Vật Lý 11 Bài 31: Mắt

Tóm tắt lý thuyết

Từ ngoài vào trong, mắt có các bộ phận sau:

Giác mạc: Màng cứng, trong suốt. Bảo vệ các phần tử bên trong và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.

Thủy dịch: Chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ trống gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng.

Thể thủy tinh: Khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.

Dịch thủy tinh: Chất lỏng giống chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu sau thể thủy tinh.

Màng lưới (võng mạc): Lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác. Ở màng lưới có điểm vàng V là nơi cảm nhận ánh sáng nhạy nhất và điểm mù (tại đó, các sợi dây thần kinh đi vào nhãn cầu) không nhạy cảm với ánh sáng.

Hệ quang học của mắt được coi tương đương một thấu kính hội tụ gọi là thấu kính mắt.

Mắt hoạt động như một máy ảnh, trong đó:

Khi nhìn các vật ở các khoảng cách khác nhau (d thay đổi) thì f của thấu kính mắt phải thay đổi để ảnh hiện đúng trên màng lưới.

2.2.1. Sự điều tiết

Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới.

Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất ((f_m_a_x) , (D_m_i_n) ).

Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất ( (f_m_i_n) , (D_m_a_x)).

2.2.2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận

Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn (C_v) . Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rỏ. Mắt không có tật (C_v) ở xa vô cùng ( (OC_v=propto) ).

Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận (C_c) . Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rỏ. Càng lớn tuổi điểm cực cận càng lùi xa mắt.

Khoảng cách giữa (C_v) và (C_c) gọi là khoảng nhìn rỏ của mắt. (OC_v) gọi là khoảng cực viễn, Đ = (OC_c) gọi là khoảng cực cận.

Góc trông nhỏ nhất (varepsilon =alpha _m_i_n) giữa hai điểm để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó gọi là năng suất phân li của mắt. Khi đó, ảnh của 2 điểm đầu và cuối của vật được tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau.

Mắt bình thường (varepsilon =alpha _m_i_n=1′)

2.4.1. Mắt cận và cách khắc phục

Đặc điểm

Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới.

(OC_v) hữu hạn.

Không nhìn rỏ các vật ở xa.

(C_c) ở rất gần mắt hơn bình thường.

Cách khắc phục

2.4.2. Mắt viễn thị và cách khắc phục

Đặc điểm

Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.

Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.

(C_c) ở rất xa mắt hơn bình thường.

Cách khắc phục

2.4.3. Mắt lão và cách khắc phục

Khi tuổi cao khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh cứng hơn nên điểm cực cận (C_c) dời xa mắt.

Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ để nhìn rỏ vật ở gần như mắt bình thường.

Cảm nhận do tác động của ánh sáng lên tế bào màng lưới tiếp tục tồn khoảng 0,1s sau khi ánh sáng kích thích đã tắt, nên người quan sát vẫn còn “thấy” vật trong khoảng thời gian này. Đó là hiện tượng lưu ảnh của mắt.

Hiện tượng lưu ảnh của mắt là một đặc tính sinh học của mắt, nhờ hiện tượng lưu ảnh này người ta có thể tạo ra một hình ảnh chuyển động khi trình chiếu cho mắt xem một hệ thống liên tục các ảnh rời rạc.

Cấu Tạo Quang Học Của Mắt, Các Tật Của Mắt Và Cách Khắc Phục, Vật Lí Lớp 11

Cấu tạo quang học của mắt Các tật của mắt và cách khắc phục 1/ Các đặc điểm của mắt không bị tật (Mắt bình thường):

Điểm cực cận $C_{C}$ cách mắt 25cm = $OC_{C}$ = Đ

Khoảng nhìn rõ của mắt [$C_{C}$; $C_{V}$]

Công thức thấu kính mắt

Độ tụ [D = dfrac{1}{f} = dfrac{1}{d} +dfrac{1}{OV}]

Khi quan sát ở vô cực (không điều tiết): d = ∞

[D = dfrac{1}{f} = dfrac{1}{OV}]

Khi quan sát ở cực cận (điều tiết tối đa): d = OC$_{c}$ = Đ

[D = dfrac{1}{f} = dfrac{1}{Đ} +dfrac{1}{OV}]

Khi chuyển từ trạng thái quan sát vật sang vị trí cách mắt d1 sang trạng thái quan sát vật ở vị trí cách mắt d2 thì độ biến thiên độ tụ của mắt là

[Delta D = dfrac{1}{d_2}- dfrac{1}{d_1}]

Khi chuyển trạng thái từ không điều tiết sang điều tiết tối đa

[Delta D =dfrac{1}{OC_C} – dfrac{1}{OC_V}]

Năng suất phân ly của mắt

tan α = [dfrac{AB}{OA}]

2/ Mắt bị tật cận thị

– $f_{max}$ < OV; $OC_{C}$ < Đ = 25cm; $OC_{V}$ hữu hạn

– cách khắc phục

cách 1: đeo kính phân kỳ để nhìn xa như mắt bình thường, tức là vật đặt ở vô cùng cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực viễn.

trong đó

cách 2: đeo kính phân kỳ để nhìn gần như mắt bình thường tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận

d = 25cm – L; $d’ = -O_{k}C_{C} = – (OC_{C} – L)$

Độ tụ $D_{k} = dfrac{1}{d} + dfrac{1}{d’}$

Kính đeo sát mắt: $D_{k} = dfrac{1}{0,25} + dfrac{1}{-OC_C}$

3/ Mắt bị tật viễn thị

– Cách khắc phục: đeo kính hội tụ để nhìn gần như mắt thường tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận

$d’ = – O_{k}C_{c} = -(OC_{c} – L); d = 25cm -L$

Mắt bị lão thị khắc phục như bị viễn thị

Video bài giảng các tật của mắt, bài tập khắc phục các tật của mắt Bài tập các tật của mắt và cách khắc phục, vật lí lớp 11 chương mắt và các dụng cụ quang

Bài tập 1. Một người có mắt bình thường (không tật) nhìn thấy được các vật ở rất xa mà không phải điều tiết. Khoảng cực cực của người này là 25cm. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu?

D min = [dfrac{1}{f_{max}}] = [dfrac{1}{OV}]

biến thiên độ tụ

Bài tập 2. Một người cận thị lớn tuổi chỉ còn nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách 50cm – 67cm. Tính độ tụ của các kính phải đeo để người này có thể

a/ nhìn xa ở vô cùng không phải điều tiết

b/ Đọc được sách gần mắt nhất cách mắt 25cm

Coi kính đeo sát mắt.

a/ D 1 = 1/(-OC$_{V}$) = -1,5dp

Bài tập 3. Một người có tật phải đeo kính có độ tụ -2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không phải điều tiết và đọc được trang sách cách mắt gần nhất là 25cm. Coi kính đeo sát mắt.

a/ Người này bị tật gì?

b/ xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi không đeo kính.

OC$_{V}$ = f = 1/D = 0,5m = 50cm

Bài tập 4. Một người cận thị nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách mắt 13,5cm đến 51cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để người này có thể

a/ nhìn xa ở vô cùng mà không phải điều tiết

b/ nhìn được vật gần nhất cách mắt 26cm

biết kính đeo cách mắt 1cm

D 1 = 1/d + 1/d’ = -2dp

D 2 = 1/d + 1/d’ = – 4dp

Bài tập 5. Mắt người có tật phải đeo kính có độ tụ -2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không cần điều tiết và đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất 26cm, kính đeo cách mắt 1cm.

a/ Người này bị tật gì?

b/ Xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi không đeo kính.

Bài tập 6. Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 50cm và độ biến thiên độ tụ từ trạng thái mắt không điều tiết đến trạng thái mắt điều tiết tối đa là 8dp. Hỏi điểm cực cận của mắt người này cách mắt bao nhiêu.

Bài tập 7. Mắt viễn thị nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm trong hai trường hợp sau

a/ kính đeo sát mắt

b/ kính đeo cách mắt 1cm

D = 1/d + 1/d’ = 1,603dp

Bài tập 8. Một người mắt bình thường có tiêu cực biếnthiên từ f min = 14mm đến f max. Biết khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15mm. Tìm phạm vi nhìn rõ của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa

Bài tập 9. Một mắt không có tật có quang tâm nằm cách võng mạc 1,6cm. Xác định tiêu cực và độ tụ của mắt khi đó

a/ Mắt không điều tiết

b/ Mắt điều tiết để nhìn một vật cách mắt 20cm

d’ = OV = 1,6cm = 1,6.10-2 m

Bài tập 10. Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của một mắt bình thường là 1,5cm.

a/ Điểm cực viễn của mắt nằm ở đâu, độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực viễn là bao nhiêu.

b/ Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc mắt không điều tiết thì khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng ΔD = (16 – 0,3n)dp với n là số tuổi tính theo đơn vị năm. Tính độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 và khoảng cực cận của mắt ở độ tuổi đó.

OV = 1,5cm = 1,5.10-2 m

Bài tập 11. Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1mm. Đưa tờ giấy xa mắt dần cho đến khi thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Xác định gần đúng khoảng cách khoảng cách từ mắt đến tờ giấy. Biết năng suất phân li của của mắt người này là α min = 3.10-4 rad

Bài tập 12. Một mắt bình thường có võng mạch cách thủy tinh thể một đoạn 15mm. Hãy xác định tiêu cự và độ tụ của thủy tinh thể khi nhìn vật sáng AB trong các trường hợp sau

a/ Vật AB ở vô cực

b/ Vật AB cách mắt 80cm

Bài tập 13. Một vật AB đặt cách mắt 5m. Hãy xác định độ cao tối thiểu của vật AB để mắt phân biệt được hai điểm A, B. Biết năng suất phân li của mắt α min = 3.10-4 rad

Bài tập 14. Một người đứng tuổi nhìn các vật ở rất xa thì không phải đeo kính.

a/ Người này đeo kính độ tụ 1dp có thể đọc được sách cách mắt 25cm, Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi không đeo kính (kính đeo sát mắt)

b/ Xác định độ biến thiên độ tụ của mắt người khi chuyển từ trạng thái qua sát vật cách mắt 100cm về trạng thái quan sát vật cách mắt 50cm.

Bài tập 15. Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 50cm.

a/ Mắt người này bị tật gì.

b/ Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không phải điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu (coi kính đeo sát mắt)

c/ Điểm C$_{c}$ cách mắt 10cm, khi đeo kính trên (sắt mắt) thì người đó nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu.

Bài tập 16. Mắt một người cận thị có khoảng cực cận là 12,5cm và khoảng nhìn rõ của mắt là 37,5cm.

a/ Hỏi người này phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu để nhìn rõ được các vật ở vô cực mà không phải điều tiết

b/ người đó đeo kính có độ tụ như thế nào thì sẽ được không nhìn thấy được bất kỳ vật nào trước mắt. Coi kính đeo sát mắt.

Bài tập 17. Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 40cm. Mắt người đó mắc tật gì? Khi đeo sát mắt một kính có độ tụ D = -2,5dp thì người đó có thể nhìn rõ những vật nằm trong khoảng nào trước mắt.

Bài tập 18. Một người đeo kính sát mắt một kính có độ tụ D= -1,25dp nhìn rõ những vật nằm trong khoảng từ 20cm đến rất xa. Mắt người này mắt tật gì? xác định giới hạn nhìn rõ của mắt khi không đeo kính

Bài tập 19. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 50cm. Có thể sửa tật cận thị của người đó bằng hai cách

+ Đeo kính cận L 1 để có thể nhìn rõ vật ở rất xa.

+ Đeo kính cận L 2 để có thể nhìn vật ở gần nhất là 25cm.

a/ Hãy xác định số kính (độ tụ) của L 1 và L 2

b/ Tìm khoảng cách cực cận khi đeo kính L 1 và khoảng cực viễn khi đeo kính L 2

c/ Hỏi phải sửa tật cận thị theo cách nào có lợi hơn? vì sao?

Bài tập 20. Một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 25cm

a/ mắt bị tật gì?

b/ tính độ biến thiên độ tụ của thủy tinh khi người này quan sát các vật trong khoảng nhìn rõ của mắt.

c/ Người này phải đeo kính hội tụ hay phân kỳ, có độ tụ bao nhiêu để có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết? khi đeo kính đó, người đó có thể nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu (kính đeo sát mắt.)

Bài tập 21. Một mắt cận thị về già chỉ nhìn rõ được các vật nằm trong khoảng từ 40cm đến 80cm.

a/ Để nhìn rõ vật ở xa cần đeo kính số mấy coi kính đeo sát mắt. Khi đó điểm nhìn rõ gần nhất qua kính cách mắt bao nhiêu.

b/ Để đọc sách cách mắt 25cm cần đeo kính số mấy (kính đeo sát mắt). Khi đó điểm nhìn rõ xa nhất cách mắt bao nhiêu.

c/ Để đọc sách khỏi phải lấy kính cận ra thì phải dãn thêm một tròng nữa. Hỏi kính dán thêm có độ tụ bằng bao nhiêu.

Bài tập 22. Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa khi mắt không điều tiết. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính +2,5dp cách mắt 2cm.

a/ Xác định các điểm C$_{C}$ và C$_{V}$ của mắt.

b/ Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ được các vật trong khoảng nào?

Bài tập 23. Một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở ra xa

a/ Mắt bị tật gì?

b/ Tính độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể khi người này quan sát các vật trong khoảng nhìn rõ của mắt.

c/ Người này phải đeo kính hội tụ hay phân kỳ, có độ tụ bằng bao nhiêu để có thể nhìn rõ các vật ở trước mắt 25cm. Coi kính đeo sát mắt.

Bài tập 24. Một người mắt bị cận thị

a/ Nếu người này đeo kính có độ tụ D = -4dp thì mắt có thể nhìn thấy rõ một vật cách mắt 25cm. Kính đeo sát mắt. Tính khoảng cực cận của mắt.

b/ Khi về già mắt nhìn thấy rõ những vật gần mắt nhất là 40cm. Người này phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu để thấy rõ nhất một vật cách mắt 25cm (kính đeo sát mắt)

b/ d = 0,25cm; OC$_{c}$ = 0,4m

D 2 = 1/d + 1/(-OC$_{c}$) = 1,5dp

Bài tập 25. Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40cm.

a/ Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm kính đeo sát mắt.

b/ Nếu người ấy đeo kính độ tụ +1dp thì sẽ nhìn được vật cách mắt bao nhiêu.

Bài tập 26. Một thấu kính hội tụ L 1 tạo ảnh thật cao bằng nửa vật khi vật đặt cách thấu kính 15cm.

a/ Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính

b/ Đặt kính L 1 cách mắt một người 5cm rồi di chuyển một vật trước kính thì thấy rằng mắt nhìn rõ vật cách mắt 75mm đến 95mm. Xác định khoảng cực cận và khoảng cực viễn của mắt.

c/ Mắt người này bị tật gì. Muốn nhìn rõ các vật ở xa mà không phải điều tiết thì người đó phải đeo kính L 2 có độ tụ bằng bao nhiêu. Xác định điểm cực cận khi đeo kính L 2. Coi kính đeo sát mắt.

Bài tập 27. Một mắt cận về gia điều tiết kém nên chỉ nhìn thấy rõ trong khoảng 40cm đến 100cm.

a/ Phải dùng thấu kính L 1 thuộc loại nào để mắt nhìn rõ ở vô cực không phải điều tiết. Tính tiêu cự và độ tụ của L 1. Cho kính cách mắt 1cm.

b/ Để nhìn gần, gắn vào phần dưới của L 1 một thấu kính hội tụ L 2. Tính tiêu cự và độ tụ của L 2 để khi nhìn qua hệ thấu kính mắt trên có thể nhìn vật gần nhất cách mắt 20cm.

c/ Thấu kính L 2 có hai mặt lồi giống nhau bán kính R, chiết suất n = 1,5 tính R.

Cấu Tạo Mắt Và Các Chức Năng Của Mắt

Vào tuần thứ 3 của thai kỳ thì cấu tạo mắt bắt đầu được hình thành dưới dạng hai túi thị nguyên thủy. Túi thị dần phát triển theo thời gian và sẽ lồi ra phía trước để tạo thành thủy tinh thể, võng mạc cũng như các bộ phận khác của mắt.

1. Cấu tạo bên ngoài của mắt

Xét tổng thể bên ngoài thì mắt được cấu tạo bởi những bộ phận sau:

1.1 Lông mi và mi mắt

Cơ chế hoạt động của hai mí mắt giúp mắt có thể nhắm mở bình thường. việc nhắm mở mắt có tác dụng điều tiết mắt, tránh làm mắt bị khô và mỏi. Ngoài ra còn có lớp lông mi trên mắt giúp bảo vệ mắt khỏi các dị vật.

1.2 Củng mạc

Củng mạc có hình cầu, là màng chắn rất chắc và cứng được bao quanh và tạo nên hình thể của nhãn cầu

1.3 Giác mạc

Giác mạc có vị trí nằm ở phía trước củng mạc, hơi nhô ra khỏi ổ mắt và có hình chỏm cầu. Giác mạc như một thấu kính có khả năng hội tụ hình ảnh giúp mắt có thể quan sát rõ các vật.

1.4 Kết mạc

Kết mạc là lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc của nhãn cầu. Kết mạc giúp duy trì sự ổn định lượng nước mắt được tiết ra và tránh làm nước mắt tràn vào giác mạc.

1.5 Mống mắt

Mống mắt là gì ? Mống mắt là màng sắc tố bao quanh đồng tử và ở ngay phía sau giác mạc. Đây là bộ phận quyết định màu mắt của con người (ví dụ nâu, xanh, đen…)

1.6 Đồng tử

Nằm ở trung tâm của mống mắt, lỗ tròn màu đen chính là đồng tử. Các cơ nằm trong mống mắt có thể giúp đồng tử co lại hoặc giãn ra, từ đó cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.

2. Cấu tạo bên trong của mắt

Cấu tạo bên trong của mắt gồm những bộ phận sau:

2.1 Thủy tinh thể 2.2 Võng mạc

Võng mạc nằm ở lớp trong cùng của nhãn cầu, có cấu tạo như một lớp màng mỏng. Võng mạc là bộ phận tiếp nhận ánh sáng được hội tụ từ thủy tinh thể. Cảm nhận ánh sáng và thông qua các dây thần kinh thị giác sẽ truyền thông tin đến đại não. Từ đó não bộ sẽ xử lý và cung cấp ý thức cho con người về vật mà ta quan sát thấy.

2.3 Thủy dịch

Là chất dịch nhờn được tiết ra từ thể mi đến tiền phòng và hậu phòng. Đây là chất cung cấp dinh dưỡng để duy trì sự sống cho giác mạc thủy tinh thể. Ngoài ra thì thủy dịch cũng tạo ra áp lực dương giúp mắt luôn giữ được hình dạng cầu căng.

2.4 Hắc mạc

Nằm giữa củng mạc và võng mạc là một lớp màng mỏng được gọi là hắc mạc. Ở hắc mạc có rất nhiều mạch máu nhỏ giúp nuôi dưỡng con mắt.

2.5 Dịch kính

Dịch kính nằm giữa võng mạc và thủy tinh thể, có cấu trúc trong suốt gần giống với thạch. Là một môi trường đệm có khả năng nuôi dưỡng duy trì sự ổn định của nhãn cầu.

III. Các chức năng của mắt

Xét dưới góc độ sinh học thì mắt được xem là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trước các tác động bên ngoài từ môi trường. Thông qua đó giúp con người có những phản ứng phù hợp với những biến đổi của môi trường.

Xét dưới góc độ quang học, mắt là bộ phận để thu nhận các thông tin và màu sắc của hình ảnh. Là một phần trong hệ thống thu nhận và xử lý thông tin của đại não, thực hiện các chức năng nhìn và quan sát hình ảnh. Sau đó chuyển hình ảnh nhìn được lên bộ não để xử lý và lưu trữ.

Ngoài ra mắt còn là bộ phận giúp hoàn chỉnh cấu tạo khuôn mặt của cơ thể con người, là cửa sổ tâm hồn và trao đổi thông tin thay cho lời nói.

Các chức năng quan trọng của mắt:

Nguồn Gốc Của Kính Mắt Và Cấu Tạo Của Mắt Kính

hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo), phần cuối được uốn cong để lên vành tai. Giá đỡ có hai miếng đệm cao su, để gác lên sống mũi.khúc xạ), với tiêu chuẩn tốt hơn hầu hết các loại thủy tinh. Nhẹ hơn tròng bằng thủy tinh, có thể làm cho khác nhau. Có các loại: loại chống tia cực tím, loại chống trầy xước và loại có cả hai đặc tính trên. Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được xiết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai con đinh vít.Gọng kính làm bằng kim loại chống gỉ

Tròng kính được làm bằng chất dẻo cứng, thay cho thủy tinh được sử dụng trước đó. Chất dẻo có các đặc tính tốt như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác định được độ chính xác hơn (cho các tật tròng kính mỏng hơn tùy kĩ thuật. Có nhiều loại

Hình dạng ban đầu củađen với chân gọng kính bằng đồng kẹp vào búi tóc. Thế kỉ 13, kính mới được dùng rộng rãi ở châu Âu. Trong một bức vẽ của Tommaso da Modena vào năm 1352 có mô tả Hugh de Provence đeo Năm 1748, Benjamin Franklin kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính bằng được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260. Cuối thế kỉ 12, kính đã xuất hiện ở và châu Âu. Thấu kính của Trung Quốc kích thước to hình tròn được lồng vào khung bằng mai rùa kính mắt. Bấy giờ, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một gọng cứng đè lên đầu mũi, hai bên có dây đeo vào lỗ tai.

phát minh ra loại kính có 2 tiêu điểm, mà ngày nay được biết đến với tên gọi kính 2 tròng (bifocal). Năm 1887, kính áp tròng Năm 1730, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn. Thời kì đầu kính đeo mắt là loại kính đơn khi dùng thì cầm trên tay. Kính chỉ được dùng cho những người có địa vị trong xã hội chứ không nhằm mục đích để tăng thị lực.

Kính : chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lão thị). Đơn kính phải do thầy thuốc nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện.

Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ.

Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt

Xem ảnh 3D và 4D, thời trang, thẩm mĩ,…

Thấu kính chủ yếu được làm bằng chất liệu CR-39, ngoài ra có thể làm bằng polycarbonate hay trivex.

Nguồn Internet.

Cấu Tạo ‘Thần Kỳ’ Của Mắt Ruồi

Loài ruồi phụ thuộc nhiều vào thị lực để sinh tồn. Trong khi mắt người được gắn vào cơ để có thể di chuyển được, mắt ruồi không thể chuyển động. Tuy nhiên vì cấu tạo mắt hình tròn mà ruồi có thể nhìn được thế giới qua 360 độ.

Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là “hai” và pteron là “cánh”), chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối.

Nhiều loại ruồi đập cánh rất nhanh. Ruồi chúng ta hay nhìn (gọi là ruồi nhà) đập cánh 200 lần/s, muỗi khoảng 600 lần/s và các loài muỗi vằn càng nhỏ thì có tốc độ đập cánh càng cao, nhất là khoảng 1000 lần/s.

Cấu tạo ‘thần kỳ’ của mắt Ruồi

Mắt ruồi có cấu tạo gồm hàng ngàn thủy tinh thể tí hon, giúp chúng có thể nhìn được ánh sáng cực tím giống các loài chim. Tuy nhiên, ruồi nhìn mọi chuyển động như thông qua ống kính quay chậm.

Ruồi có cấu tạo mắt hết sức đặc biệt, cho phép thay đổi góc nhìn một cách nhanh chóng và quan sát nhiều hướng cùng một lúc. Các nhà khoa học gọi đó là cấu tạo mắt kép – một trong những điểm siêu việt của côn trùng.

Với mắt kép, ruồi bám vào những tia sáng, trong điều kiện tự nhiên đó là tia nắng Mặt trời – tia sáng song song, để bay với vận tốc rất nhanh cũng như đảo người mà không mất phương hướng.

Mắt ruồi có phản ứng thị giác nhanh nhất trong thế giới động vật, và nhanh tới hơn 5 lần khi theo dõi chuyển động so với con người.

Trong khi mắt người được gắn vào cơ để có thể di chuyển được, mắt ruồi không thể chuyển động. Tuy nhiên vì cấu tạo mắt hình tròn mà ruồi có thể nhìn được thế giới qua 360 độ.

Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài ruồi nhìn được hình ảnh 3D rõ nét.

Ứng dụng mắt Ruồi trong thực tiễn

Mới đây, một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Thụy Sỹ đang nghiên cứu chế tạo mắt ruồi nhân tạo có khả năng hoạt động với độ cảm quan cao và nhạy bén như mắt của những loài côn trùng nhỏ. Nó có thể được ứng dụng để trang bị cho máy bay không người lái.

Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn kỳ vọng, những mắt ruồi nhân tạo này sẽ được ứng dụng để sản xuất các thiết bị hỗ trợ người khiếm thị và sẽ là một bộ phận quan trọng trong sản xuất ô tô không người lái.

Trang Ly (T/h)

– Top 5 loài chó thông minh nhất thế giới

– Top 10 loài động vật lớn nhất, nhanh nhất và ‘sát thủ’ nhất đại dương

– Bí ẩn sức mạnh đại bàng – “chúa tể bầu trời”

– 7 quái vật lớn nhất trong lịch sử Trái đất