Cấu Tạo Của Dna / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Dna (2)

GVHD: Th.S LÊ HỒNG PHÚL?P: 07CH111 NHÓM: POWER LÊ THỊ THANH THÚY PHẠM VĂN TIẾN VÕ PHƯƠNG VŨ LÝ THUỲ TRANG NGUYỄN THỊ THẢO NGUYỄN KIM HU? VŨ VĂN NAM NGUYỄN THÁI PHONG

CẤU TẠO &CHỨC NĂNG DNA (ADN)DNA:SO LU?C V? BÀI THUYẾT TRÌNH1. DNA là gì?2. Cấu trúc của DNA như thế nào? Cấu trúc vật lý Cấu trúc hóa học DNA tìm thấy ở đâu?3. Chức năng của DNA như thế nào?4. Mở rộng thêm một vài thông tin về DNA.SƠ LƯỢC VỀ DNANhân các tế bào đều chứa axit nucleic. Đó là những phân tử lớn có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là các nucleotit. Có hai loại axit nucleic là axit deoxyribonucleic (DNA) và axit ribonucleic( RNA). DNA là gì? DNA là( deoxyribonucleoic acid) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả một số virus.DNA là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định tính trạng trong quá trình sinh sản, phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau. Trong những tế bào sinh vật nhân thật, DNA nằm trong nhân tế bào, trong khi ở các tế bào vi khuẩn hay cac prokaryote khác ( archae), DNA không được màng nhân bao bọc, vẫn nằm trong tế bào chất. DNA tìm thấy ở : Ở những bào quan sản sinh năng lượng như lục lạp và ti thể, cũng như nhiều loại virus cũng mang những phân tử DNA

1. Cấu trúc vật lý.DNA là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinucleotide xoắn quanh trục theo chiều từ trái sang phải như một cái thang dây xoắn, mà hai tay thang là một cặp bazơ nitric đứng đối diện và liên kết với nhau bằng các liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung, nghĩa là 1 bazơ lớn(A hoặc G) được bù bằng 1 bazơ be (T hoặc X) hay ngược lại.Mỗi chuỗi polynucleotide chính là do các phân tử nucleotide liên kết với nhau thông qua liên kết phosphodieste giữa gốc đường của nucleotide này với gốc phân tử của nucleotide tiếp theo. Tóm lại, DNA các đại phân tử (polymer) mà các đơn phân (monomer) là các nucleotide. Cấu trúc DNA DNA daïng voøng( trong caùc baøo quan) Trong töï nhieân, cuõng nhö ôû ñieàu kieän invitro, phaân töû DNA coù theå toàn taò döôùi daïng sôïi voøng, maïch keùp. ÔÛ daïng caáu truùc naøy, caáu truùc xoaén khoâng gian deã daøng bò thaùo xoaén do nhieät hay caùc quaù trình hoùa hoïc. Caùc topoisomerase thöïc hieän nhieäïm vuï thaùo xoaén baèng caùch caét taïm thôøi moät maïch vaø gaén laïi sau khi ñaõ thaùo xoaén, quaù trình naøy laø böôùc khôûi ñaàu cho hoaït ñoäng phieân maõ. Trong thí nghieäm ngöôøi ta coù theå gaén noái hai ñaàu cuûa sôïi DNA maïch thaúng thaønh 1 DNA maïch voøng trong quaù trình taïo ra caùc plasmid taùi taùi toå hôïp. 2. CẤU TẠO HÓA HỌC.Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêotit.Mỗi nu được cấu tạo gồm:+ Đường deoxyribôz+ Axit photphoric+ Một bazơ nitric( một trong bốn loại sau): A, T, G , X

a) Liên hợp dọc: mỗi mạch đơn DNA gồm một chuỗi polynucleotide nối với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị( hay liên kết photphodieste) b) Liên kết ngang: giữa hai mạch đơn, các cặp bazơ đối diện nối với nhau bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung: một bazơ bé của mạch này sẽ liên kết với một bazơ lớn của mạch đối diện: A liên kết với T bằng hai liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro. Nên trong một phân tử DNA luôn có A = T và G = X. và tỉ lệ giữa các Nu là = 1Chính nhờ sự sắp xếp đó mà khi người ta biết trình tự cá Nu của mạch này sẽ suy ra được trình tự của các Nu của mạch còn lại Liên kết hydro là liên kết hóa học tương đối yếu nhưng vì số lượng nhiều nên cũng tạo một độ bền vững tương đối, đồng thời rất linh hoạt để có thể thực hiện các chức năng sinh hoc của mình. Theo thông tin di truyền( thông tin cấu trúc của protein) được mã hóa trong DNA, tức là trinh tự sắp xếp các axit amin trong protein được quy đinh bởi trình tự sắp xếp của các nuclotit trong DNA.Mỗi đoạn của phân tử DNA mang thông tin quy định cấu trúc của một laọi protẹin được gọi là gen cấu trúc. Thông thường, một gen cấu trúc gồm khoảng 600-1500 cặp nucleotit. Mỗi axit amin trong phân tử protein được xác định bằng 3 nucleotit kế tiếp nhau trong DNA. Đó là sự mã hóa bộ ba, còn tổ hợp ba nucleotit ứng với 1 axit amin là đơn vị mã( bộ ba mã hóa hay codon). Chức năng của DNATrong tế bào, dưới tác dụng của một số protein đặc hiệu, hai chuỗi của phân tử DNA có thể tách nhau ra do các liên kết hydro bị cắt đứt. Khi đó, các nucleotide trên mỗi chuỗi có thể tạo thành liên kết với các nucleotide tự do trong môi trường nội bào. Kết quả là tạo thành hai phân tử DNA giống hệt nhau từ một phân tử DNA ban đầu. Đây cũng chính là nguồn gốc của đặc tính di truyền của sinh vật. Nếu sự bắt cặp giữa các nucleotide chuỗi gốc với các nucloetide mới không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ tạo đột biến là nguồn gốc của hiện tượng biến dị. Chức năng của DNATính đặc trưng của DNA thể hiện ở:+ Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các Nu.+ Hàm lượng DNA trong tế bào+ Tỉ lệ giữa các Nu Đặc trưng của DNADNA đặc trưng cho mỗi loài và được di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ của loài nhờ: a) Ở cấp đọ tế bào do kết hợp của ba cơ chế: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.b) Ơ cấp độ phân tử do cơ chế tự nhân đôi của DNA + các DNA – polimerza chỉ xúc tác cho quá trình bổ sung theo hướng từ 3` đến 5` của mạch khuôn. Điều kiện để xảy ra quá trình tổng hợp DNA là:+ Phải có sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các laọi DNA – polimeraza(I,II.).+ Cần năng lượng ATP cung cấp Ơ một số laòi virus có cơ sở vật chất di truyền là RNA thì DNA được sao chép ngược từ khuôn của RNATính ổn đinh của DNADo các tác nhân lý hóa của môi trường bên ngoài, do cấu trúc gen kém bền vững và những biến đổi sinh lý nội bào mà cấu trúc DNA có thể bị thây đổi taoh thành các dạng đột biến gen. Tính không ổn định của DNA: Tự sao trước khi có sự phân bào ( gian kì )-Phân li và tổ hợp cùng với NST trong quá trình phân bào .-Phiên mã khi có sự tổng hợp protêin trong tế bào– Đột biến khi bị tác động của các tác nhân từ môi trường HOẠT ĐỘNG CỦA DNA :THE END

Dna Là Gì ? Chức Năng Và Cấu Trúc Không Gian Của Dna Là Gì ?

ADN là gì ?

ADN là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Deoxyribonucleic acid, phiên âm tiếng Việt là đêôxiribônuclêic, viết tắt là ADN. ADN là phân tử có trong tất cả các tế bào của cơ thể người, “là phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng, phát triển, chuyên hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật và nhiều loại virus”.

ADN là thành phần không thể thiếu đóng vai trò lưu giữ thông tin di truyền ở con người và các cơ thể sống, tất cả các tế bào đều có chứa ADN được lưu giữ ở trong nhân tế bào, một số khác được tìm thấy trong ti thể. Thông tin di truyền của ADN được lưu trữ dưới dạng mã hóa các nucleotit đặc trưng bởi 04 loại A-T-G-X: adenine (A), guanine (G), cytosine (C), and thymine (T), A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. ADN gồm hàng nghìn cặp nucleotit liên kết với nhau theo hai mạch xoắn kép dạng xoắn ốc. Cấu trúc mạch kép này khá giống với cái thang và những nấc thang tương ứng cho mỗi liên kết nucleotit. Phần khung ngang của thanh được tạo ra từ các phân tử đường và phosphate liên kết với A, T, G, X.

ADN có đặc tính quan trọng nhất là khả năng tự nhân đôi trong quá trình phân bào, ADN nhân đôi tạo nên hàng trăm phân tử ADN giống nhau và giống với ADN tế bào gốc. Điều này là vô cùng quan trọng trong quá trình phân bào, nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra dẫn đến sự liên kết không đúng giữa các cặp nucleotit với nhau, quá trình đột biến ADN sẽ xảy ra, tạo nên những kiểu hình hay kiểu tính trạng không mong muốn.

Ngoài ADN, trong cơ thể còn có RNA cũng là những axit nucleotit. Trong cơ thể có 4 đại phân tử chính quyết định đến sự tồn tại của dạng sống là axit nucleic, protein, lipid polysaccharide hay cacbohydrat cao phân tử. Một cơ thể sống bắt buổi phải có sự tồn tại của 4 thành phần này, chúng có nhiệm vụ và vai trò khác nhau trong cơ thể.

DNA có chức năng gì ?

ADN có hai chức năng chính là lưu giữ thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau:

Chức năng cơ bản của ADN là lưu giữ và bảo quản các thông tin di truyền của cơ thể sống. Thông tin của cấu trúc các phân tử protein được lưu trữ dưới dạng trình tự các nucleotit, từ đó quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại protein nhất định, một gen thường chứa khoảng 600 đến 1500 nucleotit các loại. Ghen ngắn hơn ADN và đặc trưng bởi ADN.

Chức năng thứ hai của ADN là lưu giữ thông tin di truyền và truyền chúng qua các thế hệ: Nhờ khả năng tự phân chia và nhân đôi. Quá trình truyền thông tin di truyền có sự tham gia của cả hai quá trình nhân đôi, phân li ADN và nhân đôi, phân li nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. Thông tin di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời nhờ quá trình nhân đôi và phân li ADN các phân tử RNA hình thành và mang thông tin mã hóa các axit amin tạo các phân tử protein. Các phân tử protein khi tương tác với môi trường biểu hiện thành tính trạng cơ thể.

Cấu trúc không gian của ADN là gì ?

Khi nhắc đến cấu trúc không gian của ADN, ta có thể hình dung đó là một chuỗi xoắn kép được hình thành từ hai mạch song song. Hai mạch này xoắn đều xung quanh một trục đứng cố định có chiều ngược chiều kim đồng hồ tức là theo chiều từ trái sang phải.

Cấu trúc không gian của DNA là gì ?

Chính vì thế khi ta nhìn một phân tử DNA trong không gian ta sẽ hình dung chúng dưới dạng hình xoắn. Và mỗi cơ thể thì có dạng xoắn khác nhau và không có sự trùng lặp ở các cá thể. Chính sự không giống nhau này sẽ tạo ra các kiểu hình riêng của mỗi cá thể. ADN được tạo thành từ 4 loại khối A,T,G,X.

Tính chất của DNA là gì ?

ADN đặc trưng cho mỗi loài, không có sự giống nhau giữa cấu trúc DNA của các loài khác nhau. DNA có hai tính chất cơ bản là tính đặc thù và tính đa dạng.

Tính đa dạng: có thể nói ADN là phân tử đa dạng nhất trong cơ thể, với sự liên kết bắt cặp giữa các nucleotit A, T, G, X, trình tự, số lượng hay thành phần 4 loại nu này thay đổi thì sẽ tạo ra vô vàn các phân tử DNA khác nhau.

Tính đặc thù: Mỗi loài có một cấu trúc DNA riêng, không có loài nào giống với loài nào. Các ADN có những đặc trưng riêng thể hiện ở trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần của các nucleotide.

Nhờ những tính chất này mà chúng ta có thể căn cứ vào ADN để phân biệt các loài với nhau và xác định giống loài của một cá thể bất kỳ. Từ cấu trúc của một phân tử ADN, khoa học có thể xác định được lịch sử hình thành và phát triển giống loài của một cá thể. Tìm được nguyên nhân của các hiện tượng biến đổi gen và đưa ra được biện pháp khắc phục và điều trị cho các bệnh về biến đổi gen.

ARN là gì ?

ARN là một phân tử được tạo ra từ quá trình phiên mã của ADN. Vì thế khi nhắc đến ADN chúng ta không thể không đề cập đến ARN. ARN cũng là một đại phân tử sinh học được cấu tạo từ 4 loại nucleotit ATGX.

Cấu trúc không gian của các loại ARN

ARN ngắn hơn sơ với ADN và có cấu trúc dạng mạch đơn, có 3 loại ARN khác nhau với cấu trúc khác nhau là ARN vận chuyển, ARN thông tin và ARN riboxom. ARN vận chuyển có chức năng vận chuyển các axit amin tạo polipeptit trong quá trình tổng hợp protein. ARN riboxom liên kết với phân tử protein tạo các Riboxom. ARN thông tin: truyền thông tin di truyền của ADN đến các riboxom. Chi tiết về ARN mình xin được đề cập ở một bài viết khác, mời bạn cùng đón đọc.

Dna Là Gì Và Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Dna

DNA là phân tử mang thông tin di truyền, chỉ dẫn cách tạo ra các protein quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển của mọi sinh vật. Xét nghiệm DNA có thể tiết lộ những thay đổi (đột biến) trong gen có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

DNA là từ viết tắt của deoxyribonucleic acid, nó được tạo thành từ các đơn vị nucleotide. DNA là một phân tử cực kỳ quan trọng đối với không chỉ con người, mà đối với hầu hết các sinh vật khác. DNA chứa vật liệu di truyền và gen – đó là thứ khiến chúng ta trở nên độc nhất.

Một bộ DNA hoàn chỉnh chứa 3 tỷ bazơ, 20.000 gen và 23 cặp nhiễm sắc thể. Chúng ta thừa hưởng một nửa DNA từ tinh trùng của cha và một nửa từ trứng của mẹ.

Trên thực tế DNA rất dễ bị phá hủy, ước tính có hàng chục ngàn sự kiện gây tổn hại đến DNA xảy hằng ngày trong mỗi tế bào của chúng ta. Các tổn hại này có thể xảy ra do lỗi sao chép DNA, do gốc tự do và do chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV. Nhưng may thay, các tế bào của chúng ta lại có những protein chuyên biệt có khả năng phát hiện và sửa chữa nhiều trường hợp DNA bị phá hủy.

DNA chứa các hướng dẫn cần thiết cho một sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Các hướng dẫn này được lưu trữ trong chuỗi các cặp bazơ nucleotide. Các tế bào đọc mã tại một thời điểm để tạo ra các protein cần thiết cho sự tăng trưởng. Mỗi nhóm gồm ba bazơ tương ứng với các axit amin cụ thể, là các khối xây dựng của protein.

Ví dụ, các cặp bazơ T-G-G chỉ định axit amin tryptophan, trong khi các cặp bazơ G-G-C chỉ định axit amin glycine. Một số kết hợp, như T-A-A, T-A-G và T-G-A cũng chỉ ra sự kết thúc của chuỗi protein. Protein được tạo thành từ sự kết hợp khác nhau của các axit amin. Khi được đặt cùng nhau theo đúng thứ tự, mỗi protein có cấu trúc và chức năng riêng trong cơ thể.

Đột biến xảy ra khi có những thay đổi trong chuỗi DNA xuất hiện. Đột biến có thể là một điều đáng lo ngại nhưng đồng thời cũng là một điểm tốt. Nếu đột biến dẫn đến thay đổi trong mã DNA, tác động lên cách thức tạo ra protein thì đó là một điều xấu vì một khi protein không hoạt động đúng cách, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật xuất hiện. Ví dụ như xơ nang và thiếu máu do cấu tạo hồng cầu hình liềm. Ngoài ra, đột biến cũng là cơ sở dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư.

DNA chứa một mã cung cấp thông tin cho tế bào thông qua quy trình hai bước: Đầu tiên, hai chuỗi DNA tách ra. Sau đó, các protein đặc biệt trong nhân đọc các cặp cơ sở trên chuỗi DNA để tạo ra một phân tử truyền tin trung gian. Quá trình này được gọi là phiên mã và phân tử được tạo ra được gọi là RNA thông tin (mRNA- là một loại axit nucleic). Nó đi ra ngoài nhân, phục vụ như một thông điệp cho bộ máy di động xây dựng protein. Trong bước thứ hai, các thành phần chuyên biệt của tế bào đọc thông điệp mRNA, ba cặp bazơ cùng một lúc và hoạt động để lắp ráp một protein, axit amin bằng axit amin. Quá trình này được gọi là dịch thuật.

Các tế bào của cơ thể phân chia như một phần bình thường của sự tăng trưởng và phát triển. Khi điều này xảy ra, mỗi tế bào mới phải có một bản sao DNA hoàn chỉnh. Để đạt được điều này, DNA phải trải qua một quá trình gọi là sao chép. Khi điều này xảy ra, hai chuỗi DNA tách ra. Sau đó, các protein tế bào chuyên biệt sử dụng mỗi sợi làm mẫu để tạo ra chuỗi DNA mới. Khi sao chép xong, có hai phân tử DNA sợi đôi. Một bộ sẽ đi vào từng ô mới khi quá trình phân chia hoàn tất.

Xét nghiệm DNA (xét nghiệm di truyền) đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ phát triển một số bệnh cũng như thực hiện sàng lọc để có các can thiệp y tế kịp thời. Các loại xét nghiệm di truyền khác nhau được thực hiện vì những lý do khác nhau:

Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện để xác định các gen đột biến hoặc để xác định các bệnh có khả năng di truyền. Ví dụ, xét nghiệm di truyền có thể được sử dụng để xác nhận chẩn đoán xơ nang hoặc bệnh Huntington.

Xét nghiệm tiền lâm sàng. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền, việc xét nghiệm di truyền có thể cho biết khả năng mắc phải tình trạng bệnh đó như thế nào. Loại xét nghiệm này có thể hữu ích để xác định nguy cơ mắc một số loại ung thư đại trực tràng.

Xét nghiệm tiền sản. Nếu bạn đang mang thai, xét nghiệm này có thể phát hiện một số loại bất thường trong gen của em bé. Hội chứng Down và hội chứng trisomy 18 là hai rối loạn di truyền thường được sàng lọc như là một phần của xét nghiệm di truyền trước khi sinh. Theo cách truyền thống, xét nghiệm này được thực hiện khi nhìn vào các dấu hiệu trong máu hoặc bằng xét nghiệm xâm lấn như chọc ối. Thử nghiệm mới hơn được gọi là xét nghiệm DNA không có tế bào xem xét DNA của em bé thông qua xét nghiệm máu được thực hiện trên người mẹ

Sàng lọc sơ sinh. Đây là loại xét nghiệm di truyền phổ biến nhất, loại xét nghiệm này rất quan trọng vì nếu kết quả cho thấy có bất kỳ một rối loạn xuất hiện như suy giáp bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc phenylketon niệu (PKU), thì bệnh nhân sẽ được điều trị ngay lập tức

Thử nghiệm tiền cấy ghép. Cũng được gọi là chẩn đoán di truyền tiền ghép, xét nghiệm này có thể được sử dụng khi bạn cố gắng thụ thai một đứa trẻ thông qua thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi được sàng lọc các bất thường di truyền. Phôi thai không có bất thường được cấy vào tử cung với hy vọng mang thai

Xét nghiệm DNA dấu vân tay là một xét nghiệm hóa học cho thấy cấu trúc di truyền của một người hoặc các sinh vật sống khác. Nó được sử dụng làm bằng chứng tại các tòa án, để xác định các thi thể, theo dõi người thân máu và tìm kiếm phương pháp chữa trị bệnh.

DNA là mấu chốt cho sự phát triển, sinh sản và sức khỏe của chúng ta. Nó chứa các hướng dẫn cần thiết cho các tế bào để tạo ra các protein ảnh hưởng đến nhiều quá trình và chức năng khác nhau trong cơ thể. Bởi vì DNA rất quan trọng, thiệt hại hoặc đột biến đôi khi có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là đột biến cũng có thể có lợi và góp phần vào sự đa dạng của chúng ta.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi webmd.com XEM THÊM:

Phát Hiện Một Cấu Trúc Dna Mới Trong Tế Bào Sống

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học tìm ra một cấu trúc DNA mới – được gọi là cấu trúc i-motif ở bên trong các tế bào của cơ thể người. Trong đó, cấu trúc i-motif có những nút xoắn chưa từng được quan sát thấy trong các tế bào sống. Phát hiện này mới đây được các nhà nghiên cứu ở Viện Garvan, Úc công bố trên tạp chí Nature Chemistry.

Thông tin về DNA của chúng ta cho thấy, có khoảng 6 tỉ ký tự A (adenine), C (cytosine), G (guanine) và T (thymine) cho chúng ta biết toàn bộ thông tin về cách cơ thể chúng ta được cấu tạo, hình thành và hoạt động ra sao. Hình dạng “xoắn kép” mang tính biểu tượng của DNA đã chiếm lĩnh tưởng tượng của công chúng từ năm 1953, khi James Watson và Francis Crick phát hiện ra cấu trúc của DNA. Tuy nhiên, đến nay người ta đã biết rằng các đoạn DNA ngắn có thể tồn tại dưới các hình dạng khác, và các nhà khoa học nghi ngờ rằng những hình dạng khác nhau này có thể đóng vai trò quan trọng quyết định cách thức và thời điểm mã DNA được “đọc”.

“Hầu hết chúng ta khi nghĩ về DNA đều tưởng tượng chúng có hình xoắn kép,” chúng tôi Daniel Christ, người đứng đầu phòng thí nghiệm Kháng thể điều trị ở Viện Garvan, đồng tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Nghiên cứu mới này cho thấy rằng các cấu trúc DNA hoàn toàn khác nhau tồn tại và có thể điều đó rất quan trọng đối với các tế bào trong cơ thể”, ông nói.

Thông thường, các ký tự C liên kết với G và ngược lại, nhưng trong cấu trúc mới của i-motif, ký tự C tạo thành cặp với nhau.

Thực ra, trước đây các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy i-motif và đã nghiên cứu về nó, nhưng họ mới chỉ nhìn được trong điều kiện nhân tạo trong phòng thí nghiệm, chứ không phải bên trong tế bào của một cơ thể sống. Và các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi, liệu có thể nhìn thấy i-motif trong cơ thể sống hay không?

Để phát hiện các i-motif bên trong tế bào, các nhà nghiên cứu đã phát triển một công cụ mới – sử dụng một kháng thể – có thể nhận dạng và gắn kết với i-motif với ái lực rất cao. Mà từ trước đến nay, việc thiếu một kháng thể đặc hiệu cho việc nghiên cứu i-motif đã cản trở sự hiểu biết về vai trò của chúng. Đồng thời, các nhà khoa học sử dụng các kỹ thuật huỳnh quang để xác định vị trí của các i-motif – các điểm phát sáng màu xanh lá trong nhân tế bào là vị trí của i-motif. Tiến sĩ Mahdi Zeraati, trong nhóm nghiên cứu ở Viện Garvan chia sẻ rằng “chúng tôi phấn khởi nhất là khi nhìn thấy những đốm màu xanh lá cây – các cấu trúc i-motif – xuất hiện và biến mất theo thời gian”. Với công cụ mới, các nhà khoa học đã khám phá ra vị trí của i-motif trong một loạt các dòng tế bào của con người.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, các cấu trúc i-motif này chủ yếu hình thành trong một thời điểm cụ thể trong “vòng đời” của tế bào. “Chúng tôi nghĩ rằng bản chất thoáng qua của i-motif cũng giải thích được rằng tại sao trước đây rất khó có thể theo dõi cấu trúc này trong các tế bào ở cơ thể sống”, PGS Christ nói.

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được vai trò thực sự của cấu trúc i-motif. Việc phát hiện ra một cấu trúc DNA hoàn toàn mới này rất quan trọng, điều này sẽ đánh dấu cho một giai đoạn mới nhằm nghiên cứu, tìm hiểu xem cấu trúc này thực sự có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và bệnh tật ở cơ thể người, chúng tôi Marcel Dinger ở Viện Garvan nhận xét.