Cấu Tạo Cuộn Lửa Xe Máy / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Cuộn Lửa 6 Cục Wave Anpha

Mô tả

Cuộn lửa 6 cục (Mobin Lửa Wave Anpha ) gắn được cho wave , supper dream và các loại xe trung quốc.

Lý do khiến xe máy bị cháy cuộn điện: 1. Hiện tượng:

Hiện tượng xảy ra chủ yếu khi cuộn điện bị hỏng thì điện trên xe sẽ yếu đi. Khi cuộn điện cháy, bộ sạc sẽ hoạt động yếu do điện phát ra từ cuộn điện không đều dẫn đến nguồn điện vào sạc không được ổn định. Từ đó, nguồn điện được sạc vào ắc quy không ổn định nên lượng điện năng bên trong ắc quy sẽ yếu dẫn đến tình trạng không đề nổ được xe hoặc đề yếu, khó nổ.

Cảm giác chạy xe lúc này sẽ khá khó chịu khi điện đánh qua bugi không đều khiến máy yếu dần, không thể lên được tua cao, tốc độ cao. Xe máy hoạt động được là do điện bình ắc quy nuôi các chi tiết như ECU hay còn gọi là IC của xe và các cảm biến khác nên khi điện bình yếu sẽ dẫn đến việc các cơ quan đầu não hoạt động không ổn định.

2. Nguyên nhân:

Tham khảo tại một số cửa hàng và thợ sửa xe thì được biết, nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ phần nhựa cách điện giữa dây quấn với lõi thép sau thời gian sử dụng bị chảy mục ra, dẫn đến hiện tượng điện phát ra không có cách điện sẽ bị chập, cứ như vậy sẽ gây ra tình trạng cháy nặng thêm. Cuối cùng là sẽ không còn điện cung cấp cho bộ sạc để sạc vào bình.

3. Cách khắc phục:

– Quấn lại toàn bộ cuộn điện hoặc trụ điện bị cháy. Việc này tốn khá nhiều thời gian và phải qua tay những người thợ hiểu biết và có khả năng mới có thể quấn lại được cuộn điện một cách chuẩn xác. Việc quấn lại chỉ dành cho những cuộn điện có độ hư hại nhẹ, không bị cháy quá sâu và nặng. Chi phí cũng khá cao vào khoảng 1 triệu đồng trong 2 tiếng đồng hồ tùy độ hư hại của cuộn điện và trình độ thợ cuốn.

MÂM LỬA XE MÁY LÀ GÌ? MOBIN SƯỜN CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Anh em độ xe có hàng trăm, hàng ngàn cách độ chiếc xe của mình như độ đèn trợ sáng, dán tem, thay ốc, thay mâm xe… đủ các thể loại nhau. Nhưng cũng rất nhiều anh em mất đến cả triệu tiền nhưng độ vẫn không thành công. Nguyên nhân chính đó là không hiểu biết rõ về các bộ phận trên xe về chức năng, công dụng của nó.

Mâm lửa cho xe máy là gì? Mâm lửa có tác dụng gì?

– hay còn gọi là mâm đèn xe máy. Mâm lửa thông qua bộ chỉnh lưu (cục sạc) là nguồn cung cấp điện xoay chiều để nạp cho ác quy.

– Cục sạc là bộ phận chuyển lưu dòng điện xoay chiều từ mâm lửa thành dòng điện 1 chiều để nạp vào ác quy.

– Ắc quy đóng vai trò quan trọng giúp máy khởi động, cung cấp điện cho đèn, xi nhan xe máy…

– Mâm lửa được cấu tạo bởi 2 phần riêng biệt. Gồm cuộn dây lửa và cuộn dây đèn nằm chung nhau trên 1 mâm kim loại (thực chất là các lá thép điện tử được ghép lại với nhau).

+ Cuộn đèn thường không được bọc nhìn vào sẽ thấy những vòng dây đồng được quần quanh 1 lõi sắt.

+ Cuộn lửa được bọc kín. Cuộn dây này quyết định đến 50% độ máy mạnh và yếu của xe lửa. Mobin sườn và IC quyết định 50% còn lại.

Mobin sườn là gì? Mobin sườn có tác dụng gì?

– Mobin sườn là bộ phận rất quan trọng khi anh em độ dàn lửa xe. Mobin sườn có t ác dụng ít nhiều đến sức mạnh của xe độ.

– Mobin có thể hiểu như biến áp cao thế có tác dụng kích những điện áp thấp (12v, 24v từ bình ác quy) thành hiệu điện thế cao hàng nghìn vôn giúp bugi đánh lửa. Mobin thường được gắn ở bên sườn xe máy nên gọi là mobin sườn.

– Anh em thường độ mobin sườn mục đích cũng là tăng khả năng biến đổi hiệu điện thế giúp bugi đánh lửa mạnh và đều. Xăng dư và nhiên liệu sẽ bị đốt sạch hoàn toàn. Xe sẽ đè pha vọt, xe bốc hơn và rút ga cuối tốt hơn.

Để tránh bị mất tiền khi độ xe không đúng cách, anh em nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện. Hy vọng thông tin về tác dụng mobin sườn và mâm lửa là gì sẽ hữu ích đối với anh em. chúng tôi cung cấp nhiều phụ phụ tùng xe máy . Anh em có nhu cầu liên hệ:

Điện thoại: 0902.973.623

Truyền Động Đầu Máy Xe Lửa

[Mô phỏng cơ cấu cơ khí] Truyền động đầu máy xe lửa

Ba bộ bánh của đầu máy đều được truyền lực và có thể di động trong mặt phẳng ngang để thích ứng với chỗ cong của đường ray. Ổ màu lục của bộ bánh trước và sau lắp quay trên khung xe. Ổ màu xanh của bộ bánh giữa có thể di chuyển ngang nhờ khớp then trượt với trục giữa màu xám. Ổ xanh và lục được nối với nhau bởi con trượt hồng. Như vậy khi đầu máy vào đường cong, ổ trước màu lục quay và làm ổ giữa màu xanh di chuyển ngang và ổ sau màu lục quay theo chiều ngược lại. Trục giữa màu xám nhận chuyển động từ động cơ qua bánh răng xám gắn với bộ bánh giữa và khớp then trượt rồi truyền chuyển động đến trục trước và sau màu cam nhờ cơ cấu bình hành. Góc giữa hai tay quay của mỗi trục khác 0 độ hoặc 180 độ để tránh các vị trí chết của cơ cấu bình hành. Bộ bánh trước và sau nhận chuyển động qua khớp chốt (đỏ) rãnh với trục màu cam. Đây là thiết kế của Heywood năm 1877 có thay đổi chút ít cho dễ mô phỏng: www.douglas-self.com/MUSEUM/LOCOLOCO/heywood/heywood.htm Cảm ơn Bill Todd đã giới thiệu thiết kế hay này.

Để xem các video khác về mô phỏng cơ cấu cơ khí, hãy nhấn vào đây

Drive for a locomotive Three wheelsets of a locomotive are powered and can move in a horizontal plane to adapt to the curves of the railway. The green bearings of front and rear wheelsets pivot on the chassis. The blue bearing of center wheelset can displace laterally thanks to key sliding joint on the grey center inner shaft. Blue and green bearings are connected together by pink sliders. So when the locomotive enters a railway curve, the front green bearing turns and makes the blue bearing move laterally and the rear green bearing turns in opposite direction. The grey center inner shaft receives motion from the engine via grey gear fixed to the center wheelset and its key sliding joint and transfers the motion to orange front and rear inner shafts via parallelogram mechanisms. The angle between two cranks of each inner shaft differs from 0 and 180 deg. to eliminate dead positions of the parallelogram mechanisms. The front and rear wheelsets receive motion via pin (in red) slot joints with the orange inner shafts. It is Heywood design of 1877 with small changes for easy simulation Thank you, Bill Todd, for introducing me to this interesting design.

(Tác giả: Phó Tiến sĩ, Kỹ sư cơ khí Nguyễn Đức Thắng)

Lưu ý: Để xem và khai thác hiệu quả nội dung của video clip nói trên (từ Youtube/ một dịch vụ của Google), Quý vị có thể thực hiện các bước sau: 1. Nếu tốc độ internet nhanh, có thể mở chế độ xem toàn màn hình bằng cách nhấn vào khung [ ] tại góc phải (phía dưới của màn hình) 3. Để hiển thị nội dung phụ đề, nhấn vào nút biểu tượng phụ đề [cc]. Một số video không có chức năng này sẽ không thể hiện biểu tượng.

Tìm Hiểu Hệ Thống Đánh Lửa Xe Máy

(VnMedia) – Với ưu điểm nổi bật về nhiều mặt, hệ thống đánh lửa CDI đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, thay thế hệ thống đánh lửa má vít có quá nhiều nhược điểm.

Trước đây, người ta thường sử dụng hệ thống đánh lửa má vít nhưng hệ thống này có nhiều nhược điểm như tia lửa không mạnh, phải thường xuyên bảo trì và điều chỉnh…Ngày nay, hệ thống đánh lửa CDI (Capacitor Discharge Ignition) trở nên phổ biến nhờ nhiều ưu điểm: Cho tia lửa mạnh, có độ tin cậy và ổn định cao, không phải tốn công bảo dưỡng.

Có 2 dạng đánh lửa CDI là: AC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện xoay chiều) và DC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện một chiều).

Hệ thống đánh lửa xoay chiều AC-CDI :

Hệ thống đánh lửa này sử dụng nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn(cuộn lửa) ở vô lăng khi động cơ quay. Giá trị của dòng điện này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tốc độ của vô lăng điện (ứng với sự biến thiên từ trường của nam châm trong vô lăng điện): nếu vô lăng điện quay chậm, từ trường biến thiên ít như vậy dòng điện sinh ra sẽ có giá trị nhỏ; khi vô lăng quay càng lớn, dòng điện sinh ra sẽ càng lớn. Như vậy, dòng điện do cuộn nguồn phát ra và đưa vào CDI được tích vào tụ điện có giá trị không như nhau ở những khoảng tốc độ khác nhau của động cơ. Khi đến thời điểm đánh lửa, dòng điện do cuộn kích tạo ra làm thông Thyristor, năng lượng đã tích trong tụ điện phóng đột ngột qua cuộn sơ cấp của bôbin sườn, nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ làm sinh ra trong cuộn thứ cấp của bôbin sườn dòng điện cảm ứng với điện thế rất cao(khoảng 15.000 ~ 20.000 V) làm phát sinh tia lửa điện ở bugi.

Hầu hết các mẫu xe máy ngày nay đều sử dụng hệ thống đánh lửa một chiều

Hệ thống đánh lửa một chiều DC-CDI:

Hệ thống đánh lửa này không có nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn ở vô lăng, mà nguồn cung cấp cho CDI đánh lửa là từ ắc qui (hoặc dòng điện xoay chiều đã được nắn thành một chiều ở bộ sạc). Dòng điện cấp cho CDI vì vậy rất ổn định, sau khi vào CDI qua bộ khuếch đại điện áp, nó sẽ được tích vào tụ điện. Các tiến trình còn lại trong quá trình đánh lửa hoàn toàn giống với hệ thống đánh lửa AC-CDI.

So sánh hệ thống đánh lửa một chiều với xoay chiều: Do nguồn điện cung cấp trong hệ thống đánh lửa DC-CDI rất ổn định (từ ắc quy), không phụ thuộc vào tốc độ động cơ như trong hệ thống đánh lửa AC-CDI, nên tia lửa điện phát ra ở bugi sẽ mạnh, đều ở mọi chế độ họat động của động cơ. Như vậy, khả năng khởi động động cơ sẽ nhạy hơn, hiệu quả đánh lửa sẽ ổn định hơn, đồng thời giúp tăng tuổi thọ cho các linh kiện điện tử trong CDI. Chính vì có ưu điểm hơn, nên hệ thống đánh lửa DC-CDI đang dần được thay thế cho hệ thống đánh lửa AC-CDI trên các xe gắn máy do các hãng sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần lưu ý: Khác với xe có hệ thống đánh lửa AC-CDI, bất cứ một chạm chập nào của các thiết bị điện trên xe sử dụng điện DC (ví dụ như còi, xi nhan, công tắc đèn báo phanh…) ra mát, đều gây ra mất điện đánh lửa cho xe có hệ thống đánh lửa DC-CDI.

Có thể chuyển đổi hệ thống đánh lửa xoay chiều thành một chiều không?

Do hệ thống đánh lửa DC-CDI có ưu điểm hơn lọai AC-CDI, nên nếu trên xe gắn máy đang sử dụng hệ thống đánh lửa AC-CDI trong trường hợp bị cháy cuộn nguồn; CDI bị hỏng…, chúng ta có thể chuyển đổi sang sử dụng hệ thống đánh lửa DC-CDI.

Cách thực hiện rất đơn giản, không cần phải tháo mở máy ra và không mất nhiều thời gian hoặc công sức. Theo hai sơ đồ đánh lửa ở trên, để thực hiện việc chuyển đổi này, bạn chỉ cần có một DC-CDI thay thế cho AC-CDI đang sử dụng trên xe bạn (tốt nhất nên sử dụng CDI của hãng xe đó), ví dụ: Sử dụng CDI của xe Jupiter R (đánh lửa DC-CDI) thay vào cho xe Sirius (đánh lửa AC-CDI) của hãng Yamaha.

Các chi tiết khác của hệ thống đánh lửa như: Cuộn kích, bôbin sườn… vẫn được sử dụng lại và đấu cho đúng vào vị trí các chân của CDI mới. Cuộn nguồn sẽ không dùng tới, thay vào đó nguồn điện cấp cho DC-CDI sẽ lấy từ dây màu nâu (điện ắcquy sau khóa điện chính). Khóa điện chính của xe có 4 dây, khi chuyển đổi qua đánh lửa DC-CDI chỉ sử dụng hai dây: đỏ và nâu. Sau khi đấu nối xong, bạn nên kiểm tra thật kỹ lại các đường dây đấu nối vào các chân của CDI, phải bảo đảm chắc chắn đúng (vì nếu đấu sai có thể làm hỏng CDI). Bây giờ xe bạn đã có hệ thống đánh lửa DC-CDI rồi đó, hãy bật công tắc điện và nổ máy để cảm nhận sự tuyệt vời của hệ thống đánh lửa DC-CDI.

Cuộn Kháng Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Kiểm Tra Cuộn Kháng

Cuộn kháng là gì? Cấu tạo và cách kiểm tra cuộn kháng

Đánh giá bài viết

Cuộn kháng là gì? Chức năng của cuộn kháng là gì?

Cuộn kháng hay còn được nhiều người biết đến là một cuộn dây có điện cảm không đổi. Thiết bị này còn được mọi người biết đến với khả năng hạn chế dòng ngắn mạch bên cạnh đó bạn vẫn có thể duy trì một trị số điện áp tại một mức nhất định nến có sự thay đổi dòng điện xảy ra.

Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu những chức năng tuyệt vời mà thiết bị này mang lại.

Khả năng bảo vệ thiết bị điện công nghiệp

Cuộn kháng là thiết bị được sử dụng kết hợp với tụ bù, thiết bị này thực hiện chức năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt, relay bù. Sự kết hợp này giúp chúng ta gia tăng chất lượng điện cho hệ thống. Đây là một trong những thiết bị có vai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt trong những trường hợp điện áp hay dòng điện của hệ thống bị biến dạng.

Cuộn kháng thực hiện chức năng bảo vệ biến tần

Bên cạnh khả năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt cũng như relay bù. Thiết bị này đồng thời thực hiện chức năng bảo vệ biến tần của đoạn mạch. Như chúng ta đã biết, có 2 loại cuộn kháng dùng cho biến tần là cuộn kháng dùng cho đầu ra biến tần hay còn được gọi là DC và cuộn kháng dùng cho đầu vào biến tần hay còn được gọi là AC.

Nhờ đặc tính của nó mà mọi dòng điện đi qua nó đều được tác động khiến chúng ổn định hơn. Vì vậy khi lắp đặt cuộn kháng gần với biến tần, chúng thực hiện chức năng khiến dòng điện đi qua dần ổn định hơn. Vì vậy biến tần hay động cơ đều có thể hoạt động trơn tru dù bị thay đổi tốc độ hay tần số.

Để hiểu rõ hơn cách thức cũng như nguyên lý hoạt động của cuộn kháng chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo cũng như phân loại của bộ phận này.

Về cấu tạo, cuộn kháng có cấu tạo tương đối đơn giản với một cuộn dây dẫn điện và một lõi sắt. Dây dẫn được quấn quanh lõi sắt thành nhiều vòng. Khi xuất hiện dòng điện qua cuộn dây, đồng thời sẽ tạo ra từ trường. Cảm ứng được tạo ra từ chính từ trường này sẽ kìm hãm sự biến thiên của dòng điện.

Người ta phân chia cuộn kháng dựa vào 2 yếu tố là công suất và điện áp với mỗi loại cuộn kháng.

Cuộn kháng được chia làm 2 loại là cuộn kháng hạ thế và cuộn kháng trung thế nếu được phân loại theo điện áp. Hiểu một cách đơn giản người ta sử dụng mốc 1000V để phân loại cho các cuộn kháng. Cuộn kháng hạ thế là những loại cuộn kháng được sử dụng với điện áp đến 1000V. Và những loại cuộn kháng sử dụng điện áp từ 1000V trở lên thì được coi là cuộn kháng trung thế.

Ngoài ra người ta cũng phân loại cuộn kháng theo công dung của mỗi loại. Chúng ta có các loại cuộn kháng sau: Cuộn kháng bảo vệ thiết bị điện, cuộn kháng tụ bù, cuộn kháng bảo vệ biến tần. Bên trong cuộn kháng bảo vệ biến tần người ta cũng chia nhỏ chúng ra thành cuộn kháng đầu vào biến tần, cuộn kháng đầu ra biến tần và cuối cùng là DC reactor.

Mách bạn cách kiểm tra cuộn kháng đơn giản, dễ dàng Dùng thang Ohm trên đồng hồ vạn năng để đo thông số của cuộn kháng

Trước tiên để thực hiện thao tác này chúng ta cần đưa đầu chuyển mạch về thang đo Ω để bắt đầu thao tác.

Sau khi chuyển mạch về thang đo Ω, bạn chập hai que đo vào nhau, đồng thời thao tác chỉnh chiết áp. Điều này khiến cho kim của đồng hồ được chỉnh về số 0 trên vạch báo. Đây là một trong những bước nhằm đảm bảo độ chính xác cho thao tác đo.

Kế đến bạn đưa hai que đo lên hai bên đầu của cuộn cần đo, bên cạnh đó hãy quan sát và ghi giá trị được hiện trên đồng hồ. Sau khi đã có được giá trị đo được, để xác định kết quả sau cùng bạn lấy tích của giá trị mới ghi nhận với giá trị thang đo Ω mà bạn đang dùng. Đơn vị của kết quả cuối cùng được sử dụng giống với đơn vị của thang đo đang sử dụng.

Đo giá trị cuộn kháng bằng thang đo điện áp trên đồng hồ vạn năng

Tiếp theo, đặt que đỏ lên thế cao và que đen tại thế thấp. Khi đồng hồ hiện giá trị đo được hãy ghi lại giá trị quan sát được. Tiếp theo để xác định giá trị sau cùng cần đo bạn thao tác như sau:

A là giá trị thang đo đang sử dụng

C là giá trị max của vạch chia điện áp bạn đang đọc

Cấu Tạo Của Xe Máy Điện

Cấu tạo của xe máy điện

Xe máy điện được cấu tạo từ các rất nhiều bộ phận khác nhau. Phương tiện này hoạt động dựa trên hệ thống động cơ điện. Động cơ này có hai phần, đó là phần vỏ và phần lõi.

Hệ thống động cơ điện

Phần vỏ động cơ (rotor), giúp bảo vệ động cơ khỏi những tác nhân có hại từ môi trường. Lõi động cơ (stator) gồm trục và các mắt động cơ, được cấu tạo từ các cuộn dây đồng.

Động cơ được chia thành hai loại: có chổi than và không có chổi than. Trong đó, động cơ có chổi than hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ hơn, nên được sản xuất và ứng dụng phổ biến.

Bảng điều khiển xe

Xe máy điện có bảng điều khiển điện tử, giúp người dùng vận hành xe theo ý muốn. Trên xe có mặt hiển thị thông số về vận tốc và điện năng. Dựa vào những thông số này, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh vận tốc và nạp năng lượng cho xe.

Bộ phận nạp điện

Bộ phận lưu trữ và cung cấp cho xe máy điện là pin và ắc quy. Có rất nhiều loại pin được sử dụng, nhưng phổ biến nhất là:

Pin a xít chì: Pin axit chì, hay còn có tên gọi khác là ắc quy, thường được sử dụng trên các xe máy điện loại cũ. Pin có trọng lượng nặng, giá thành rẻ nhất trong các loại pin. Tuy nhiên, pin có tuổi thọ thấp, đòi hỏi người sử dụng phải bảo trì thường xuyên.

Pin Lithium-ion: Đây là loại pin được sản xuất theo công nghệ hiện đại. Không chỉ dùng cho xe máy điện, loại pin này còn được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử. Pin có khối lượng nhẹ, chỉ khoảng 3-4 kg. Tuổi thọ của pin rất dài, có thể sạc đến hàng trăm lần. Mỗi một lần sạc pin, bạn có thể đi được từ 70-100 km.

Bên cạnh đó, xe máy điện còn trang bị hệ thống xi nhan, đèn pha, đèn báo hiệu. Về phanh thắng, xe có hai loại là thắng đĩa hoặc thắng điện. Ở những dòng xe hiện đại, nhà sản xuất còn trang bị hệ thống chống trộm, khóa xe và bật tắt nguồn từ xa. Đây là những tính năng giúp đảm bảo an toàn và đem đến tiện ích tối đa cho người dùng.

Nguyên lý hoạt động của xe máy điện

Xe máy điện hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa bộ phận điều khiển, hệ thống động cơ và bộ nạp điện. Khi dòng điện truyền qua lõi, các từ trường sẽ xuất hiện. Sự tương tác giữa 2 từ trường của vỏ và lõi động cơ sẽ tạo ra chuyển động. Sự chuyển động này làm động cơ quay được. Từ đó bánh xe chuyển động, giúp xe máy điện chuyển động theo.

Việc vận hành xe máy điện cũng rất đơn giản. Người sử dụng chỉ cần vặn tay ga, điều chỉnh vận tốc để xe chạy. Tay ga điều khiển của xe máy điện được thiết kế giống với xe gắn máy thông thường. Khi người sử dụng vặn ga, xe sẽ hoạt động dựa trên cảm biến từ.

Những lưu ý khi đi xe máy điện

Với thiết kế đẹp mắt, di chuyển nhanh chóng, vận hành dễ dàng, xe máy điện rất phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:

Trước khi lưu thông, xe máy điện phải được đăng ký, đăng kiểm và lắp biển số xe đúng quy định. Bên cạnh đó, người điều khiển còn phải có bằng lái và đội mũ bảo hiểm khi lái xe. Nếu không đáp ứng các điều kiện trên, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Người điều khiển phải đảm bảo luôn đặt hai tay lên tay lái, không lạng lách, đánh võng. Khi tham gia giao thông, người đi xe máy điện phải luôn chú ý quan sát, đi với tốc độ vừa phải.

Khi di chuyển bằng xe máy điện, người điều khiển nên tránh đi vào vùng nước ngập hoặc trời mưa lớn. Trong quá trình sử dụng, bạn nên sạc điện đúng cách để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho pin.Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, giúp xe máy điện luôn bền đẹp như mới

Youtube: