Công Dụng Của Rau Húng Quế / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Công Dụng Của Rau Húng Quế

Húng quế là một loại rau được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị hấp dẫn. Không chỉ vậy, rau húng quế không chỉ là một loại rau mà còn được xem là phương thuốc quý trong Đông y.

Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum. Đây là một loại rau thơm đa niên và thuộc họ Hoa môi. Trong dân gian, húng quế còn được gọi là rau quế, é quế hay húng chó.

Húng quế là cây rau có mùi thơm đặc trưng dễ chịu và có thể dùng để làm thuốc. Trong thành phần của rau húng quế có 6% protein, methionine và các loại tinh dầu thơm khác. Ngoài ra, nó còn được dùng nấu nước chữa cảm cúm, nhức đầu và đầy bụng.

Những công dụng của húng quế

Với những thành phần có trong rau húng quế, đây là một loài cây chữa được nhiều bệnh

Rau húng có rất nhiều công dụng, cụ thể là:

Loại rau này rất tốt cho hệ tiêu hóa vì tinh dầu có trong lá kích thích cho việc dễ tiêu hóa thức ăn. Vì thế, nó thường được cho vào các món ăn để trị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và cả rối loạn dạ dày. Bên cạnh đó, nó có tác dụng giảm bớt khí gas trong dạ dày và cung cấp một lượng chất sắt, canxi và các loại vitamin C. Nó còn là một chất xơ có lợi trong ăn uống.

Rau húng quế khi dùng sống hay ăn chung với các loại thực phẩm khác rất tốt cho tim mạch và hệ hô hấp. Nó tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp và có thể điều trị cảm lạnh, viêm phế quản và cả ho gà, hen suyễn.

Theo đông y, loài cây này có tác dụng chống lão hóa và chống viêm hiệu quả. Tinh dầu húng chó có chất chống oxy hóa mạnh nên có thể ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Nó còn có khả năng chống lại các yếu tố độc hại từ môi trường và ngăn một số bệnh ung thư.

Ngoài ra, do rau húng quế có vị cay, nóng và mùi thơm dễ chịu có tác dụng giúp thư giãn tinh thần, làm ra mồ hôi và chống stress và trầm cảm.

Chỉ cần dùng nửa thìa quế mỗi ngày nó có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Nó điều chỉnh lượng glucose và cải thiện mức insulin trong cơ thể. Từ đó, nó sẽ tốt cho cân nặng và bệnh tim mạch.

Rau húng quế có tác dụng chữa bệnh ngoài da hiệu quả. Nó là liệu pháp dưỡng tóc và dưỡng da tốt. Sử dụng tinh dầu có trong rau còn có thể điều trị các chứng bệnh về da và trị mụn trứng cá hiệu quả.

Loại rau này còn có thể giảm lượng cholesterol xấu và các acid béo xấu trong máu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu húng quế, nó sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của rất nhiều loại vi khuẩn như khuẩn tụ cầu và khuẩn hình que. Rau húng quế có thể tăng cường hệ miễn dịch, và giảm mệt mỏi.

Đặc điểm của loài rau húng quế

Húng quế là một loài cây cao thân thảo có khả năng sống lâu. Nó thường mọc thành bụi nhỏ và cao khoảng 0.3m. Thân cây nhẵn mịn, có màu tím và không có lông.

Rau húng quế có lá đơn, mọc đối, xanh thẫm và mọc rậm và mùi thơm đặc biệt. Hoa của cây này thường nhỏ mọc thành chùm đơn và có tràng màu trắng hoặc màu tía. Và hoa này thường mọc thành cụm 5-6 bông cách nhau.

Quả húng quế thường chứa hạt đen, hay còn được gọi là hạt é. Và khi ngâm vào nước sẽ có lớp mỏng màu trắng bao quanh.

Cách trồng và chăm sóc cây

Bạn nên biết cách trồng rau để có được những luống cây húng quế đẹp

Húng quế thường được trồng xung quanh vườn ở những khu đất cao và phải lên luống do húng quế cần đất mùn, xốp và có khả năng thoát nước tốt.

Khi trồng cây húng quế, bạn nên gieo vãi hạt. Lưu ý là trước khi gieo, bạn nên bón đủ phân chuồng và bới đất thật tơi và nhỏ. Sau khi lấp kín hạt, dùng cào xáo nhẹ lại vùng đất đó. Và để trừ kiến bạn có thể rải một ít thuốc trừ sâu dạng hạt trên luống cây.

Việc chăm sóc loài rau này cũng rất đơn giản. Chỉ cần đảm bảo trong giai đoạn mới trồng, đất phải đủ ẩm và ngăn chuột hay kiến hại cây. Và nên dùng phân bón để thúc cây phát triển nhưng không dùng quá nhiều vì khi đó cây dễ bị ngộ độc đạm.

Cây rau húng quế thường bị các loài sâu tơ, sâu xanh hay bọ nhảy hại. Và khi đó bạn nên dùng các biện pháp IPM để phòng trừ.

Nó cũng có thể mắc bệnh do các loài nấm ký sinh gây ra dẫn đến thối cổ rễ, cháy lá hay đốm lá và thối bẹ.

Khi áp dụng thuốc hóa học trừ sâu, bạn phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc. đúng liều lượng nồng độ và đúng cách.

Rau húng quế là một loài cây vô cùng tốt cho sức khỏe và được xem là thần dược trong Đông y vì trong thành phần của cây chứa rất nhiều chất có lợi. Đặc biệt, với mùi thơm dễ chịu, nó còn được dùng như là rau gia vị trong những bữa ăn hàng ngày.

Rau Húng Quế (Húng Chó): Công Dụng &Amp; Cách Dùng Cây Thuốc

Tên gọi khác: Húng chó, Húng giổi, É, É tía, Hương thái, Rau quế…

Tên khoa học: Ocimum basilicum.

Họ: Hoa môi (Lamiaceae).

Mô tả dược liệu 1. Đặc điểm thực vật

Húng quế là loài một loại cây thảo sống hằng năm, có thể cao khoảng 25 – 50cm. Thân và cành cây nhẵn, vuông, phân nhánh nhiều từ dưới gốc, cành còn non có màu tím đỏ.

Lá cây mọc đối nhau có hình trái xoan hoặc mũi mác, dài khoảng 3 – 5cm, rộng khoảng 1 – 1,5cm. Phần gốc lá thuôn, đầu lá nhọn, 2 mặt đều nhẵn và có màu lục. Mặt trên lá bóng còn mặt dưới nhạt hơn, mép nguyên hoặc hơi khía càng. Phần cuống lá tương đối dài.

Hoa nhỏ có màu trắng hoặc hơi tía, mọc thành chùm ở đầu cành có nhiều vòng gồm 5 – 6 hoa nhỏ. Các vòng sẽ mọc cách xa nhau ở phía dưới và sít dần về phía ngọn. Lá hắc nhỏ thường rụng sớm, đài 5 tràng có màu lục hay tím tía, mọc nghiêng và có thể tồn tại ngay cả khi hoa đã rụng. Quả bế tư, rời nhau và mỗi bế quả chỉ đựng 1 hạt. Mùa hoa quả rơi vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

Húng quế là cây ưa sáng và ẩm. Hạt gieo nảy mầm rất tốt nhưng để sớm thu hoạch thì nên trồng bằng cành. Cây có khả năng mọc chồi với tốc độ rất nhanh khi bị ngắt ngọn.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây húng quế được dùng để làm vị thuốc, trong đó lá và ngọn có hoa là được dùng phổ biến nhất.

3. Phân bố

Cây húng quế được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay loại cây này đang được trồng rất phổ biến ở các nước nhiệt đới.

Riêng ở nước ta, các tỉnh miền Bắc thường trồng làm gia vị còn ở miền Nam thì phần quả được dùng làm nguyên liệu giải nhiệt còn được gọi là hạt é.

4. Thu hái và sơ chế

Dược liệu có thể được thu hái quanh năm, nhưng mùa thu hái phổ biến vẫn là mùa hè thu. Sau khi hái về sẽ đem rửa sạch và phơi khô để dùng dần.

5. Bảo quản

Dược liệu trong trường hợp đã được sơ chế khô cần cho vào túi kín và để ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt, nấm mốc.

6. Thành phần hóa học

Phân tích cho thấy, dược liệu húng quế có chứa rất nhiều các thành phần. Điển hình nhất là trong tinh dầu có chứa:

Vị thuốc húng quế 1. Tính vị

Theo các tài liệu Đông y thì húng quế có vị cay, mùi thơm và tính ấm.

2. Quy kinh

Dược liệu được quy vào 2 kinh là Phế và Tâm.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền: Theo y học hiện đại:

Chống ho, làm long đờm, điều chỉnh khả năng miễn dịch. Đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm phế quản…

Dược liệu còn có tác dụng lợi tiểu, thêm vào đó là làm giảm lượng acid uric trong máu và khử độc rất tốt cho thận.

Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ ghi nhận rằng húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol – hormone gây stress trong cơ thể. Dược liệu này có thể làm dịu thần kinh và điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu, đồn thời đánh bại các gốc tự do vốn là 1 yếu tố gây stress rất phổ biến.

Hàm lượng chất oxy hóa dồi dào trong húng quế được cho là có thể hỗ trợ ngăn cản quá trình phát triển bệnh ung thư vú và ung thư miệng. Hợp chất có trong dược liệu sẽ tấn công các mạch máu nuôi sống khối u.

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu húng quế thường được dùng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng bài thuốc cụ thể. Có thể dùng tươi bằng cách giã lấy nước uống hay đắp ngoài, hấp cách thủy, sắc nước cùng các vị thuốc khác.

Liều dùng được khuyến cáo cho lá tươi là khoảng 20g/ngày, còn với hạt là 6 – 12g/ngày. Tuy nhiên, trong các trường hợp cụ thể có thể điều chỉnh liều cho phù hợp, nhất là khi dùng chung với các vị thuốc khác.

10 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu húng quế

Húng quế được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc sau:

1. Bài thuốc chữa bồn chồn, đau đầu, lo âu 2. Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa 3. Bài thuốc giúp tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh thiếu sữa 4. Bài thuốc chữa đau răng 5. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa 6. Bài thuốc trị ho ở trẻ sơ sinh 7. Bài thuốc chữa ho có đờm ở trẻ nhỏ 8. Bài thuốc chữa chứng ho dị ứng ở trẻ nhỏ 9. Bài thuốc chữa ho nhiệt, khản tiếng, viêm họng ở trẻ em 10. Bài thuốc chữa ho khan và ho có đờm ở người lớn

Chuẩn bị: 4 lá húng quế, 1 củ hành thái nhỏ, 2 nhánh đinh hương, 4 quả hồ tiêu.

Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm sắc, đổ thêm 200ml nước vào. Đun trên lửa nhỏ cho tới khi cô lại còn 100ml. Uống với tần suất 3 lần/ngày. Lưu ý cần uống nhấp từng ngụm nhỏ để nhận được kết quả tốt nhất.

Những lưu ý khi sử dụng húng quế

Húng quế nếu dùng không hợp lý có thể phát sinh một số tác dụng phụ như:

Ăn quá nhiều là húng quế sẽ dẫn đến quá liều Eugenol (đây là thành phần chính có trong dược liệu này). Điều này khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu…

Tinh dầu từ húng quế nếu dùng với liều cao thường sẽ kích hoạt các phản ứng gây ra hiện tượng co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, gây loãng máu hay làm hạ đường huyết.

Chính vì thế, cần hết sức lưu ý khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh máu khó đông hay bệnh nhân bị hạ đường huyết. Khi dùng cho trẻ em cần dùng với liều thấp và theo dõi sát sao biểu hiện cơ thể trẻ trong suốt quá trình sử dụng.

Những thông tin về dược liệu húng quý được bài viết tổng hợp chỉ có giá trị tham khảo. Khi có ý định dùng dược liệu này cho bất cứ mục đích nào cần trao đổi với bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng bởi những rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu dùng sai cách.

Tìm Hiểu Công Dụng Trị Bệnh Của Lá Rau Húng Quế

Lá rau húng quế là loại gia vị rất phổ biến trong vườn nhà mỗi gia đình. Ngoài được sử dụng để chế biến món ăn thì lá rau húng quế còn được ứng dụng trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Lá rau húng quế có nhiều tên gọi khác nhau như rau quế, é quế, húng chó, húng giỗi, hương thái. Lá rau húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum L. var basilicum, thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae).

Lá rau húng quế là loại cây thân thảo, mọc thành cụm, thân hình trụ, mọc thẳng, phân nhánh, màu tím với chiều cao trung bình 50-70cm. Lá mọc đơn, hình lưỡi mác, có răng cưa, màu xanh. Hoa mọc thành chùm có màu trắng hoặc tím. Quả có chứa hạt đen, nhỏ như hạt vừng.

Lá rau húng quế được sử dụng toàn bộ để trị nhiều bệnh.

Lá rau húng quế có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay được trồng phổ biến ở khắp các vùng miền của Việt Nam. Lá rau húng quế dễ trồng, có thể phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Lá rau húng quế được thu hoạch quanh năm, tập trung vào mùa thu. Lá được dùng tươi hoặc bào chế thành tinh dầu ứng dụng trong ngành mỹ phẩm hoặc y học.

Lá rau húng quế được sử dụng tươi hoặc phơi khô, sắc nước để trị bệnh.

Thành phần hoá học của lá rau húng quế bao gồm 0,02-0,06% tinh dầu, có màu vàng nhạt, có mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có linalool 60%, cineol 25%, estragol methyl 60%, chavicol 70%. Ngoài ra lá rau húng quế rất giàu magie, sắt, canxi, kali, vitamin C và vitamin K, chất xơ tốt cho cơ thể.

10g lá húng quế tươi, rửa sạch, đắp lên vết rắn cắn, sâu bọ đốt có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng

3-6g hạt é ngâm trong nước cho hạt nổi nhầy, giã nát với 20-30g lá húng quế tươi, chắt lấy nước uống, phần bã để đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, dị ứng có tác dụng làm chìm các đốt mẩn ngứa.

15g lá rau húng quế tươi, rửa sạch, nghiền nát, chắt lấy phần nước cốt nhỏ mũi. Kết hợp với sắc nước lá rau húng quế uống để đạt được hiệu quả cao nhất.

10g lá rau húng quế, 5g lá xương sông, đem tất cả rửa sạch, giã nát trộn đều với 1 thìa cà phê muối ngậm trong vòng 15 phút có tác dụng chữa ho hiệu quả.

20g húng quế, 15g húng chanh, 8g lá chanh, 8 lát gừng tươi đem sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn 500ml, chia đều 3 bữa uống sau khi ăn 30 phút có tác dụng chữa cảm lạnh, đau đầu, miệng đắng.

10g lá rau húng quế tươi sắc với 1 lít nước, chia thành 2 cốc, uống trong ngày rất tốt cho phụ nữ đang mang thai, có tác dụng lợi sữa.

Trong lá rau húng quế có hợp chất eugenol rất dồi dào giúp bảo vệ tim. Do vậy, mỗi ngày duy trì uống hoặc ăn 100-200g lá rau húng quế có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch rất tốt.

10-12 lá rau húng quế tươi, rửa sạch, sắc cùng với 1 lít nước, uống 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn giúp làm dịu thần kinh,điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu.

15g lá húng quế tươi,rửa sạch, giã nát, hoà cùng với lượng nước vừa đủ, thêm 1-2 thìa mật ong uống đều đặn 2 lần/ ngày sau bữa ăn có tác dụng lợi tiểu, khử độc và làm tan sỏi thận. Uống liên tục trong 6 tháng, kiểm tra hiệu quả rồi tiếp tục áp dụng.

15g lá rau húng quế tươi, 10g lá xả, 2-3 củ gừng nhỏ đập giập, đem sắc cùng 1 lít nước, chùm khăn xông mũi, đầu có tác dụng trị viêm xoang, cảm, dị ứng hiệu quả. Hoặc có sẵn tinh dầu húng quế thì nhỏ 2-3 giọt vào nước ấm và làm giống như trên.

Mang theo trong túi 1 ít lá húng quế, khi cảm thấy them thuốc, thì lấy lá ra nhai sẽ hạn chế được cơn thèm thuốc.

15g lá rau húng quế tươi, giã nát, chắt lấy nước uống sẽ giúp tiêu hóa tốt, làm giảm lượng khí ga trong dạ dày.

Tinh dầu lá rau húng quế, tinh dầu dừa, tinh dầu trầm hương mỗi loại ½ thìa cà phê trộn đều, bôi trực tiếp hỗn hợp trên sau tai có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng tấy hiệu quả.

Nhai trực tiếp lá húng quế tươi hoặc đun lấy nước làm nước súc miệng hàng ngày đều đặn sáng- tối có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và chữa bệnh hôi miệng hiệu quả

Những trường hợp bị loãng máu, tiêu chảy hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú không nên sử dụng quá nhiều lá rau húng quế.

Lá rau húng quế được coi là dược liệu quý sẵn có trong vườn nhà với tác dụng trị nhiều loại bệnh khác nhau. Lá rau húng quế có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với một số loại dược liệu khác để trị bệnh.

Hạt Và Lá Rau Húng Quế (Húng Giổi, Rau Quế) Chữa Những Bệnh Gì?

Rau húng quế có phần ngọn rất thơm nên hay được dùng trong ẩm thực. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà người ta quên đi công dụng làm thuốc của nó (cả lá và hạt).

Lá và hạt rau húng quế (húng giổi) có tác dụng gì?

Thông thường, ở miền quê, khi những đứa trẻ bị đầy bụng, khó tiêu mà không tiện mua thuốc, các bà mẹ thường bắt chúng nhai sống một ít lá quế rồi nuốt lấy nước cho dễ tiêu hơn.

Mình cũng đã nhiều lần dùng rau quế để nấu mì, ăn bún. Thật vậy, phở có ngò gai, búng thì có quế. Có thêm rau quế, tô bún mới thơm ngon, mới đúng điệu của nó!

Lá rau quế không cay, không nhám như rau thơm mà trơn nhẵn và the dịu. Được biết, trong ẩm thực, việc kết hợp một vài ngọn rau quế không chỉ nhằm trang trí, làm bật lên hương vị của món ăn mà còn giúp dễ tiêu và làm giảm hôi miệng (nhờ mùi hương của nó).

Về hạt rau quế, nó nhỏ như hạt é và khi ngâm nước cũng nở như hạt é vậy. Tuy nhiên, nước ngâm của nó sẽ có mùi của quế nên hơi khó uống hơn hạt é. Theo y học cổ truyền, mỗi ngày uống từ 6 – 12 g hạt quế ngâm nước sẽ giúp nhuận tràng, làm mát cơ thể (lưu ý phải đợi hạt nở hết thì mới uống) (1) (2).

Lá rau quế (húng quế) chữa bệnh gì?

Trong cây húng quế có chứa tinh dầu thơm. Vì vậy, nhiều nơi đã trồng húng quế trên diện rộng để làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu.

Theo y học cổ truyền, lá húng quế tươi không chỉ giúp ra mồ hôi mà còn làm tan máu ứ. Do đó, nếu bị bầm tím do té ngã, bạn có thể lấy một ít lá quế tươi (khoảng 20 g), giã nát, ép lấy nước rồi pha với một ít nước nóng và uống lúc còn ấm. Bằng cách này, lá húng quế cũng giúp điều trị viêm họng và khó tiêu (1) (2).

Ăn nhiều rau quế có tốt không?

Không chỉ rau quế mà các loại rau củ quả khác, khi ăn quá mức cũng đều không tốt. Nếu dùng quá mức rau húng quế, cơ thể có thể bị hạ đường huyết không mong muốn và thậm chí là ngộ độc (4).

Rau húng quế và các bài thuốc chữa bệnh

1. Rau húng quế chữa chứng bồn chồn, đau đầu, ho và viêm họng

Lấy khoảng 2o g lá và hoa húng quế khô, đem hãm trong 1 lít nước sôi rồi chia ra uống trong ngày (3).

2. Rau húng quế giúp lợi sữa

Hái một nắm lá rau húng quế tươi, rửa sạch, nấu trong 1 lít nước, đợi đến khi nước sắc còn 2 ly thì tắt bếp và chia ra uống nhiều lần trong ngày (lưu ý, bài thuốc này chỉ dành cho phụ nữ đang cho con bú, với phụ nữ mang thai thì không nên dùng) (3).

3. Hạt húng quế điều trị đau mắt, mờ đục giác mạc

Lấy 2, 5 – 5 g hạt húng quế, sắc uống mỗi ngày (3).

4. Cây và lá húng quế điều trị nhiều bệnh thường gặp

Cây và lá rau quế có thể điều trị một số bệnh thường gặp như: sổ mũi, đau dạ dày, đầy bụng, đau đầu, kém tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều. Cách dùng: sắc lấy nước uống, mỗi ngày từ 10 – 15 g (3).

Lưu ý khi dùng

1. Ở miền Nam, rau húng lủi cũng được gọi là húng giổi (trùng tên với húng quế). Vì vậy, cần tránh nhầm lẫn khi dùng làm thuốc.

2. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng rau húng quế chữa bệnh.

Tư liệu tổng hợp

Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 1011.

Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

, Nxb Y học, 1999, trang 659.

Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 289.

Tác dụng phụ đáng sợ của rau húng quế với cơ thể

,

https://vtc.vn/suc-khoe/tac-dung-phu-dang-so-cua-rau-hung-que-voi-co-the-ar270113.html.

Húng Quế Với Tác Dụng Của Rau Húng Quế Và Cách Dùng Hiệu Quả Là Gì?

Rau húng quế là gì và công dụng của rau húng quế chữa bệnh gì: viêm khớp, lợi tiểu,… Cách sử dụng húng quế như thế nào? Thành phần dược chất, công dụng của tinh dầu húng quế là gì? Húng quế có những tác hại nào? Giá bán húng quế là bao nhiêu? Trồng húng quế thế nào? Hình ảnh húng quế. Húng quế là gì?

Húng quế là gì? Húng quế là một loại rau thơm được dùng rất phổ biến ở Việt Nam. Tên khoa học của loại cây này là Ocimum Basilicum L. Var Basilicum, thuộc họ hoa Môi. Húng quế còn được dân gian goi với tên gọi: rau quế, é quế, húng chó, húng giỗi, hương thái.

Đặc điểm của húng quế:

Rau quế thường được dùng làm gia vị cho món ăn để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người ta thường sử dụng rau húng quế trong các món: phở, bún bò, làm rau sống, trộn gỏi,… Ngoài ra, có thể ăn rau quế với cà chua, pho-mai, soup, rau, gan,…

Thành phần dược chất của húng quế

Thành phần dược chất của húng quế là gì? Húng quế chứa tinh dầu có hàm lượng cao, nhất lúc cây đã ra hoa. Các dược chất trong cây húng chó có giá trị cao, tốt cho cơ thể.

Các dược chất có trong cây húng quế:

Trong cây húng chó có 0,4-0,8% tinh dầu vàng nhạt, thơm nhẹ.

Flavonoid gồm: Orientin, Vvicenin giúp bảo vệ các tế bào.

Beta Caroten giúp phòng tránh các bệnh viêm khớp, tế bào ung thư.

Magie, Sắt, Canxi, Kali, Vitamin C, K.

Rau húng chó chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể.

Những dạng bào chế của húng quế:

Lá húng quế phơi khô và xay nhuyễn.

Trà húng quế (sắc nước uống).

Chiết xuất tinh dầu húng quế.

Các dược chất của cây húng chó có khả năng kháng vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh truyền qua thực phẩm. Bởi vậy mà loại rau này luôn có hương vị hấp dẫn, hỗ trợ tăng cường sức khỏe rất tốt.

Tác dụng của húng quế

Tác dụng của húng quế đối với sức khỏe con người ra sao? Trong Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, thơm dịu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu, giảm đau. Húng chó có rất nhiều công dụng chữa bệnh, các bộ phận của cây đều có lợi ích riêng. Cụ thể như sau:

Cây húng quế làm giảm triệu chứng bệnh biếng ăn, đầy hơi,…

Tác dụng chữa viêm khớp, bảo vệ gan, kháng vi khuẩn của cây.

Tinh dầu húng quế giúp ngăn ngừa lão hóa và bệnh ung thư.

Công dụng dưỡng da, điều trị mụn trứng cá và vẩy nến.

Lá húng quế giúp chống căng thẳng, điều chỉnh khả năng tuần hoàn,…

Rau quế làm mát cổ họng, kiểm soát cảm giác thèm hút thuốc.

Tác dụng giảm đau, lợi tiểu, trị viêm họng, dị ứng,…

Húng quế tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm Cholesterol.

Công dụng làm giảm đau đầu, chống trầm cảm hiệu quả.

Dùng làm gia vị trong các món ăn để tăng hương vị.

Công dụng của rau quế trong chữa bệnh, bồi dưỡng cơ thể là rất tốt. Húng quế không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý và dễ tìm trong Đông y. Húng quế giúp đem lại hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn; mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cùng nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Công dụng của tinh dầu húng quế

Cách bào chế tinh dầu húng quế:

Chuẩn bị: 1 bó húng quế, 1 bát nước, 100ml dầu thực vật.

Rửa sạch húng quế, cho vào nồi nấu chín mềm, vớt ráo.

Vắt sạch nước bằng một tấm vải sạch.

Cho húng quế, dầu thực vật vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Dùng miếng vải sạch tách bã húng quế ra khỏi dầu.

Lọc 2-3 lần cho đến khi được tinh dầu sạch hoàn toàn.

Đựng trong lọ thủy tinh tối màu, đậy nắp kín, sử dụng dần.

Tác dụng của tinh dầu húng quế giúp chống lại vi khuẩn, khử mùi hôi trên da và thực phẩm. Chính vì vậy, nó được sử dụng nhiều trong đồ uống, các sản phẩm răng miệng, nước hoa.

Cách dùng húng quế

Cách dùng húng quế như thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Từ xưa, các Lang y đã sử dụng rau quế nhiều trong các bài thuốc để chữa bệnh dân gian. Ngày nay, nhiều người vẫn áp dụng loại thảo dược này và cho kết quả điều trị như ý. Một số bài thuốc đơn giản từ húng quế có thể làm tại nhà như sau:

Chữa ho có đờm, ho khan bằng húng quế:

4 lá húng quế, 4 quả hồ tiêu, 1 củ hành, 2 nhánh đinh hương.

Hành thái nhỏ, cho vào 200ml nước cùng các nguyên liệu còn lại.

Đun sôi đến khi cô lại còn 1/2 lượng nước ban đầu.

Uống nhấp thành từng ngụm nhỏ.

Thực hiện 3 lần/ngày, các triệu chứng ho, nghẹt mũi sẽ giảm dần.

Húng quế chữa dị ứng, mẩn ngứa:

Chuẩn bị: 3-6g hạt ngâm nước, giã với 20-30g lá húng quế.

Lọc lấy nước, thêm đường uống, bã xoa chỗ ngứa.

Có thể dùng lá húng quế khô sắc nước uống hoặc tắm.

Tăng tiết sữa ở các bà mẹ mới đẻ thiếu sữa:

Dùng 10g lá húng quế sắc với 100ml nước để uống hằng ngày.

Cách trị nám bằng húng chó hiệu quả:

Dùng một nắm lá húng quế giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.

Cho thêm vài giọt nước cốt chanh vào khuấy đều tạo hỗn hợp.

Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị nám.

Thư giãn sau 20 phút và rửa lại với nước ấm.

Cách sử dụng húng chó mang lại hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng đúng liều lượng. Liều dùng của húng quế có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Dùng sai liều lượng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều dùng vị thuốc này thích hợp.

Rau húng có tốt cho sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng rau húng

Tác dụng phụ của húng quế

Có khả năng làm loãng máu:

Húng quế là thành phần trong một số dược phẩm chống đông máu.

Người đang dùng thuốc chống loãng máu nên hạn chế ăn rau này.

Gây hạ đường huyết:

Xảy ra với bệnh nhân tiểu đường, có tiền sử hạ đường huyết.

Húng quế tương tác với thuốc tiểu đường, Insulin, làm hạ đường huyết.

Không tốt cho phụ nữ mang thai:

Húng quế gây co thắt tử cung, dẫn đến biến chứng khi sinh.

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt cũng nên hạn chế dùng húng chó.

Có thể gây ngộ độc:

Trong rau húng quế có chất Eugenol có thể gây ngộ độc.

Cơ thể dư thừa Eugenol gây ho, thở gấp, nước tiểu có máu.

Tác hại của húng chó chỉ xảy ra khi người dùng ăn quá nhiều loại rau này. Nếu dùng đúng liều lượng thì tác dụng của rau húng quế với sức khỏe là rất tuyệt vời. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn trên, nên cân nhắc ăn húng quế với lượng hợp lý. Trước khi dùng, áp dụng bài thuốc từ húng quế, phải có sự chẩn đoán, tư vấn của bác sĩ.

Hình ảnh húng quế

Hình ảnh húng quế như thế nào? Húng quế là loài cây nhiệt đới, được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Nam Á. Ở nước ta được trồng rộng rãi trên cả nước để làm gia vị và chưng cất tinh dầu. Phân bố và thu hái húng quế như sau:

Ảnh húng quế ở Việt Nam thuộc loài húng phổ biến vùng Đông Nam Á. Húng chó được trồng nhiều tại Hưng Yên, Hải Dương để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Loại rau này dễ trồng, ít sâu bệnh nên được trồng phổ biến trong vườn rau sạch của nhiều nhà.

Giá húng quế

Giá bán húng chó trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào mùa vụ và thị trường mà giá húng chó có sự thay đổi. Húng quế có thể để được rất lâu khi được bảo quản đúng cách. Người dùng hãy chọn địa chỉ uy tín để mua sản phẩm chất lượng, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cách trồng húng quế

Cách trồng húng quế có khó không? Cây rau húng có thể trồng quanh năm, là loại rau ưa sáng, chịu được nắng nóng và khô hạn. Thời vụ tốt nhất nhất ở miền Bắc là gieo hạt khoảng tháng 2-3 để trồng vào tháng 4-5. Ở miền Nam gieo trong tháng 11-12 để trồng vào tháng 1-2.

Cách này thường dùng trên diện tích nhỏ.

Làm đất: đất phải tơi xốp, dễ thoát nước, lên luống.

Cào phẳng mặt luống, gieo vãi hạt.

Tưới nước, bón phân để lên cây con.

Gieo mạ để trồng cây húng chó:

Cách này dùng cho những nơi có diện tích đất canh tác lớn.

Tiến hành gieo hạt để trồng cây con.

Cây 15-20 ngày tuổi, cao 10cm, có 5-6 lá, đem trồng ở ruộng.

Trồng húng quế bằng phương pháp giâm cành:

Chọn cây phát triển tốt, không sâu bệnh, thân to, lá xanh.

Cắt lấy một đoạn đầu ngọn non dài 3-5cm trên cây đã chọn.

Ngắt bỏ hết các lá ở phía dưới, chỉ để lại hai lá mầm trên cùng.

Đặt cành húng quế vào bát nước, để ở nơi nhiều ánh nắng.

Sau hai tuần kể từ khi cắt cành, rễ tiếp tục phát triển.

Phương pháp trồng húng chó rất đơn giản. Không chỉ trồng trên đất mà húng quế còn có thể áp dụng cả phương pháp thủy canh để trồng. Chính vì vậy, nó rất thích hợp cho những gia đình không có nhiều diện tích sân vườn. Vẻ tươi xanh của húng quế khi được trồng trong cốc nước còn có thể trang trí cho góc bếp.