tính. Vì vậy trong quá trình chẩn đoán, bạn nên thông báo về việc sử dụng Paracetamol để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.

Bệnh nhân suy gan, suy thận nhẹ, phụ nữ mang thai, người trên 65 tuổi và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được gia giảm liều lượng. Sử dụng liều dùng thông thường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn.

Uống rượu trong thời gian dùng Paracetamol có thể làm tăng độc tính lên gan. Vì vậy khi sử dụng thuốc nên hạn chế uống rượu và các đồ uống gây ảnh hưởng đến chức năng gan.

Paracetamol được đánh giá tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, thuốc có thể gây độc lên gan và làm phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong trường hợp này, nên thông báo với bác sĩ để được thăm khám và thay thế bằng loại thuốc khác.

Cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, phải đảm bảo dùng 2 liều thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.

Paracetamol là hoạt chất phổ biến và có trong nhiều loại biệt dược. Vì vậy bạn nên thông báo với nhân viên y tế việc sử dụng thuốc để tránh dùng đồng thời với các chế phẩm chứa Paracetamol và tăng nguy cơ ngộ độc.

Tác dụng ngoại ý của thuốc Paracetamol

Paracetamol tương đối an toàn và ít khi phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như:

Buồn nôn, nôn mửa, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, giảm toàn thể huyết cầu, giảm tiểu cầu,…

Sử dụng liều cao hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan

Hiếm có trường hợp phát sinh các biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, phát ban,…. Trong trường hợp này nên ngưng thuốc để hạn chế sốc phản vệ và hội chứng nhiễm độc hoại tử.

Rất ít có trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Paracetamol. Tuy nhiên nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Tương tác thuốc

Để hạn chế hiện tượng tương tác thuốc, cần tránh sử dụng Paracetamol với những loại thuốc sau:

Thuốc chống co giật (Barbiturate, Phenytoin, Carbamazepine), rượu và Isoniazid: Sử dụng đồng thời với Paracetamol có thể làm độc tính và gây tổn thương gan.

Phenothiazine: Dùng cùng lúc với Paracetamol có thể tăng tác dụng hạ sốt và làm giảm thân nhiệt nghiêm trọng.

Metoclopramide: Loại thuốc này làm tăng khả năng hấp thu Paracetamol. Nếu sử dụng đồng thời, phải giảm liều lượng Paracetamol để hạn chế quá liều và ngộ độc thuốc.

Thuốc chống đông máu: Sử dụng Paracetamol trong thời gian dài hoặc dùng liều cao có thể tăng nhẹ tác dụng chống đông của dẫn xuất indantion và coumarin.

Ngộ độc Paracetamol và cách xử trí

Ngộ độc Paracetamol có thể xảy ra do:

Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc chứa Paracetamol

Khoảng cách giữa các liều ít hơn 4 giờ đồng hồ

Dùng thuốc trong một thời gian dài

Uống quá liều (Dùng 150mg/ kg/ ngày đối với trẻ em và 6 – 10g/ ngày đối với người lớn). Liều lượng gây ngộ độc có thể thấp hơn nếu bệnh nhân có chức năng gan suy yếu.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc Paracetamol:

Trong vòng 24 giờ đầu tiên, xuất hiện các triệu chứng như xanh xao, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng và chán ăn.

Sau đó men gan tăng lên nhanh chóng, tăng nguy cơ hoại tử gan, suy giảm chức năng gan, hội chứng não – gan, nhiễm toan chuyển hóa, dẫn đến hôn mê và thậm chí là tử vong.

Ngộ độc Paracetamol thường xảy ra ở người thiếu thận trọng khi sử dụng, nghiện rượu mãn tính, suy gan nặng, người suy dinh dưỡng và người cao tuổi.

Cách xử lý khi bị ngộ độc Paracetamol:

Đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất

Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày và cho dùng N-acetylcystein ở dạng uống/ tĩnh mạch để giải độc Paracetamol.

Hoặc có thể dùng thuốc tẩy muối và than hoạt để làm giảm hấp thu Paracetamol.

Kết hợp đồng thời với điều trị triệu chứng và bảo toàn chức năng hô hấp.

Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc Paracetamol?

Nên ngưng thuốc và tìm gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

Triệu chứng sốt cao kéo dài hơn 3 ngày dùng thuốc

Cơn đau tiếp tục kéo dài sau 10 ngày sử dụng Paracetamol (5 ngày đối với trẻ nhỏ)

Xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng

Bệnh tiến triển nặng và xuất hiện các triệu chứng mới

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về thuốc giảm đau và hạ sốt Paracetamol. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý để được cân chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc phù hợp.

Tác Dụng Phụ Của Paracetamol

Tác dụng phụ của paracetamol

Bạn đã từng uống paracetamol (acetaminophen) để giảm đau hoặc hạ sốt chưa? Paracetamol là thành phần của nhiều loại thuốc khác nhau mà bạn có thể mua được ở ngoài hiệu thuốc như Panadol, Decolgen, Hapacol… Vì vậy, bạn có thể đã uống paracetamol nhưng lại không hề hay biết.

Paracetamol và cách tác dụng

Bạn có thể sử dụng paracetamol để giảm đau mức độ nhẹ và mức độ trung bình. Đó là những loại đau thông thường do cảm lạnh, đau họng, đau đầu, đau mỏi cơ và đau bụng kinh, đau khớp hoặc đau răng. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc để hạ sốt.

Cơ chế tác dụng đầy đủ của paracetamol chưa được biết đến. Nó không có tác dụng giảm sưng và viêm nhưng nó vẫn ngăn chặn sự giải phóng một số chát hóa học tạo ra các tín hiệu của cảm giác đau ở não.

Tác dụng phụ

Paracetamol cũng có tác dụng phụ nhưng hầu hết mọi người đều dung nạp thuốc tốt. Ở một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể bị dị ứng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng phụ được quan tâm nhất đó chính là tổn thương gan nặng. Nó thường chỉ xảy ra ở những người sử dụng quá liều.

Phản ứng dị ứng

Rất hiếm gặp những người có phản ứng dị ứng với paracetamol. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện dị ứng sau khi uống thuốc:

Khó thở hoặc khó nuốt

Sưng phù mặt, môi, họng hoặc lưỡi

Phát ban

Ngứa nhiều

Bong da hoặc nổi mụn nước trên da

Tổn thương gan nghiêm trọng

“Cảnh báo tổn thương gan: Tất cả những sản phẩm có chứa paracetamol đều có cảnh báo về gan. Tổn thương gan nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn:

Uống nhiều hơn 4g (4000 mg) paracetamol mỗi ngày

Uống nhiều hơn 1 sản phẩm có chứa paracetamol cùng một lúc

Uống từ 3 cốc rượu trở lên mỗi ngày khi sử dụng paracetamol.”

Những triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:

Vàng da hoặc vàng mắt

Đau bụng vùng hạ sườn phải

Buồn nôn hoặc nôn

Chán ăn

Mệt mỏi

Vã mồ hôi nhiều hơn bình thường

Da xanh

Bầm tím hoặc chảy máu bất thường

Nước tiều sẫm màu hoặc có màu như nước trà

Đi ngoài phân đen

Nếu bạn nghi ngờ mình đã uống quá nhiều acetaminophen hoặc chú ý thấy bất kì triệu chứng nào kể trên, hãy liên hệ với trung tâm chống độc hoặc đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn uống nhiều hơn liều được khuyến cáo, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất, ngay cả khi bạn không có bất kì triệu chứng nào của tổn thương gan. Nếu bạn phát hiện một ai đó uống paracetamol và không có đáp ứng với kích thích bên ngoài hoặc ngừng thở, hãy gọi 115 ngay.

Phòng ngừa quá liều paracetamol

Quá liều paracetamol thường gặp hơn bạn nghĩ. Đó là do paracetamol là thành phần phổ biến của nhiều loại thuốc khác nhau. Theo dõi lượng paracetamol mà bạn uống trong một ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị quá liều.

Giới hạn ngộ độc paracetamol cũng tùy thuộc vào tuổi và một số thói quen nhất định. Tổn thương gan nghiêm trọng có nhiều khả năng xảy ra nếu:

Người lớn uống trên 3g (3000 mg) paracetamol trong vòng 24 giờ

Trẻ em uống nhiều hơn 5 liều paracetamol trong 24 giờ

Người có bệnh lí về gan hoặc uống các thuốc khác có thể làm tổn thương gan, uống từ 3 cốc rượu trở lên mỗi ngày, mặc dù họ chỉ uống paracetamol theo đúng liều được khuyến cáo

Trước khi cho trẻ uống paracetamol, cần đọc kĩ hưỡng dẫn sử dụng, kiểm tra liều lượng vì liều cho trẻ sử dụng phải tùy thuộc vào tuổi và cân nặng. Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể giúp bạn chia liều nếu bạn không rõ. Đói với trẻ dưới 2 tuổi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng paracetamol. Và bạn cần lưu ý rằng không bao giờ cho con bạn uống những sản phẩm có chứa paracetamol nếu chúng có ghi là chỉ sử dụng cho người lớn.

Trao đổi với bác sĩ

Khi sử dụng với liều đúng, paracetamol là một thuốc an toàn và hiệu quả. Nó thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều, nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Bạn cần biết những thuốc nào có chứa paracetamol để đảm bảo không sử dụng quá liều quy định. Nếu paracetamol là một phần trong chế độ điều trị của bạn, hãy hỏi bác sĩ về giới hạn liều lượng mà bạn có thể sử dụng.

Bs.Thanh Thanh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Theo Healthline