Chức Năng Master Password Là Gì / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Phòng Chức Năng Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng Phòng Chức Năng

Việc làm Hành chính – Văn phòng

1. Khái niệm Phòng chức năng là gì?

Trong tiếng anh phòng chức năng được dịch là Line Department, đây là chỉ những tổ chức bao gồm nhiều cán bộ, nhân viên kinh doanh, kỹ thuật,…được phân công riêng biệt vào các phòng ban theo chuyên môn, phân công theo chuyên môn hóa hoặc sẽ phân công theo các chức năng quản trị.

Phòng chức năng xuất hiện ở nhiều công ty, doanh nghiệp, bệnh viện,…mang các chức năng chuyên biệt ở từng bộ phận, công ty riêng. Ví dụ: phòng chức năng trong bệnh viện có các phòng như phòng cấp cứu, phòng hồi sức, phòng khám bệnh,…

Phòng chức năng có nhiệm vụ chung là giúp cấp trên để chuẩn bị các quyết định, theo dõi các phòng ban, cập nhập tình hình các xưởng sản xuất, đốc thúc nhân viên cấp dưới thực hiện công việc kịp thời,… Trách nhiệm của phòng chức năng nói chung là khá nhiều yêu cầu, vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải liên kết hỗ trợ với các phòng khác để công việc diễn ra suôn sẻ.

Ngoài ra thì phòng chức năng không có quyền hạn để chỉ huy hay điều động các phòng ban khác trong công ty, doanh nghiệp khi chưa có sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo. Một doanh nghiệp có thể có nhiều phòng ban, nhất là với các doanh nghiệp tư nhân tự chủ sản xuất kinh doanh. Việc tự chủ kinh doanh, tự chủ cơ chế quản lý, cơ chế kinh tế, cơ chế quản trị doanh nghiệp giúp các công ty, doanh nghiệp tự do và chủ động hơn trong việc tự tổ chức cơ cấu phòng ban chức năng phù hợp với doanh nghiệp hay công ty của mình.

2. Các loại phòng chức năng trong doanh nghiệp

Thông thường trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban lại có một loại chức năng cùng nhiệm vụ khác nhau, tùy vào văn hóa doanh nghiệp cũng như hình thức kinh doanh thì sẽ có những chức năng và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những tên gọi chức danh cho một số phòng ban chức năng cơ bản của mô hình doanh nghiệp. Một số phòng chức năng cơ bản trong doanh nghiệp gồm:

Phòng hành chính sẽ tham dự vào các hoạt động hành chính của công ty, doanh nghiệp như:

– Tổ chức tham mưu về phòng ban, nhân sự theo mô hình để phù hợp với văn hóa và hình thức kinh doanh cũng như mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

– Tuyển dụng và phát triển nhân lực, lên kế hoạch phỏng vấn nhân sự.

– Lưu trữ, bàn giao, các hợp đồng, giấy tờ quan trọng.

– Phòng hành chính sẽ kiêm chức năng đón tiếp, nhiều doanh nghiệp thì lễ tân sẽ làm việc trong phòng hành chính luôn để đón tiếp khách hàng, đối tác của công ty, doanh nghiệp.

– Các tài sản của công ty sẽ do phòng hành chính kiểm soát, mua bán, sửa chữa cũng như bảo dưỡng các tài sản cố định.

2.2. Phòn g kinh doanh

Đây là bộ phận, phòng chức năng mà hầu hết các doanh nghiệp đều có, phòng kinh doanh là phòng mang lại kinh tế chủ lực cho doanh nghiệp. Vì vậy phòng kinh doanh sẽ có những chức năng như:

– Tổ chức chiến lược. tham mưu với lãnh đạo về đường hướng phát triển của doanh nghiệp để đẩy mạnh nền tảng kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Kế hoạch phát triển của công ty sẽ do phòng kinh doanh xây dựng và sẽ có mục tiêu, chiến lược để phát triển rõ ràng, theo thời gian, có kế hoạch nhất định.

– Đảm bảo sự vận hành giữa các bộ phận có sự thống nhất bằng việc giám sát cũng như kiểm tra chất lượng công việc của bộ phận khác.

– Quyền hạn và trách nghiệm nghiên cứu cũng như đề xuất các chiến lược kinh doanh với cấp trên.

– Chọn lựa, tham mưu với cấp trên về đối tác để chọn lựa đối tác phù hợp nhất, nhằm lựa chọn đối tác để liên kết phù hợp.

– Dựa vào tình hình kinh doanh để lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc thuận lợi hơn.

– Báo cáo về tình hình kinh doanh, tiến độ thực hiện chiến lược, kế hoạch của bộ phận để có những phương án thay thế và hoàn thiện hơn.

– Nghiên cứu về đối thủ, về thị trường phát triển của doanh nghiệp, nghiên cứu đường hướng phát triển phù hợp.

Phòng kinh doanh cũng là một trong những phòng chức năng trong doanh nghiệp, đây là phòng gần như quan trọng nhất trong doanh nghiệp.

Đây là phòng có thể được coi là cầm tài sản của công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của phòng kế toán có chức năng riêng biệt với các phòng ban khác. Chức năng của phòng kế toán gồm:

– Nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó xây dựng hệ thống kế toán phù hợp, cách làm việc sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

– Đóng thuế, theo dõi, cập nhập nội dung liên tục đến các loại chính sách nhằm đáp ứng đúng theo quy định pháp luật.

– Kiểm soát sát sao các dòng tiền, đầu vào cũng như đầu ra tiền của công ty.

– Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho cấp trên, thông báo về nguồn tiền, các khoản chi tiêu cũng như tình hình lỗ, lại của doanh nghiệp.

– Tham mưu với cấp trên để thay đổi tích cực tình hình tài chính của công ty.

– Giải quyết lương, chế độ cho nhân viên. Các chế độ như thai sản, ốm đau, các loại thưởng,…

– Quản lý công nợ, doanh thu, tài sản lưu động cũng như tài sản cố định, hàng tồn,…

Vì tính chất đặc trưng của phòng kế toán, mà nhân viên trong phòng kế toán thường sẽ phải chịu áp lực cao từ công việc. Công việc trong phòng kế toán cần rõ ràng, chính sách và có sổ sách kèm theo.

Ở một số công ty hoặc doanh nghiệp nhỏ không có văn phòng to hoặc sẽ mở chi nhánh nhưng không đủ nhân lực nên lựa chọn hình thức văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện thông thường sẽ có nhân viên trực và đón tiếp khi có khách đến.

Chức năng của văn phòng đại diện là:

– Đón tiếp khách hàng đến văn phòng.

– Nghiên cứu thị trường cũng như sự phát triển cho doanh nghiệp tại nơi đặt văn phòng đại diện.

– Thực hiên, hỗ trợ, giải quyết các hợp đồng đã ký và giải quyết vấn đề còn tồn đọng.

– Xây dựng, phát triển, quảng bá, truyền tải phủ rộng thương hiệu của doanh nghiệp.

– Tuyển dụng nhân sự cho văn phòng đại diện sao cho hợp lý với công việc của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện thường có cơ cấu tổ chức đơn giản nhất trong những văn phòng trong doanh nghiệp.

Việc làm Kế toán – Kiểm toán

3. Các bước tổ chức hình thành phòng chức năng

Công tác tổ chức để hình thành lên các phòng chức năng cho doanh nghiệp cần sự chuyên nghiệp, chuyên môn cao và phải được tiến hành theo quy trình các bước nhất định. Các bước để tổ chức hình thành phòng chức năng gồm:

Việc phân tích sự phù hợp, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận hết sức quan trọng. Dựa vào bước đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp hình thành được các công việc cụ thể, phân công công việc cho từng bộ phận, đúng chức năng.

Việc lập sơ đồ tổ chức doanh nghiệp sẽ nhằm mục đích mô hình hóa mối quan hệ giữa các phòng chức năng trong doanh nghiệp với nhau, giữa các phòng chức năng với giám đốc, phó giám đốc.

Việc lập sơ đồ tổ chức còn có nhiệm vụ là ghi rõ chức năng mà mỗi phòng ban cần phụ trách thực hiện để tránh trường hợp sai nhiệm vụ, chồng chéo dẫm đạp lên hoặc không có bộ phận nào nhận nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm.

Căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân viên của mỗi phòng ban để thiết chặt quản lý, giảm thiểu chi phí không hữu ích. Công việc sẽ bao gồm tính toán, xác định chính xác cán bộ số lượng mỗi phòng ban, hoạch định kế hoạch tuyển dụng để cân bằng nhân sự giữa các phòng ban.

Việc tính toán chính xác số lượng công nhân viên mỗi phòng chức năng giúp cho mỗi bộ phận sẽ vừa đủ nhân lực để hoàn thành công việc một cách khoa học và hiệu quả, đảm bảo mỗi phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi phòng ban, giảm bớt tỉ lệ nhân viên quản trị, chi phí quản lý cũng sẽ được giảm tới tối đa.

Chức Năng Moonphase Là Gì

Chắc hẳn các bạn đã từng trông thấy những mẫu đồng hồ có chức năng Moonphase với một chấm tròn hay vòng cung thể hiện hình trăng sao rất đẹp mắt, rất thơ mộng của những thương hiệu xa xỉ nổi tiếng và bạn muốn sở hữu chúng. Vậy chức năng moonphase của đồng hồ là gì? Có tác dụng gì? Có đáng để sở hữu không? Cách sử dụng như thế nào? Trong bài viết này Tân Tân sẽ trả lời các câu hỏi đó.

Moonphase là gì?

Moonphase dịch tiếng Việt nghĩa là Pha Mặt Trăng hoặc Pha của Mặt Trăng, là sự xuất hiện của phần bề mặt được chiếu sáng ở Mặt Trăng khi được quan sát từ một vị trí, thường là từ Trái Đất.

Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trăng với hướng ánh sáng nhận từ Mặt Trời mà ta sẽ có được các pha trăng tròn, pha trăng khuyết hay nửa vầng trăng.

Các pha Mặt Trăng được chia ra làm 8 loại pha và được đặt tên để phân biệt theo thứ tự sau:

1. Tuần trăng mới ( người ta hay gọi là trăng sóc): ko có trăng 2. Trăng lưỡi liềm đầu tháng (trăng non) 3. Trăng bán nguyệt đầu tháng ( trăng thượng tuần): lúc này là trăng lên, nhìn thấy 50% vào buổi chiều và đầu tối 4. Trăng khuyết đầu tháng 5. Trăng đầy: hay trăng tròn, lúc này thì trăng lên đỉnh, nằm chính giữa cửa sổ của moonphase. Trăng đầy là vào ngày 16 AL chứ không phải là ngày 15 như nhiều người nghĩ. Điều này cũng đúng với thực tế, các bạn sẽ thấy ngày 16 trăng lúc nào cũng tròn và to hơn so với trăng của ngày 15. Căn cứ vào đây sẽ giúp các bạn chỉnh đồng hồ cho đúng 6. Trăng khuyết cuối tháng 7. Trăng bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ tuần): lúc này thì trăng xuống, nhìn thấy 50% vào cuối ban đêm và buổi sáng. 8. Trăng lưỡi liềm cuối tháng. ( trăng tàn)

Thời gian Mặt Trăng xoay đúng một vòng Trái Đất và kết thúc 8 chu kì pha mặt trăng mất trung bình khoảng 29,53 ngày (29 ngày 12 giờ 44 phút)

Đồng hồ có chức năng Moonphase là gì? Đồng hồ Moonphase hoạt động như thế nào?

Khác biệt hoàn toàn với chức năng Sun and Moon (hay còn gọi Sunrise, Sunset) bao gồm hiển thị cả Mặt trăng và mặt Trời để báo giờ sáng hay tối. Đồng hồ có chức năng Moonphase là dòng đồng hồ chỉ hiển thị các pha chu kỳ trăng để mô phỏng các pha trăng tròn hay khuyết của mỗi ngày trong tháng,

Như ta đã biết thì Mặt Trăng sẽ mất khoảng 29 ngày 12 giờ 44 phút hoàn thành chu kì xoay quanh Trái Đất, nên lịch moonphase sẽ chỉ nhảy trăng qua môt ít đúng một lần mỗi ngày vào tầm từ 5h-7h tối, cho đến khi hết 29,53 ngày thì trăng trên lịch moonhphase trở lại chu kì ban đầu,

Đối với chức năng moonphase thì ở đồng hồ pin sẽ có bộ tính riêng rất chình xác cho chức năng này, nhưng còn ở đồng hồ cơ thì để đồng bộ giữa giờ 24h cùng lịch ngày 30 với lịch trăng là ta sẽ sử dụng loại bánh xe lịch với 59 răng (số 59 lấy từ công thức 2×29,5 ngày, mỗi ngày bánh xe lịch tăng sẽ nhảy qua 2 răng) gắn riêng với một cơ cấu bánh răng giờ để đảm bảo hoạt động chính xác tách biệt giữa lịch dương và lịch âm.

Dĩ nhiên bánh xe lịch 59 răng của đồng hồ cơ sẽ không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối đến con số 29,53 ngày mà sẽ có sai số khoảng mức 0,03 mỗi ngày nên cứ khoảng 2,5 năm là chức năng moon phase sẽ nhảy sai trăng một ngày và bạn cần phải chỉnh lại chu kì trăng đồng hồ.

Một số hãng chuyên tạo tác đồng hồ xa xỉ lừng danh như Patek Philippe hoặc A. Lange & Söhne đã phát triển bánh xe lịch 59 răng lên thành 135 răng, giúp gia tăng độ chính xác của chức năng moonphase lên đến 122 năm.

Và ngoài ra cũng phải kể đến nghệ nhân chế tác đồng hồ độc lập Andreas Strehler đã phát triển kĩ thuật chế tác đặc biêt để tạo ra chiếc đồng hồ mang tên Lune Exacte, đạt kỷ lục với độ chính xác của chức năng moonphase lên đến 2 triệu năm.

Có bao nhiêu kiểu hiển thị Moonphase trên đồng hồ tất cả?

Có rất nhiều cách hiển thị chức năng moonphase cho đồng hồ tùy thuộc vào sự sáng tạo và tính lãng mạn của các nghệ nhân đồng hồ.

Nhưng tựu chung các thiết kế này se xoay quanh hai dạng thiết kế là Phase of the moon (hiển thị một hình tròn với các vạch che khuyết tượng trưng cho các pha mặt trăng) và dạng Moonrise, moonset (hiển thị cũng giống như Sun & Moon nhưng sẽ chỉ hiển thị mặt trăng với các pha chu kì của Mặt Trăng nhờ vào hai vành che khuyết khi trăng lên, trăng xuống ở hai bên để mô phỏng pha mặt trăng).

Một số mẫu đồng hồ sẽ có sơn phủ dạ quang lên phần Trăng sao của lịch Moonphase để tăng tính thẩm mỹ cho đồng hồ…

Và ngoài chức năng moonphase riêng biệt, ta còn có một cơ chế đồng hồ sẽ bao gồm luôn cả chức năng moonphase được gọi là cơ chế lịch hoàn thiện (Complete (Full) Calendar) với đầy đủ các tính năng là: Thứ-Ngày-Tháng-Lịch Trăng.

Một số mẫu đồng hồ moonphase có thiết kế độc đáo

Đồng hồ Richard Lang Terraluna L096.1 của Lange & Söhne – với máy đồng hồ có cấu tạo phức tạp và có tính thẩm mỹ vô cùng cao. Chức năng đồng hồ chu kỳ mặt trăng của nó chỉ phải điều chỉnh lại sau 1058 năm. Lúc này mặt trăng cũng hoàn thành vòng quay của nó quanh trái đất và xoay 1 lần mỗi ngày.

Đồng hồ Christiaan Van Der Klaauw với chiếc đồng hồ Real Moon, chiếc đồng hồ có biểu tượng mặt trăng 3D và phải hơn 11.000 năm mới phải có một ngày đặt lại giờ. Đó cũng là chiếc đồng hồ với chức năng giờ chu kỳ mặt trăng 3D chính xác nhất trên thế giới được kết hợp trong cùng một chiếc đồng hồ cơ.

Ngoài ra, cũng có dạng đồng hồ phân biệt moonphase của Bắc bán cầu với moonphase của Nam bán cầu.

Người dân ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu sẽ nhìn thấy hình dạng của mặt trăng khác nhau trong cùng thời điểm. Bán cầu Nam sẽ nhìn thấy “nửa dưới” của mặt trăng ở”phần nhìn thấy” của mặt trăng từ trái đất . Ví dụ, trong kỳ trăng khuyết chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trăng có hình chữ “D” từ phía bắc bán cầu trong khi ở Nam bán cầu mặttrăng có hình dạng chữ “C”. Chỉ khi đến kỳ trăng tròn và kỳ trăng non thì hình dạnh của mặt trăng mà chúng ta thấy ở cả hai nửa bán cầu là như nhau.

Hầu hết đồng hồ theo chu kỳ mặt trăng đều hiển thị hình dạng mặt trăng như là chúng ta thấy ở phía Bắc bán cầu. Tuy nhiên, một số nhà chế tác đồng hồ đã tạo ra những mẫu đồng hồ với hình dạng nhìn thấy ở phí Nam bán cầu hoặc thậm chí hiển thị chu kỳ mặt trăng được nhìn thấy ở cả hai phía bán cầu – như thương hiệu Arnold&Son với chiếc đồng hồ HM Double Hemisphere Perpetual Moon.

Tại sao nhiều người lại thích mua đồng hồ có chúc năng Moonphase? Đồng hồ có chức năng Moonphase có thực sự đáng để sở hữu?

“Đừng lấy trăng kia ra thề thốt bởi vầng trăng thay đổi không ngừng và em sợ tình yêu của chàng như trăng kia cũng sẽ đổi thay” – đây là lời thoại của Juliet trong tác phẩm Romeo và Juliet của đại văn hào Shakespears.

Qua lời thổ lộ của nàng, bạn có thể thấy rằng sức hấp dẫn của mặt trăng lên trí tưởng tượng của chúng ta cũng như lực hấp dẫn của nó lên thủy triều vậy.

Ngoài việc gợi những liên tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật chế tác đồng hồ và ngành thiên văn, sự tác động của mặt trăng lên mặt số của đồng hồ còn tạo nên một vẻ rất nên thơ mang đầy tính hình tượng và sự lãng mạn cho thiết kế đồng hồ.

Những chiếc đồng hồ moonphase như còn là một tuyên bố đầy trữ tình về phong cách thi vị thông qua sự kết nối tinh tế giữa thời gian và không gian, khi ẩn bên dưới mặt đồng hồ là các cỗ máy vận hành phức tạp và tinh vi, có thể hoạt động ăn khớp và chính xác hoàn toàn với chu kỳ của mặt trăng.

Vì thế, đối với những nhà đam mê đồng hồ, việc một chiếc đồng hồ có chức năng moonphase là một điều cực kì thú vị bởi chúng luôn có một nét hấp dẫn rất riêng cả về kĩ thuật bộ máy lẫn thiết kế vẻ ngoài mà không một dòng đồng hồ khác có thể sánh được, mặc dù đây cũng là chức năng không được nhiều dùng đánh giá cao về tính thiết thực.

Loại lịch thứ ngày tháng mà cả thế giới đang sử dụng phổ biến hiện nay là lịch dương, một loại lịch có cách tính ngày dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, nên những mẫu đồng hồ có hiển thị thứ, ngày, tháng theo lịch dương sẽ mang lại tính thực tế và hữu dụng cho người đeo đồng hồ hơn.

Hơn nữa, đặc biệt là những mẫu đồng hồ cơ có chức năng moonphase sẽ rất khó thiết lập và mất nhiều thời gian điều chinh cho đúng, cũng như cần phải đeo hằng ngày hoặc phải đầu tư một hộp xoay đồng hồ để chức năng này có thể hoạt động chính xác và ổn định mà không cần phải mất vài phút điều chỉnh lại mỗi khi sử dụng.

Thực sự, nếu bạn cần sử dụng chức năng moonphase trong cuôc sống vì một nguyên do nào đó thì bạn nên chọn mua đồng hồ pin hoặc đồng hồ năng lượng ánh sáng để mang lại tính chính xác và sự ổn định lâu dài cho chức năng này.

Bạn có thực sự cần thông tin mỗi ngày về chu kì trăng? Nếu có thì bạn có thể sở hữu và nhớ rằng đồng hồ pin hoặc đồng hồ năng lượng ánh sáng mang lại độ chính xác cao hơn, ổn định hơn và dễ sử dụng chức năng moonphase hơn so với đồng hồ tự động.

Bạn có phải là người đam mê đồng hồ cơ, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về cách sử dụng, cũng như có điều kiện kinh tế tốt để bảo dưỡng và duy trì lâu dài đồng hồ cơ chức năng moonphase? Nếu có, thì bạn có thể sở hữu và cần đeo đồng hồ có chức năng này mỗi ngày. Nếu không thì bạn phải đầu tư hộp xoay đồng hồ để bảo trữ cho chúc năng moonphase hoạt động lâu dài và ổn định mỗi khi không sử dụng.

Sử dụng và duy tri đồng hồ có chức năng Moonphase như thế nào?

Có rất nhiều cách chỉnh lịch Moonphase tùy theo cách thiết kế riêng của từng thương hiệu.

Mẫu mã có thể có cơ chế chỉnh quickset (là cơ chế điều chỉnh lịch đổi trục tiếp bằng núm vặn hoặc bằng nút ấn) hay no-quickset (phải xoay núm chinh thu công cho các kim giờ và kim phút qua một mốc giờ nhất định, như góc giờ 12 giờ đêm, thì lịch trăng mới nhảy) rất khác nhau nên cách tốt nhất là bạn nên đọc và làm theo hướng dẫn chinh trong sổ hướng dẫn kèm theo khi mua.

Nhưng tựu chung khi chinh lịch moonphase thì ta cần lưu ý:

_ Tránh chỉnh lịch moonhase khi đồng hồ đang trong tầm từ 5h – 7h tối vì khi đó các bánh răng lịch trăng của đồng hồ đang tự động chuyển lịch. Nếu cố chỉnh thủ công thì sẽ làm các bánh răng cọ sát gây mòn thậm chí gẫy răng của bánh.

_ Nên đợi tới những ngày không trăng, hoặc ngày trăng tròn để có thể cập nhật chính xác nhất chu kì trăng cho đồng hồ.

Nếu sử dụng loại đồng hồ cơ có chức năng moonphase thì đeo đồng hồ mỗi ngày, nếu không thì bạn phải đầu tư hộp xoay đồng hồ để bảo trữ cho chúc năng moonphase hoạt động lâu dài và ổn định để không mất thời gian điều chỉnh lại mỗi khi không sử dụng trong thời gian dài.

Đồng thời, với đồng hồ cơ có chức năng moonphase thì cứ khoảng 2,5 năm là chức năng moon phase sẽ nhảy sai trăng một ngày và bạn cần phải chỉnh lại chu kì trăng đồng hồ.

Một số mẫu đồng hồ chức năng Moonphase hot tại Tân Tân 2023

THÔNG TIN LIÊN HỆ Showroom Citizen, Bulova (1000+ mẫu): 285 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, HCMShowroom đồng hồ Thụy Sĩ (1500+ mẫu): 109 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, HCMTrung tâm sửa chữa đồng hồ Thụy Sĩ & Citizen chính hãng: 109 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, HCMHotline: 1800 9027Tư vấn mua hàng 24/7: 098 3831 547Mở cửa: Từ 8h30 – 21h30 mỗi ngày

Chức Năng Tổ Chức (Organizational Functions) Là Gì?

Định nghĩa

Chức năng tổ chức trong tiếng Anh là Organizational functions. Chức năng tổ chức là việc lựa chọn những công việc và giao cho mỗi bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.

– Với cách hiểu trên, chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức quản trị.

– Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.

Mục tiêu của chức năng tổ chức

– Nhằm thiết lập ra một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Vai trò của chức năng tổ chức

– Thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản trị.

– Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng tạo của nhà quản trị.

Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của qui trình quản trị.

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

– Nguyên tắc thống nhất chỉ huy

Mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp trên và chỉ báo cáo, nhận lệnh của người đó mà thôi.

– Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu

Bộ máy tổ chức chỉ được xây dựng khi chúng ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức đó.

– Nguyên tắc hiệu quả

Bộ máy của tổ chức phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí thấp nhất.

– Nguyên tắc cân đối

Các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; đồng thời phải cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận.

– Nguyên tắc linh hoạt

Tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến động của môi trường bên ngòai.

Phục Hồi Chức Năng Là Gì ?

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một người được coi là khỏe mạnh khi người đó hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần và hòa nhập với xã hội chứ không chỉ là người không có bệnh hay thương tật (Tổ chức Y tế Thế giới).

Quá trình thay đổi về sinh hóa, sinh lý, cấu trúc của cơ thể do các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, di truyền gây nên được gọi là quá trình bệnh lý. Quá trình bệnh lý thường diễn biến qua bốn giai đoạn là ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và kết thúc.

Bệnh là sự rối loạn cấu trúc, chức năng của một hoặc nhiều cơ quan hay toàn bộ cơ thể do những tác nhân gây bệnh gây nên, sự rối loạn đó dẫn đến một cân bằng mới kém bền vững, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại môi và giảm khả năng lao động của con người.

1.3. Khiếm khuyết

Khiếm khuyết là tình trạng bất thường, thiếu hụt hay mất về cấu trúc, tâm lý hoặc chức năng sinh lý nào đó của cơ thể do bệnh, thương tật hay tai nạn gây nên.

Ví dụ: Một trẻ sinh ra có tật bàn chân khoèo (bất thường bẩm sinh), một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể (bất thường mắc phải) làm giảm chức năng nhìn, một trẻ bẩm sinh bị thiếu hai tay (thiếu hụt bẩm sinh), một người bị tai nạn phải cắt cụt 1/3 giữa đùi phải (mất cấu trúc) làm giảm chức năng đi lại, trẻ bị câm điếc, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ chậm phát triển trí tuệ do bệnh Down…

Hình 1: Dị tật bàn chân khoèo, thiếu hụt tay, bại não.

1.4. Giảm khả năng

Giảm khả năng là tình trạng giảm hoặc không thể thực hiện được một hoạt động nào đó (so với người bình thường) do khiếm khuyết gây nên.

Ví dụ: Người bị suy tim làm giảm khả năng hoạt động thể lực, người bị cụt một hoặc cả hai chân làm giảm khả năng di chuyển, trẻ chậm phát triển tâm thần dẫn đến khó khăn về học, trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn uống, nói; người bị đục thủy tinh thể dẫn đến giảm thị lực sẽ khó khăn trong việc đi lại, hoạt động.

Tàn tật là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không tự thực hiện được vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng, mà phải phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại do khiếm khuyết hoặc giảm khả năng gây nên.

Một cá nhân có thể tự mình tồn tại trong cộng đồng mà không phải lệ thuộc vào người khác thì người đó không phải là người tàn tật, mặc dù họ có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng. Nếu một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng mà không thể tự mình tồn tại được trong cộng đồng như những người cùng giới, cùng tuổi, cùng hoàn cảnh, người đó phải lệ thuộc một phần hoặc lệ thuộc hoàn toàn vào người khác để tồn tại thì được coi là người tàn tật.

1.5.2. Phân loại tàn tật

– Phân loại theo tổn thương về cấu trúc:

+ Tàn tật do rối loạn tâm thần, loại này bao gồm cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ví dụ: người bệnh tâm thần; trẻ em bị bại não.

+ Tàn tật về thể chất bao gồm:

Tàn tật do rối loạn vận động: liệt nửa người do đột qụy não, liệt hai chi dưới do bại liệt, do tổn thương tủy sống, các tổn thương thần kinh ngoại biên gây liệt.

Tàn tật do rối loạn cảm giác: Người khó khăn về nhìn do tổn thương thị giác, người khó khăn về nghe và nói, người mất cảm giác ngoại vi do bị bệnh hủi.

Tàn tật do tổn thương các cơ quan nội tạng: Người bị suy tim mạn tính, người bị suy thận mạn, người bị xơ gan.

+ Đa tàn tật (một người có hai tàn tật trở lên): Người bị đột qụy não bị liệt nửa người kèm rối loạn ngôn ngữ, người bị liệt hai chi dưới kèm suy thận mạn tính do biến chứng viêm thận – bể thận mạn tính, trẻ chậm phát triển trí tuệ kèm rối loạn vận động do bị bại não, bị bệnh Down…

– Phân loại theo tổn thương chức năng (cách phân loại này thường được áp dụng trong cộng đồng vì dễ được cộng đồng chấp nhận):

+ Người có khó khăn về vận động: Người cụt chi, người liệt nửa người, người liệt hai chi dưới, trẻ bại não…

+ Người có khó khăn về học: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não.

+ Người có khó khăn về nhìn: Người bị đục thủy tinh thể, người mù.

+ Người có khó khăn về nghe nói: Người bị giảm thính lực hay điếc.

+ Người có hành vi xa lạ: Người bị tâm thần.

+ Người mất cảm giác: Người bị bệnh phong.

1.6. Quá trình tàn tật

Quá trình từ người khỏe mạnh, bị bệnh trở thành người bệnh, người bệnh trở thành người khiếm khuyết, người khiếm khuyết trở thành người giảm khả năng, người giảm khả năng trở thành người tàn tật được gọi là quá trình tàn tật.

2. PHÒNG NGỪA TÀN TẬT 2.1. Phòng ngừa bước 1

Phòng ngừa tàn tật bước 1 là phòng ngừa không để xảy ra khiếm khuyết.

– Làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

– Làm tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm cả tiêm chủng, sinh để có kế hoạch, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

– Phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực.

– Làm tốt công tác bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các tai nạn và rủi ro nghề nghiệp.

– Hạn chế tối đa tai nạn giao thông.

– Phát hiện sớm các khuyết tật bẩm sinh ngay từ giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh để có biện pháp khắc phục và điều trị thích hợp, làm tốt công tác chăm sóc thai sản.

2.2. Phòng ngừa bước 2

Phòng ngừa tàn tật bước 2 là phòng ngừa không để khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng.

– Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp sớm khiếm khuyết không để xảy ra giảm khả năng.

– Tạo điều kiện cho người khiếm khuyết có công ăn việc làm, có thu nhập và hòa nhập xã hội.

– Tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học hành, vui chơi.

– Phát triển hệ thống phục hồi chức năng đến tuyến cơ sở để có thể can thiệp sớm.

2.3. Phòng ngừa bước 3

Phòng ngừa tàn tật bước 3 là phòng ngừa giảm khả năng không trở thành tàn tật.

– Làm tốt công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật, cung cấp các dụng cụ thay thế trợ giúp cho người tàn tật.

– Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết công ăn việc làm có thu nhập kinh tế cho người tàn tật.

– Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tạo điều kiện cho người tàn tật tái hòa nhập và hòa nhập cộng đồng

Sơ đồ 2.1: Các bước phòng ngừa tàn tật.

3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 3.1. Khái niệm

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người tàn tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.

3.2. Mục tiêu của phục hồi chức năng

– Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát.

– Làm cho người tàn tật thực hiện được tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên.

– Tạo cho người tàn tật có cuộc sống tự lập tối đa.

– Giúp người tàn tật hòa nhập được với gia đình, xã hội và có hoạt động nghề nghiệp có thu nhập.

3.3. Nội dung tiến hành phục hồi chức năng

– Sử dụng các biện pháp y học như điều trị, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe phục vụ trực tiếp cho phục hồi chức năng.

Ví dụ: cứng khớp gối khớp sau gãy xương phải phẫu thuật tái tạo khớp gối, vá dị tật hở hàm ếch và sứt môi là biện pháp y học.

– Sử dụng các kỹ thuật để làm phục hồi tối đa các chức năng bị giảm hoặc mất, bao gồm:

+ Khám và lượng giá chức năng để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và mức độ giảm chức năng hoặc tàn tật của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch cho công tác phục hồi.

+ Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm cả vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trong chương trình phục hồi chức năng.

+ Tiến hành các hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp.

+ Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng với các bệnh nhân gặp khó khăn về nói.

+ Các biện pháp giáo dục đặc biệt: dạy cách dùng ký hiệu để giao tiếp đối với người bị câm điếc, dạy chữ nổi cho người khiếm thị…

+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp như máy trợ thính, chân tay giả, nẹp, nạng, xe lăn…

– Làm thay đổi tích cực suy nghĩ, quan niệm của bản thân người tàn tật và của xã hội, tạo sự bình đẳng trong xã hội đối với người tàn tật.

– Cải thiện điều kiện sống: cải tạo nhà ở, trường học, phương tiện giao thông, công sở để người tàn tật có thể hòa nhập, có cơ hội vui chơi, học hành, tham gia vào các hoạt động xã hội.

Hình: Bảng số trong thang máy đặt theo chiều ngang giúp người ngồi xe lăn, có chữ số nổi giúp người mù có thể sử dụng được (Hàn Quốc).

Hình . Có 4 gờ nổi trên vỉa hè đường phố, trên hành lang tàu điện ngầm (ở Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore) giúp người mù có thể đi lại an toàn.

– Tạo công ăn việc làm như dạy nghề, thành lập các xưởng sản xuất dành cho người tàn tật…

3. 4. Các hình thức phục hồi chức năng

3.4.1. Phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện

Là hình thức người tàn tật đến các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện để được tiến hành phục hồi chức năng.

+ Tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể đạt được kết quả cao nhất, nhất là các trường hợp khó phục hồi.

+ Có thể làm công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ.

+ Người tàn tật phải đi đến trung tâm. Điều này là một khó khăn đối với bản thân người tàn tật và gia đình họ, vì phần lớn gia đình người tàn tật là những gia đình khó khăn cả về nhân lực và kinh tế.

+ Số lượng người được phục hồi chức năng ít, vì số trung tâm và khả năng tiếp nhận của các trung tâm có giới hạn, trong khi số người tàn tật nhiều. Những khó khăn về kinh tế và nhân lực của người tàn tật và gia đình họ cũng làm hạn chế số người tàn tật đến các trung tâm để được phục hồi chức năng.

+ Phục hồi không sát với nhu cầu người tàn tật tại địa phương họ. Mỗi địa phương nơi người tàn tật sinh sống có những đặc điểm riêng về địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế. Vì vậy, phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc bệnh viện khó đáp ứng được hết mọi điều kiện để họ thích nghi được với điều kiện tại địa phương nơi họ sinh sống.

+ Giá thành cao. Người tàn tật và gia đình họ phải chi phí tốn kém, đồng thời chi phí xây dựng và hoạt động của các trung tâm cũng cao, vì vậy không thể đáp ứng được với một số lượng đông người tàn tật.

3.4.2. Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện

Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện là hình thức thành lập các tổ công tác phục hồi chức năng, bao gồm các cán bộ làm công tác phục hồi đem phương tiện đến nơi có người tàn tật để tiến hành phục hồi chức năng.

+ Số lượng người tàn tật được phục hồi chức năng có thể tăng.

+ Phục hồi sát với nhu cầu của người tàn tật tại gia đình và địa phương.

+ Thiếu cán bộ phục hồi chức năng.

+ Chi phí lớn cho công tác phục hồi chức năng.

3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hình thức mà người tàn tật được phục hồi chức năng tại gia đình, địa phương, nơi họ sinh sống với sự giúp đỡ của người thân hoặc người tình nguyện trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng.

+ Là cách xã hội hóa công tác phục hồi tốt nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế: Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể thu hút được những người thân trong gia đình, những người tình nguyện trong cộng đồng, các đoàn thể xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận Tổ quốc, thu hút được sự tham gia của hệ thống chính quyền cơ sở tham gia vào công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật tại địa phương. Đây là hình thức tốt nhất để làm thay đổi quan niệm của cộng đồng đối với người tàn tật, tạo thuận lợi nhất cho những người tàn tật hòa nhập với gia đình và xã hội.

+ Tỉ lệ người tàn tật được phục hồi cao nhất: Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể triển khai rộng rãi trên cả nước, nhờ đó số người tàn tật có cơ hội được phục hồi chức năng nhiều nhất.

+ Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người tàn tật phù hợp với nơi sinh sống, có cơ hội hội nhập với xã hội cao. Người tàn tật vẫn sống tại gia đình và địa phương, vì vậy các chương trình phục hồi chức năng được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế tại địa phương, giúp người tàn tật dễ dàng hòa nhập.

+ Chi phí cho phục hồi chức năng ít tốn kém, dễ chấp nhận. Phục hồi chức năng tại cộng đồng tận dụng được các phương tiện tại chỗ như chế tạo các dụng cụ trợ giúp hoặc phương tiện tập luyện bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ làm giảm chi phí phục vụ cho công tác phục hồi chức năng, tận dụng được nhân lực tại địa phương giúp khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực.

Hình 2.2: Tận dụng nguyên liệu bằng tre tại địa phương để làm khung tập đi trong phục hồi chức năng cho người tàn tật tại cộng đồng.

+ Có thể gắn chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào công tác của hệ thống tổ chức y tế hiện có. Trong mỗi nước đều có hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở, công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng được gắn với hệ thống này. Vì vậy, giải quyết được nhân lực, ngân quỹ và công tác quản lý.

Kết quả phục hồi cho trường hợp khó phục hồi thường thấp, các trường hợp này có thể được chuyển về các trung tâm phục hồi chức năng có đủ phương tiện và cán bộ chuyên ngành.

Phục Hồi Chức Năng Là Gì?

Khiếm khuyết là tình trạng bất thường, thiếu hụt hay mất về cấu trúc, tâm lý hoặc chức năng sinh lý của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do bệnh, thương tật hay tai nạn gây nên.

Ví dụ: một trẻ sinh ra có tật bàn chân khoèo (bất thường bẩm sinh), một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường (bất thường mắc phải) làm giảm khả năng nhìn, một trẻ bẩm sinh bị thiếu hai tay (thiếu hụt bẩm sinh), một người bị tai nạn phải cắt cụt 1/3 giữa đùi phải (mất cấu trúc) làm giảm chức năng đi lại, trẻ bị câm điếc, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ chậm phát triển trí tuệ do bệnh Down…

Hình 2.1. Dị tật bàn chân khoèo (trái), thiếu hụt tay (phải).

Giảm khả năng là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không thể thực hiện được một hoạt động nào đó (so với người bình thường) do khiếm khuyết gây nên.

Ví dụ: người bị suy tim làm giảm khả năng hoạt động thể lực, người bị cụt một hoặc cả hai chân làm giảm khả năng di chuyển. Trẻ chậm phát triển tâm thần dẫn đến khó khăn về học. Trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn uống, nói. Người bị đục thủy tinh thể dẫn đến giảm thị lực sẽ khó khăn trong việc đi lại, hoạt động.

Ngày 17/06/2010, Quốc hội ban hành Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12, theo đó: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Trong đó người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Tàn tật là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không tự thực hiện được vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng, mà phải phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại do khiếm khuyết hoặc giảm khả năng gây nên.

Đối chiếu với định nghĩa người khuyết tật của Luật Người khuyết tật Việt Nam thì người tàn tật là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

Một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng nhưng họ vẫn có thể tự mình tồn tại trong cộng đồng mà không phải lệ thuộc vào người khác thì người đó không phải là người tàn tật. Nếu một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng mà không thể tự mình tồn tại được trong cộng đồng như những người cùng giới, cùng tuổi, cùng hoàn cảnh, người đó phải lệ thuộc một phần hoặc lệ thuộc hoàn toàn vào người khác để tồn tại thì được coi là người tàn tật.

– Phân loại theo tổn thương về cấu trúc:

+ Khuyết tật do rối loạn tâm thần, bao gồm cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ví dụ: người bệnh tâm thần, trẻ em bị bại não.

+ Khuyết tật về thể chất bao gồm:

. Khuyết tật do rối loạn vận động: liệt nửa người do đột qụy não, liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống, các tổn thương thần kinh ngoại biên gây liệt.

. Khuyết tật do rối loạn cảm giác: người khó khăn về nhìn do tổn thương thị giác, người khó khăn về nghe và nói, người mất cảm giác do bị bệnh hủi.

. Khuyết tật do tổn thương các cơ quan nội tạng: người bị suy tim mạn tính, người bị suy thận mạn tính, người bị xơ gan.

+ Đa khuyết tật: một người có hai khuyết tật trở lên là đa khuyết tật. Người bị đột quỵ não gây liệt nửa người kèm rối loạn ngôn ngữ. Người bị liệt hai chi dưới kèm suy thận mạn tính do biến chứng viêm thận – bể thận mạn tính. Trẻ chậm phát triển trí tuệ kèm rối loạn vận động do bị bại não, bị bệnh Down…

– Phân loại theo tổn thương chức năng (cách phân loại này thường được áp dụng trong cộng đồng vì dễ được cộng chấp nhận):

+ Người có khó khăn về vận động: người cụt chi, người liệt nửa người, người liệt hai chi dưới, trẻ bại não…

+ Người có khó khăn về học: trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não.

+ Người có khó khăn về nhìn: người bị đục thủy tinh thể, người mù.

+ Người có khó khăn về nghe nói: người bị giảm thính lực hay điếc.

+ Người có hành vi xa lạ: người bị bệnh tâm thần.

+ Người bị động kinh: động kinh cơn lớn, động kinh cơn nhỏ.

+ Người bị mất cảm giác: người bị bệnh phong.

Quá trình từ người khỏe mạnh, bị bệnh trở thành người bệnh, người bệnh trở thành người khiếm khuyết, người khiếm khuyết trở thành người giảm khả năng, người giảm khả năng trở thành người tàn tật được gọi là quá trình khuyết tật.

2. PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT

Phòng ngừa khuyết tật bước 1 là phòng ngừa không để xảy ra khiếm khuyết.

– Làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

– Làm tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm cả tiêm chủng, sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

– Phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực.

– Làm tốt công tác bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các tai nạn và rủi ro nghề nghiệp.

– Hạn chế tối đa tai nạn giao thông.

– Phát hiện sớm các khuyết tật bẩm sinh ngay từ giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh để có biện pháp khắc phục và điều trị thích hợp, làm tốt công tác chăm sóc thai sản.

Sơ đồ 2.1. Các bước phòng ngừa khuyết tật.

Phòng ngừa khuyết tật bước 2 là phòng ngừa không để khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng.

– Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp sớm khiếm khuyết, không để xảy ra giảm khả năng.

– Tạo điều kiện cho người khiếm khuyết có công ăn việc làm, có thu nhập và hòa nhập xã hội.

– Tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học hành, vui chơi.

– Phát triển hệ thống phục hồi chức năng đến tuyến cơ sở để có thể can thiệp sớm.

Phòng ngừa khuyết tật bước 3 là phòng ngừa giảm khả năng không trở thành tàn tật.

– Làm tốt công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật, cung cấp các dụng cụ thay thế trợ giúp cho người tàn tật.

– Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết vấn đề việc làm có thu nhập kinh tế cho người tàn tật.

– Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tạo điều kiện cho người tàn tật tái hòa nhập và hòa nhập cộng đồng.

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và ứng dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm cho người khuyết tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người khuyết tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.

Theo Thông tư số 46/2013 của Bộ Y tế: “Phục hồi chức năng là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật bằng phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng”.

“A set of measures that assist individuals who experience, or are likely to experience [resulting from impairment, regardless of when it accurred (congenital, early or late)] to achieve and maintain oftimal funtioning in interation with there enviroments”.

Who, world report on disability (2011)

3.2. Mục tiêu của phục hồi chức năng

– Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát.

– Giúp cho người khuyết tật thực hiện được tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên.

– Tạo cho người khuyết tật có cuộc sống tự lập tối đa.

– Giúp người khuyết tật hòa nhập được với gia đình, xã hội và hoạt động nghề nghiệp có thu nhập.

3.3. Nội dung tiến hành phục hồi chức năng

– Sử dụng các biện pháp y học như điều trị, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe để tạo thuận lợi cho phục hồi chức năng. Ví dụ: khớp gối bị cứng do bất động sau gãy xương phải phẫu thuật tái tạo khớp gối, vá dị tật hở hàm ếch và sứt môi, cắt cụt chi lần hai để giúp cho mang chi giả.

– Sử dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng để làm bệnh nhân thực hiện được tối đa các chức năng bị giảm hoặc mất, bao gồm:

+ Khám và lượng giá chức năng để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và mức độ khuyết tật của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch cho công tác phục hồi chức năng.

+ Vật lý trị liệu để hỗ trợ cho phục hồi chức năng.

+ Vận động trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động.

+ Hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp.

+ Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng với các bệnh nhân gặp khó khăn về nói.

+ Các biện pháp giáo dục đặc biệt: dạy cách dùng ký hiệu để giao tiếp đối với người bị câm điếc, dạy chữ nổi cho người khiếm thị… giúp họ thực hiện được các chức năng giao tiếp đã bị mất.

+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp, thay thế như máy trợ thính, chân tay giả, nẹp, nạng, xe lăn…

– Làm thay đổi tích cực suy nghĩ, quan niệm của người khuyết tật và xã hội, tạo sự bình đẳng trong xã hội đối với người khuyết tật.

– Cải thiện điều kiện sống: cải tạo nhà ở, trường học, phương tiện giao thông, công sở để người khuyết tật có thể hòa nhập, có cơ hội vui chơi, học hành, tham gia vào các hoạt động xã hội.

– Tạo việc làm như dạy nghề, thành lập các xưởng sản xuất dành cho người khuyết tật… để giúp họ có thu nhập.

3.4. Các hình thức phục hồi chức năng

3.4.1. Phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các khoa phục hồi chức năng của bệnh viện

Phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng là hình thức người khuyết tật đến các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện để được tiến hành phục hồi chức năng.

+ Tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể đạt được kết quả cao nhất, nhất là các trường hợp khó phục hồi.

+ Có thể làm công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ.

+ Người khuyết tật phải đi đến trung tâm để được phục hồi chức năng. Điều này là một khó khăn đối với bản thân người khuyết tật và gia đình họ, vì phần lớn gia đình người khuyết tật là những gia đình khó khăn cả về nhân lực và kinh tế.

+ Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng ít, vì số trung tâm và khả năng tiếp nhận của các trung tâm có giới hạn, trong khi số người khuyết tật nhiều. Những khó khăn về kinh tế và nhân lực của người khuyết tật và gia đình họ cũng làm hạn chế số người khuyết tật đến các trung tâm để được phục hồi chức năng.

– Phục hồi không sát với nhu cầu người khuyết tật tại địa phương họ. Mỗi địa phương nơi người khuyết tật sinh sống có những đặc điểm riêng về địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế. Vì vậy, phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc bệnh viện khó đáp ứng được hết mọi điều kiện để họ thích nghi được với điều kiện tại địa phương nơi họ sinh sống.

– Giá thành cao: Người khuyết tật và gia đình họ phải chi trả tốn kém, đồng thời chi phí xây dựng và hoạt động của các trung tâm cũng cao, vì vậy không thể đáp ứng được với số lượng đông người khuyết tật.

3.4.2. Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện

Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện là hình thức thành lập các tổ công tác phục hồi chức năng, bao gồm các cán bộ làm công tác phục hồi đem phương tiện đến nơi có người khuyết tật sinh sống để tiến hành phục hồi chức năng.

+ Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng có thể tăng.

+ Phục hồi sát với nhu cầu của người khuyết tật tại gia đình và địa phương.

+ Thiếu cán bộ phục hồi chức năng.

+ Chi phí lớn cho công tác phục hồi chức năng.

3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hình thức mà người khuyết tật được phục hồi chức năng tại gia đình, địa phương, nơi họ sinh sống với sự giúp đỡ của người thân hoặc người tình nguyện trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng.

+ Đây là cách xã hội hóa công tác phục hồi chức năng tốt nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể thu hút được những người thân trong gia đình, những người tình nguyện trong cộng đồng, các đoàn thể xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, thu hút được hệ thống chính quyền cơ sở tham gia vào công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại địa phương. Đây là hình thức tốt nhất để làm thay đổi quan niệm của cộng đồng đối với người khuyết tật, tạo thuận lợi nhất cho những người khuyết tật hòa nhập với gia đình và xã hội.

+ Tỷ lệ người khuyết tật được phục hồi cao nhất. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể triển khai rộng rãi trên cả nước, nhờ đó số người khuyết tật có cơ hội được phục hồi chức năng nhiều nhất.

+ Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người khuyết tật, phù hợp với nơi họ sinh sống, giúp họ có cơ hội hòa nhập với xã hội. Người khuyết tật vẫn sống tại gia đình và địa phương, vì vậy các chương trình phục hồi chức năng được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế tại địa phương, giúp người khuyết tật dễ dàng hòa nhập.

+ Chi phí cho phục hồi chức năng ít tốn kém, dễ chấp nhận. Phục hồi chức năng tại cộng đồng tận dụng được các phương tiện tại chỗ như chế tạo các dụng cụ trợ giúp hoặc phương tiện tập luyện bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ làm giảm chi phí cho công tác phục hồi chức năng. Tận dụng được nhân lực tại địa phương giúp khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực.

Hình 2.2. Thanh song song làm bằng tre cho người khuyết tật tập đi tại cộng đồng.

+ Có thể gắn chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào công tác của hệ thống y tế hiện có. Ở mỗi quốc gia đều có hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở, công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng được gắn với hệ thống này. Vì vậy, giải quyết được vấn đề nhân lực, ngân quỹ và công tác quản lý.

Kết quả phục hồi chức năng cho những trường hợp khó thường thấp, các trường hợp này cần được chuyển về các trung tâm phục hồi chức năng có đủ phương tiện và cán bộ chuyên ngành.

Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2023). Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho đại học. Học viện Quân y. NXB QĐND.

CHIA SẺ BÀI VIẾT