Cấu Tạo Dây Thần Kinh Ngoại Biên / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Tổn Thương Thần Kinh Ngoại Biên

Tổn thương thần kinh ngoại biên

1.Nguyên nhân:

– Do sự co kéo, giằng xé khi chấn thương, do sự biến dạng của xương.

– Bị cắt đứt do dao, do đạn, do mảnh cứng.

– Do gãy xương, can xương xấu, vết thương phối hợp có nhiều hủy hoại xương

– Do sự chèn ép bởi sự tăng sản và dày của màng hoạt dịch, do garo hay do máng nẹp không đúng cách.

2.Phân loại:

Theo Herthert Sedom đã mô tả 3 laoij tổn thương chính của dây thần kinh và phân loại chúng theo mức độ tổn thương:

2.1. Gián đoạn luồng thần kinh: độ 1

Nguyên nhân: chấn thương, đè ép chưa đủ gây tổn thương cấu trúc thần kinh, do vậy giảm dẫn truyền thần kinh khi chẩn đoán điện, không có biểu hiện thoái hóa. Ở mức độ này vẫn có biểu hiện liệt rõ rệt. Tiên lượng tốt vì có thể hồi phục hoàn toàn trong vài tuần.

2.2 Gián đoạn sợi trục: độ 2

Là tổn thương có gián đoạn sợi trục, các bao bọc sợi thần kinh còn nguyên vẹn. Các sợi dây thần kinh có thể tái sinh và phân bố tới cơ quan đích.

Trên đường đi của dây thần kinh có thể xuất hiện một chỗ phình hình thoi trên sợi trục gọi là u thần kinh giả do chấn thương dập, ép.

Thực tế chỗ phình đó có thể chỉ đơn thuần là một sẹo liên kết bao quanh các sợi trụ – trục nguyên vẹn. Có khi sợi trụ – trục bị hư hại tái tạo tự do trong bao thần kinh còn nguyên vẹn hoặc là một sẹo xơ cắt đứt hoàn toàn sự liên tục của thần kinh.

Nếu các cơ, khớp, da được duy trì trong tình trạng tốt thì sự phục hồi gần như hoàn toàn

2.3.Đứt dây thần kinh: độ 3

– Khi dây thần kinh bị đứt hoàn toàn, thì cả sợi trục lẫn bao dây thần kinh bị tổn thương nặng nề. Hai đầu dây thần kinh co lại, đầu trên phình ra khá to gọi là u thần kinh, đầu dưới phình ra nhỏ hơn gọi là u thần kinh đệm.

– U thần kinh đệm chỉ là một sẹo liên kết đơn giản, nhưng u thần kinh lại được cấu tạo bởi một khối dây trụ – trục cuộn vào nhau và hướng đi theo mọi chiều. Cho nên chỗ đứt cần được khâu nối lại để sợi trục tái sinh. Các sợi thần kinh vận động và cảm giác không nhất thiết được tái phân bố về cơ quan gốc. Do đó có thể xuất hiện tình trạng phục hồi cơ lực không hoàn toàn hay tình trạng sai lệch ít nhiều về cảm giác.

2.4. Các tổn thương phối hợp.

– Phụ thuộc vào vết thương thần kinh nặng hay nhẹ

– Trong các vết thương chiến tranh hoặc vết thương có nhiễm khuẩn sẽ tạo nên tổ chức sẹo rộng lớn, hầu như không tồn tại 2 đầu dây thần kinh trong đám sẹo này.

3. Sự thoái hóa và tái tạo dây thần kinh

3.1. Thoái hóa:

– Khi một dây thần kinh bị tổn thương, sự thoái hóa chủ yếu phát triển ở đầu ngoại vi, dây trụ – trục tự tiêu trong bao tổ chức liên kết, bao Schwann và các tế bào tổ chức liên kết hấp thụ chất Myelin dưới dạng các hạt mỡ. Các thoái hóa này sẽ biến mất do hiện tượng thực bào và trong khoảng 3 tháng các tế bào Schwann sẽ lấp đầy các ống dây thần kinh, bao tổ chức đệm phồng lên. Các sợi cơ vân được thay thế dần bởi mô sợi. Sự thoái hóa này rất nhanh, trong khoảng 4 ngày đầu chúng đã mất tính hưng phấn. Vỏ bao Schwann rỗng sẵn sàng tiếp nhận các sợi thần kinh của đầu trên. Tuy nhiên sự thoai shoas cũng xuất hiện ở đầu trên và có thể lên tới 2-3 cm. Đây là hiện tượng thoái hóa Waller.

3.2. Sự tái tạo

Bắt đầu từ ngày thứ tư, sợi trục gần tăng sinh, các sợi thần kinh mọc ra mọi phía. Các sợi thần kinh đi xuống theo các ống dây thần kinh nếu 2 đầu sợi trục được đặt liền, nếu không chúng sẽ phát triển ra ngoài tạo u thần kinh.

Bao Myelin bắt đầu phát triển khoảng 2 tuần lễ theo lộ trình tái sinh của các sợi thân kinh. Thực nghiệm chứng minh, trong sự tái tạo bao vỏ Schwann cả đầu dưới không thụ động mà hướng đến trước đầu các sợi trụ – trục đang phát triển. Hoạt động tăng trưởng đạt mức cực đại vào tuần thứ ba.

4. Sự tiến triển của sợi trụ

Sự tiến triển của sợi trụ – trục mỗi ngày được 2mm, nhưng sự hồi phục theo chiều ngang thì chậm hơn. Ở giai đoạn sớm thường không qá 1,5mm/ngày và ở giai đoạn sau thì chậm hơn.

Điều kiện tái tạo:

+ Tái tạo tự phát như mô tả ở trên hiếm gặp trong các vết thương thần kinh. Rất nhiều trở ngại ngăn cản đầu trên phát triển. Nếu 2 đầu thần kinh còn tiếp xú với những vật cản là tổ chức đệm tăng sinh quá mức tạo thành một hàng rào ngăn cách bịt lấy dây trụ – trục cuộn tròn, tạo thành một dây thần kinh đệm.

+ Có thể 2 đầu cắt lệch, tạo ra sai lệch hướng đi, các sợi vận động lại đi và bao sợi cảm giác và ngược lại. Điều hay gặp là khoảng cách 2 đầu xa quá 4 cm, các dây trụ – trục tái sinh tản mạn vào tổ chức bên cạnh và mất mọi hy vọng tái tạo.

+ Sự nhiễm khuẩn, các thương tổn phối hợp xơ cứng quanh dây thần kinh cũng cản trở sự tái tạo

5. Hậu quả tổn thương dây thần kinh ngoại biên

Sự tổn thương có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh vận động, cảm giác và thực vật

+ Đối với dây vận động sự gián đoạn có thể đưa tới tình trạng liệt dây thần kinh vận động dưới, ảnh hưởng tới tình trạng mất sự vận động chủ động của cơ tương ứng. Sự teo cơ tăng nhanh trong 3 tháng đầu và có các biến dạng vì sự quân bình lưc cơ.

+ Khi tổn thương dây thần kinh cảm giác sẽ đưa tới mất cảm giá vùng da tương ứng trên cơ thể do nhánh thần kinh đó chi phối

+ Hậu quả sự tổn thương dây thần kinh thực vật chưa được nghiên cứu rõ. Tuy nhiên da của vung bị mất cảm giác trở nên mềm, mỏng, bóng, kết vảy, không đổ mồ hôi, móng dễ gãy. Vùng da này dễ bị phỏng và loét​

0

0

votes

Article Rating

Bệnh Lý Thần Kinh Ngoại Biên Là Gì?

Hệ thần kinh của con người bao gồm hệ thần kinh trung ương (gồm não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên, chi phối các hoạt động chức năng về cảm giác, vận động và thực vật. Khi hệ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ra các bệnh lý mà hệ thần kinh đó chi phối.

1. Định nghĩa

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích,nó rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó,khi bị tổn thương nó sẽ làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác.

Bệnh lý thần kinh xảy ra là do hậu quả của các chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý chuyển hóa, di truyền hay tiếp xúc với hóa chất độc hại. Các nguyên nhân này gây phá hủy các dây thần kinh ngoại biên,tùy từng dây thần kinh bị phá hủy mà sẽ có biểu hiện rối loạn về cảm giác, vận động hay thực vật.

Biểu hiện chính thường gặp trên lâm sàng là các rối loạn về cảm giác như tê và đau ở tay và chân. Tuy nhiên tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương sẽ có biểu hiện bệnh lý khác nhau.

2. Nguyên nhân

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là sự phá hủy các dây thần kinh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp:

Chấn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh: Các chấn thương cơ học như tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao đều có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở các mức độ khác nhau hoặc các vi chấn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh như hoạt động dùng nạng, tư thế ngồi lâu, gõ máy tính hay dùng điện thoại,….

Tiểu đường là bệnh lý về nội tiết hay gặp các biến chứng về viêm đa dây thần kinh, bệnh thường biểu hiện thầm lặng khó phát hiện.

Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guilain- Barre, bệnh đa dây thần kinh mất myelin viêm mạn tính,….

Nhiễm trùng: Bao gồm cả nhiễm khuẩn hay siêu vi như Zona thần kinh,viêm gan C, Bạch hầu, HIV,…

Nghiện rượu: Vitamin là chất rất cần thiết cho việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh.Ở người nghiện rượu các vitamin này sẽ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống không được đảm bảo.

Thuốc: Một số loại thuốc,đặc biệt là các thuốc điều trị ung thư (hóa trị) có thể gây bệnh lý thần kinh

Tiếp xúc với chất độc hại:

Di truyền: Như bệnh Charcot-Merie-Tooth

Thiếu vitamin: Thiếu các vitamin B như B1, B6, B12, vitamin E và niacin có thể gây bệnh lý thần kinh

Các bệnh lý khác: Như các bệnh lý về tủy xương, khối u gây chèn ép, các bệnh thận,gan, bệnh về mô liên kết, suy giảm chức năng tuyến giáp đều có thể gây bệnh lý thần kinh ngoại biên

Còn một số trường hợp không rõ nguyên nhân còn gọi là vô căn nguyên phát

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên

Mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau,tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương mà trên lâm sàng sẽ có biểu hiện của dây thần kinh đó.Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là:

Một trong những dấu hiệu hay được bệnh nhân kể lại là tê bì hoặc đau rát ở tay và chân,đó là một trong những dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh. Những cảm giác này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân của bạn. Bạn có thể bị đau, thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân. Việc mất cảm giác này sẽ khiến cho bạn không cảm nhận được cảm giác nóng lạnh khi tiếp xúc với đồ vật hoặc môi trường,không cảm nhận được đau khi dẫm lên vật sắc nhọn và không kiểm soát được thăng bằng của bàn chân

Dây thần kinh vận động (các hoạt động về cơ bắp)

Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ. Khi đó khả năng cầm nắm,đi lại của bạn sẽ không được tốt khi bạn cử động cơ thể hoặc một phần cơ thể. Đôi khi các cơ của bạn sẽ co giật hoặc co cứng và có thể sẽ teo cơ

Dây thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật):

Điều hòa các chức năng như huyết áp,nhịp tim,tiêu hóa hay tiểu tiện. Bạn có thể cảm thấy no và ợ nóng dù mới chỉ ăn một ít thức ăn hoặc bạn có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và cơn đau tim.

Tình dục: đàn ông có thể bị rối loạn cương dương còn phụ nữ có thể gặp rắc rối với chứng khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái.

Bàng quang: bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu. Bạn có thể mất cảm giác buồn đi tiểu.

Bệnh có thể gây tổn thương 1,2 hoặc nhiều dây thần kinh nên trên lâm sàng có thể gặp nhiều triệu chứng trên cùng một lúc. Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trên.

4. Chẩn đoán

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy bác sĩ cần chú trọng vào nhiều yếu tố như:

Hỏi bệnh sử: Bác sĩ cần hỏi về bệnh sử và tiền sử một cách kĩ càng như lối sống, tiếp xúc chất độc hại, thói quen sử dụng bia rượu và bệnh lý thần kinh của người thân bệnh nhân

Thăm khám hệ thần kinh: đánh giá chức năng hệ vận động,cảm giác hay hệ thần kinh thực vật

Các xét nghiệm bổ trợ:

Xét nghiệm máu: kiểm tra lượng vitamin,đường máu,Tuyến giáp,chức năng gan,thận và các bất thường hệ miễn dịch,..

Hình ảnh: như chụp CT hoặc MRI để phát hiện các bệnh lý bất thường gây chèn ép

Điện cơ: ghi lại hoạt động dẫn truyền tín hiệu trong thần kinh-cơ

Sinh thiết dây thần kinh, sinh thiết da: lấy 1 mẫu nhỏ sợi thần kinh hoặc da để kiểm tra xem có bất thường hay không

5. Điều trị

Mục tiêu điều trị là điều trị các nguyên nhân nền gây ra bệnh thần kinh ngoại biên và làm giảm các triệu chứng như đau đớn. Có nhiều loại thuốc được dùng để làm giảm cơn đau của bệnh thần kinh ngoại biên.

Điều trị bằng thuốc: ngoài các thuốc dùng để điều trị bệnh và nguyên nhân thì cần dùng thêm các thuốc làm giảm triệu chứng có trên bệnh nhân gồm:

Thuốc giảm đau: được sử dụng để làm giảm các cơn đau trên bệnh nhân như thuốc kháng viêm,thuốc cần được sử dụng theo đơn của bác sĩ để đảm bảo không bị lạm dụng gây tác dụng phụ trên bệnh nhân

Thuốc chống co giật: để làm giảm các cơn đau do thần kinh

Thuốc chống trầm cảm: dùng để giảm các cơ đau ở người bị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Miếng dán giảm đau vào da

Phẫu thuật: Được sử dụng để giải phóng sự chèn ép ở bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên do chèn ép như khối u,thoát vị đĩa đệm,…Tuy nhiên việc phẫu thuật cần được cân nhắc kĩ lưỡng và được đánh giá của các bác sĩ chuyên môn.

Thay đổi lối sống:

Ngưng hút thuốc lá, rượu bia làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu và làm nặng hơn tình trạng bệnh

kiểm soát tốt đường huyết để đảm bảo lượng đường máu dưới ngưỡng cho phép,đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cần chăm sóc tốt bàn chân để tránh biến chứng gây viêm loét, hoại tử

Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và giúp làm giảm các cơn đau do thần kinh

Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể không thiếu các chất khoáng vi lượng và các vitamin gây bệnh

6. Biến chứng

Bệnh thần kinh ngoại biên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây nên các biến chứng sau:

Tổn thương da: Do người bệnh mất cảm giác về nhiệt độ hoặc cảm giác đau có thể dẫn đến bị bỏng.

Nhiễm trùng: những vị trí bị mất cảm giác do tổn thương thần kinh ngoại biên thường bị bỏ qua dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Té ngã: Yếu cơ và mất cảm giác có thể gây mất thăng bằng bà té ngã.

7. Phòng bệnh

Để phòng bệnh cần giải quyết 2 yếu tố đó là điều trị tốt các bệnh nền như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp,… và thay đổi lối sống tích cực như:

Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin nhóm B,niacin…

Tập thể dục thường xuyên.

Tránh các tư thế xấu lặp đi lặp lại nhiều lần gây chèn ép các sợi thần kinh,tránh tiếp xúc với chất độc hại.

Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Liệt Dây Thần Kinh Vii Ngoại Vi

1. Giải phẫu chức năng dây thần kinh số VII: Nhân dây thần kinh VII nằm ở cầu não có nhân vận động, nhân cảm giác nhân thực vật ( lệ tỵ và bọt trên cho ra dây VII’); chia hai phần:

2. Triệu chứng lâm sàng của tổnthương dây thần kinh số VII 2.1. Liệt nửa mặt trung ương( nêu ra cùng bài để tiện so sánh phân biệt liệt TW và liệt Bell ) 2.1.1. Triệu chứng Liệt mặt trung ương khi tổn thương từ vỏ não tới trước nhân dây VII (đường vỏ – nhân), biểu hiện lâm sàng gồm:

2.1.2. Nguyên nhân Liệt mặt trung ương là do tổn thương vùng bán cầu đại não. Nhân vận động dây VII có 2 phần: phần trên (phân bố vận động cho 1/4 trên của mặt cùng bên) được chi phối bởi cả 2 bên bán cầu, còn phần dưới (phân bố vận động cho 1/4 dưới của mặt cùng bên) chỉ được chi phối bởi một bán cầu bên đối diện. Vì vậy, khi có một bán cầu não bị tổn thương thì chỉ có nửa dưới nhân vận động dây VII bên đối diện bị mất phân bố thần kinh, biểu hiện bằng liệt 1/4 dưới của mặt bên đối diện. Liệt dây VII trung ương không bao giờ tiến triển thành liệt cứng và thường phối hợp với liệt nửa người cùng bên. Nguyên nhân thường do:

2.1.3. Định khu tổn thương Tổn thương bệnh lý ở vỏ não và đường vỏ – nhân dây VII gây liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt nửa người và đối diện với bên tổn thương:

2.2. Liệt nửa mặt ngoại vi 2.2.1. Triệu chứng Nhìn bình thường: hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành. Nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), mất nếp nhăn trán và nếp nhăn khóe mắt, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi – má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt vẫn cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối do cơ bên liệt bị co cứng. Nhìn khi bệnh nhân cử động: mặt và mắt mất cân đối rõ rệt hơn.

Các triệu chứng khác: liệt dây VII ngoại vi có thể đi kèm theo liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện như trong hội chứng Millard – Gubler hay hội chứng Foville cầu não dưới. *Phân biệt liệt TW và liệt ngoại vi dây TK7:2.2.2 Nguyên nhân Liệt nửa mặt ngoại vi khi có tổn thương từ nhân dây VII trở ra, biểu hiện tổn thương là liệt hoàn toàn nửa mặt cùng bên.Nguyên nhân thường do – Bệnh lý:

Hội chứng Foville cầu não dưới: Hai mắt nhìn sang phía bên liệt nửa người (trừ mặt), đối diện với bên tổn thương. Liệt mặt ngoại vi cùng phía bên tổn thương. Liệt nửa người bên đối diện với bên tổn thương (trừ mặt).

Triệu chứng lâm sàng: Tổn thương các dây thần kinh VII, VIII, V và VI kèm theo rối loạn chức năng tiểu não cùng bên, tổn thương bó tháp bên đối diện. Lâm sàng thường biểu hiện bằng liệt mặt ngoại vi kèm theo khô mắt, rối loạn vị giác 2/3 trước lưỡi, điếc, thất điều (bên tổn thương) và liệt nửa người bên đối diện.

Tổn thương ở hạch gối: gây hội chứng hạch gối (hội chứng Ramsay – Hunt) tức là liệt dây VII và dây VII phụ do zona với các biểu hiện lâm sàng: Liệt dây VII (liệt nửa mặt ngoại vi), liệt dây VII phụ. Không khô mắt. Mất vị giác 2/3 trước lưỡi. Giảm cảm giác vùng ống tai ngoài (vùng Ramsay – Hunt). Ù tai, thính lực hơi giảm (do liệt cơ bàn đạp, do các mụn nước ở màng nhĩ làm màng nhĩ không căng).

3. Điều trị và phục hồi chức năng 3.1. Điều trị nội khoa 3.1.1. Điều trị nguyên nhân Tùy theo nguyên nhân có chỉ định điều trị khác nhau nhằm loại trừnguyên nhân gây bệnh với các bệnh lý không có chỉ định ngoại khoa.3.1.2. Liệt mặt do lạnh (liệt Bell): Các trường hợp nhẹ có thể hồi phục trong vòng 3 – 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trường hợp nặng thời gian phục hồi chậm hơn, đôi khi để lại di chứng. Một số trường hợp chuyển sang co cứng các cơ bên mặt bị liệt làm mặt bệnh nhân bị co kéo lệch về bên liệt, nếp nhăn mũi – má sâu, khiến dễ lầm tưởng bên liệt là bên lành. Để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị và phục hồi chức năng liệt dây thần kinh số VII ngoại vi cần phối hợp các nhóm thuốc và kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc. – Dùng thuốc:

Trường hợp bệnh nhân đến muộn bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả: có thể tiêm cồn huỷ dây thần kinh. Dự phòng: điều trị tích cực viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, tránh nhiễm lạnh đặc biệt sau khi uống rượu bia say. Chỉ định điều trị phối hợp Oxy cao áp cho thấy kết quả phục hồi nhanh hơn, điều trị càng sớm kết quả càng tốt.3.2. Điều trị ngoại khoa Mổ để loại trừ nguyên nhân như mổ u não, áp – xe não, loại khối máu tụ hoặc mổ để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép trong ống dây thần kinh ở xương đá như viêm tai xương chũm. Chỉ định phẫu thuật: U não, áp – xe não, loại khối máu tụ… Liệt dây VII do viêm tai cấp hoặc mạn tính: điều trị bảo tồn trong 4 – 5 tuần mà không có dấu hiệu phục hồi thì có chỉ định phẫu thuật. Liệt dây VII sau mổ tai: cần kiểm tra ống Fallop, nếu có thay đổi hình thái cần phải mổ lại, nếu không thấy thay đổi thì điều trị nội khoa, sau 4 tuần không hồi phục thì có chỉ định mổ

Bổ Sung Vitamin B1 B6 B12 Cho Cơ Thể Hỗ Trợ Giảm Đau Dây Thần Kinh Ngoại Biên Dây Thần Kinh Tọa

Mô tả

1. GIỚI THIỆU

– Vitamin B1, B6, B12 cần thiết cho việc chuyển hóa bình thường của tế bào thần kinh, và sự phối hợp này tăng cường mạnh hiệu quả điều trị của chúng so với hiệu quả của từng Vitamin khi dùng riêng rẽ. Vitamin B1, B6, B12 không những có hoạt tính riêng lẻ của từng Vitamin mà còn kết hợp với nhau như một kết quả của sự liên kết hóa sinh, có ý nghĩa đặc biệt trong chuyển hóa của hệ thần kinh, điều này giải thích cho tác dụng của dạng bào chế kết hợp các Vitamin này. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự kết hợp của các Vitamin B làm tăng quá trình phục hồi tổn thương các sợi thần kinh, cuối cùng tăng cường sự hồi phục chức năng và cứng cáp của cơ

– Ở một vài dạng đau trên chuột, Vitamin B1, B6, B12 đã chứng minh tác dụng chống lại cảm giác đau, tác dụng giảm đau của dạng kết hợp lớn hơn tác dụng của các Vitamin riêng biệt. Hơn nữa, những thí nghiệm về điện sinh học cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của Vitamin lên con đường dẫn đến cảm giác đau ở tủy sống hay đồi nhị có thể là cơ chế chịu trách nhiệm cho mất cảm giác đau quan sát được trên lâm sàng 

2. THÀNH PHẦN

– Vitamin B1…………………………………………..3 mg

– Vitamin B6…………………………………………..3 mg

– Vitamij B12………………………………………10 mcg

– Phụ Liệu……………………………………….vđ 1 viên

3. CÔNG DỤNG

– Bổ sung Vitamin B1, B6, B12 giúp hỗ trợ điều trị chứng do thiếu Vitamin B1, B6 hoặc B12

– Hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu Vitamin B6 và Vitamin B12

– Hỗ trợ điều trị một số hội chứng đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên

Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn thần kinh ngoại vi như : viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh, đau thần kinh tọa, hội chứng vai – cánh tay, đau lưng – thắt lưng, đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh sinh ba, tê các đầu chi,…..

– Giảm đau trong đau dây thần kinh

– Bệnh lý thần kinh trong đái tháo đường, do thuốc, do nghiện rượu

– Hỗ trợ điều trị trong đau nhức xương khớp

4. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

– Người bị thiếu Vitamin nhóm B ( B1, B6, B12 )

– Người bị thiếu máu do thiếu Vitamin B6 và B12

– Người bị viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh

– Người bị đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp

5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

– Trẻ em từ 10 tuổi trở lên và người lớn : Uống 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày

– Có thể uống thường xuyên

6. QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

– Hộp 5 vỉ x 10 viên nang mềm

7. NƠI SẢN XUẤT

– CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM USAPHA

8. SỐ ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM

– 846/2023/ĐKSP

9. HỆ THỐNG NHÀ THUỐC BÁN HÀNG CHÍNH HÃNG

9.1. CƠ SỞ 1

– NHÀ THUỐC THANH BÌNH – SỐ 54 PHAN ĐÌNH GIÓT – PHƯƠNG LIỆT – THANH XUÂN – HÀ NỘI

9.2. CƠ SỞ 2

– NHÀ THUỐC SỐ 48 NGUYỄN VĂN TRỖI – PHƯƠNG LIỆT – THANH XUÂN – HÀ NỘI.

10. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN VÀ ĐẶT HÀNG

0983742960 – 0977610107 – 0339009163

CAM KẾT HÀNG CHÍNH HÃNG – UY TÍN CHẤT LƯỢNG – MUA NHIỀU KHUYẾN MẠI LỚN

Giải Phẫu Cột Sống Và Hệ Thần Kinh Ngoại Biên

Tủy sống là phần nối dài của hệ thần kinh trung ương (TKTW). Thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống. Tủy sống bắt đầu từ phía dưới thân não (từ dưới hành tủy) và kết thúc ở vùng thấp của lưng. Đoạn cuối tủy sống nhỏ dần và tạo thành hình chóp nón và được gọi là chóp tủy.

Về mặt giải phẫu, tủy sống bắt đầu từ đỉnh của đốt sống cổ cao nhất (đốt sống cổ C1) cho đến đốt sống thắt lưng L1. Đốt sống thắt lưng L1 là đốt sống thắt lưng cao nhất của cột sống thắt lưng, ngay dưới xương lồng ngực. Tủy sống dài khoảng 45 cm (18 inche) và có dạng hình trụ. Tủy sống đoạn cổ và thắt lưng phình to ra. Tại đỉnh của chóp tủy có một sợi xơ đi ra và kéo dài đến vùng chậu gọi là dây tận.

Tại vị trí tận cùng của tủy sống (chóp tủy), có nhiều rễ thần kinh đi ra, được gọi là các rễ thần kinh chùm đuôi ngựa. Tên gọi rễ thần kinh chùm đuôi ngựa được dịch từ tiếng latin “horse’s tail” (Các nhà giải phẫu đầu tiên đã nhận thấy rằng các rễ thần kinh này nhìn giống đuôi con ngựa).

Dịch não tủy (DNT) bao quanh tủy sống. Dịch não tủy được chứa trong ba lớp màng bảo vệ được gọi là màng não (màng cứng, màng nhện và màng nuôi).

Tủy sống chạy dọc theo bên trong cột sống. Cột sống gồm 33 xương khác nhau được gọi là xương đốt sống. Có năm đốt sống dính vào nhau tạo thành xương cùng (một phần của khung chậu) và bốn đốt sống nhỏ cuối cùng dính vào nhau tạo thành xương cụt (xương đuôi).

Cột sống cổ (từ C1 đến C7, định vị tại vùng cổ)

Cột sống ngực (từ T1 đến T12, định vị tại vùng lưng cao hoặc ngực và liên kết với xương lồng ngực)

Cột sống thắt lưng (từ L1 đến L5, định vị tại vùng lưng thấp hay thắt lưng)

Cột sống cùng (từ S1 đến S5, định vị tại vùng chậu).

Giữa các thân đốt sống (ngoại trừ giữa đốt sống cổ C1 và C2) có các đĩa đệm. Đây là một cấu trúc nâng đỡ cho cột sống. Đĩa đệm có hình bầu dục, với lớp vỏ ngoài (vòng xơ) dai, chắc bao quanh chất mềm được gọi là nhân đệm. Các đĩa đệm thực hiện chức năng hấp thu, triệt tiêu các lực tác động lên cột sống. Các dây chằng liên lết các đốt sống cũng là một cấu trúc nâng đỡ cho cột sống.

Hệ thần kinh ngoại biên

Có 31 đôi dây (rễ) thần kinh tủy sống. Tám đôi dây thần kinh tủy cổ (được gọi từ rễ C1 đến C8), xuất phát từ tủy cổ ngang mức mỗi đốt sống cổ. Một nữa xuất phát từ bên phải tủy cổ và nữa còn lại xuất phát từ bên trái. Rễ thần kinh cổ đầu tiền (rễ C1) xuất phát từ tủy cổ và đi ra phía trên đốt sống cổ C1. Rễ thần kinh cổ thứ hai (rễ C2) xuất phát từ tủy cổ và đi ra giữa đốt sống cổ C1 và C2, và các rễ thần kinh cổ còn lại đi ra ngay trên đốt sống cổ tương ứng. Rễ thần kinh cổ C8 đi ra giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống ngực T1.

Có 12 đôi dây (rễ) thần kinh ngực (T1-T12). Rễ thần kinh T1 xuất phát từ tủy ngực và đi ra giữa đốt sống ngực T1 và T2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh thắt lưng (L1-L5). Rễ thần kinh L1 xuất phát từ tủy thắt lưng và đi ra giữa đốt sống thắt lưng L1 và L2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh cùng (S1-S5). Rễ thần kinh S1 đi ra giữa đốt sống cùng S1 và S2. Có một đôi dây thần kinh cụt (Co1) ở vị trí xương cụt.

Bất cứ bệnh lý hoặc tổn thương nào tác động chức năng của tủy sống ở một vị trí nào đó của tủy thì có thể dẫn đến hậu quả mất chức năng cảm giác và chức năng vận động của tủy sống ở phía dưới chỗ bị tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh lý hoặc tổn thương, sự mất chức năng này có thể vĩnh viễn.

Phía trước – Định vị ở phía trước cơ thể.

Phía trước ngoài – Định vị ở phía trước và phía bên cơ thể.

Phía sau – Định vị ở phía sau cơ thể.

Phía trên – Định vị ở phía trên hoặc đầu trên của một người.

Đầu gần – Định vị ở vị trí gần cơ thể.

Đầu xa – Định vị ở vị trí xa cơ thể.

Phía bên – Định vị ở hai bên hoặc xa đường giữa của cơ thể.

Xoay – Chuyển động xoay của đốt sống này trên đốt sống khác khi bệnh bệnh quay người từ bên này qua bên kia.

Đốt sống – 33 đốt sống tạo nên cột sống, mỗi đốt có tên gọi là đốt sống. Các đốt sống được chia thành đốt sống cổ (cổ), đốt sống ngực (lưng cao), đốt sống thắt lưng (lưng thấp) và đốt sống cùng (khung chậu hoặc nền của cột sống).

Thân đốt sống – Phần thân của đốt sống.

Cung sống (bản sống) – Một cấu trúc cong và dẹt của thành phần sau của đốt sống, cấu trúc này tạo nên mái hoặc phần sau của ống sống.

Cuống sống – Phần xương mỗi bên của thành phần sau của đốt sống, kết nốt cung sống với thân đốt sống.

Mặt khớp khớp liên mấu – Một khớp được cấu tạo bởi thành phần sau của một đốt sống nối với mặt khớp của một đốt sống kế cận; khớp liên mấu cho phép cột sống di động được. Mỗi một đốt sống có mặt khớp liên mấu trên bên phải và trên bên trái và mặt khớp liên mấu dưới bên phải và dưới bên trái.

Đĩa đệm (khoảng liên đốt sống) – Cấu tạo như cái túi chắc dai và đàn hồi, nằm giữa các đốt sống ở cột sống, thực hiện chức năng hấp thu, triệt tiêu các lực tác động lên cột sống.

Vòng xơ – Là vòng ngoài cùng của đĩa đệm bao quanh nhân đệm, được cấu tạo bởi các sợi xơ.

Lỗi liên hợp – Là khoảng mở giữa các đốt sống, qua đó các rễ thần kinh đi ra ngoài.

Ống sống – Là cấu trúc ống được bao quanh xương cột sống, để bảo vệ tủy sống và rễ thần kinh.

Dây chằng – Mô liên kết xơ, liên kết hai xương lại với nhau tại các khớp hoặc liên kết các đốt sống của cột sống.

Tủy sống – Là phần đứng dọc của mô thần kinh, được bao phủ xung quanh bởi ống sống. Tủy sống không những thực hiện chức năng dẫn truyền thần kinh đến và đi từ não mà còn là trung tâm hoạt động phản xạ độc lập của não bộ.

Chóp tủy – Phần cuối cùng của tủy và có hình chóp nón.

Dây thần kinh – Mô thần kinh, dẫn truyền các xung động điện (tín hiệu thần kinh) từ não và tủy sống đến tất các các phần của cơ thể cũng như dẫn truyền các tín hiệu/thông tin cảm giác từ cơ thể đến hệ thần kinh trung ương.

Rễ thần kinh – Phần đầu tiên của dây thần kinh tủy sống, bắt nguồn từ tủy sống.

Chùm đuôi ngựa – Tập hợp các dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy và nhìn giống đuôi con ngựa.

Cột sống – Là cột gồm các xương đốt sống, kéo dài từ nền sọ đến xương đuôi. Nó bao gồm 33 xương, được gọi là xương đốt sống, cũng như là xương cột sống.

Cột sống cổ – Phần cột sống nằm ở vùng cổ, bao gồm bảy đốt sống đầu tiên.

Cột sống ngực – Phần cột sống gắn với lồng ngực, nằm giữa vùng cổ và thắt lưng, bao gồm 12 đốt sống.

Cột sống thắt lưng – Phần thấp của lưng hay thắt lưng, bao gồm năm đốt sống, nằm giữa khung xương sườn và khung chậu.

Xương cùng – Một phần của khung chậu, ngay phía trên xương cụt (xương đuôi) và phía dưới cột sống thắt lưng (phần lưng thấp).

Xương cụt – Còn được biết đến với tên gọi xương đuôi, đây là một cấu trúc xương của xương cột sống phía dưới xương cùng. Gai xương – Sự phát triển quá mức của xương, hay gặp ở các đầu xương.

Thoái hóa đốt sống – Thoái hóa xương đốt sống của cột sống, thường gặp nhất ở mặt khớp của đốt sống.

Thoái hóa đĩa đệm – Tổn thương của đĩa đệm. Đĩa đệm ở cột sống có thể phải chịu tải nhiều trong một thời gian dài. Thoái hóa đĩa đệm có thể hoặc không là nguyên nhân của đau.

Thoát vị đĩa đệm – Là tình trạng bệnh lý mà ở đó nhân đệm lồi ra ngoài hoặc vỡ ra ngoài, đi ra khỏi vị trí bình thường của nó, mảnh thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép vào rễ thần kinh cạnh nó và/hoặc chèn ép vào tủy sống.

Hẹp ống sống – Hẹp bất thường cấu trúc ống được tạo bởi các đốt sống, dẫn đến hậu quả là chèn ép tủy sống, chèn ép bao màng cứng, hoặc chèn ép các rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống.

Trượt đốt sống – Sự di chuyển ra trước hoặc trượt của đốt sống này trên đốt sống khác.

Vẹo cột sống – Đường cong cột sống di lệch bất thường sang bên.

Viêm đốt sống – Phản ứng viêm xảy ra tại đốt sống.

Viêm khớp – Phản ứng viêm xảy ra ở khớp, thường kèm theo sưng, đau và hạn chế vận động.

Viêm màng nhện – Phản ứng viêm xảy ra ở màng nhện (lớp ở giữa trong ba lớp bảo vệ dịch não tủy, còn được gọi là màng não), hay gặp nhất ở tủy sống và chùm đuôi ngựa.

http://www.aans.org/en/Patient%20Information/Conditions%20and%20Treatments/Anatomy%20of%20the%20Spine%20and%20Peripheral%20Nervous%20System.aspx