Cấu Trúc Hệ Tiêu Hóa Ở Người / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Hệ Tiêu Hóa Ở Gia Cầm

Đăng ngày: 18/10/2013 21:57

hệ tiêu hóa gia cầm

Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng như mỏ của nó. Ở gà, phần gốc lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc lưỡi và đầu lưỡi có độ rộng như nhau.

Quá trình tiêu hoá ở gia cầm diễn ra nhất nhanh. Ở gà, thức ăn chuyển qua đường tiêu hoá khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16-26 giờ. Do vậy cấu tạo ống tiêu hoá ở gia cầm có khác với gia súc. Trong quá trình phát triển của phôi, ban đầu hệ tiêu hoá chỉ là một ống thẳng, về sau nó hình thành xoang miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột (ruột non, ruột già) tận cùng là hậu môn (hình 2.4).

Gia cầm có mỏ (thay cho môi ở gia súc), phần sừng của mỏ khá phát triển. Tác dụng của mỏ là để lấy thức ăn.

Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng như mỏ của nó. Ở gà, phần gốc lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc lưỡi và đầu lưỡi có độ rộng như nhau.

Ở xoang miệng không diễn ra quá trình tiêu hoá, không có răng. Sau khi vào xoang miệng thức ăn được chuyển theo thực quản. Ở gia cầm trên cạn (gà, gà tây, bồ câu…) thực quản phình to tạo thành một túi nhỏ gọi là diều, còn ở thuỷ cầm (vịt, ngỗng) sự phình to này ít hơn và tạo thành dạng ống (hình chai). Sự sai khác về giải phẫu này cho phép nhồi béo thuỷ cầm mà ở gà không làm được.

Diều là một túi chứa thức ăn ở gia cầm. Sức chứa của diều từ 100-200g. Thức ăn được giữ ở diều với thời gian phụ thuộc vào loại gia cầm và các loại thức ăn. Thức ăn cứng khoảng 10-15 giờ, thức ăn mềm, bột khoảng 3-4 giờ. Thức ăn từ diều được chuyển dần xuống dạ dày tuyến.

Hình 2.4: Hệ tiêu hoá của gia cầm

1- mỏ; 2- thực quản; 3- hầu; 4- diều; 5- dạ dày tuyến; 6- dạ dày cơ;

7- gan; 8- tuỵ; 9- ruột non; 10- manh tràng; 11- lỗ huyệt

Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, tuổi, phương thức nuôi, loại thức ăn… Ruột non bắt đầu từ nơi tiếp giáp với dạ dày cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột thừa (túi mù, ruột tịt). Ruột già bắt đầu từ chỗ tiếp giáp ruột non đến hậu môn. Tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Ở ruột già có nhiều vi sinh vật, nó giúp cho việc lên men và tiêu hoá xenlulô, chất không được tiêu hoá được bài tiết qua hậu môn (ổ nhớp) phần tận cùng của ống tiêu hoá.

→ TẢI TÀI LIỆU

Cấu Tạo Hệ Tiêu Hóa He Tieu Hoa Ppt

TRƯỜNG ĐH TDTT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA Y SINHMÔN: SINH LÝSVTH: PHẠM TẤN KIỆTCẤU TẠO HỆ TIÊU HÓALưỡi:Gồm 15 cơ hợp lại, có niêm mạc phủ. Bề mặt lưỡi với các dạng nhú lưỡi và các vị trí chứa các tổ chức Amidal hay còn gọi là Hạnh nhân

Circumvallate Papillae: Nhú dạng vòngFungiform Papillae: Nhú dạng nấmPalatine Tonsil: Hạnh nhân khẩu cái hay Amidal khẩu cáiLingual Tonsil: Hạnh nhân lưỡi hay Amidal lưỡiFoliate Papillae: Nhú dạng láFiliform Papillae: Nhú dạng chỉ

PharingoPalatine Arch: Màn hầu hay Cung Khẩu cái-HầuPalatile Tosil : Hạnh nhân khẩu cái hay Amidal khẩu cáiGlossopalatine arch :Cung Lưỡi khẩu cáiBuccinator : Má

Lưỡi và các Nụ hay Nhú vị giácLarge taste buds: Các Nụ vị giác lớnSmall taste buds: Các Nụ vị giác nhỏ

Lưỡi và mặt lưng lưỡiMedian glossoepiglottic fold: Nếp gấp Lưỡi-Nắp khí quản giữaEpiglosstis : Nắp khí quảnLateral glossoepiglottic fold: Nếp gấp Lưỡi-Nắp khí quản bênVallecula : Rãnh nông Palatopharingeal arch and muscle: Cung và cơ Khẩu cái- HầuPalatine tonsil ( cut ) : Hạnh nhân hay Amidal khẩu cái ( đã cắt )Lingual tonsil ( lingual follicles ): Hạnh nhân hay Amidal lưỡi Các đầu sợi thần kinh vị giác trên bề mặt lưỡi chụp dưới kính hiển vi điện tử

Sơ đồ phân bố vùng cảm nhận vị giác trên bề mặt lưỡiBitter: Cảm nhận cảm giác đắngSour: Cảm nhận cảm giác chuaSalty: Cảm nhận cảm giác mặnSweet and fatty: Cảm nhận cảm giác ngọt và béo2. Cấu trúc của răng– Men răng là một lớp tinh thể canxi photphat rất bền và là chất cứng nhất do sinh giới tạo ra. Men răng không có khả năng tái tạo. Men răng có thể bị ăn mòn bởi axit trong khoang miệng, do đó cần phải đánh răng thường xuyên.– Ngà răng là cấu trúc tương tự như xương, hình thành nên phần chính của răng nằm ở bên trong. Có khả năng tái tạo nhưng rất hạn chế. Ngà răng đóng vai trò bảo vệ răng trong trường hợp men răng bị nứt hoặc vỡ.– Tủy răng nằm ở chính giữa của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh.– Xi măng bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí– Giữa lớp xi măng với xương hàm có 1 lớp màng ngoài răng gồm những sợi collagen ngắn giúp răng có thể xê dịch 1 chút trong hố răng, giúp giảm đi những tác động làm nứt vỡ răng.II. HầuLà ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Cấu tạo bởi một ống xơ cơ đi từ nền sọ đến bờ dưới sụn nhẫn.Hình thể ngoài:Dài 12cm, đường kính 5cm, giới hạn bởi các thành:Thành trước: là hốc miệng, xoang mũi, thanh quản.Thành sau: là cột sống.Hai bên: phần mềm của cổĐầu trên là nền sọ, đầu dưới nối tiếp với thực quản.2. Hình thể trong:Mũi hầuMiệng hầuHầu thanh quản.III. THỰC QUẢN:Đi từ hầu đến lỗ tâm vị. Đầu trên tương ứng với đốt sống cổ thứ VI, đầu dưới tương ứng với đốt sống ngực XI.Hình thể ngoài:Dài 25cm, có 3 chổ thắt hẹp: eo nhẫn, eo phế chủ, eo hoành chia làm 4 đoạn: đoạn cổ, ngực, hoành và đoạn bụng.2. Cấu tạo: gồm 3 lớpCơ trơn: tạo ra những nhu động đẩy thức ăn từ trên xuống.Dưới niêm mạc: có nhiều mạch máuNiêm mạc: trơn láng.3.Nuôi dưỡng:2/3 trên được nuôi dưỡng bởi các nhánh động mạch từ động mạch chủ ngực. 1/3 dưới được nuôi dưỡng bởi động mạch nhánh vị từ động mạch thân tạng của động mạch chủ bụng được chi phối bởi một nhánh của dây thần kinh số X và thần kinh giao cảm cổ.IV. DẠ DÀYLà đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa có hình túi để chứa đựng thức ăn và nhào bóp thức ăn, trên thông với thực quản, dưới thông với tá tràng.Vị trí: nằm dưới vóng hoành trái hơi chếch sang phải trên đại tràng ngang. Dạ dày đối chiếu với thành bụng trước phía trên lên tới liên sườn V, dưới tới đường ngang rốn hoặc đường lên mào chậu, đi từ đường nách trước trái tới đường cạnh ức trái.2. Hình Thể Ngoài Và Liên Quan:Dài 25cm, rộng 12cm, dày 8cm, hình chữ J hơi dẹt chứa được 1-2 lít, có 2 mặt, 2 bờ và 2 lỗ.Mặt: Mặt trước áp vào cơ hoành và thành bụng trước có một phần gan chen vào.Mặt sau là hậu cung mạc nối có khối tụy ở dưới lách và thận trái ở trênb.Bờ:Bờ cong bé: bên phải có mạc nối nhỏ và vòng mạch bờ cong vị bé.Bờ cong vị lớn: bên trái có mạc nối dạ dày – lách và mạc nối lớn bám vào vòng mạch bờ cong vị lớn.c.Lỗ:Lỗ trên thông với thực quản tương ứng với đốt sống ngực XILỗ dưới thông với tá tràng bởi lỗ môn vị tương ứng với đốt sống lưng I bên phải, có cơ thắt môn vị đóng mở.Kể từ trên xuống dạ dày có các phần sau:Tâm vị: rộng 3cm, nằm kế thực quản và bao gồm môn vị, lỗ này thông với thực quản.Đáy vị: phần phình to hình chõm cầu ở bên trái lỗ tâm vị đáy vị thường chứa 50ml không khí.Thân vị: tiếp với đáy vị, hình ống hình thành bởi 2 thành trước và sau của dạ dày và 2 bờ cong của dạ dày. Giới hạn: trên là mặt phằng cong qua lỗ tâm vị, giới hạn dưới là mặt phẳng ngang qua khuyết góc của bờ cong vị bé.Phần môn vị gồm: Hang môn vị: tiếp với thân vị chạy sang phải và ra sauỐng môn vị: thu hẹp lại và đổ vào môn vị Môn vị: là phần nối với tá tràng, giữa là lỗ môn vị nối thông với tá tràng.

Nêu Cấu Tạo Và Vai Trò Của Hệ Tiêu Hóa

Qua quá trình tiêu hóa, chất nào sau đây trong thức ăn được biến đổi thành glixêrin và axit béo?

A:

Lipit.

B:

Gluxit.

C:

Vitamin.

D:

Prôtêin.

2

Hệ cơ quan nào sau đây ở người có chức năng đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường?

A:

Hệ bài tiết.

B:

Hệ tuần hoàn.

C:

Hệ hô hấp.

D:

Hệ thần kinh.

3

Hình ảnh sau mô tả một loại mô.

Loại mô này là

A:

mô biểu bì.

B:

mô liên kết.

C:

mô thần kinh.

D:

mô cơ.

4

Chất nhày trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng

A:

ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.

B:

tiết ra chất tiêu diệt virut gây hại.

C:

hoạt hóa enzim làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.

D:

dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày.

5

Cho sơ đồ mối quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết trong cơ thể như sau:

Các thành phần tương ứng với các số thứ tự 1, 2, 3, 4 lần lượt là:

A:

mao mạch bạch huyết, tế bào, nước mô, mao mạch máu.

B:

mao mạch bạch huyết, mao mạch máu, nước mô, tế bào.

C:

mao mạch bạch huyết, nước mô, mao mạch máu, tế bào.

D:

mao mạch bạch huyết, tế bào, mao mạch máu, nước mô.

6

Thành phần nào sau đây của máu chỉ là các mảnh chất tế bào?

A:

Hồng cầu.

B:

Tiểu câu.

C:

Bạch cầu mônô.

D:

Bạch cầu limphô.

7

Một loại mô có đặc điểm cấu tạo và chức năng như sau:

(I). Gồm các nơron và các tế bào thần kinh đệm.

(II). Có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.

(III). Cấu tạo nơron gồm thân chứa nhân, sợi nhánh, sợi trục.

Loại mô đó là

A:

mô cơ.

B:

mô thần kinh.

C:

mô liên kết.

D:

mô biểu bì.

8

Loại tế bào nào sau đây của máu tạo ra kháng thể?

A:

Bạch cầu trung tính.

B:

Bạch cầu limphô B.

C:

Bạch cầu mônô.

D:

Bạch cầu limphô T.

9

Màng sinh chất đảm nhiệm chức năng nào sau đây?

A:

Bao bọc tế bào, thực hiện quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

B:

Thu gom, hoàn thiện, đóng gói và phân phối sản phẩm trong tế bào

C:

Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, có vai trò quyết định trong di truyền.

D:

Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.

10

Để hệ cơ phát triển tốt cần tránh thói quen nào sau đây?

A:

Ăn uống khoa học.

B:

Luyện tập thể dục thể thao hợp lí.

C:

Lao động vừa sức.

D:

Ngồi nhiều.

11

Hình ảnh bên mô tả cấu tạo bộ xương người.

Các loại xương tương ứng với các số (1), (2), (3) lần lượt là:

A:

xương chi, xương đầu, xương thân.

B:

xương đầu, xương thân, xương chi.

C:

xương đầu, xương chi, xương thân.

D:

xương thân, xương đầu, xương chi.

12

Khi nói về hoạt động của hệ cơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do thiếu ôxi nên axit lactic tích tụ đầu độc cơ.

(II). Khi cơ co tạo ra một lực để sinh công.

(III). Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ hoạt động.

(IV). Làm việc quá sức và kéo dài dẫn tới sự mỏi cơ.

A:

3

B:

1

C:

2

D:

4

13

Theo thể tích, thành phần máu người gồm

A:

55% các tế bào máu và 45% huyết tương.

B:

65% các tế bào máu và 35% huyết tương.

C:

35% các tế bào máu và 65% huyết tương.

D:

45% các tế bào máu và 55% huyết tương.

14

Từ ngoài vào trong, các lớp cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự nào sau đây?

A:

Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo.

B:

Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc.

C:

Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo.

D:

Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng.

15

Khi nói về enzim amilaza, những phát biểu nào sau đây đúng?

(I). Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 o C.

(II). Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở pH là 7,2.

(III). Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100 o C.

(IV). Enzim trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường.

A:

(I), (III).

B:

(III), (IV).

C:

(I), (II).

D:

(I), (IV).

16

Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của các..,, xương dài ra nhờ sự phân chia của các …..tăng trưởng.

Các cụm từ thích hợp cần điền vào ô trống trên theo thứ tự là

A:

tế bào lớp sụn và tế bào xương.

B:

tế bào xương và tế bào lớp sụn.

C:

tế bào mô cơ và tế bào lớp sụn.

D:

tế bào xương và tế bào mô liên kết.

17

Trường hợp nào sau đây là miễn dịch nhân tạo?

A:

Người có sức đề kháng tốt thì không bị nhiễm bệnh sởi.

B:

Người không bị bệnh lao vì đã được tiêm phòngvacxin bệnh này.

C:

Người bị bệnh thủy đậu rồi khỏi và không bao giờ bị lại bệnh đó nữa

D:

Người từ khi sinh ra cho tới hết cuộc đời không bị mắc bệnh lở mồm, long móng của trâu bò.

18

Xương cột sống của người gồm có:

A:

5 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt.

B:

7 đốt sống cổ, 13 đốt sống ngực, 4 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt.

C:

7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt.

D:

7 đốt sống cổ, 11 đốt sống ngực, 6 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt.

19

Ngón nào trên bàn tay của người có nhiều nhóm cơ nhất?

A:

Ngón cái.

B:

Ngón áp út.

C:

Ngón trỏ.

D:

Ngón giữa.

20

Cơ quan nào của đường dẫn khí có tuyến amiđan và tuyến V. A chứa nhiều tế bào limphô?

A:

Khí quản.

B:

Phế quản.

C:

Họng.

D:

Thanh quản.

21

Một học sinh lớp 8 hô hấp sâu 14 nhịp /1 phút, mỗi nhịp hít vào 600 ml không khí. Thành phần khí CO trong không khí khi hít vào và thở ra lần lượt là 0,03 % và 4,10%. Lượng khí CO học sinh đó thải ra môi trường qua hô hấp trong 1 giờ là

A:

20512,80 ml.

B:

20664,00 ml.

C:

15498,00 ml.

D:

15384,60 ml.

22

Khi nói về cấu tạo của một bắp cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Bao ngoài bắp cơ là màng liên kết.

B:

Trong bắp cơ có nhiều bó cơ, mỗi bó cơ có nhiều sợi cơ.

C:

Hai đầu bắp cơ có mỡ bám vào các xương.

D:

Phần giữa bắp cơ phình to gọi là bụng cơ.

23

Cho sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu như sau:

Thành phần cấu tạo tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 lần lượt là:

A:

tâm thất trái, động mạch chủ, tâm nhĩ phải, động mạch phổi.

B:

tâm thất phải, động mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch chủ.

C:

tâm nhĩ trái, động mạch chủ, tâm thất phải, động mạch phổi.

D:

tâm nhĩ phải, động mạch phổi, tâm thất trái, động mạch chủ.

24

Cơ quan nào của đường dẫn khí có vai trò quan trọng trong việc phát âm?

A:

Phế quản.

B:

Khí quản.

C:

Thanh quản.

D:

Phổi.

25

Khi kích thích vào cơ quan … (1) … sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo nơron …(2)… về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh dưới dạng xung thần kinh theo nơron … (3) … tới cơ làm cơ co.

Các cụm từ thích hợp cần điền vào các chỗ trống số (1), (2), (3) lần lượt là:

A:

vận động, li tâm, hướng tâm.

B:

vận động, hướng tâm, li tâm.

C:

thụ cảm, li tâm, hướng tâm.

D:

thụ cảm, hướng tâm, li tâm.

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Tiêu Hóa (Phần 2)

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về cấu tạo và đặc điểm của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên với cấu tạo và đặc điểm như vậy thì hệ tiêu hóa có chức năng gì, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về chức năng của hệ tiêu hóa và quá trình tiêu hóa diễn ra trong cơ thể.

Chức năng của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa được bắt đầu từ miệng →Thực quản → Dạ dày → Tá tràng →Ruột non → Đại tràng (ruột già) → Trực tràng → Hậu môn.

Thức ăn được đưa vào cơ thể qua đường miệng, sau đó đi qua các cơ quan khác của hệ tiêu hóa, ở đây thức ăn dần được làm nhỏ và các chất dinh dưỡng được phân giải thành các phân tử mà cơ thể có thể hấp thụ. Nhờ vậy mà cơ thể có năng lượng để thực hiện các hoạt động sống khác.

95% vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường TIÊU HÓA, 5% qua đường HÔ HẤP và đường HẬU MÔN. Tuy nhiên có đến 70 – 80% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm ở ruột.

Đường ruột có cấu tạo đặc biệt, gồm các nhung mao và vi nhung mao, tạo nên diện tích tiếp xúc lên đến 40 – 50 m2. Hệ nhung mao kết hợp với hệ vi sinh đường ruột tạo nên một hàng rào bảo vệ tự nhiên ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu. Ngoài ra, tại đường ruột có rất nhiều các tế bào miễn dịch. Nhờ vậy mà đường ruột có thể vừa hấp thụ dinh dưỡng vừa hạn chế được sự xâm nhiễm của các vi khuẩn gây bệnh qua đường tiêu hóa.

Niêm mạc ruột có khoảng 30 triệu các nhung mao, dưới nhung mao là các vi nhung mao, nó tạo ra bề mặt 40 – 50m2. Nhung mao kết hợp với hệ vi sinh đường ruột tạo thành lớp màng lọc đặc biệt kín kẽ. Màng lọc này chỉ cho các chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi đi qua và ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh, các chất độc từ thực phẩm xâm nhập cơ thể.

Gan là một cơ quan chịu trách nhiệm cho hàng trăm hoạt động hóa học diễn ra liên tục mà cơ thể bạn cần để sống. Ngoài vai trò là trung tâm trong tất cả các quá trình trao đổi chất của cơ thể, chịu trách nhiệm tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, carbohydrate và protein. Khi máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan, mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất độc hại, gan phát huy chức năng giải độc cho cơ thể bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành một chất ít độc hại hơn là ure, rồi đẩy ngược vào máu. Ure sau đó được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Với sự trợ giúp của vitamin K, gan còn tạo ra nhiều protein quan trọng trong quá trình đông máu. Nó cũng là một trong những cơ quan phá vỡ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng để tạo ra các tế bào máu mới. Đó là lý do vì sao người ta thường nói tái tạo máu, lọc máu cũng là một trong những chức năng của lá gan.

Quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể

Thức ăn vào miệng được cắt nhỏ và làm nhuyễn bởi hệ thống răng miệng và được trộn đều với nước bọt do các tuyến nước bọt (ở dưới hàm, dưới lưỡi và mang tai) tiết ra.

Thức ăn được vào đường tiêu hóa và trải qua quá trình phân hủy những phân tử thức ăn lớn thành những phân tử nhỏ hơn. Sau đó các phân tử dinh dưỡng nhỏ này rời khỏi hệ tiêu hóa và đi vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này được hoàn thành bằng quá trình thứ hai được gọi là sự hấp thu, khi các phân tử thức ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở miệng, thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn lẫn nước bọt thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng vào thực quản, xuống dạ dày. Về mặt hóa học, một phần tinh bột được cắt nhỏ thành các đường đôi và tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Sau khi thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Dạ dày có chức năng nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch vị và kiểm soát việc đưa vị trấp xuống tá tràng.

Thức ăn được chứa đựng trong dạ dày và bắt đầu quá trình trộn lẫn với dịch vị dạ dày, bao gồm acid, enzyme pepsin, chất nhầy, tạo thành một chất bán lỏng, đồng nhất giống cháo bột gọi là vị trấp. Vị trấp được đưa từng đợt xuống tá tràng với tốc độ phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở dạ dày là tạo ra vị trấp trong đó một phần protein được chuyển hóa thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín thành maltose, maltotriose và oligosaccharide. Dầu mỡ, lipid hầu như chưa được phân giải.

Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch mật và dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Sự tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng đến dạ dày sẽ được hoàn tất tại lòng ruột do biểu mô ruột non hấp thu. Sau đó các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu cùng với vitamin, các chất điện giải và nước.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở ruột non là hấp thu hoàn toàn lượng glucose qua các tế bào biểu mô ở đoạn cuối hỗng tràng. Các protein, chất béo được cắt nhỏ ra thành các sản phẩm tiêu hóa dễ dàng hơn. Được khuếch tán qua màng tế bào biểu mô niêm mạc ruột.

Ruột già là vị trí cuối cùng thức ăn được hấp thu trước khi bị đào thải ra ngoài môi trường với chức năng chủ yếu là hấp thu nước và các chất điện giải.

Tại ruột già có rất nhiều vi khuẩn có nhiệm vụ tiết ra enzyme phân giải cấu trúc carbonhydrate phức tạp mà dạ dày và ruột non chưa tiêu hóa được. Các tuyến tiêu hóa tham gia vào quá trình tiết enzyme tiêu hóa để phân giải thức ăn. Ngoài ra gan là nhà máy xử lý các chất. Tất cả các chất sau khi được hấp thu tại ruột sẽ theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên đổ vào tĩnh mạch của gan, lúc này gan có trách nhiệm dự trữ chất dinh dưỡng và chuyển hóa độc tố cho cơ thể.