Cấu Trúc Xương Chậu / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Xương Chậu Nằm Ở Đâu? Giải Phẫu Xương Chậu

Xương chậu nằm ở vị trí phần cuối cột sống thắt lưng, nằm ở dưới thắt lưng bao quanh phần đoạn dưới của xương cột sống.

Ở một góc độ khác thì xương chậu nằm trên phần xương đùi, đan xen giữa xương hông với phần đầu của xương đùi.

Vùng xương chậu chính là phần diện tích từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh phần hông, dưới eo và bao trọn cả vùng hông đến đùi.

Xương chậu được tạo thành bởi 3 xương là xương mu (ở phía trước) với xương cánh chậu (ở phía trên) và xương ngồi (ở phía sau). Xương chậu có cấu tạo gồm 2 mặt với 4 góc và 4 bờ.

Hai mặt xương chậu

Cấu tạo 2 mặt bao gồm mặt trong và mặt ngoài. Mặt trong gồm 1 gờ nhô lên và chia mặt sau thành 2 phần. Trong đó phần trên có lồi chậu, phía sau còn diện nhĩ còn phần dưới có diện vuông và lỗ bịt. Còn ở mặt ngoài thì phần giữa có ổ cối khớp và chỏm xương đùi. Dưới ổ cối có bịt 1 lỗ hình vuông hoặc hình tam giác. Phía trước mặt ngoài là xương mu còn phía sau là xương ngồi. Trên cùng là vùng xương cánh chậu.

4 bờ xương chậu

Cấu tạo 4 bờ của xương chậu bao gồm bờ trên, bờ dưới, bờ trước và bờ sau. Bờ trên còn được gọi là mào chậu là phần từ vùng gai chậu phía trước đến vùng gai chậu phía sau trên. Bờ dưới còn gọi là ngành ngồi được cấu tạo bởi xương ngồi và xương mu. Bờ trước gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược và gai mu. Bờ sau gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi và gai ngồi. Bờ trước và bờ sau đều đều có hình dáng lồi lõm từ trên xuống dưới.

4 góc xương chậu

Cấu tạo 4 góc xương chậu gồm góc trước dưới ứng với gai mu (củ mu), góc sau dưới ứng với ụ ngồi, góc trước trên ứng với gai chậu ở phía trước trên và góc sau trên ứng với gai chậu ở phía sau trên.

Xương chậu được ví như là nền móng của một ngôi nhà khi coi cơ thể chính là một ngồi nhà. Như vậy chúng ta có thể thấy là nó có chức năng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Đây là bộ phận có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương chậu có chức năng chính và chức năng phụ.

Chức năng chính là chống đỡ trọng lượng của cơ thể khi đứng và ngồi, giúp cân bằng cơ thể và chịu được lực của các tư thế mạnh và các cơ vận động.

Các bệnh thường gặp ở xương chậu

Xương chậu có cấu tạo khá phức tạp nên nếu bị tổn thương thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu bất thường. Một số vấn đề thường gặp ở xương chậu phải kể đến như sau:

ở vùng xương chậu kèm theo tình trạng tê cứng ở vùng chân.

Đau nhức âm ỉ và dai dẳng ở vùng chậu hồng giữa 2 mông. Kèm theo đó là xuất hiện dấu hiệu bị teo mông.

Chân to và mông bị xệ do chân vòng kiềng nhiều. Khoảng cách giữa 2 chân với nhau mà lớn là dấu hiệu của giãn xương chậu.

Khi cử động mạnh thấy đau hoặc không thể xoay người, nghiêng người hoặc gặp khó khăn trong việc vận động.

Đau tức ở phía dưới đùi và xuất hiện tình trạng teo cơ ở khu vực đùi và mông.

Đau âm ỉ và dai dẳng ở vùng bụng dưới. Khi đi đại tiện, xuất hiện cảm giác đau, có mùi lạ và bị ra máu.

Xuất hiện cảm giác đau khi quan hệ tình dục.

Người choáng váng, rét run hoặc bị sốt.

Đau tê cứng vùng khớp xương chậu và lan xuống đùi, chân với cẳng chân.

Gãy xương chậu

Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn và vừa sức.

Có thể dùng khăn ấm để chườm khi xuất hiện đau nhức ở vùng xương chậu để giảm bớt cơn đau.

Thực hiện châm cứu hoặc mát xa để giảm đau.

Kết hợp uống thuốc với vật lý trị liệu.

Đẻ Khó Do Hẹp Khung Xương Chậu

Sanh nở thuận lợi, “mẹ tròn con vuông” là mong ước của tất cả các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do cấu trúc xương chậu hẹp khiến cho quá trình sanh nở thường phải kéo dài, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở như vỡ ối sớm, sa dây rốn,…

Hẹp khung xương chậu- Những điều bạn cần biết.

Hẹp khung xương chậu là tình trạng khung chậu bị hẹp ở một hay nhiều đường kính của tiểu khung hay bị biến dạng, làm cho cấu trúc xương chậu không đủ rộng để thai nhi có kích thước trung bình có thể lọt qua, gây khó khăn cho việc sinh nở.

Có nhiều nguyên nhân khiến khung xương chậu của các chị em phụ nữ bị hẹp, trong đó di chứng của bệnh còi xương từ bé, các chị em từng bị bệnh viêm khớp, bại liệt hoặc có chiều cao dưới 1m45 thường có nguy cơ cao bị hẹp khung xương chậu.

Hẹp khung xương chậu thường được chia làm 3 dạng chủ yếu: hẹp eo trên, hẹp eo giữa và hẹp eo dưới.

– Hẹp khung xương chậu eo trên là hiện tượng đường kính mỏm nhô hậu vệ nhỏ hơn hoặc bằng 10cm, hoặc đường kính ngang lớn hơn 12cm. Khi cả hai đường kính này cùng hẹp thì mức độ sanh khó càng tăng lên.

– Hẹp eo giữa là khiếm huyết khá phổ biến, phổ biến hơn nhiều so với hẹp eo trên. Đây là khiếm khuyết xảy ra khi tổng số đường kính liên gai hông và đường kính dọc sau bằng hoặc nhỏ hơn 13.5 cm hoặc đường kính liên gai hông nhỏ hơn 8cm. Cũng giống như trường hợp hẹp eo trên, hẹp eo giữa cũng khiến các thai phụ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh nở.

– Ngoài hẹp eo trên và hẹp eo giữa, nhiều chị em phụ nữ cũng bị sanh khó do hẹp eo dưới, đây là hiện tượng đường lưỡng ụ ngồi dưới 8cm hay góc vòm vệ nhỏ hơn 90 độ. Những chị em bị hẹp eo dưới thường bị hẹp eo giữa kèm theo.

Ảnh hưởng của hẹp khung xương chậu trên thai kỳ và quá trình chuyển dạ.

Hẹp khung chậu dù ở dạng nào cũng khiến thai phụ khó sanh. Bình thường cổ tử cung sẽ được mở dễ dàng nhờ tác động thuỷ tĩnh khi màng ối chưa vỡ và nhờ áp lực trực tiếp của ngôi thai lên tử cung khi ối đã vỡ. Tuy nhiên, nếu các chị em bị hẹp khung xương chậu, khi đầu thai dừng ở eo trên, toàn bộ lực co tử cung sẽ tác động trực tiếp lên phần màng ối che trên tử cung và thường gây vỡ ối sớm.

Sau khi vỡ ối, vì không có sự tác động trực tiếp của đầu thai trên tử cung và đoạn dưới tử cung nên sự co cơ tử cung sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến cổ tử cung mở chậm hoặc không mở. Chính việc cổ tử cung mở chậm hoặc không mở là lí do khiến cho thai phụ không có khả năng sanh ngả âm đạo, có thể phải tiến hành mổ lấy thai nhi.

Ngoài ra, hẹp khung xương chậu còn dễ đưa đến các hậu quả: ngôi đầu cúi không tốt, ngôi lọt bất xứng, đầu thai biến dạng nhiều. Tăng tỷ lệ sa dây rốn nhiều hơn bình thường khoảng từ 4-6 lần, đặc biệt còn khiến quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc ngưng tiến triển, gây bất thường cơn co tử cung, tăng khả năng bị nhiễm trùng chu sinh, vỡ tử cung hoặc gây ra lỗ dò bàng quang trực tràng âm đạo về sau.

Tóm lại, hẹp khung xương chậu là một trong những khiếm khuyết về khung xương, tuy không trực tiếp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại gây nhiều khó khăn cho chị em trong quá trình sinh nở. Khung xương chậu hẹp khiến nhiều chị em khó sinh và ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm như: sa dây rốn, nhiễm trùng chu sinh, vỡ tử cung… Chính vì vậy, đối với những chị em có nguy cơ cao hoặc bị hẹp khung chậu trong quá trình mang thai cần cẩn trọng, tốt nhất nên khám thai định kỳ để được theo dõi, tư vấn hướng chăm sóc và sinh nở an toàn nhất.

Theo Sản khoa-ĐH Y dược

Đau Xương Chậu Khi Mang Thai

Đau xương chậu khi mang thai là một biến chứng xảy ra đối với không nhiều phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng dây chằng tại vùng khung chậu bị giãn và lỏng lẻo quá sớm trước khi sinh, làm khớp khung chậu, hay khớp mu không ổn định và khiến mẹ đau. Đau xương chậu khi mang thai có phổ biến không?

Chỉ khoảng 1/300 phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị đau xương chậu (tiếng anh là symphysis pubis dysfunction SPD và còn được gọi là đau khung xương chậu) khi mang thai mà thôi. Một số bác sĩ cho rằng con số thực tế có thể nhiều hơn (tới 2% trên tổng số các mẹ bầu) vì một số mẹ tuy đã trải qua tình trạng đau xương chậu khi mang thai nhưng chưa được khám và chẩn đoán.

Mẹ có thể bị đau xương chậu khi mang thai tháng thứ 2

Dấu hiệu và triệu chứng đau xương chậu khi mang thai

Ở những mẹ bầu đang bị đau xương chậu, cơn đau làm mặt mũi mẹ nhăn nhó, chân thì bước khập khà khập khiễng và ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày. Nếu mẹ có đi khám thì bác sĩ cũng không làm mẹ chấm dứt hẳn cơn đau được.

Triệu chứng phổ biến nhất đó là đau kiểu như trật khớp (như thể khung chậu của mẹ đang tách ra vậy) và gặp khó khăn khi đi bộ. Điển hình là đau tập trung tại vùng xương chậu, đau một bên hoặc cả 2 bên lưng dưới.

Có cảm giác cơn đau lan tới đùi trên và bộ phận sinh dục (vùng cửa mình của mẹ). Cơn đau nặng lên khi mẹ đi lại hay thực hiện các động tác chịu lực, đặc biệt khi mẹ nâng một chân, leo cầu thang, mặc quần áo, ra vào xe ô tô hay bước lên xe máy, thậm chí là xoay trở trên giường.

Đau thần kinh tọa (đau từ mông lan xuống chân). Đau xương chậu cũng có thể đi kèm với rối lọan chức năng bàng quang, đặc biệt khi mẹ đang nằm (hay ngồi xổm) để đứng dậy.

Có tiếng “kêu” tại vùng chậu khi đi lại hay cử động nhẹ.

Trong một số trường hợp rất hiếm, khớp chậu có thể bị hở ra một phần, tình trạng này gọi là tách khớp mu (diastasis symphysis pubis hay symphyseal separation), có thể gây đau vùng chậu, vùng háng, hông và vùng mông nghiêm trọng hơn.

Đau xương chậu khi mang thai khiến mẹ khó chịu trong sinh hoạt

Cấu tạo của khung xương chậu

Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương: phía trước và 2 bên là hai xương chậu dẹt, to, hình cánh quạt, phía sau có xương cùng ở trên có 5 đốt và xương cụt ở dưới cũng có từ 4-6 đốt.

4 xương của khung chậu khớp với nhau bởi 4 khớp bán động: khớp mu ở phía trước, khớp cùng cụt ở phía sau, 2 khớp cùng-chậu ở 2 bên phía sau không chạm vào nhau mà được kết nối bằng một số dây chằng.

Điều này giúp cho xương mu có thể di chuyển tự do. Các khớp này cũng có khả năng giãn nở được trong khi chuyển dạ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu thai đi qua khung chậu. Sự giãn nở này sẽ giảm đi đối với mẹ sinh con so, mẹ lớn tuổi, hoặc thai phụ ít vận động khi mang thai.

Khung xương chậu bình thường và khung xương chậu bị đau

Các yếu tố nguy cơ của việc đau xương chậu

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai cụ thể là gì. Chỉ biết rằng các yếu tố gây ra nguy cơ đau xương chậu gồm:

Tiền sử đau lưng dưới hoặc đau thắt lưng vùng xương chậu của mẹ.

Chấn thương vùng chậu trước đó – ví dụ mẹ đã té ngã hoặc gặp tai nạn.

Mẹ từng bị đau xương chậu trong lần mang thai trước.

Từng sinh nở nhiều lần

Thai nhi lớn

Có một số tài liệu cho rằng, đau xương chậu khi mang thai đơn giản chỉ là do hóc môn thai kì. Hoóc môn thai kì là relaxin và progesterone có xu hướng làm dây chằng ở vùng khung chậu giãn ra để chuẩn bị cho sự sinh nở. Nếu các hoóc môn này làm việc nhiệt tình quá mức sẽ khiến các dây chằng xung quanh vùng chậu giãn ra quá sớm trước khi sinh em bé khiến mẹ đau.

Xương Chậu Là Gì? Ảnh Hưởng Của Xương Chậu Đến Quá Trình Sinh Đẻ Các Mẹ Nên Biết

Xương chậu là gì?

Xương chậu là xương dẹt nối giữa xương đùi và cột sống, có tác dụng đỡ phần thân phía trên với các chi dưới, nâng đỡ và bảo vệ khoang chậu cùng các cơ quan nội tạng

Xương chậu là xương dẹt

Cấu tạo của xương chậu

Xương chậu do 4 xương tạo thành: xương cụt và xương cùng ở phía sau, phía trước hai bên mỗi bên có một xương hông. Các xương được nối với nhau bởi xương sụn và dây chằng, hình thành nên khớp xương không thể cử động được. Mỗi một xương hông lại được cấu thành từ xương cánh chậu, xương ngồi và xương mu, chúng liên kết với nhau ở phía trước, y học gọi đó là tổ hợp xương mu. Tổ hợp xương mu là một tiêu chuẩn rất quan trọng, có ý nghĩa với việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ

Các cơ xung quanh xương chậu sát lại với nhau ở phần dưới của khung xương chậu, tạo thành một mạng lưới vững chắc và những cơ này lại được bao trùm bởi một tổ chức các hội âm và ngoại âm, kết thành một chỉnh thể nằm sát bên trên khung xương chậu, gọi là tổ chức phần mềm xương chậu. Phía bên trên xương khung chậu có một bộ phận có hình miệng trái đào lộn ngược gọi là lỗ chậu trên, bên dưới có một lỗ nhỏ gọi là lỗ chậu dưới, và đường chui ra của thai nhi khi sinh.

Xương chậu có vai trò rất lớn đối với việc sinh đẻ

Ảnh hưởng của xương chậu đến quá trình sinh nở

Trong thời kỳ mang thai do tác động của hocmon, khớp xương khung chậu trở nên lỏng lẻo, lỗ chậu trên dần rộng thêm ra, khi sinh nở xương cùng cụt còn vểnh ra 2 cm về phía sau, tất cả những điều này tạo điều kiện cho thai nhi chui ra một cách dễ dàng.

Trong thời gian mang thai thai nhi nằm bên trên khung xương chậu. Đến khi sinh thai nhi chui vào khung xương chậu bằng lỗ chậy trên và chui ra bằng lỗ chậu dưới. Do vậy, đối với thai nhi, khung xương chậu là chướng ngại lớn trên con đường sinh ra, đồng thời cũng là đoạn đường bắt buộc nếu người mẹ sinh thường.

Vị Trí Xương Chậu Nằm Ở Đâu?

Vị trí xương chậu trên cơ thể

Xương chậu hay còn có tên gọi là xương dẹt, bộ phận này được cấu tạo bởi 3 xương nhỏ tạo thành bao gồm:

Xương cánh chậu trên,

Xương mu trước dưới

Xương ngổi ở sau xương.

Xương chậu có hình cánh quạt, 2 mặt, 4 góc, 4 bờ và là bộ phận xương lớn nhất trong cơ thể con người.

Cấu tạo chi tiết của xương chậu

Mặt ngoài:Là phẩn ở giữ có ổ cối khớp với phần chỏm xương đùi, xung quanh là vành ổ cối không liên tục được gắn liền với khuyết ổ cối.

Phía dưới ổ cối có một lỗ bịt hình tam giác hay hình vuông. Đằng sau là xương ngồi, bên tránh là xương cánh chậu lõm tạo thành hố chậu (đây là phần có 3 diện bám của cơ mông).

Mặt trong của các mặt sẽ xuất hiện các gờ vô danh và được chia làm 2 phần riêng biệt bao gồm:

Phần trên có lồi chậu và diện nhĩ ở đằng sau.

Phần dưới bao gồm diện vuông và lỗ bịt.

Cấu tạo các bờ

Phần bờ trước lồi lõm từ trên xuống dưới bao gồm các bộ phận như:

Phần bờ sau lồi lõm từ trên dưới bao gồm các phần sau:

Bờ trên hay còn gọi là mào chậu cong có hình chữ S mỏng ở giữa và dày phí trước, phía sau.

Bờ dưới có cấu tạo gồm xương ngồi và xương mu tạo thành.

Cấu tạo các góc

Cấu tạo các góc được chia làm 4 phần bao gồm:

Góc trước trên là gai chậu trước trên

Góc trước dưới được cấu tạo bởi gai mu

Góc sau trên là gai chậu sau trên

Góc sau dưới là ụ ngồi

Các bệnh lý thường gặp ở vùng xương chậu

Sau khi đã nắm được vùng xương chậu nằm ở đâu, chúng tôi muốn bạn biết bộ phận này còn có thể gặp phải những bệnh lý nguy hiểm gì, cụ thể:

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) gây đau bụng dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Theo ước tính hàng năm có khoảng 5 triệu phụ nữ mắc phải bệnh này. Các triệu chứng thường gặp khi bị LNMTC bao gồm:

Đau bụng dữ dội khi hành kinh

Đau xương chậu

Đau lưng, chân

Phương pháp điều trị cho bệnh này là thực hiện phẫu thuật, làm sinh thiết hay điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh.

VBQK là một trong những bệnh mãn tính thường gặp ở phụ nữ, bệnh bắt nguồn từ bề sự cố của mucin. Triệu chứng thường gặp ở bệnh này bao gồm:

Tiểu nhiều, ít nước tiểu

Đau xương chậu

Để điều trị bệnh VBQK các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nước tiểu để xác định là bệnh nhiễm trùng hay ung thư. Từ kết quả đó sẽ có cách điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị căng cơ vùng chậu như sinh em bé, tâm lý. Các triệu chứng của bệnh căng cơ bao gồm:

Đau vùng xương chậu

Nóng rát, ngứa âm đạo, niệu đạo

Để khắc phục bệnh này người bệnh sẽ được làm các kiểm tra vật lý xung quanh vùng chậu.

Từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân sẽ được làm vật lý trị liệu, tập luyện thể dục thể thao để cải thiện tình hình.

Đây là bệnh lý gây suy giảm tĩnh mạnh vùng chậu, nó cũng tương tự như bệnh giãn tĩnh mạch ở chân, lúc này các van tĩnh mạch yếu và không đảm nhận được vai trò của mình. Vì thế người bệnh sẽ thấy đau đớn, áp lực lên vùng chậu của mình.

Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp thu nhỏ tĩnh mạch, nếu không hiệu quả bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ tử cung bao gồm cả buồng trứng để khắc phục bệnh.

Hiện chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh đau âm hộ, nhưng theo các bác sĩ bệnh do nhiễm nấm, tổn thương dây thần kinh do sinh con và vận động. Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết như:

Với bệnh lý này các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm, gây mê. Trường hợp tệ nhất sẽ thực hiện phẫu thuật.

Truy cập lần cuối ngày 16 – 01 – 2023 https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C6%B0%C6%A1ng_ch%E1%BA%ADu

Truy cập lần cuối ngày 16 – 01 – 2023 https://www.uwmedicine.org/sites/default/files/2023-10/181019_Radiology_Preps_MRI-Pelvis-Scan-Vietnamese.pdf

Truy cập lần cuối ngày 16 – 01 – 2023 http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/y-duoc/me-va-be/file_goc_784039.pdf

Nguồn tham khảo : chúng tôi