Cấu Tạo Từ Loại Trong Tiếng Việt / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Quy Tắc Cấu Tạo Từ Loại Trong Tiếng Anh

Embed Size (px)

Quy tc cu to t loi trong Ting AnhI. Thnh lp danh tSTTT gcHu tV d

1ng tERTeach teacher (gio vin); sing singer (ca s); farm farmer (nng dn)

EE/ EERTrain trainee (thc tp sinh); engine engineer (k s); employ employee (nhn vin)

ORVisit visitor (du khch); direct director (gim c); instruct instructor (ngi hng dn)

ISTType typist (ngi nh my);

ANTAssist assistant (tr l); participate participant (ngi tham d);

AGEBreak breakage (ch nt, v);post postage (bu ph); pack package (bu kin, s ng gi)

ALArrive arrival( s n ni, ngi/ vt mi n); remove removal(s di i, tho d, loi b);

ANCEAppear appearance(s xut hin, ngoi hnh); assist assistance (s gip );

ENCEDiffer difference (s khc nhau), confide confidence(s t tin)

MENTEquip equipment (thit b); establish establishment (s thnh lp)

TIONErupt eruption (s phun tro); illustrate illustration (s minh ha);

ATIONDetermine determination (s quyt nh, s quyt tm); combine combination (s kt hp)

SIONDiscuss discussion (s tho lun); impress impression( n tng, cm tng)

ING

Teach teaching (vic dy d); light lighting (s thp sng); earn earning(thu nhp)

ERYBake bakery(tim bnh m); fishfishery(ng nghip);

MANGuard guard man ( bo v);

2Danh tERYMachine machinery (my mc);

MANbusiness businessman(doanh nhn);

SHIPFriend friendship (tnh bn); scholar scholarship (hc bng);

HOODChild childhood(thi th u);boy boyhood(thi nin thiu)

IANMusic musician(nhc s); library librarian(th th)

DOMKing kingdom (vng quc)

3Tnh tDOMFree freedom(s t do); bore boredom(s bun t);

NESSHappy happiness(hnh phc); keen keenness (s ham m); kind kindness(s t t, lng tt)

ITYAble ability(kh nng); pure purity(s tinh khit); electric electricity (in lc)

THTrue truth(s tht); long length( di); strong strength(sc mnh)

MANFrench Frenchman(ngi Php); mad madman(ngi in);

4C BITBeg beggar(ngi n xin); surgery surgeon(bc s phu thut);

II. Thnh lp tnh tSTTT gcHu tV d

1Danh tYSun – sunny(c nng); rain rainy(c ma); cloud cloudy(c my)

LYDay daily(hng ngy); week weekly(hng tun); friend friendly(thn thin)

FULCare careful(cn thn)/ careless(cu th); harm harmful(c hi)/ harmless(v hi)

LESS

ALNature natural(thuc t nhin); industry industrial(thuc cng nghip);

ICScience scientific(thuc khoa hc); history historic(thuc lch s);

OUSFame famous(ni ting); danger dangerous(nguy him)

ISHChild childish(nh tr con); self selfish(ch k); fool foolish(ngu ngc)

ABLEReason reasonable(hp l); fashion fashionable(hp thi trang);

2ng tABLEAdmire admirable(ng ngng m);

INGAmuse – amusing/ amused (vui, thch th);

Interest interesting/ interested (th v);

ED

TIVEProduct productive(c nng sut, hiu qu); concentrate concentrative(tp trung)

III. Thnh lp ng t

STTT gcHu tV d

1Danh tENStrength strengthen(tng cng);length lengthen(ko di)

FYBeauty beautify(lm p); solid solidify (lm c)

IZESymbol symbolize(tng trng cho); apology apologize(xin li)

2Tnh tIZEReal realize(nhn ra); industrial industrialize(cng nghip ha)

ENWeak weaken(lm yu i); dark darken(lm ti i);

IV. Thnh lp trng t

STTT gcHu tV d

1Tnh tLYQuick quickly(nhanh chng); beautiful beautifully(hay, tt p)

3

Từ Và Cấu Tạo Từ Của Tiếng Việt

I. – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

– về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với tiếng. Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ. Những tiếng có thể dùng độc lập để đặt câu được gọi là từ đơn.

Ví dụ: từ học sinh gồm hai tiếng: học + sinh.

– về cấu trúc: trong số các đon vị dùrig để đặt câu, từ là đon vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ.

Ví dụ: Trong câu: Sáng sáng, em đi học. gồm có 4 từ: sáng sáng, em, đi, học.

– Đa số các tiếng trong tiếng Việt có nghĩa, ví dụ: nhà, mẹ, vui, hoa…, cũng có những tiếng không có nghĩa, ví dụ: loắt (trong từ loắt choắt), xắn (trong từ xinh xắn),…

3. Phân loại từ theo cấu tạo ngữ pháp: dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:

– Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…).

– Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom khom,…).

Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy.

+ Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).

+ Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: ỉoắt choắt, lác đác, sạch sành sanh,…).

– Tìm hiểu về từ ghép, cần chú ý mối quan hệ ý nghĩa giữa các tiếng trong từ:

+ Các tiếng trong từ có quan hệ bình đẳng, tạo ra ý nghĩa tổng họp, khái quát hơn ý nghĩa của mỗi tiếng tạo thành (ví dụ: thầy trò, sách vở, học hành,…).

+ Các tiếng trong từ có quan hệ chính phụ, tạo ra ý nghĩa cụ thể hơn ý nghĩa của tiếng chính (ví dụ: hoa hồng, đỏ thắm, bánh trôi,…).

– Tìm hiểu về từ láy, cần chú ý quan hệ láy âm giữa các tiếng trong từ:

+ Láy lại toàn bộ tiếng, có thể có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối (ví dụ: đo đỏ, hun hút, xanh xanh).

+ Láy lại bộ phận phụ âm đầu của các tiếng (ví dụ: lạnh lẽo, buồn bã,…).

+ Láy lại bộ phận vần của các tiếng (ví dụ: lóc cóc, lềnh bềnh,…).

II. – LUYỆN TẬP Bài tập

1. Vẽ sơ đồ các loại từ tiếng Việt xét về cấu tạo.

2. Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép.

b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ.

c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy nào gợi tả hình dáng con người?

d) Tìm thêm những từ láy khác miêu tả hình dáng của con ngưòi.

a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ.

b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ.

4. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Son Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên.

b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ láy trong đoạn văn.

c) Hãy viết lại câu văn sau bằng cách thêm vào một số từ láy:

Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.

5. Xanh và trắng là hai tiếng chỉ màu sắc, em hãy tạo ra những từ láy và từ ghép có tiếng xanh và tiếng trắng.

6. Viết đoạn văn (tối đa 10 dòng) nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. Sau đó, phân loại các từ theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy.

Gợi ý

2. a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm:

– Từ đơn: cái, xắc, chân, đầu, đội, lệch, mồm, huýt, sáo, vang, như, con, nhảy, trên, đường, vàng.

-Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

– Từ ghép: chú bé, ca lô, chim chích.

b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ: góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Làm hiện lên trước mắt người đọc một chú bé liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, đáng yêu.

c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy gợi tả hình dáng con người là: loắt choắt.

d) Một số từ láy khác miêu tả hình dáng của con người như: lom khom, lêu đêu, lòngkhòng,…

3. a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ: nhỏ bé, nhỏ nhẹ, nhỏ tí, nhỏ xíu, nhỏ xinh.

b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nho nhỏ.

4. a) Từ láy trong đoạn văn: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.

b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn: góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm. Diễn tả cụ thể và chi tiết quang cảnh trận chiến giữa hai vị thần.

c) Viết lại câu văn bằng cách thêm vào một số từ láy:

Nước ngập ruộng đồng mênh mông, nước ngập nhà cửa lênh láng, nước dâng ào ạt lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

5. Những từ láy và từ ghép có tiếng xanh và tiếng trắng:

+ Từ láy: xanh xanh, xanh xao,…

+ Từ ghép: xanh đỏ, xanh rì, xanh biếc,…

+ Từ láy: trắng trẻo, trăng trắng,…

+ Từ ghép: đen trắng, trắng tinh, trắng toát, trắng bạch,…

+ HS viết đúng một đoạn văn (bắt đầu từ chữ cái đầu tiên viết hoa lùi vào một ô và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng).

+ Đọạn văn không dài quá 10 dòng.

– Yêu cầu về nội dung: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy . HS có thể hướng đến những ý sau:

+ Truyền thuyết lí giải nguồn gốc ra đời của hai thứ bánh gắn với văn hoá dân tộc: bánh chưng, bánh giầy.

+ Hình ảnh bánh chưng tượng trưng cho đất; bánh giầy tượng trưng cho trời; đậu xanh, lá dong, thịt mỡ tượng trưng cho cây cỏ, cầm thú muôn loài.

+ Gửi gắm lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên; tình yêu lao động, yêu quê hương, ruộng đồng và sự quý trọng nghề nông.

Sau khi viết xong đoạn văn, HS phân loại từ theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy.

Các Kiểu Cấu Tạo Từ Tiếng Việt

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

• Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

• Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

• Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

• Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

• Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

• Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,… • làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,… • vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,… • hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Trang: 1 2 3

Soạn Bài: Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt

1- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là từ?

Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản, đó là:

b) Được dùng độc lập để tạo câu

Ví dụ, các từ trên có thể được dùng riêng biệt để tạo những câu như sau:

– Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng.

– Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mủi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. c) Từ một tiếng và từ nhiều tíếng

– Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

Trong số các từ trên, có từ chỉ là một tiếng. Ví dụ: nàng; sinh, nở; bọc, trứng; trăm, nghìn. Nhưng cũng có từ gồm hai tiếng. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ; bú mớm, kho ẻ mạnh,…

2. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt

Đơn vị cấu tạo nên từ trong tiếng Việt là tiếng.

– Từ phức (dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng: có láy âm hay không láy âm) lại có thể chia nhỏ ra thành:

+ Từ ghép là những từ giữa các tiếng không có quan hệ láy âm. Ví dụ : khỏe mạnh, yêu mến, lạ thường, dòng họ,…

Các em có thể hình dung các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt qua sơ đồ sau:

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Để tìm được kiểu cấu tạo từ của một từ nào đó, các em có thể lần lượt tiến hành theo trật tự sau:

– Xem xét số lượng tiếng có trong các từ. Nếu từ một tiếng thì đó là từ đơn, còn nhiều tiếng thì đó là từ phức.

– Nếu là từ phức, các em cần tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để biết từ đó được cấu tạo theo kiểu ghép hay kiểu láy:

+ Sẽ là từ láy nếu các tiếng có quan hệ láy âm.

+ Sẽ là từ ghép nếu các tiếng không có quan hệ láy âm mà có quan hệ về nghĩa.

b) Từ đổng nghĩa với một từ nào đấy là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống với từ đó.

Để tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên, các em có thể:

– Dựa vào cách hiểu của mình về nghĩa của từ.

– Tra từ điển đồng nghĩa.

Dựa vào nghĩa này, các em có thể tìm thấy các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là : ngọn nguồn, cội nguồn.

c) Để tìm được các từ ghép như mẫu con cháu, anh chị, ông bà, các em có thể dùng các từ đơn chỉ quan hệ thân thuộc như cha, chú, cô, bác, cậu, mợ, dì, anh, chị, em… rồi ghép theo những mối quan hệ nghĩa kiểu như :

– Theo thứ bậc trên, dưới: cha chú, anh chị, con cháu, cháu chắt,…

– Theo giới tính : ông bà, bố mẹ, chú dì, chú thím, cậu mợ,…

2. Các từ ghép chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc trong gia đình người Việt Nam có một số cách ghép chính như sau :

– Theo quan hệ giới tính (trai gái, gái trai)

Ví dụ : ông bà, bố mẹ, anh chị; cô chủ, cô cậu,…

– Theo quan hệ thứ bậc trên dưới

Ví dụ : cha con, con cháu, cháu chắt,…

– Theo quan hệ nội ngoại

3. Để thực hiện được yêu cầu của bài tập này, các em cần lấy một từ đơn chỉ cách chế biến, chỉ chất liệu, chỉ tính chất hoặc chỉ hình dáng của bánh và ghép vào sau yếu tố bánh, các em sẽ được những từ ghép cần tìm. Theo công thức bánh + X, các em sẽ tạo được những từ ghép có nghĩa cụ thể hơn (chỉ một loại bánh) so với nghĩa của từ đơn bánh (chỉ chung các loại bánh).

Ví dụ :

– Nêu cách chế biến của bánh : bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,…

– Nêu tên chất liêu của bánh : bánh nếp, bánh tôm, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh bột lọc, bánh đậu xanh,…

– Nêu tính chất của bánh : bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng,…

– Nêu hình dáng của bánh : bánh gối, bánh tai voi, bánh quấn thừng,…

4. Thút thít là từ láy tượng thanh. Đây là từ dùng để tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi.

Những từ láy khác có cùng tác dụng ấy : sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,..

5. Các từ láy tả tiếng cười : khúc khích, tủm tỉm, khanh khách, sằng sặc, sặc sụa, hô hố, hềnh hệch, ha hả, rinh rích, toe toét,…

– tả dáng điệu : mềm mại, lả lướt, thướt tha, lừ đừ, ngột ngưỡng, nghênh ngang, lóng ngóng, loay hoay, hí hoáy, lù đù, co ro, xiêu xiêu,:..

III – THAM KHẢO

1. Từ ghép có yếu tố “mạnh”: mạnh khỏe, mạnh giỏi, mạnh bạo, mạnh miệng, mạnh mồm, mạnh tay, mạnh dạn,…

2. Từ ghép có yếu tố “học”: /học sinh, học tập, học bạ, học kì, học cụ, học dường, học bổng, học vấn, học trò, học hỏi, học lực, học phí,…

3. Một số từ láy tượng hình: khúc khuỷu, khúm núm, lệt bệt, lững lờ, lả lả, xiêu xiêu, lùng bùng, nhoè nhoẹt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, thoi thóp,…