Đối với nhiều người học tiếng Anh, thể Đảo ngữ (Inversion) là một điểm ngữ pháp mà họ thường ngại sử dụng bởi vì tính “ngược đời” trong cấu trúc của nó có thể dẫn đến khả năng sai sót cao trong quá trình sử dụng tiếng Anh của bản thân. Vì vậy, bài đọc này sẽ cung cấp cho người đọc những trường hợp đảo ngữ phố biến trong tiếng Anh cùng với những ví dụ và phân tích cụ thể để áp dụng đúng và hiệu quả điểm ngữ pháp này vào các cấu trúc thông dụng trong tiếng Anh để ngôn ngữ của mình.
Bản chất “ngược đời” được nhắc đến ở phần giới thiệu bên trên nằm ở bản thân cấu trúc của điểm ngữ pháp này. Trong khi cấu trúc thông dụng trong tiếng Anh là: Subject (Chủ ngữ) + Verb (Động từ), thì cấu trúc của một câu đảo ngữ thì có dạng ngược lại: Verb (Động từ) + Subject (Chủ ngữ) . Chính vì thế, khi học đến điểm ngữ pháp đảo ngữ này thì nhiều người thường cảm thấy mông lung, khó hiểu và bối rối..
Công dụng của việc đảo ngữ
Ví dụ: Is everyone alright?
Câu ví dụ trên là một câu hỏi ở dạng thì Hiện Tại Đơn và có thể thấy rằng chủ ngữ của câu là “everyone” đã được đặt sau động từ chính là “is” để tạo thành cấu trúc của một câu hỏi mà từ trước đến nay người học vẫn thường hay sử dụng.
Ngoài công dụng cấu tạo nên câu hỏi trong tiếng Anh thì điểm ngữ pháp đảo ngữ này còn được dùng để nhấn mạnh thông tin được truyền tải trong câu. Tuy nhiên, người học cũng cần ghi nhớ rằng việc đảo ngữ chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định trong tiếng Anh, cho nên để đảm bảo tính tự nhiên thì người học không nên áp dụng điểm ngữ pháp này vào tất cả các câu trong khi nói/viết.
Các cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh
Cấu trúc : Chủ ngữ + Động từ + “than”+ Trợ động từ + Chủ ngữ.
Ví dụ : Children spend more time playing video games than do adults. (Trẻ em dành nhiều thời gian chơi trò chơi điện tử hơn người lớn.)
Phân tích: Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “Children spend more time playing video games (than adults do/than adults)” Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu so sánh có chứa từ “than” này thì sau từ “than” sẽ là trợ động từ “do” rồi tiếp nối động từ này mới là chủ ngữ “adults”, còn mệnh đề phía trước sẽ được giữ nguyên trạng.
Cấu trúc : Chủ ngữ + Động từ, “as” + Trợ động từ + Chủ ngữ.
Ví dụ : Teachers in this class accept this challenge, as do students. (Giáo viên trong lớp chấp nhận thử thách này, học sinh cũng vậy.)
Phân tích : Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa từ “as” như trên thì sau từ “as” sẽ là động từ “do” rồi tiếp nối động từ này mới là chủ ngữ “students”. Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “Teachers in this class accept this challenge, and students also accept this challenge”.
Câu đảo ngữ dùng “so … that”
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu ví dụ trên sẽ có dạng như sau: “The film is so interesting that I’ve rewatched it many times.”
Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa hai từ “so” và “that” như trên thì từ “So” cùng với tính từ “interesting” sẽ được chuyển lên đầu câu và theo sau là động từ to be “is” và chủ ngữ cũ “this film”, còn sau từ “that” sẽ là mệnh đề “I’ve rewatched it many times” vẫn giữ nguyên cấu trúc.
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu ví dụ trên sẽ có dạng như sau: “He answered the question so quickly that everyone in the room was surprised.”
Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa hai từ “so” và “that” như trên thì từ “So” cùng với trạng từ “quickly” sẽ được chuyển lên đầu câu và theo sau là trợ động từ “did” và mệnh đề “he answer the question”, còn sau từ “that” sẽ là mệnh đề “everyone in the room was surprised “ vẫn giữ nguyên cấu trúc.
So + trạng từ + trợ động từ + chủ ngữ + động từ (nguyên mẫu) + that + mệnh đề.
Từ đó có thể rút ra một cấu trúc chung cho dạng đảo ngữ với “so…that” với trạng từ như sau:
Câu đảo ngữ dùng “such … that”
Ví dụ : Such is a beautiful city that I want to live here for the rest of my life. (Thành phố này đẹp đến nỗi tôi muốn sống ở đây suốt đời)
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu ví dụ trên sẽ có dạng như sau: ” This is such a beautiful city that I want to live here for the rest of my life.” ( cấu trúc câu bình thường thì “such” sẽ chuyển thành “so”).
Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa hai từ “such” và “that” như trên thì từ “Such” sẽ cùng với động từ to be “is” được chuyển lên đầu câu và theo sau là cụm “a beautiful city”, còn sau từ “that” sẽ là mệnh đề “I want to live here for the rest of my life” vẫn giữ nguyên cấu trúc.
Such + động từ to be + mạo từ + (tính từ)+ danh từ + that + mệnh đề.
Từ đó có thể rút ra một cấu trúc chung cho dạng đảo ngữ với “such…that” với tính từ như sau:
Câu đảo ngữ dùng “neither/nor”
Cấu trúc : Chủ ngữ + Động từ (ở dạng phủ định) + and + “neither/nor” + Trợ động từ + Chủ ngữ.
Ví dụ : Many scientists do not believe in the existence of ghosts and neither/nor do the rest of us. (Nhiều nhà khoa học không tin vào sự tồn tại của ma và cả chúng ta cũng vậy.)
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “Many scientists do not believe in the existence of ghosts and the rest of us also do not believe in this.”
Khi áp dụng áp dụng cấu trúc đảo ngữ “neither” hoặc “nor” vào câu trên thì sau hai từ này sẽ là động từ “do” rồi tiếp nối động từ này mới là chủ ngữ “the rest of us”, còn mệnh đề trước đó sẽ vẫn giữ nguyên trạng và vẫn được liên kết bởi từ “and”.
Câu đảo ngữ dùng với các loại câu điều kiện
Ví dụ : Should the weather be nice tomorrow, we will picnic in the park. (Nếu ngày mai thời tiết đẹp, chúng ta sẽ đi dã ngoại trong công viên)
Phân tích : Ở câu ví dụ trên, khi chưa áp dụng thể đảo ngữ thì câu này có cấu trúc như sau: “If the weather is nice tomorrow, we will picnic in the park.” Nhưng khi áp dụng thể đảo ngữ thì từ “If” sẽ được thay thế bởi từ “Should” đứng ở đầu câu và động từ to be “is” sẽ được chuyển thành dạng nguyên mẫu là “be”, trong khi đó mệnh đề chính của câu vẫn giữ nguyên trạng.
Were I to win the lottery, I would buy that mansion. (Nếu tôi trúng số, tôi sẽ mua căn biệt thự đó.)
Phân tích : Ở câu ví dụ trên, khi chưa áp dụng thể đảo ngữ thì câu này có cấu trúc như sau: “If I won the lottery, I would buy that mansion.” Nhưng khi áp dụng thể đảo ngữ thì từ “If” sẽ được thay thế bởi từ “Were” đứng ở đầu câu và động từ “won” sẽ được chuyển thành dạng nguyên mẫu là “win” thêm “to” ở trước, trong khi đó mệnh đề chính của câu vẫn giữ nguyên trạng.
Were I you, I would choose that job. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chọn công việc đó.)
Phân tích : Ở câu ví dụ trên, khi chưa áp dụng thể đảo ngữ thì câu này có cấu trúc như sau: “If I were you, I would choose that job.” Nhưng khi áp dụng thể đảo ngữ thì từ “If” sẽ được thay thế bởi từ “Were” chuyển lên đứng ở đầu câu và theo sau nó sẽ là chủ ngữ “I”, trong khi đó mệnh đề chính của câu vẫn giữ nguyên trạng.
Phân tích : Ở câu ví dụ trên, khi chưa áp dụng thể đảo ngữ thì câu này có cấu trúc như sau: “If he had chosen to work in this company, he would have had a lot of money.” Nhưng khi áp dụng thể đảo ngữ thì từ “If” sẽ được thay thế bởi từ “Had” chuyển lên đứng ở đầu câu và theo sau sẽ là chủ ngữ “he”, trong khi đó mệnh đề chính của câu vẫn giữ nguyên trạng.
Câu đảo ngữ dùng trạng từ mang nghĩa phủ định
Các trạng từ hay được sử dụng trong các câu đảo ngữ là: Never, Rarely, Seldom, Scarcely, Barely, Hardly, No sooner, Little.
Cấu trúc : Never, Rarely, Seldom, Scarcely, Barely, Hardly, No sooner, Little + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu.
Ví dụ : Rarely do criminals tell the truth. (Hiếm khi tội phạm nói sự thật.)
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “Criminals rarely tell the truth”.
Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa trạng từ “rarely” như trên thì trạng từ này sẽ được đảo lên đầu câu và theo sau là trợ động từ “do” rồi tiếp nối động từ này mới là chủ ngữ “criminals” và động từ chính “tell”.
Câu đảo ngữ dùng các cụm từ có chứa từ “no”
Khi các cụm từ sau đây đứng đầu câu thì người viết/nói phải áp dụng cấu trúc đảo ngữ:
In no way: không một cách nào
At no time: không một lúc nào
On no account: không một lý do nào
Under no circumstances/conditions: không một hoàn cảnh/điều kiện nào
For no reason: không vì một lý do nào
Cấu trúc : In no way/ At no time/ On no account/ Under no circumstances / For no reason + Trợ động từ/Động từ khiếm khuyết + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu.
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “There are no circumstances/conditions under/in which I would want to marry her”.
Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa cụm từ “no circumstances/conditions” như trên thì cụm từ này sẽ cùng với từ “under” chuyển lên đầu câu và theo sau đó sẽ là động từ khiếm khuyết “would” đứng trước mệnh đề “I want to marry her”. Trong khi đó, các từ còn lại như “There are” và “which” sẽ bị lược bỏ.
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “Parents do not deserve to pay for their children’s crimes in any way”.
Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa cụm “in any way” như trên thì cụm từ này sẽ biến đổi thành cụm “In no way” và cùng với trợ động từ “do” được chuyển lên đầu câu – đứng trước mệnh đề “parents deserve to pay for their children’s crimes”.
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “You should never underestimate the power of friendship”.
Khi áp dụng thể đảo ngữ vào câu có chứa từ “never” như trên thì từ này sẽ biến đổi thành cụm “At no time” và cùng với động từ khiếm khuyết “should” được chuyển lên đầu câu – đứng trước mệnh đề “you underestimate the power of friendship”.
Câu đảo ngữ bắt đầu bằng từ “only”: Only + từ/cụm từ chỉ thời gian
Phân tích : Khi “only by” đứng đầu câu thì sau đó sẽ là một danh động từ “studying” (hoặc cũng có thể là một danh từ). Việc đảo ngữ sẽ được thực hiện ở mệnh đề sau với động từ khiếm khuyết “can” nằm trước mệnh đề “students expect to achieve good results”. Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “Students can only expect to achieve good results if they study hard every day”.
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “We need to both reduce crime rates and eliminate famine.” Khi áp dụng thể đảo ngữ với câu gốc có từ “both” này thì người nói/viết có thể dùng cấu trúc “Not only + trợ động từ + chủ ngữ + động từ + tân ngữ + but + chủ ngữ + also + động từ + tân ngữ”. Vì thế ở câu ví dụ cụ thể trên, khi “Not only” đứng đầu câu thì theo ngay sao đó sẽ là trợ động từ “do” và hai mệnh đề nối tiếp nhau bởi từ “but”: “we need to reduce crime rates but we also have to eliminate famine”.
Phân tích : Thực chất nếu không áp dụng việc đảo ngữ thì cấu trúc câu sẽ có dạng như sau: “ We will not give up our country without a proper fight.” Khi áp dụng thể đảo ngữ với câu này thì “Not without” sẽ chuyển lên đứng đầu câu và sau đó sẽ là cụm từ “a proper fight”. Tiếp theo đó sẽ là động từ khiếm khuyết “will” được chuyển lên trước mệnh đề “we give up our country”.
Kinh nghiệm phòng thi rất quan trọng và thi thử là cách rất tốt để tích lũy kinh nghiệm. Đề thi IELTS tại ZIM rất sát đề thi thật, đánh giá trình độ chính xác, nhận kết quả ngay sau khi thi, và phần thưởng 1.000.000đ cho giải nhất ….
Đảo ngữ là một trong những điểm ngữ pháp khó trong tiếng Anh, khiến cho không ít người học tiếng Anh phải bối rối mỗi khi sử dụng. Vì thế, với tổng cộng 10 dạng câu đảo ngữ phổ biến cùng với những ví dụ và phân tích cụ thể ở bài đọc này, hy vọng người đọc đã có cái nhìn rõ ràng hơn và nắm bắt được cách sử dụng điểm ngữ pháp này vào các cấu trúc thông dụng trong tiếng Anh một cách chuẩn xác nhất.
Lê Hoàng Tùng