Cấu Trúc Khớp Vai / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Khớp Vai Và Các Bệnh Liên Quan Đến Khớp Vai Thường Gặp

Cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong khớp vai

Cấu tạo khớp vai khá lớn và tương đối phức tạp, nó bao gồm nhiều bộ phận hợp lại như xương, sụn, gân cơ… Cấu tạo này giúp khớp vai có thể đảm nhiệm tốt được vai trò “chỉ huy” cử động của vai, cánh tay và ổn định nửa trên của cơ thể.

Khi giải phẫu khớp vai bạn sẽ thấy được khớp vai có các bộ phận như sau:

Các xương xung quanh vai

Xương cánh tay (hay còn gọi là Humerus) là xương lớn nhất nằm trong khớp vai, đầu xương có dạng tròn giống như quả bóng để kết nối với phần bị lõm vào của khớp vai.

Xương bả vai (xương Scapula) thuộc nhóm xương có kích thước lớn của cơ thể. Xương này dẹt, hình tam giác và giữ vai trò kết nối xương đòn với các thành phần phía trước của khớp vai.

Xương đòn (xương Clavicle) ở mỗi bên vai tạo nên một kết cấu đối xứng (qua ức) rất dễ nhận dạng. Chiếc xương này kéo dài từ xương ức đến xương cánh tay. Chức năng của xương đòn là đảm bảo tính ổn định cho những cử động của cánh tay.

Hình ảnh mô phỏng cấu tạo khớp vai

Trong khớp vai sẽ tồn tại 4 khớp nhỏ hơn như:

Khớp ổ chảo và cánh tay (khớp Glenohumeral) giúp cánh tay dễ dàng thực hiện các di chuyển như nâng tay lên cao, hạ tay xuống thấp, xoay cánh tay theo hình tròn…

Khớp giữa xương đòn và xương ức (khớp Sternoclavicular) là liên kết duy nhất của xương vai với xương của cơ thể, có tác dụng đảm bảo thực hiện các chuyển động như giơ tay cao quá đầu, đưa tay sang ngang.

Khớp giữa bả vai và lồng ngực (khớp Scapulothoracic) có tác dụng hỗ trợ hoạt động của khớp ổ chảo cánh tay – khớp có phạm vi hoạt động rộng nhất trong tổng thể cấu trúc của vai.

Khớp giữa xương cùng vai và xương đòn (khớp Acromioclavicular) có tác dụng chính là hỗ trợ cho các chuyển động tay qua đầu.

Chóp xoay (rotator cuff)

Chóp xoay bao gồm các sợi cơ và gân bao quanh khớp ổ chảo và cánh tay. Chóp xoay có tác dụng hỗ trợ chính cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.

Sụn ở khớp vai

Sụn ở khớp vai là các vành sụn bao quanh các khớp và xương chính ở vai. Sụn ở các khớp vai có chức năng làm giảm ma sát giữa các khớp, xương, giúp vai và cánh tay vận động dẻo dai hơn.

Bao khớp vai

Bao khớp vai là bộ phận ngăn cách khớp vai với các phần còn lại của cơ thể và chứa đầy dịch khớp. Bao khớp vai có tác dụng làm đệm, giảm ma sát và bảo vệ các khớp vai.

Với khoảng 8 cơ bám vào xương cánh tay và xương đòn, khớp vai có thể chuyển động nhanh, mạnh ở phạm vi tương đối rộng. Các cơ này tạo thành hình dạng bên ngoài bảo vệ khớp vai và giúp ổn định các hoạt động của khớp vai.

Cơ bắp vai có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì hoạt động khớp vai

Một số chấn thương, bệnh lý thường gặp ở khớp vai

Đây là một trong những chấn thương vùng vai rất thường gặp, trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo xương bả vai. Một khi bị trật khớp vùng vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, sưng bầm tại vùng vai; trường hợp nặng có thể lan xuống tận cánh tay, vùng khớp tổn thương sẽ bị biến dạng.

Xương có thể bị gãy, nứt nếu bạn bị ngã hoặc bị tác động bởi một lực mạnh. Gãy xương vai thường gặp nhất là gãy xương đòn, đầu trên xương cánh tay và xương bả vai. Người bị gãy xương vai sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, sưng nề và bầm tím nặng vùng bả vai.

Hình ảnh X-Quang gãy xương vai

Rách chóp xoay có thể xảy ra do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn hoặc do thoái hóa gân cơ chóp xoay, viêm gân cơ chóp xoay lâu ngày không được điều trị. Khi bị rách chóp xoay người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng vai, đau lan lên cổ, xuống cánh tay. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác yếu cánh tay, khó thực hiện các động tác như chải đầu, mặc áo, đưa tay ra phía sau đầu.

Thoái hóa khớp vai là hậu quả của hiện tượng sụn và xương dưới sụn của khớp vai bị bào mòn, trở nên mỏng và yếu dần. Khi bị thoái hóa khớp vai, người bệnh sẽ thấy khớp vai bị sưng, đau âm ỉ hoặc dữ dội, khớp vai cứng, vận động khó khăn, phát ra tiếng kêu lạo xạo… Thoái hóa khớp vai nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, tê liệt cả vùng vai cổ, vôi hóa khớp vai…

Vùng cổ và vai gáy bị đau nhức, mỏi và tê, thậm chí ảnh hưởng đến cả cánh tay là biểu hiện đặc trưng của đau thần kinh vai gáy. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau dây thần kinh vai gáy là nguyên nhân sinh lý (ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu một tư thế, uốn vặn cổ mạnh đột ngột, mang vác vật nặng trên vai trong thời gian dài) và nguyên nhân bệnh lý (lão hóa xương khớp do tuổi tác, mắc các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, viêm, dị tật, vẹo cổ bẩm sinh).

Khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy cơn đau dữ dội vùng cổ, vai gáy hoặc mỗi lần hoạt động mạnh, đi lại nhiều thì cơn đau có dấu hiệu tăng lên, thậm chí hắt hơi cũng thấy đau. Trường hợp đau dây thần kinh do sinh lý, cơn đau chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ tự hết. Còn đối với đau thần kinh do bệnh lý, ngoài đau mỏi ở cổ, vai gáy thì cơn đau có thể lan lên đầu, xuống cánh tay.

Cơn đau dây thần kinh vai gáy có thể âm ỉ hoặc dữ dội

Viêm khớp vai là tình trạng đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương gân, cơ, bao khớp, dây chằng… Những nguyên nhân chính gây viêm khớp vai có thể kể đến như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương… Bệnh thường gây ra những cơn đau âm ỉ xung quanh các khớp, lúc đầu là những cơn đau nhẹ xung quanh vai. Khi bệnh chuyển nặng không chỉ gây đau nhức, mà còn dẫn đến hiện tượng co thắt bao khớp, khiến việc cử động của vai và cánh tay gặp khó khăn.

Viêm cơ vai là một trong những bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, thường xuyên sử dụng khớp vai và cánh tay với cường độ cao, lặp lại nhiều lần như người lao động nặng, vận động viên thể thao bơi lội, tennis… Đau và hạn chế cử động khớp vai là hai triệu chứng nổi trội nhất của những bệnh nhân viêm cơ vai.

Theo các chuyên gia xương khớp, tổn thương tại khớp vai sẽ không gây nguy hiểm khi được khắc phục sớm và đúng cách. Nhưng nếu, điều trị muộn hoặc không triệt để, các bệnh lý ở khớp vai có thể để lại những di chứng nghiêm trọng như teo cơ, mất cử động vai và cánh tay, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

JEX MAX giúp giảm đau xương khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả

Bằng cơ chế tác động trực tiếp đến các tế bào sụn và cả phần xương dưới sụn, JEX MAX chứa PEPTAN và các tinh chất quý từ thiên nhiên đã được chứng minh giúp giảm đau, tăng cường tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng độ bền và dẻo dai cho các khớp. Từ đó làm chậm quá trình thoái hóa, đảm bảo sự khỏe mạnh cho xương khớp, phòng ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương hiệu quả.

Cấu Tạo Khớp Vai Và Chức Năng Của Nó

Khớp vai có cấu tạo như thế nào? Chức năng khớp vai trong cơ thể con người là gì? Khớp vai tham gia như thế nào vào các hoạt động của cơ thể? Tất cả những thắc mắc này của bạn đọc sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Cấu tạo khớp vai như thế nào?

Cấu tạo của khớp vai được chia làm 4 phần. Bao gồm:

– Cấu trúc xương:

Xương vai là xương dẹt hình tam giác, nằm phía sau bên của phần trên lồng ngực. Xương gồm có hai mặt, ba bờ và ba góc.

+ Về các mặt:

Mặt sườn: có hình lõm còn gọi là hố dưới vai.

Mặt lưng: có gai vai chia mặt lưng thành hai phần không đều nhau: phần trên nhỏ gọi là hố trên gai, phần dưới lớn gọi là hố dưới gai. Gai vai là một mảnh xương hình tam giác chạy chếch lên trên và ra ngoài, có thể sờ được bằng tay. Ở phía ngoài gai vai dẹt sẽ tạo nên mỏm cùng vai.

+ Về các góc:

Bao gồm góc trên, góc dưới và góc ngoài. Cụ thể như sau:

Góc trên: hơi vuông, nối giữa bờ trong và bờ trên.

Góc dưới: hơi tròn, nối giữa bờ trong với bờ ngoài. Trong tư thế giải phẫu, góc dưới nằm ngang mức đốt sống ngực VII.

Góc ngoài: gồm có một diện khớp hình soan, hơi lõm gọi là ổ chảo. Ổ chảo này dính với thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ xương vai.

– Cấu trúc cơ:

Các cơ tại khớp vai bao gồm:

Cơ delta: cơ đi từ gai vai, 1/3 ngoài xương đòn tới ấn delta ở xựơng cánh tay. Cơ này có tác dụng nâng vai, giang cánh tay, xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài.

Cơ ngực to, cơ lưng to, cơ tròn to: cơ đi từ ngực hoặc lưng tới hai mép của rãnh cơ nhị đầu xương cánh tay giúp khép và xoay cánh tay vào trong.

Cơ nhị đầu: gồm có hai bó; bó ngắn đi từ mỏm quạ; bó dài đi từ diện trên ổ chảo đi qua rãnh nhị đầu và hợp với bó ngắn bám tận vào lồi củ xương quay, có tác dụng gấp cẳng tay vào cánh tay.

Cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ: tất cả đi từ hố trên gai, hố dưới gai, cạnh ngoài xương bả vai tới mấu chuyển lốn xương cánh tay, có tác dụng xoay cánh tay ra ngoài.

Cơ dưới bả vai: cơ này đi từ mặt trước xương bả vai tới mấu động nhỏ, có tác dụng xoay cánh tay vào trong.

Mũ của các cơ quay (Rotato Cuff) do gân của các cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ, cơ dưới vai hợp thành. Mũ của các cơ quay (rotato cuff) bao bọc chỏm xương cánh tay nên rất hay bị tổn thương.

Dây chằng ổ chảo – cánh tay: đi từ ổ chảo đến đầu trên xương cánh tay gồm có các dây dưới, giữa, trên.

Dây chẳng cùng – quạ: đi từ mỏm cùng tới mỏm quạ.

Dây chằng quạ – đòn: đi từ mỏm quạ đến xương đòn.

Dây chằng quạ – cánh tay: đi từ mỏm quạ đến đầu trên xương cánh tay.

Bao khớp đi từ gò ổ chảo đến cổ giải phẫu (đường nối giữa mấu động lớn và mấu động nhỏ của xương cánh tay).

Chức năng chính của khớp vai

+ Chức năng chính: giúp cơ thể thực hiện các động tác rất lớn như đưa ra trước, ra sau, lên trên, dang tay, xoay trong, xoay ngoài.

+ Chức năng phụ: nâng đỡ cánh tay.

Viêm khớp vai.

Viêm dây thần kinh vai.

Thoái hóa khớp vai.

Thoát vị đĩa đệm khớp vai.

Vôi hóa khớp vai.

Để biết chính xác mình mắc bệnh gì thì bạn cần đến các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để được khám lâm sàng và chụp X – quang, siêu âm, chụp MRI, … để tìm ra bệnh chính xác. Chúc mọi người có sức khỏe dồi dào!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Giải Phẫu Khớp Vai: Hình Ảnh, Cấu Tạo, Chức Năng

Khớp vai là một trong những khớp lớn và chịu trách nhiệm vận động chính cho các hoạt động của cơ thể. Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số hình ảnh giải phẫu khớp vai để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa các chấn thương hiệu quả.

Giải phẫu khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất trong cơ thể. Khớp vai là cấu tạo của nhiều bộ phận, cơ để cung cấp phạm vi chuyển động cho vai, cánh tay và một số bộ phận khác trên cơ thể. Tìm hiệu một số thông tin về giải phẫu khớp vai và chức năng của khớp để có cách chăm sóc và bảo vệ đúng đắn.

1. Xương quanh vai

Xương xung quanh vai bao gồm:

Xương cánh tay (Humerus) là xương lớn nhất của khớp vai, đầu xương có dạng tròn giống như quả bóng để kết nối với phần lõm vào ở xương bả vai.

Xương bả vai (Scapula) là xương có hình tam giác có tác dụng kết nối xương đòn với các bộ phận phía trước của cơ thể.

Xương đòn (Clavicle) kéo dài qua phía trước vai từ xương ức đến xương cánh tay. Xương có tác dụng ổn định cách chuyển động của vai.

Mối nối của các xương chính này kết nối với xương ngực (xương ức) tạo thành 3 khớp chính như sau:

Khớp Acromioclavicular được tạo thành từ xương bả vai và xương đòn. Đây là điểm cao nhất của vai phục vụ hoạt động của cánh tay, giúp nâng tay cao qua khỏi đầu.

Khớp Glenohumeral được tạo thành bởi xương cánh tay và xương bả vai. Khớp cho phép cánh tay xoay tròn và di chuyển lên xuống dọc theo cơ thể một cách nhịp nhàng. Khớp được bao quanh bởi các mô mềm và được cố định bởi các dây chằng.

Khớp xương ức (Sternoclavicular joint): nằm ở trung tâm ngực và là nơi kết nối giữa xương đòn và xương ức. Khớp cho phép xương đòn di chuyển và hỗ trợ sự các hoạt động thể chất khác.

2. Vòng xoay Cuff (vòng bít)

Vòng bít bao gồm cơ và gân bao quanh khớp Glenohumeral. Vòng bít rất quan trọng trong các hoạt động thường ngày và khi bị tổn thương có thể dẫn đến một cơn đau dữ dội.

Khi vòng bít bị viêm hoặc kích thích có thể gây ra viêm xương vai, hội chứng Impingement. Điều này có thể gây đau vai khi thực hiện các hoạt động trên cao (đưa tay cao hơn đầu), đau bên ngoài vai, đau cánh tay trên hoặc đau khi đi ngủ vào ban đêm.

3. Viên nang vai

Viên nang vai là bộ phận ngăn cách khớp vai với các phần còn lại của cơ thể và chứa đầy dịch khớp. Các viên năng vai giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho khớp vai ở đúng vị trí.

Trật khớp vai hoặc chấn thương khớp vai có thể dẫn đến rách các viên nang vai. Khi viên nang vai bị tổn thương hoặc kích thích có thể dẫn đến sự mất ổn định đa chiều của vai, cánh tay hoặc làm tê liệt các hoạt động của tay.

4. Sụn ở khớp vai (Labrum)

Labrum hay là các vành sụn bao quanh các khớp và xương chính ở vai. Sụn có chức năng giữ các khớp và xương ổn định hơn và phục vụ cho sự dẻo dai của vai và cánh tay. Nếu sụn khớp vai bị tổn thương có thể gây đau, mất ổn định.

5. Cơ bắp vai

Trên vai có khoảng 8 cơ bám vào xương cánh tay và xương đòn. Các cơ này tạo thành hình dạng bên ngoài bảo vệ khớp vai và duy trì các hoạt động của khớp vai.

Các cơ ở khớp vai được sử dụng trên một phạm vi rộng và chịu trách nhiệm tải nặng. Do đó, đau cơ vai là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra khi bạn sử dụng vai quá mức cho phép. Ngoài ra, các hành động như vặn, kéo, té ngã hoặc các hoạt động lặp đi lặp lại cũng có thể dẫn đến đau cơ và khớp ở vai.

Giải phẫu chức năng khớp vai

Các chức năng chính của khớp vai như sau:

Xương xung quanh vai chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động, di chuyển của vai, cánh tay.

Viên nang vai có tác dụng đệm và bảo vệ các khớp vai.

Vòng bít xoay hỗ trợ và cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.

Sụn vai để đệm, giảm ma sát ở vị trí kết nối của các khớp.

Một số hình ảnh giải phẫu khớp vai Một số bệnh lý ở khớp vai

Các bệnh lý có thể xảy ra ở khớp vai bao gồm:

Khớp vai đông lạnh: Đây là tình trạng viêm phát triển ở khớp vai gây đau và cứng khớp vai. Điều này có thể gây ra các hạn chế di chuyển, hoạt động nghiêm trọng ở khớp vai.

Viêm khớp: Đây là tình trạng lão hóa phổ biến ở các khớp. Mặc dù khớp vai ít khi bị ảnh hưởng bởi viêm khớp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, mỏi, tê liệt ở vai và cánh tay trên.

Gout khớp vai: Là một dạng viêm khớp trọng đó các tinh thể được hình thành ở khớp gây viêm, đau. Tuy nhiên, bệnh Gout ít khi ảnh hưởng đến khớp vai.

Rách vòng bít: Có thể ảnh hưởng đến các cơ bao quanh xương cánh tay và xương bả vai. Vết rách có thể hình thành từ chấn thương hoặc do lạm dụng vai.

Trật khớp vai: Là tình trạng xương trượt khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau khi chuyển động tay, đặc biệt là khi nâng tay qua đầu.

Viêm viên nang vai: Hay còn gọi là viêm bao hoạt dịch ở vai. Đây là tình trạng viêm các túi chứa dịch khớp vai có thể gây đau khi thực hiện các hoạt động ở trên cao.

Chẩn đoán và điều trị đau khớp vai 1. Phương pháp chẩn đoán

Một số phương pháp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp vai như sau:

Giải phẫu MRI khớp vai: Là biện pháp sử máy quét cộng hưởng từ MRI ở công suất cao để hiển thị hình ảnh khớp vai với độ phân giải cao trên máy tính.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Là biện pháp chụp hình ảnh khớp vai bằng nhiều tia X.

Chụp X-quang vai: Một phim X-quang vai có thể hiển thị hình ảnh đơn giản vai để chẩn đoán trật khớp, viêm vai hoặc gãy xương cánh tay. Tuy nhiên, phim X-quang không thể chẩn đoán được các chấn thương cơ hoặc gân ở khớp.

2. Phương pháp điều trị

Hiện tại các phương pháp điều trị tổn thương, đau khớp vai phổ biến bao gồm:

Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen. Thuốc có thể làm giảm hầu hết các cơn đau vai ngay lập tức. Các cơn đau vai nghiêm trọng hơn có thể cần dùng thuốc theo toa hoặc sử dụng liệu pháp điều trị khác.

Tiêm Corticosteroid: Có tác dụng giảm viêm và đau do hoặc viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Tác dụng của việc tiêm Corticosteroid có thể kéo dài đến vài tuần.

Vật lý trị liệu: Là việc thực hiện các bài tập để tăng cường cơ vai và cải thiện tính linh hoạt ở vai. Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị hiệu quả, không phẫu thuật cho nhiều tình trạng tổn thương ở khớp vai.

Phẫu thuật khớp vai: Phẫu thuật thường được thực hiện để giúp khớp vai ổn định hơn. Phẫu thuật vai thường được chỉ định khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị. Phẫu thuật khớp vai có thể là nội soi khớp (một số vết mổ nhỏ) hoặc mở (vết mổ lớn).

Phẫu thuật nội soi khớp vai: Là việc tạo ra những vết mổ nhỏ ở vai và thực hiện phẫu thuật thông qua ống nội soi (một ống linh hoạt với máy ảnh và dụng cụ ở đầu). Phẫu thuật nội soi thường an toàn và có thời gian phục hồi nhanh hơn phẫu thuật mở khớp.

Giải Phẫu Khớp Vai Chi Tiết Và Các Bệnh Thường Gặp Ở Khớp Vai

Khớp vai chịu trách nhiệm chính cho sự hoạt động nhịp nhàng của cánh tay. Để cung cấp cho sự hoạt động nhịp nhàng của cánh tay, khớp ở vai được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác cùng với cơ và trở thành khớp phức tạp nhất trong cơ thể, cụ thể gồm có các thành phần như sau:

Các xương xung quanh vai

Xương cánh tay (hay còn gọi là Humerus): Đây là xương lớn nhất nằm trong khớp vai, đặc điểm chính là đầu xương có dạng tròn tương tự quả bóng để kết nối với phần bị lõm vào của khớp vai.

Xương bả vai (còn được gọi là xương Scapula): Có hình dạng tam giác, phần xương này có công dụng kết nối xương đòn với các thành phần phía trước của khớp vai.

Xương đòn (hay còn gọi là Clavicle): Là phần xương kéo dài qua phía trước của khớp vai, nối từ xương ức đến xương cánh tay. Tác dụng của xương đòn là tạo ra sự ổn định trong khi di chuyển của cánh tay.

Khớp ổ chảo và cánh tay (Glenohumeral): Ổ chảo chính là tên gọi của phần lõm vào của khớp vai. Nơi bị lõm vào này kết hợp cùng với đầu xương tròn của cánh tay sẽ tạo thành khớp ổ chảo và cánh tay. Khớp này có tác dụng chính trong hầu như các hoạt động của cánh tay như: Vẫy tay, xoay cánh tay, dơ tay lên cao,…. Tuy nhiên, khớp này cũng dễ bị tổn thương: Bị trật và sai khớp khi có ngoại lực lớn tác động vào.

Khớp giữa xương đòn và xương ức (Sternoclavicular): Khớp được hình thành từ một đầu bên trong của xương quai xanh nối với một điểm của xương ức. Khớp Sternoclavicular cũng chính là liên kết duy nhất của xương vai với xương của cơ thể. Tuy là điểm liên kết duy nhất nhưng đây là khớp có tính ổn định cao. Nó có tác dụng đảm bảo thực hiện các chuyển động như giơ tay cao quá đầu, đưa tay sang ngang.

Khớp giữa bả vai và lồng ngực (Scapulothoracic): Khớp giả chính là tên gọi khác của khớp này và thật ra thì đây không phải là một khớp được hỗ trợ từ những dây chằng, hoặc các bao khớp, màng hoạt dịch hay hoạt dịch như những khớp khác. Khớp Scapulothoracic được hình thành từ phần giả khớp của xương ngực và xương bả vai. Nó có tác dụng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của khớp ổ chảo – cánh tay, tạo nên tính ổn định cho khớp này.

Khớp giữa xương cùng vai và xương đòn (Acromioclavicular): Khớp này được tạo thành bởi sự liên kết của đầu cuối xương quai xanh và mỏm cùng vai của xương bả vai. Khớp được kết nối bởi các dây chằng cùng vai, có tác dụng chính là hỗ trợ cho các chuyển động tay qua đầu.

Vòng bít bao gồm các sợi cơ và gân bao quanh khớp ổ chảo và cánh tay. Vòng bít có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, vòng bít cũng dễ bị tổn thương bởi ngoại lực và khi bị tổn thương có thể sẽ gây ra một cơn đau dữ dội.

Ngoài ra, khi vòng bít bị tổn thương có thể gây ra tình trạng viêm cho xương vai, tạo ra hội chứng Impingement (hội chứng hẹp khoang dưới mỏm quạ). Từ đó, nó có thể gây ra sự đau đớn cho người bệnh khi thực hiện các động tác đưa tay lên cao hơn đầu hoặc dang hai tay, và kể cả khi nằm ngủ, nếu bị chạm phải chỗ viêm cũng tạo nên những cơn đau khó chịu.

Sụn ở khớp vai

Sụn ở khớp vai bao gồm các vành sụn bao quanh các khớp ở vai cũng như các xương vùng khớp. Vai trò chính của các sụn khớp là giảm ma sát giữa các khớp, xương, giúp vai và cánh tay vận động dẻo dai hơn. Khi có tác động làm cho sụn có tổn thương, người bệnh sẽ mất ổn định trong di chuyển vai tay và gây đau nhức.

Đây là bộ phận có tác dụng chứa dịch khớp, ngăn không để khớp vai tiếp xúc với các phần còn lại của cơ thể, giúp cố định khớp vai và bảo vệ cho sự vận động của khớp.

Viên nang vai rất dễ bị rách khi có sự vận động quá mạnh, tai nạn hoặc không cẩn thận bị té,…. Nếu viên nang bị rách có thể làm tay bị liệt.

Từ những điều trên, chúng ta sẽ tổng hợp lại các chức năng của từng thành phần trong khớp vai:

Xương xung quanh vai là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động, di chuyển của vai, cánh tay.

Viên nang vai có tác dụng làm đệm, giảm ma sát và bảo vệ các khớp vai.

Vòng bít có tác dụng hỗ trợ chính cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.

Sụn vai chịu trách nhiệm chính việc làm giảm ma sát ở vị trí kết nối của các khớp.

Tất cả các xương, cơ, sụn…. Phối hợp nhịp nhàng để tạo ra những động tác nhuần nhuyễn và linh hoạt cho cánh tay.

Có khoảng tám cơ bắp vai ở trên xương cánh tay và xương đòn để bảo vệ khớp vai, giúp ổn định các hoạt động của khớp vai.

Khớp vai có tần suất hoạt động thường xuyên, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng về lực, vận động. Do vậy nó cũng rất dễ bị tổn thương nếu như người bệnh mang vác nặng, làm việc/chơi thể thao quá sức, nằm/ngồi ở tư thế tì đè không đúng… Một số bệnh lý về đau khớp vai rất thường xuyên gặp phải trong cuộc sống đó là:

Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2023 bởi admin

Khớp Háng Có Cấu Trúc Thế Nào?

Khớp háng giải phẫu: Hệ thống xương của khớp háng gồm chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của xương chậu. Đây là một khớp tròn rất vững chắc, ngoài ra trong khớp có áp suất âm nên phải có một lực khá mạnh tác động thì khớp mới trật ra được. Độ lõm của khớp phụ thuộc vào chỏm xương đùi. Sụn khớp của ổ chảo có hình móng ngựa, dày phía trên do phải chịu lực nặng khi di chuyển (1,75mm-2,5mm), mỏng nhất ở phía sau trong (0,75mm-1,25mm).

Ổ chảo có sụn viền giống như sụn viền khớp vai, sụn viền làm cho ổ chảo sâu hơn và làm khớp háng được vững hơn. Sụn viền rộng nhất ở phía sau dưới của ổ chảo (6,4mm ± 1,7mm) và dày nhất ở phía trên dưới của ổ chảo (5,5 mm ± 1,5 mm).

Chỏm xương đùi bằng 2/3 hình cầu nhưng không tròn hoàn toàn như hình cầu. Chỏm xương đùi hướng lên trên và đi vào trong, ở gần đỉnh của chỏm cầu có hõm để dây chằng chỏm đùi bám vào. Ở người Châu Á, đường kính chỏm xương đùi từ 40mm- 52mm, ở người Châu Âu, đường kính từ 45mm-56mm. Chỏm xương đùi được bao bởi một lớp sụn khớp trừ vùng có dây chằng tròn, nơi dày nhất của lớp sụn là ở phía bên trong hơi sau ( dày khoảng 2,5mm), đây là nơi chịu nhiều lực khi hoạt động. Cổ xương đùi dài khoảng 3cm-5cm ở người lớn, góc cổ thân khi mới sinh ra hơn 1500 khi trưởng thành 125± 50. Ở mặt phẳng ngang cổ xương đùi có độ lệch ra trước 150.

Bao khớp háng gồm hai lớp là bao xơ và bao hoạt dịch. Bao xơ bám vào vành ổ cối và mặt ngoài sụn viền ở phía xương chậu, còn ở phía xương đùi bao xơ phía trước bám vào đường gian nấu, phía sau bám vào đường nối ⅓ ngoài và ⅔ trong cổ xương đùi. Bao hoạt dịch phủ mặt trong của bao xơ và sụn viền. Ở ổ cối, bao hoạt dịch bọc dây chằng chỏm đùi nên dây chằng chỏm đùi nằm trong bao xơ và nằm ngoài bao hoạt dịch. Ở xương đùi,bao xơ bám vào xương đùi, bao hoạt dịch lật lên bọc xương đùi tới rìa sụn khớp.

Hệ thống dây chằng gồm có dây chằng trong bao khớp và dây chằng ngoài bao khớp.

Dây chằng trong bao khớp đi từ chỏm cầu xương đùi vá bám vào hai mép của khuyết vành ổ cối và dây chằng ngang, ở phía trong dây chằng chỏm đùi có động mạch đi từ hố ổ cối để nuôi chỏm xương đùi.

Dây chằng ngoài bao khớp: ở mặt trước của hai dây chẳng gồm dây chằng chậu đùi và dây chằng mu đùi, dây chằng chậu đùi đi từ đai chậu trước dưới đến đường gian mấu xương đùi tạo thành hình tam giác có hai cạnh dày hơn. Còn dây chằng mu đùi đi từ ngành trên xương mu đến mấu bé xương đùi. Mặt sau có một dây chằng là dây chằng ngồi đùi đi từ xương ngồi đến mấu chuyển bé xương đùi.

Khớp háng chịu một lực rất lớn khi di chuyển chịu lực. Khớp háng có thể chịu được các lực này một phần là do các sớ xương được sắp xếp theo các đường chịu lực, các sớ xương này không có khi mới sinh ra, khi trưởng thành thì các sớ này ngày càng nhiều lên và khi lớn tuổi thì cùng với mức độ loãng xương, các sớ này mất dần.

Các cơ khớp háng được chia làm 3 nhóm theo chức năng là gập- duỗi, dang- áp, xoay tròn- xoay khớp háng. Các cơ lớn cần chú ý là cơ thắt lưng chậu gập khớp háng, cơ mông lớn duỗi khớp háng, cơ mông trung gian khớp háng, cơ khép dài khép lớn áp khớp háng.