Cấu Tạo Của Quạt Trần / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Quạt Trần Như Thế Nào? Nguyên Lý Hoạt Động Của Quạt Trần Ra Sao?

Quạt trần là thiết bị làm mát phổ biến tại các gia đình, trường học, cơ quan, công sở…

Quạt trần là gì? Có những loại nào?

Quạt trần (ceiling fan) hiểu đơn giản là loại quạt làm mát được thiết kế để treo trên trần nhà. So với quạt cây, quạt treo tường… thì quạt trần có khả năng làm mát cho không gian rộng hơn và tiết kiệm diện tích sử dụng tốt hơn.

Quạt trần hiện nay rất đa dạng về mẫu mã. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất thì chúng tôi sẽ tạm phân chia chúng dựa trên sự khác biệt về cấu tạo và nguyên lý hoạt động như sau:

Loại quạt trần có cánh: Các sản phẩm loại này có nguyên lý hoạt động cơ bản là như nhau, chỉ có khác biệt về thiết kế, được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm:

Quạt trần truyền thống: Là loại có sải cánh quạt rộng 1,2 – 1,5 mét, cánh quạt luôn xòe ra.

Loại quạt trần không cánh: Loại quạt trần không cánh này là sản phẩm khá mới mẻ ở Việt Nam, có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác hẳn so với quạt trần có cánh mà mọi người đã quen thuộc.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần có cánh. Về quạt trần không cánh, bạn có thể khám phá chi tiết trong bài tổng hợp ” Quạt trần không cánh là gì?” của chúng tôi.

Các loại quạt trần thông dụng hiện nay (thứ tự từ trái sang): Quạt trần truyền thống – Quạt trần tự thu cánh – Quạt trần hộp – Quạt trần không cánh.

Cấu tạo của quạt trần

Cấu tạo của quạt trần không quá phức tạp.

Cấu tạo của quạt trần về cơ bản sẽ gồm các bộ phận chính như sau:

Động cơ điện: Là bộ phận tạo chuyển động quay cho quạt, thường có 2 loại chính là loại có tụ và loại có vòng chập. Động cơ được bảo vệ bằng cách đặt bên trong bầu quạt.

Cánh quạt: Là bộ phận dùng để tạo ra gió, thường được làm từ các chất liệu như nhựa, hợp kim, gỗ, sợi thủy tinh… và có nhiều màu khác nhau. Số lượng cánh của quạt trần có thể là 3, 4, 5 hay thậm chí là 8 cánh, 10 cánh. Cánh quạt trần được gắn vào bầu quạt bằng ốc vít, giá đỡ.

Bộ điều tốc (hộp số): Là bộ phận dùng để điều chỉnh tốc độ gió của quạt trần. Quạt trần có thể có từ 3 đến 9 mức tốc độ gió.

Hộp điện: Là bộ phận để nối dây điện của quạt trần với đường điện trong nhà, được gắn trên trần nhà.

Ống treo (ty quạt trần): Là bộ phận dùng để treo quạt lên trần nhà.

Phễu trên: Là bộ phận dùng để che đi phần móc treo hoặc phần vít và hộp điện trên trần nhà.

Ngoài những bộ phận chính này, các loại quạt trần hiện đại ngày nay có thể được trang bị thêm cả:

Đèn trang trí: Đèn được lắp phía dưới cánh quạt, có dạng đơn giản hoặc dạng đèn chùm cầu kì, giúp chiếu sáng và trang trí cho không gian lắp quạt. Nhiều mẫu quạt trần có đèn có thể phát ra ánh sáng với nhiều màu khác nhau. Đánh giá: Có nên sử dụng quạt trần có đèn chùm trang trí không?

Quạt trần hiện nay nhiều mẫu có cả đèn trang trí.

Nguyên lý hoạt động của quạt trần

Nguyên lý hoạt động cơ bản của quạt trần khá đơn giản như sau:

Khi bạn bật quạt trần, quạt được cung cấp điện năng → Động cơ quạt được khởi động và quay theo thiết lập → Chuyển động của động cơ được truyền đến cánh quạt, làm các cánh quạt quay theo chiều đã được cài đặt và tạo ra luồng gió.

Luồng gió của quạt trần mạnh hay yếu một phần tùy thuộc vào tốc độ quay của động cơ nhanh hay chậm thông qua sự điều khiển của bộ điều tốc, phần còn lại phụ thuộc vào thiết kế của quạt (như độ nghiêng của cánh quạt nhiều hay ít, cánh quạt dài hay ngắn, công suất quạt lớn hay nhỏ…). Thường thì với các loại quạt trần thông dụng trong gia đình, chiều quay đúng của cánh quạt là ngược với chiều kim đồng hồ khi nhìn từ dưới lên, nếu quạt trần quay ngược thì bạn sẽ hầu như không cảm thấy mát.

Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Quạt Trần Hộp

Cấu tạo của quạt trần hộp

Về cấu tạo, quạt trần hộp không có nhiều những khác biệt so với quạt trần truyền thống. Quạt trần hộp cũng có các cấu tạo như cánh quạt, hệ thống động cơ, bộ điều tốc hay còn gọi là hệ thống điều khiển. Ngoài ra, quạt trần hộp có thêm một số bộ phận khác: bóng đèn được lắp đặt trên cánh quạt và hệ thống khung ngoài dạng hộp. Đó là những bộ phận cấu tạo nên quạt trần hộp.

Về mặt hình thức, quạt trần hộp có hình dáng như một chiếc hộp khung. Khi lắp đặt trên trần nhà, sẽ tiết kiệm không gian diện tích tối đa. Quạt cũng rất dễ lắp đặt bởi hệ thống khung ngoài sẽ gắn chặt với trần nhà qua hệ thống ốc vít. Do đó người dùng không cần phải lo lắng. Cấu tạo của quạt trần hộp rất thông minh và hoàn thiện, xứng đáng là một lựa chọn hàng đầu cho cuộc sống hiện đại và tiện nghi hơn.

Nguyên lý hoạt động của quạt trần hộp

Quạt trần hộp sử dụng điện năng để hoạt động. Khi nguồn cấp năng lượng giúp khởi động và làm quay động cơ, động cơ điện sẽ bắt đầu vận ành chuyển đổi theo chiều đã được thiết lập sẵn. Khi động cơ quay, cánh quạt gắn trên roto cũng sẽ quay theo. Khi quạt quay, sẽ tạo ra gió mát, tốc độ quay của cánh quạt phụ thuộc vào bộ điều tốc.

Trong trường hợp mà bạn muốn quạt quay nhanh hơn, bạn nên điều chỉnh bộ điều tốc cho hợp lý. Quạt trần hộp thường có ba mức công suất cơ bản, thấp -trung bình -cao. Mỗi công suất sẽ cho khả năng hoạt động của quạt khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu làm mát cao, có thể sử dụng mức công suất cao nhất để sử dụng. Một điểm đáng chú ý ở quạt trần hộp so với các quạt trần khác đó là loại quạt này có hệ thống khung ngoài. Khung ngoài giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng, đồng thời cũng tạo nên nét đặc trưng riêng của quạt trần hộp. Khi sử dụng, bạn có thể chọn chế độ xoay quạt, để gió lan rộng hơn, tới các không gian khác trong phòng.

Quạt Trần Mini Là Gì? Quạt Trần Mini Có Mát Không, Có Nên Mua Không?

Quạt trần mini là gì? Cấu tạo, phân loại quạt trần mini

Quạt trần mini (quạt trần nhỏ) là loại quạt trần có kích thước cánh quạt, đường kính quay, công suất hoạt động nhỏ hơn các loại quạt trần sinh hoạt thông thường. Cụ thể, quạt trần mini thường có kích thước cánh quạt từ 13 đến 60cm, đường kính quay từ 32 đến 120cm, công suất hoạt động khoảng 10 đến 25W.

Quạt trần mini có kích thước nhỏ gọn

Cấu tạo quạt trần mini

Một chiếc quạt trần mini có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là cánh quạt, bộ khởi động, bộ tạo trớn và nam châm vĩnh cửu.

Cánh quạt: Phần cánh của quạt trần nhỏ có chiều dài khoảng 13 – 60cm, thường được làm bằng nhựa hoặc sắt. Trên thị trường hiện nay, quạt trần mini thường có 3 cánh, 4 cánh, 5 cánh hoặc 6 cánh.

Nam châm vĩnh cửu: Nếu như các loại quạt trần kích thước lớn thông thường sử dụng cả 2 cực đều là điện thì quạt trần loại nhỏ lại có 1 cực là điện, 1 cực là nam châm vĩnh cửu. Thiết kế này giúp quạt có thể tiết kiệm điện hơn, nhưng đổi lại nó sẽ khởi động chậm hơn.

Bộ khởi động và bộ tạo trớn: Do sử dụng 1 cực là nam châm vĩnh cửu nên quạt trần mini cần có 1 lực tác động để có thể khởi động. Nhiệm vụ này do bộ khởi động và bộ tạo trớn phụ trách. Bộ tạo trớn có thể nằm trong hoặc nằm ngoài bộ khởi động tùy theo thiết kế của nhà sản xuất.

Cấu tạo quạt trần mini

Quạt trần mini có những loại nào?

Để phân loại quạt trần loại nhỏ, chúng ta có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí, chẳng hạn như chất liệu, kích thước, số cánh, nguồn điện sử dụng, đường kính quay, xuất xứ, vị trí treo…

Theo chất liệu: Quạt trần mini cánh nhựa, quạt trần mini cánh sắt…

Theo kích cỡ: Quạt trần mini loại nhỏ, quạt trần mini loại vừa, quạt trần mini loại đại.

Theo số cánh: Quạt trần mini 3 cánh, quạt trần mini 4 cánh, quạt trần mini 5 cánh…

Theo nguồn điện sử dụng: Quạt trần mini 12V, quạt trần mini 220V…

Theo đường kính cánh: Quạt trần mini 70cm, quạt trần mini 90cm…

Theo xuất xứ: Quạt trần mini Trung Quốc, quạt trần mini Mỹ…

Theo vị trí treo: Quạt trần mini treo trên trần nhà, quạt trần mini treo trong màn…

Quạt trần mini treo trong màn

Quạt trần mini có mát không? Có nên mua quạt trần mini không?

Ưu điểm của quạt trần mini

Có thể tạo ra gió nhẹ, giúp không gian sử dụng trở nên thông thoáng, mát mẻ hơn và khá thích hợp với những gia đình có trẻ nhỏ (đặc biệt là loại quạt trần mini treo trong màn).

Tiết kiệm điện: Do có công suất nhỏ nên quạt trần mini sẽ tiêu thụ ít điện hơn so với các loại quạt trần công suất lớn thông thường.

Tiết kiệm không gian: Quạt trần mini sở hữu kích thước nhỏ gọn nên không chiếm nhiều không gian sử dụng. Những gia đình có diện tích nhỏ hẹp, không thể lắp quạt trần kích thước lớn thì có thể chọn loại quạt trần này.

Giá bán rẻ: Quạt trần mini, đặc biệt là những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá bán khá rẻ, chỉ từ vài chục nghìn đồng.

Quạt trần mini không đòi hỏi nhiều diện tích

Nhược điểm của quạt trần mini

Có công suất nhỏ, đường kính quay nhỏ nên quạt trần mini không thể tạo gió mạnh như quạt trần lớn (nhiều người còn đùa rằng quạt trần mini chỉ đủ để “đuổi muỗi”). Loại quạt này chỉ thích hợp để sử dụng vào những ngày không quá nóng bức, dùng trong phòng của người già, trẻ nhỏ hoặc trong các không gian quá nhỏ, không đủ diện tích để lắp quạt trần lớn.

Chế độ gió không đa dạng: Trong khi những chiếc quạt trần cỡ lớn thông thường được trang bị từ 4 – 5 chế độ gió khác nhau thì quạt trần mini lại có rất ít chế độ gió, thậm chí, có những sản phẩm chỉ được tích hợp duy nhất 1 chế độ.

Nhiều loại quạt trần mini không có chiết áp. Khi mua những sản phẩm này, bạn có thể phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trang bị thêm chiết áp.

Có nhiều hàng kém chất lượng, độ bền thấp, không được bảo hành lâu dài (thời gian bảo hành có khi chỉ khoảng một vài tuần). Nếu người mua không tìm hiểu kỹ thì rất có thể mua phải những sản phẩm này.

Quạt trần mini khó có thể giúp bạn “giải nhiệt” những ngày hè oi bức

Từ những ưu, nhược điểm trên, chắc hẳn nhiều bạn đã biết quạt trần mini có mát không và có nên mua sản phẩm này hay không. Quạt trần mini có mát nhưng chắc chắn sẽ không thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn như khi dùng quạt trần kích thước lớn, hơn nữa, chế độ gió của nó lại không đa dạng. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, bạn chỉ nên mua quạt trần mini trong trường hợp không thể lắp quạt trần lớn hoặc muốn mua quạt trần cho trẻ nhỏ (đặc biệt là các bé sơ sinh), người lớn tuổi. Còn nếu bạn muốn mua một chiếc quạt trần có thể tạo gió mạnh, phục vụ cho gia đình đông người, lắp đặt trong những không gian lớn thì nên chọn những loại quạt trần lớn.

Cấu Tạo Quạt Điều Hòa

Cấu tạo quạt điều hòa không khí

Quạt điều hòa không khí có nhiều ưu điểm so với các dòng quạt phun sương hay ngay cả với điều hòa không khí như cân bằng độ ẩm, hạ nhiệt độ, bảo vệ sức khỏe, chống khô da và nhiều tác dụng khác vậy cấu tạo của chúng bao gồm những gì?

Tấm làm mát hay còn gọi là tấm trao đổi nhiệt là bộ phân gần như quan trọng nhất trong quy trình hoạt động của quạt điều hỏa. Tấm làm mát này cấu tạo bởi loại giấy cellulose. Loại giấy này thiết kể có khả năng thẩm thấu với nước cao với các rãnh vật lý liên kết đan xen lại với nhau thành một góc cắt hợp lý, nhìn bề ngoài gần giống cấu trúc dạng tổ ong. Thiết kế đặc biệt này giúp tạo tăng khả năng tiếp xúcvà cọ sát.

Nguyên lý tấm làm mát hình thành các mảng nước bao phủ trên bề mặt qua đó khi các luồng không khí đi qua thì ở đây sẽ xảy ra quá trình bay hơi nước vào không khí, đông thời thay đổi nhiệt độn và độ ẩm.

Tấm làm mát quan trọng như để quạt hoạt động bình thường, bề mặt tấm làm mát phải được bao phủ bới màng nước. Vì vầy khi sử dụng quạt điều hòa bạn cần chuẩn bị đầy đủ nước trong bình và thường xuyên vệ sinh bình để có được không khí tốt nhất. Bình chứa nước ở quạt điều hòa thường có dung tích khá lớn và có thiết kế thang đo mực nước giúp người dùng dễ quan sát lượng nước trong bình

Tấm lọc không khí này thường được thiết kế bên cạnh hoặc đằng sau quạt nhằm hỗ trợ làm sạch không khí và bảo vệ sức khỏe khi sử dụng. Bạn nên vệ sinh quạt điều hòa thường xuyên tấm này vì nếu nó bị kẹt hoặc bẩn có thể làm giảm hiệu quả và năng suất của quạt điều hòa.

Mạch điều khiển quạt điều hòa

Quạt điều hòa được điều khiển bởi các cảm biến. Bạn phải cầm tay chạm vào các biểu tượng trên bảng điều khiển để vận hành thiết bị. Do đó, mạch điều khiển đóng vai trò quan trọng, đảm bảo quạt điều hòa hoạt động bình thường.

Vỏ quạt điều hòa

Vỏ quạt điều hòa được cấu tạo bằng nhựa cách điện, đảm bảo tính cơ động và an toàn cho sức khỏe người dùng. Thân quạt thường được thiết kế bộ phận điều khiển và màn hình LED hiển thị các thông số, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh hoạt động của thiết bị.