Cấu Trúc It Is Very Important / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Phân Biệt Very Và Very Much

1. Các tính từ và trạng từ

Chúng ta dùng very, không dùng very much, trước các tính từ và trạng từ. Ví dụ: You’re very kind. (Anh thật tốt bụng.) KHÔNG DÙNG: You’re very much kind. The situation is very serious. (Tình hình rất nghiêm trọng.) KHÔNG DÙNG: The situation is very much serious. I came very quickly. (Tôi về rất nhanh.) KHÔNG DÙNG: I came very much quickly.

Tuy nhiên very much lại được dùng trước hình thức so sánh hơn. Ví dụ: I’m very much happier in my new job.  (Tôi hạnh phúc hơn nhiều với công việc mới.) KHÔNG DÙNG: chúng tôi happier…

2. Not very

Not very diễn tả mức độ khá thấp. Ví dụ: It’s not very warm – you’d better take a coat. (Trời không ấm lắm – cậu nên mang theo áo khoác.) That meal wasn’t very expensive. (= quite cheap.)  (Bữa ăn không hề đắt.) (= khá rẻ.)

Chú ý không dùng little theo cách này. Ví dụ: He’s not very imagnative. (Anh ấy không giàu trí tưởng tượng mấy.) KHÔNG DÙNG: He’s little imagnative.

3. Quá khứ phân từ

Chúng ta thường dùng very much trước quá khứ phân từ. Ví dụ: She was very much loved by her grandchildren.  (Bà ấy được các cháu ngoại rất yêu quý.) KHÔNG DÙNG: She was very loved… Journey times will be very much reduced by the new road. (Thời gian di chuyển sẽ được giảm bớt rất nhiều với con đường mới.) KHÔNG DÙNG: chúng tôi reduced…

Nhưng chúng ta dùng very với một số quá khứ phân từ được dùng như tính từ. Ví dụ: I’m very worried about Angela. (Tôi rất lo cho Angela.) KHÔNG DÙNG: chúng tôi much worried… We were very surprised when Pete passed his exam.  (Thông dụng hơn…very much surprised…) (Chúng tôi rất bất ngờ khi Pete thi đỗ.)

4. very much (trạng từ)

Very much có thể làm trạng từ. Ví dụ: We very much enjoyed the party. (Chúng tôi rất thích bữa tiệc.) KHÔNG DÙNG: We very enjoyed.

Chúng ta không đặt very much giữa động từ và tân ngữ của nó. Ví dụ: I very much like mountains. (Tôi rất thích núi.) KHÔNG DÙNG: I like very much mountains.

Very much có thể là từ hạn định trước danh từ. Ví dụ: She didn’t have very much money.  (Cô ấy không có nhiều tiền.) Have you got very much work to do? (Cậu có nhiều việc phải làm không?)

Không dùng very much như một từ hạn định trong mệnh đề khẳng định. Ví dụ: There was a lot of snow on the road.  (Có rất nhiều tuyết trên đường.) KHÔNG DÙNG: There was very much snow.

Important Là Gì ? Sau Important Đi Với Giới Từ Gì

important là gì ? sau important là gì? important đi với giới từ gì . Cấu trúc tiếng Anh với important là gì ?important đi với giới từ ra sao, cách sử dụng cấu trúc từ này.

Important là gì? sau important là gì?

Important là tính từ chỉ những thứ có giá trị và vai trò quan trọng. Một thứ là quan trọng, khi nó có ảnh hướng lớn đến một vấn đề nào đó. Từ trái nghĩa của nó là unimportant.

VD: Learning English is important for my future. (Học tiếng Anh rất quan trọng với tương lai của tôi.)

“Important” là tính từ tiếng Anh được sử dụng nhiều trong cả văn nói và viết. Vậy nên việc trang bị cho bản thân những từ đồng nghĩa của từ này là vô cùng quan trọng.

Thêm các ví dụ câu với important:

I’ve lost a file containing a lot of important documents. It’s important for children to get a good education. He always leaves important decisions to his wife. I have to be in London on Friday for an important meeting. Fresh fruit and vegetables form an important part of a healthy diet.

Important to có 2 cấu trúc:

1. important to do something: It’s important to go to school. (đi học là rất quan trọng) 2. important to somebody: nói về việc mang nghĩa quan trọng, có ý nghĩa ĐỐI VỚI ai đó KHI “ai đó” quan tâm và suy nghĩ nhiều về việc j` đó. : Nothing could be more important to me than my family hay my family is very important to me. (gd rất quan trọng đối với tôi) (ko dùng important for) IMPORTANT TO sb thường nói về cảm giác của cá nhân

còn Important for + sb: quan trọng với ai đó. cấu trúc thường là important for sb to do sth: quan trọng với ai đó là làm việc j` đó: It’s important for students to pass the exams. (vượt qua kỳ thi là rất quan trọng với học sinh)

thường nói về mong muốn chung của ko chỉ riêng 1 người, mong muốn của bản thân và cũng của người khác nữa.

Các từ đồng nghĩa với Important

1- Main “Main” chỉ yếu tố quan trọng nhất của một vấn đề gì đó. Main được dùng để chỉ thứ có vai trò quan trọng, thứ yếu hoặc có nhiều mối liên hệ nhất trong vấn đề. Ví dụ, “main road” (đường chính) là con đường được nối lại bởi nhiều đoạn đường nhỏ hơn.

VD: The main thing that I have to do this summer is learn how to play chess. (Công việc chính tôi phải làm hè này là học chơi cờ.)

2- Chief “Chief” có nhiều nghĩa. Nó có thể mang nghĩa “đội trưởng,” “leader” của team, nhóm, đội, bộ tộc hoặc gia tộc. Từ này ám chỉ họ là người có vai trò quan trọng nhất trong tập thể.

VD: The chief of our clan helps us decide disputes. (Trưởng nhóm giúp chúng tôi phân định cuộc tranh cãi.)

Chief cũng được dùng để chỉ người đứng đầu một tổ chức, hoặc đứng đầu một bộ phận trực thuộc tổ chức, như một “CEO” (Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành), hoặc COO (chief operating officer: Quản lý điều hành).

VD: Our CEO sets the goals for the upcoming year. (Giám đốc điều hành đặt ra mục tiêu cho năm tới.)

Ngoài ra, Chief còn có nghĩa là “quan trọng nhất.”

VD: My chief concern is John’s behavior in class. (Mối bận tâm chính của tôi là hành vi của John trong lớp.)

3- Principal “Principal” có nghĩa chỉ một người hoặc 1 điều gì đó có vai trò quan trọng nhất hoặc vị trí thiết yếu nhất.

VD: I’m learning English because I want to travel, but my principal reason is because it will help me get a job. (Tôi học tiếng Anh vì tôi muốn đi du lịch nhưng lý do chính là vì tiếng Anh sẽ giúp tôi tìm việc làm.)

Bên cạnh đó, Principal cũng dùng để chỉ nhân vật với quyền hành cao nhất. Bạn sẽ thấy nó được sử dụng nhiều trong hệ thống trường học.

VD: The principal of our school is very strict. (Hiệu trưởng trường chúng tôi rất nghiêm khắc.)

4- Key “Key” dùng để miêu tả người hoặc sự vật đặc biệt quan trọng. Thiếu đi nhân tố “Key” này thì tổ chức, dây chuyền sẽ không thể hoạt động một cách bình thường.

Đối với những công ty lớn, có một số nhân vật được nhận dạng như “Key man” ( hoặc key person), điều đó có nghĩa họ là những nhân vật cực kỳ quan trọng, và tổ chức đó luôn cần có sẵn 1 kế hoạch để giải quyết trong trường hợp nhân vật đó không còn đảm nhận công việc được nữa.

VD: This is a key element of the machine. (Đây là nguyên tố chủ chốt của chiếc máy)

5- Major Nếu sự vật gì đó được mô tả bằng từ “major” thì nó đồng nghĩa với “key” – một phần rất quan trọng đối với điều gì đó. Tầm quan trọng của “major” là cao hơn tất cả những yếu tố còn lại.

VD: Not knowing the sounds that the letters make is a major problem in learning English. (Vấn đề lớn nhất khi học tiếng Anh là việc không biết âm của ký tự tạo ra.)

6- Salient Salient được dùng để chỉ yếu tố quan trọng nhất, hoặc đáng chú ý hoặc rõ ràng nhất.

VD: The salient point is that without her hard work the company would not be doing as well as it is. (Điều quan trọng là công ty sẽ không thể hoạt động tốt như bình thường nếu không có sự chăm chỉ của cô ấy.)

7- Prime Dùng cho những đối tượng quan trọng nhất hoặc có vai trò cao nhất. Có thể thay thế với “Main.”

VD: The prime goal for this quarter is to reduce the number of returned products. (Mục tiêu chính của quý này là giảm thiếu số lượng hàng bị trả lại.)

“Prime” cũng được dùng để tả một sự vật được coi là thứ yếu, mà những yếu tố khác bắt đầu dựa vào nó, giống như ví dụ “Main road” ở trên. Sự vật được miêu tả “Prime” là yếu tố gắn kết các thứ khác vào với nhau.

VD: Scientist often try to locate the prime element, in order to gain a better understanding of how things are connected. (Giới khoa học luôn cố gắng tìm ra nguyên tố chính để hiểu rõ hơn cách mọi thứ gắn kết với nhau.)

Để diễn tả một thứ gì đó hảo hạng, tốt nhất ta cũng có thể sử dụng Prime. Ví dụ như “Prime rib” chỉ loại thịt sườn cao cấp nhất của các loại sườn bò.

VD: He is the prime striker on the football team. (Anh ấy là tiền đạo tốt nhất trong đội bóng.)

Ngoài ra, còn một nghĩa khác của “Prime” để chỉ giai đoạn thành công và nhiệt huyết nhất, thường là của một cá nhân hoặc một tổ chức.

VD: These are the prime working years of her career. (Đây là những năm thăng hoa trong sự nghiệp của cô ấy.)

8- Foremost Chỉ những cá nhân hoặc sự vật được xếp hạng cao nhất. Từ này thường được sử dụng trong những bài luận để miêu tả lý do mà tác giả cho là quan trọng nhất.

Từ “Foremost” cũng có thể được sử dụng để miêu tả con người. Với nghĩa này, “Foremost” có thể được dùng thay cho “Leading”

VD: He is the foremost scientist in his field. (Anh ấy là nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực của mình.)

9- Paramount Paramount dùng để chỉ sự vật gì đó quan trọng bậc nhất.

VD: It is paramount that we find the missing child before it gets dark. (Việc tìm thấy đứa bé trước khi trời tối hơn là điều tối quan trọng.)

10- Crucial Khi muốn nói một sự vật, sự việc đóng một vài trò rất lớn trong sự thành bại của điều gì đó chúng ta sẽ dùng Crucial.

VD: Understanding the weather patterns is crucial in being able to predict the path of a hurricane. (Hiểu được hình thái thời tiết là thiết yếu để dự đoán hướng đi của cơn bão.)

11- Essential “Essential” được dùng để ám chỉ một điều cực kỳ cần thiết, nhất thiết nó phải xảy ra.

VD: It is essential that we are on time for the meeting. (Chúng ta bắt buộc phải đúng giờ họp.)

Cách Phân Biệt “So”, “Too” Và “Very”

“So”: rất

“So” có nhiều nghĩa và cách sử dụng, nhưng nghĩa được sử dụng tương tự như “too” và “very” đó chính là “Rất”,”quá”, nhiều tới một mức độ nào đó. Thường được dùng để nhấn mạnh tính chất sự việc.

Ví dụ: Don’t speak so loudly.

( Đừng nói quá to thế)

How could I have been so stupid!

                ( Tại sao tôi có thể ngu ngốc như vậy nhỉ!)

Chúng ta có thể sử dụng “So” đi cùng với “that” để giải thích về mức độ, tính chấ được nhấn mạnh của vấn đề.

Ví dụ: She was so tired that she fell asleep in class.

( Cô ấy mệt mỏi đến nỗi ngủ gật luôn trong lớp)

Chúng ta cũng có thể dùng ý nhấn mạnh, giải thích mà không cần sử dụng “that”.

Ví dụ: I was so angry, I could have killed him!

( Tôi đã thực sự tức giận, đáng ra tôi đã có thể giết hắn ta)

    “Too”: quá, rất.

    Chúng ta sử dụng “too” để chỉ một thứ gì đó vượt một chút giới hạn nhất định hoặc nhiều hơn là nó nên có. Thường sử dụng “Too” để nhấn mạnh nhưng là nhấn mạnh ý nghĩa tiêu cực.

    Ví dụ: You are talking too loudly.

    ( Cậu đang nói chuyện quá to đấy)

    It’s too high. I can’t see it. Bring it down a bit.

    ( Cái đó cao quá. Tớ không nhìn thấy gì cả. Mang nó thấp xuống chút đi)

    Too thường được sử dụng để nói đến ý nghĩa giới hạn của một sự việc hay hành động xảy ra theo cấu trúc:

     X is too Y for Z (where Z sets the limit).

    X is too Y [for W] to do Z (where Z says what cannot be done because Y is above or below the limit [of W]).

    Ví dụ: English grammar is too difficult for me to understand.

    ( Ngữ pháp tiếng Anh quá là khó đối với tớ để có thể hiểu)

      “Very””: rất.

      Thường sử dụng để nhấn mạnh tính chất của sự vật, sự việc nào đó. “Very” thường đứng trước tính từ.

      Ví dụ: This cat is very cute.

      ( Con mèo này quá là đáng yêu)

      Tuy cũng mang nghĩa nhấn mạnh như So tuy nhiên mức độ tập trung nhấn mạnh của very thấp hơn so với So. Do đó khi sử dụng trong câu nếu chúng ta cần tìm một từ nhấn mạnh mang mức độ cao hơn Very chúng ta có thể sử dụng So. Các trường hợp đặc biệt lưu ý trong trường hợp này là cảm xúc của con người.

      Ví dụ: A giant is very tall.

      ( Người khổng lồ rất là cao)

      She is very young. She shouldn’t be getting married at this age.

      ( Cô ấy rất trẻ. Cô ấy không nên kết hôn ở độ tuổi này)

Từ Nhấn Mạnh Cơ Bản: Very, Really

1. Cách sử dụng

Very

Dùng Very với tính từ, quá khứ phân từ giữ vai trò là tính từ và trạng từ. Very trong trường hợp này nghĩa là “rất”.

Ví dụ:

I am very hungry. 

I was very pleased to get your letter.

You played very well.

Nhưng lưu ý cách dùng very (much) trong câu sau: I’m very much afraid that your son may be involved in the crime.

Very không được dùng với quá khứ phân từ có nghĩa bị động. Thay vào đó, Much, very much hoặc greatly (ngôn ngữ trang trọng) thường được dùng.

Ví dụ:

Your help was very much appreciated. 

He was much loved by everyone.

She was greatly admired.

Dùng Very để nhấn mạnh tính từ ở thể so sánh nhất hoặc trước own. Không dùng Very trước so sánh nhất có most. Trong trường hợp này, ta thay bằng by far.

Ví dụ:

They wanted the very best quality.

Be there by six at the very latest.

At last he had his very own car 

(

= thuộc về riêng anh ấy chứ không phải thuộc về ai khác).

I think watching television is by far the most harmful activity for a child.

Not: … is the very most harmful activity for a child.

Với dạng so sánh hơn của tính từ, ta dùng much, very much, a lot…

Ví dụ:

Your work is very much better. 

They are much younger children.

Very không được dùng với tính từ và trạng từ vốn đã có nghĩa “cực kỳ”. Thay vào đó, có thể sử dụng một trạng từ cấp độ như absolutely, completely…

Ví dụ:

She was absolutely furious. 

I’m completely exhausted.

You played really brilliantly.

Very cũng không đi với các tính từ mang nghĩa tuyệt đối như dead, unique.

Ví dụ:

The king was dead.

Not: The king was very dead.

He is married. (Not: 

He is very married

.)

Very không dùng với động từ. Thay vào đó, ta dùng very much.

Ví dụ:

We enjoyed staying with you very much.

Lưu ý cấu trúc the very same

Ví dụ:

Mario said the very same thing.

2. Cách sử dụng

Really

Dùng Really để nói điều gì đúng là sự thật.

Ví dụ:

What do you really think about it?

Tell me what really happened.

They are not really my aunt and uncle.

I can’t believe I am really going to meet the princess.

Dùng Really để nhấn mạnh điều gì bạn đang nói hoặc một ý kiến bạn đưa ra.

Ví dụ:

I want to help, I really do.

Now I really must go.

I really don’t mind.

He really likes you.

I really and truly am in love this time.

Dùng Really để nhấn mạnh tính từ hoặc trạng từ.

Ví dụ:

a really hot fire

I’m really sorry.

She was driving really fast.

Dùng Really, thường trong câu phủ định, để giảm cường độ điều bạn đang nói.

Ví dụ:

I don’t really agree with that.

It doesn’t really matter.

‘Did you enjoy the book?’ ‘Not really’ 

(

= ‘no’ or ‘not very much’).

We’ve done well, really.

Lưu ý: Vị trí của Really có thể thay đổi nghĩa của câu.

Ví dụ:

I don’t really know nghĩa là bạn không chắc về điều gì đó.

I really don’t know nhấn mạnh bạn không hề hay biết.

Dùng Really trong câu hỏi và câu phủ định khi bạn muốn ai đó nói “không”.

Ví dụ:

Do you really expect me to believe that?

I don’t really need to go, do I?

Dùng Really để diễn tả sự vui thích hoặc kinh ngạc về điều gì đó.

Ví dụ:

‘We’re going to Japan next month.’ ‘Oh, really?

’’

She’s resigned.’ ‘Really? Are you sure?’

Dùng Really dể bày tỏ bạn thất vọng về việc mà ai đó đã làm.

Ví dụ:

Really, you could have told us before.

7 Most Important Social Skills For Kids

Sở hữu những kỹ năng xã hội tốt sẽ giúp trẻ xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn bè và những người xung quanh ngay từ khi còn nhỏ. Quan trọng hơn, kỹ năng xã hội còn giúp con đạt được nhiều thành công hơn, nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong tương lai, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Lấy ví dụ, một nghiên cứu năm 2023 đã cho thấy những người có kỹ năng xã hội tốt thường ít bị căng thẳng hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Vì sao trẻ cần phát triển các kỹ năng xã hội?

Mỗi khi có chuyện không vui hay gặp áp lực từ phía gia đình, trẻ thường có xu hướng tìm đến bạn bè hay những người khác bên ngoài gia đình để giải toả căng thẳng. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một đứa trẻ sẽ giảm các hóc môn gây căng thẳng mỗi khi các em học được thêm một kỹ năng mới. Thêm vào đó, khi trẻ có thể tự tin làm quen và giao tiếp với bạn đồng lứa, các em cũng dễ dàng kết bạn hơn. Theo nghiên cứu được công bố trên Từ điển Bách khoa Quốc tế về Khoa học Hành vi Xã hội (International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences) năm 2023, tình bạn được chứng minh có tác động rất tốt đối với sức khoẻ của trẻ.

Tình bạn tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện những kỹ năng xã hội phức tạp hơn, như giải quyết vấn đề và biết cách hoà giải những bất đồng.

1. Biết chia sẻ

Khi con sẵn sàng chia sẻ một món đồ chơi, hay món ăn con yêu thích cho bạn bè, con sẽ dễ dàng kết bạn, cũng như duy trì tình bạn đó hơn. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science) năm 2010 , trẻ từ lúc 2 tuổi đã có thể biết chia sẻ đồ chơi với người khác, nhưng thường chỉ là khi con đã có rất nhiều đồ chơi.

Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ thường chỉ ích kỷ nếu con thực sự thích món đồ đó. Ví dụ, nếu con chỉ có một chiếc bánh duy nhất, con có thể sẽ không thích chia cho ai, bởi điều đó cũng có nghĩa là con được ăn ít hơn. Nhưng con sẽ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi cho bạn nếu con không còn hứng thú với món đồ chơi đó nữa.

Khi lên 7 hoặc 8, hầu hết trẻ em lúc này đã ý thức được về sự công bằng và biết chia sẻ nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra ở độ tuổi này, trẻ đã biết cảm nhận niềm vui tích cực từ sự chia sẻ: khi con sẵn sàng cho đi, con sẽ thấy bản thân mình tốt hơn. Do vậy, dạy con biết sẻ chia cũng là một cách để gia tăng sự tự tin cho con.

Luyện tập như thế nào Thay vì bắt con phải chia sẻ đồ chơi cho những đứa trẻ khác một cách miễn cưỡng, hãy cố gắng biến tinh thần chia sẻ thành một thói quen thường ngày. Khen ngợi con mỗi khi con chia sẻ cho ai đó, cũng như chỉ cho con thấy được hành động chia sẻ có thể mang lại cảm xúc tích cực như thế nào, Cha mẹ có thể nói những câu đơn giản như: “Giỏi lắm! Con đã chia bánh cho em, mẹ nghĩ em sẽ vui lắm đấy. Đây là một việc tốt đúng không con.”

2. Biết hợp tác

Hợp tác, tức là cùng nhau làm việc để đạt được một điều gì đó.  Những đứa trẻ biết hợp tác thường rất sẵn sàng đóng góp, tham gia các hoạt động chung và giúp đỡ người khác.

Hợp tác là kỹ năng vô cùng quan trọng để có thể hoà nhập với cộng đồng. Dù còn nhỏ, trẻ vẫn sẽ phải biết hợp tác với các bạn trong lớp học, hay trên sân chơi. Dĩ nhiên, kỹ năng hợp tác cũng quan trọng với cả người lớn. Hầu hết các công ty ngày nay đều yêu cầu nhân viên của mình phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Khả năng hợp tác cũng chính là chìa khoá quan trọng đối với các mối quan hệ xã hội. Khi lớn hơn 3 tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu hợp tác với các bạn để cùng nhau đạt được mục đích chung. Đối với trẻ con, kỹ năng hợp tác có thể thể hiện khi các con cố gắng cùng nhau xây một toà tháp bằng đồ chơi, hay cùng tham gia các trò chơi hoạt động nhóm.

Một số đứa trẻ thích giành các vị trí chỉ huy, hoặc số khác thích được lắng nghe và làm theo mọi người hơn. Dù là cách nào, thì việc tham gia vào các hoạt động nhóm cũng là một cơ hội tốt để các con có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình.

Luyện tập như thế nào Hãy nói với con về tầm quan trọng của tinh thần làm việc nhóm, cũng như chỉ cho con thấy nhiều người cùng làm có thể mang lại kết quả lớn hơn như thế nào. Cha mẹ cũng có thể tạo ra các hoạt động gia đình để cả nhà cùng tham gia. Bằng cách giao cho mỗi người một việc khi nấu một bữa ăn, chuẩn bị một bữa tiệc, trẻ có thể nhận ra sức mạnh của sự hợp tác, cũng như vai trò của từng người trong một tập thể.

3. Biết lắng nghe

Lắng nghe không có nghĩa là phải luôn luôn im lặng – mà là thực sự thấu hiểu và đồng cảm khi người khác trò chuyện. Kỹ năng lắng nghe cũng là một phần quan trọng để có thể giao tiếp lành mạnh.

Kỹ năng lắng nghe cũng có thể giúp trẻ học tốt hơn khi con biết tập trung nghe lời thầy cô giảng ở trường. Tiếp nhận thông tin, ghi chú và suy nghĩ về những thứ đã nghe được, học được cũng là một kỹ năng quan trọng để con thành công khi đến trường.

Kỹ năng lắng nghe cũng thật sự cần thiết để trẻ lớn lên trở thành một người bạn tốt, một nhân viên tốt, một người sếp tốt và là người bạn đời tốt. Ngày nay, ở thời đại số, lắng nghe lại trở thành một kỹ năng khó học hơn bao giờ hết, khi người ta có thói quen nhìn chăm chăm vào màn hình điện thoại khi đang trò chuyện.

Luyện tập như thế nào

4. Biết nghe lời

Cha mẹ sẽ gặp không ít khó khăn với những đứa trẻ không biết nghe lời. Từ những vấn đề đơn giản như không làm bài tập, cư xử hỗn xược, trẻ không biết nghe lời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Phụ huynh nên dạy con tập thái độ biết nghe lời, và làm theo lời bố mẹ, dù là những việc nhỏ như dọn dẹp phòng học, hay nhắc nhở con học hành chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, trước khi kỳ vọng trẻ có thể nghe lời mình, cha mẹ cũng cần học cách làm thế nào nói chuyện, đưa ra những mệnh lệnh một cách hợp lí.

Ví dụ, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên đưa ra quá nhiều mệnh lệnh cùng một lúc. Thay vì nói: “Cất giày của con vào chỗ, để sách lên kệ và rửa tay đi nào,” hãy đợi đến khi con cất giày xong trước khi đưa ra mệnh lệnh tiếp theo.

Trẻ nhỏ rất dễ bị mất tập trung, cư xử không đúng hay quên hẳn mất lời cha mẹ dặn – đó đều là những điều hoàn toàn bình thường. Mỗi sai lầm đều là một cơ hội để con có thể rèn luyện tốt hơn.

Luyện tập như thế nào

5. Biết tôn trọng không gian riêng tư

Trẻ nhỏ thường không ý thức được việc phải tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Các con thường cố gắng trèo lên lòng người lớn để gây sự chú ý mà không hiểu rằng mình đang làm phiền người khác. Do vậy, biết ý tứ tôn trọng không gian riêng tư của người khác cũng là một kỹ năng quan trọng mà trẻ nên học.

Cha mẹ có thể đặt ra những nội quy trong nhà nhằm khuyến khích trẻ biết tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Ví dụ như “Gõ cửa trước khi mở” hay “Không chọc ghẹo người khác” đều là những nội quy đơn giản mà hữu hiệu.

Luyện tập như thế nào Dạy con biết đứng một khoảng cách xa vừa đủ, như chiều dài một cánh tay, khi người khác đang nói chuyện. Khi đang đứng xếp hàng, nhắc nhở con đừng đứng quá gần người khác cũng như cố gắng để yên tay chân để tránh làm phiền người trước mặt. Cha mẹ cũng có thể đặt ra những tình huống giả lập để giúp con hình dung được thế nào là giữ khoảng cách riêng tư với người khác.

6. Biết nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện

Trao đổi bằng ánh mắt cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp. Một số đứa trẻ không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi trò chuyện. Con có thể ngại và thích nhìn xuống dưới đất hay nhìn qua chỗ khác khi đang giao tiếp với người khác, hoặc có thể cũng đơn gian vì con không chú ý. Do vậy, cha mẹ nên nhấn mạnh rằng nhìn vào mắt người khác là một phần rất quan trọng trong giao tiếp.

Cha mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở khi con quên phải nhìn vào mắt người khác, đơn giản như :”Mình nên nhìn vào đâu khi đang nói chuyện con nhỉ?” và tương tự, khen ngợi để khuyến khích con thực hành nhiều lần hơn.

Luyện tập như thế nào Cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc hỏi xem con cảm thấy thế nào nếu có người nói chuyện mà không nhìn thẳng vào con. Nói con thử kể chuyện cho mình nghe trong khi bạn đang nhìn xuống trần nhà, nhắm mắt, nhìn đi chỗ khác và hỏi xem con cảm thấy như thế nào. Sau đó thử một lần nữa, lần này nhìn thẳng vào mắt con khi con đang trò chuyện. Nhờ vậy, con sẽ tự mình trải nghiệm và hiểu được tầm quan trọng của việc nhìn thẳng vào người khác khi giao tiếp.

7. Biết phép lịch sự

Nói cảm ơn, “ạ” hay “vui lòng”, và biết phép lịch sự khi ngồi trên bàn ăn đều là những nguyên tắc cơ bản mà trẻ cần biết để giúp con nhận được sự chú ý. Giáo viên, phụ huynh và những đứa trẻ khác đều sẽ tôn trọng một đứa trẻ biết phép lịch sự. Dĩ nhiên, dạy con phép lịch sự vốn không phải là điều dễ dàng đối với cha mẹ. Dù cố gắng dạy con theo phương pháp nhỏ nhẹ hay gào thét, vẫn sẽ có lúc con cư xử không đúng phép.

Trẻ cần học cách giữ phép lịch sự để thể hiện con được giáo dục tốt, biết điều và biết tôn trọng người khác – đặc biệt là khi ở trường, ở nơi công cộng hay ở nhà người khác.

Luyện tập như thế nào Cha mẹ nên là những người đầu tiên noi gương cho con về phép lịch sự. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hãy thường xuyên nói “Không, cảm ơn” và “Vâng, xin vui lòng” trước mặt con mỗi ngày, khi giao tiếp với tất cả mọi người. Nhắc nhở con nếu con quên mất phép lịch sự cũng như khen ngợi nếu con cư xử đúng mực với những người xung quanh.

Kỹ năng xã hội không phải là thứ con tự nhiên sinh ra đã có hay không có. Đó là những kỹ năng cần được rèn luyện trong suốt quá trình con lớn lên. Hãy tranh thủ tận dụng mọi cơ hội để uốn nắn cho con những đức tính này. Hãy bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất và thường xuyên nhắc đi nhắc lại để giúp con rèn giũa những kỹ năng này theo thời gian.