Cấu Trúc Lớp Vỏ Trái Đất / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Trúc Kỳ Lạ Bên Dưới Lớp Vỏ Trái Đất

Mới đây, các nhà khoa học phát hiện thấy trong lớp vỏ Trái Đất tồn tại lớp đá có độ kết dính cao và rất cứng, đây có thể là nguyên nhân khiến nhiệt trong Trái Đất không thể thoát được ra ngoài.

Dưới lớp vỏ trái đất tồn tại lớp đá kỳ lạ

Theo tin tức khoa học mới nhất trên tờ Live Science, các nhà nghiên cứu phát hiện có một lớp đá cứng kết dính tồn tại sâu trong bề măt Trái Đất. Lớp đá này có thể là nguyên nhân giúp các mảng kiến tạo – một phần của lớp vỏ Trái Đất – có thể đứng vững khi chúng trượt trên các vùng hút chìm.

Khoa học phát hiện có thành phần mới trong lớp vỏ Trái Đất

Cấu trúc của Trái Đất bao gồm: Lõi, manti và lớp vỏ. Bề mặt Trái Đất (lớp vỏ ngoài) được chia thành các mảng kiến tạo có độ dày khoảng từ 95 đến 105 km, chúng di chuyển rất chậm trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Mỗi mảng kiến tạo bao gồm cả phần lục địa và phần đại dương (trừ mảng kiến tạo thuộc khu vực Thái Bình Dương chỉ có phần Đại dương).

Trong các mảng kiến tạo này, các mép mảng đại dương uốn cong thành tấm thảm lặn hay còn gọi là dòng “trấn áp” dưới phiến lục địa và hút chìm vào lớp vỏ trái đất. Theo Lowell Miyagi, nhà vật lý thuộc đại học Utah, thành phố Salt Lake, cho biết, quá trình này diễn ra rất chậm chạp trung bình phải mất khoảng 300 triệu năm để các mảng kiến tạo có thể lún xuống được.

Phát hiện lớp đá kết dính lạ nằm dưới lớp vỏ Trái Đất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mảng kiến tạo di chuyển chậm chạp và có thể kết dính lại với nhau ở phần trên của lớp vỏ tại vị trí thấp hơn với độ sâu khoảng 1500km. Khu vực điển hình có thể nhìn thấy rõ sự di chuyển này là ở dưới bờ biển Indonesia và Nam Mỹ Thái Bình Dương. Việc phát hiện ra một lớp mới trong vỏ Trái Đất có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các lớp đá ở phần trên của lớp vỏ Trái Đất có tiềm năng trộn lẫn kim cương nặng hơn gấp 3 lần so với lớp đá khác tại vị trí thấp hơn.

Các nhà khoa học đã sử dụng tia X để quét hàng ngàn tinh thể của khoáng chất ferropericlase, khoáng chất dồi dào bậc hai tại lớp bao dưới của Trái đất. Áp suất đạt tới mức 96 GPa và nhiệt độ cực cao trong nhân sâu của Trái đất làm nén các nguyên tử và electron chặt đến mức chúng tương tác theo một cách hoàn toàn khác. Các nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra rằng nồng độ ferropericlase bắt đầu tăng ở độ sâu 660 km với áp suất tương đương, đánh dấu ranh giới giữa lớp vỏ manti phía trên và dưới. Trong cùng điều kiện áp suất ở độ sâu khoảng 1500km, nồng độ ferropericlase tăng gấp ba lần.

Giải mã sự phun trào macma khác nhau bới 1 thành phần lạ dưới lớp vỏ Trái Đất

Ngoài ra, khi nghiên cứu tính chất của ferropericlase nằm sâu dưới lòng đất hòa trộn với bridgmanite, khoáng chất chính trong lớp phủ dưới, các nhà khoa học phát hiện ra lớp đá phủ này có độ cứng và độ kết dính cao hơn 300 lần so với lớp phủ trên và dưới cách nó khoảng 660 km. Ở điều kiện áp suất 1 Pa/s, độ kết dính vào khoảng 0,001.

Phát hiện mới này dấy lên nghi ngờ rằng lòng trái đất nóng hơn so với những thông tin được biết trước đây. Theo Miyagi, lớp đá kết dính này có thể làm giảm khả năng hòa trộn khoáng chất của các lớp đá dưới lớp vỏ trái đất. Do vậy mà nhiệt trong lòng Trái Đất khó có thể thoát ra bên ngoài hành tinh được. Hơn nữa, điều này cũng lý giải sự khác nhau giữa các macma phun trào lên bề mặt đất qua các miệng núi lửa dưới đáy biển. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ lý giải được tại sao hỗn hợp giữa ferropericlase và bridgmanite có thể thích ứng được với áp suất và nhiệt độ khắc nghiệt trong lòng đất.

Vỏ Trái Đất Được Cấu Tạo Như Thế Nào?

Vỏ trái đất dày bao nhiêu: Bề dày vỏ Trái Đất thay đổi từ 5 đến 10km ở đại dương và từ 20 đến 70km ở lục địa, chiếm khoảng 15% thể tích và 1% trọng lượng toàn bộ Trái Đất. Lớp này có tỉ trọng vật chất trung bình là 2,8g/cm 3 vỏ Trái Đất không đồng nhất theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang. Sự không đồng nhất theo chiều thẳng đứng thể hiện qua độ dày khác nhau ở mỗi khu vực mà çhù yếu là độ dày của lớp granit, theo chiều ngang được thể hiện qua sự không có mặt cùa lớp granit ở nền đại dương. Căn cứ vào thành phần vật chất và cấu tạo, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

-Vỏ lục địa:

Vỏ lục địa phân bố ờ các lục địa và một phần ở dưới mực nước biển có bề dày trung bình 35 – 40km (ở miền núi cao đến 70 – 80km). cấu tạo gồm ba lớp: trên cùng là đá trầm tích cô có bề dày 3 – 5km, tỉ trọng 1,8 – 2,5g/cm tốc độ truyền sóng chấn động là 3 – 5km/s. Lớp granit ở giừa có bề dày 20 – 70km, tỉ trọng 2,5 – 2,7g/cm 3, tổc độ truyền sóng chấn động là 5,5 – 6km/s. Dưới cùng là lớp badan dày trung bình là 20km, tỉ trọng 2,7 – 3,9g/cm 3, tốc độ truyền sóng chấn động là 6,1 – 7km/s. Mặt phân cách giữa lớp granit và lớp bandan là mặt gián đoạn không liên tục (gọi là mặt Conrad).

-Vỏ đại dương:

Vỏ đại dương, phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển và đại dương, bề dày trung bình là từ 5 – lOkm. Từ trên xuống dưới có hai lớp chính: trên cùng là lớp trầm tích trẻ có bề dày từ 0m (ở vùng sống núi đại dương) đến vài km, trung bình khoảng 300m, tỉ trọng 1,93 – 2,3g/cm tốc độ truyền sóng là 2km/s. Bên dưới là lớp badan có bề dày từ 1,7 – 0,8km. tốc độ truyền sóng là 4 – 6km/s, tỉ trọng 2,59g/cm3. Ờ vỏ đại dương lớp granit hầu như không tồn tại.

Bài 9: Thuyết Kiến Tạo Mảng Vật Liệu Cấu Tạo Vỏ Trái Đất

MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học này học sinh cần: 1. Về kiến thức: – Trình bày được nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng. – Nắm được kết quả của một số kiểu chuyển dịch của các mảng kiến tạo. Biết được khoáng vật và đá là vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Phân biệt được đặc điểm của các loại đá. 2. Về kĩ năng: – Rèn luyện được kĩ năng đọc và phân tích hình vẽ, mô hình, bản đồ… Kĩ năng trình bày một vấn đề, làm việc nhóm. 3. Về tư tưởng tình cảm: Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. chúng tôi Kiểm tra bài cũ Mô tả cấu trúc Trái Đất chúng tôi chúng tôi 1. Cơ sở 2. Nội dung Thuyết kiến tạo mảng Thuyết lục địa trôi chúng tôi 1. Cơ sở 2. Nội dung Thuyết lục địa trôi chúng tôi Xác định bảy mảng kiến tạo lớn của thạch quyển. chúng tôi Mảng Thái Bình Dương Mảng Thái Bình Dương Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia Mảng Phi Mảng Bắc Mỹ Mảng Nam Mỹ Mảng Nam Cực Mảng Âu – Á Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao manti và di chuyển chậm chạp. chúng tôi 1. Cơ sở 2. Nội dung Hai mảng kiến tạo xô vào nhau Hai mảng kiến tạo tách xa nhau Trình bày sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo và kết quả của sự dịch chuyển ấy. chúng tôi 1. Cơ sở 2. Nội dung chúng tôi 1. Cơ sở 2. Nội dung Maûng AÙ – AÂu Maûng AÁn Ñoä Daõy Himalaya chúng tôi 1. Cơ sở 2. Nội dung chúng tôi 1. Cơ sở 2. Nội dung chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Khái niệm và đặc điểm khoáng vật? chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Hợp chất chúng tôi Khoáng vật 2. Đá chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Khoáng vật Khoáng vật KV KV KV KV KV KV chúng tôi Khoáng vật 2. Đá chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Do kết quả nguội lạnh của khối vật chất nóng chảy, là hỗn hợp của nhiều chất trong lòng đất. Rất cứng, gồm nhiều loại đá như đá granit, đá badan… Việt Nam: khối núi đá macma lớn ở Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã… Đá Macma Hình thành Đặc tính Liên hệ chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Ignimbrite đá macma Olivine_basalt đá macma Đá granit Khối núi đá macma ở Hoàng Liên Sơn chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Đá trầm tích Trong các miền trũng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu nhỏ vụn (cát, sỏi, cuội…)và xác sinh vật. Có chứa hóa thạch Có sự phân lớp Đá vôi, đá sét, đá phiến, cát kết, các loại than… 1. Hình thành 2. Đặc tính 3. Bao gồm chúng tôi 2. Đá Đá vôi trong Vịnh Hạ Long Đá phấn The Needles, đảo Wight chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Đá biến chất Được thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất Nguyên nhân: do tác động của nhiệt, áp suất… Gồm: đá gơ nai, đá hoa, đá phiến mica chúng tôi Khoáng vật 2. Đá Đá gơnai Đá Quartzit Cấu tạo phân phiến bị uốn nếp Đá hoa chúng tôi Tập làm phát thanh viên chúng tôi Củng cố 1/ Thạch quyển được cấu tạo bởi: 7 mảng kiến tạo. 6 mảng kiến tạo lớn và 1 mảng kiến tạo nhỏ. 7 mảng kiến tạo lớn và một số mảng kiến tạo nhỏ. 8 mảng kiến tạo. 2/ Loại đá nào có chứa hóa thạch và có sự phân lớp? Đá macma. Đá trầm tích. Đá biến chất. Tất cả các loại đá.

Cấu Trúc Trái Đất Thạch Quyển Thuyết Kiến Tạo Mảng

Cấu trúc trái đất Thạch quyển Thuyết kiến tạo mảng

THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

(Bài 8 và 9 – Ban nâng cao)

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 28 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).

Trả lời

Giải bài tập 2 trang 28 SGK địa lý 10: Trình bày những nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng.

Trả lời

– Theo thuyết Kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các màng kiến tạo bao gồm cả bộ phận lục địa và đáy đại dương. Các mảng này nhẹ và nổi trên lớp vật chất dẻo quánh của Manti trên, chúng không đứng yên mà thường xuyên dịch chuyển nhờ hoạt động cùa các dòng đối lưu vật chất dẻo quánh và có nhiệt độ cao cùa tầng Manti trên.

– Trong khi dịch chuyển các mảng cỏ thể tách rời nhau hình thành nên sống núi ngầm đại dương; có thể xô vào nhau hoặc chờm lên nhau hình thành nên các vực sâu, đảo núi lửa, các núi cao trên lục địa.

– Nơi các màng tiếp xúc có hoạt động kiến tạo xảy ra và đồng thời đó cũng là vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa…

Giải bài tập 3 SGK địa lý 10 nâng cao: Trình bày học thuyết về sự hình thành Trái Đất của Ôt-tô-Xmit.

Trả lời

Ôt-tô-Xmit là nhà khoa học Nga, vào giữa thế kỉ XX ông đã đưa ra giả thuyết nên mới giải thích sự hình thành Trái Đất. Theo giả thuyết này, những hành tinh trong hệ Mặt Trời được hình thành từ đám mây bụi và khí lạnh. Mặt Trời sau khi hình thành di chuyên trong Dải Ngân Hà và đi qua đám mây bụi, khí. Do tác động của lực hâp dẫn, khí và bụi sẽ chuyên động quanh Mặt Trời theo quỹ dạo hình e-lip. Trong quá trình chuyển động đó đám mây bụi khí dần dần ngưng tụ lại thành các hành tinh.

Giải bài tập 4 SGK địa lý 10 nâng cao: Trình bày thuyết Kiến tạo mảng. So sánh kết quả một số kiểu chuyển dịch của các mảng.

– Thuyết Kiến tạo mảng.

+ Học thuyết được xây dựng trên “Thuyết trôi dạt lục địa” cùa Vê-ghê-ne.

+ Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều dịa màng nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với tốc độ chậm.

+ Ở ranh giới của các địa mảng thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như động đất, núi lửa…

– Kết quả của một sổ kiểu chuyển dịch cùa các mảng.

+ Khi hai mảng tách rời nhau vật chất nóng chày ở trong lòng Trái Đất (macma) trào ra ngoài, kết quả là tạo thành các sống núi ngầm giữa đại dương.

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau một mảng sẽ luồn xuống sâu dưới mảng kia tạo thành vực sâu, phần vật chất cùa mảng bị hút xuống bị nóng chày tạo thành macma và phun lên trên bề mặt Trái Đất theo các khe nứt, kết quả là tạo thành các đào núi lửa.

Giải bài tập 5 SGK địa lý 10 nâng cao: Các đá: macma, trầm tích, biến chất được hình thành như thế nào? Nêu đặc tính của từng nhóm đá đó.

Trả lời

– Đá macma: là kết quả nguội lạnh cùa khối vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất (khối vật chất này gồm nhiều chất khác nhau). Đặc tính của đá là rất cứng, ví dụ như: đá granit. đá badan…

– Đá trầm tích: được hình thành ở các miền trũng, là kết quả của sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ như: cuội, sỏi, cát, sét… và xác sinh vật. Đá này mềm hơn đá macma, có sự phân lớp rõ rệt và chứa hóa thạch sinh vật, ví dụ như: đá vôi, sét, cát kết…

– Đá biến chất: được tạo thành từ đá macma và trầm tích bị biến chất do tác dụng cùa nhiệt và áp suất lớn. Đá này có thành phần hóa học, cấu trúc… bị biến đổi nhiều so với dạng ban đầu, ví dụ như: đá hoa, gơnai, phiến mica…

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Thuyết “Kiến tạo mảng” và thuyết “Lục địa trôi”

2. Quy luật phân bố của lục địa và đại dương trên Trái Đất

3. Vỏ Trái Đất được cấu tạo như thế nào?