Cấu Tạo Bên Trong Trái Đất Như Thế Nào Làm Sao Biết Được Như Thế / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Vỏ Trái Đất Được Cấu Tạo Như Thế Nào?

Vỏ trái đất dày bao nhiêu: Bề dày vỏ Trái Đất thay đổi từ 5 đến 10km ở đại dương và từ 20 đến 70km ở lục địa, chiếm khoảng 15% thể tích và 1% trọng lượng toàn bộ Trái Đất. Lớp này có tỉ trọng vật chất trung bình là 2,8g/cm 3 vỏ Trái Đất không đồng nhất theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang. Sự không đồng nhất theo chiều thẳng đứng thể hiện qua độ dày khác nhau ở mỗi khu vực mà çhù yếu là độ dày của lớp granit, theo chiều ngang được thể hiện qua sự không có mặt cùa lớp granit ở nền đại dương. Căn cứ vào thành phần vật chất và cấu tạo, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

-Vỏ lục địa:

Vỏ lục địa phân bố ờ các lục địa và một phần ở dưới mực nước biển có bề dày trung bình 35 – 40km (ở miền núi cao đến 70 – 80km). cấu tạo gồm ba lớp: trên cùng là đá trầm tích cô có bề dày 3 – 5km, tỉ trọng 1,8 – 2,5g/cm tốc độ truyền sóng chấn động là 3 – 5km/s. Lớp granit ở giừa có bề dày 20 – 70km, tỉ trọng 2,5 – 2,7g/cm 3, tổc độ truyền sóng chấn động là 5,5 – 6km/s. Dưới cùng là lớp badan dày trung bình là 20km, tỉ trọng 2,7 – 3,9g/cm 3, tốc độ truyền sóng chấn động là 6,1 – 7km/s. Mặt phân cách giữa lớp granit và lớp bandan là mặt gián đoạn không liên tục (gọi là mặt Conrad).

-Vỏ đại dương:

Vỏ đại dương, phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển và đại dương, bề dày trung bình là từ 5 – lOkm. Từ trên xuống dưới có hai lớp chính: trên cùng là lớp trầm tích trẻ có bề dày từ 0m (ở vùng sống núi đại dương) đến vài km, trung bình khoảng 300m, tỉ trọng 1,93 – 2,3g/cm tốc độ truyền sóng là 2km/s. Bên dưới là lớp badan có bề dày từ 1,7 – 0,8km. tốc độ truyền sóng là 4 – 6km/s, tỉ trọng 2,59g/cm3. Ờ vỏ đại dương lớp granit hầu như không tồn tại.

Lõi Trái Đất Có Cấu Tạo Thế Nào?

Con người có mặt khắp nơi trên Trái Đất. Chúng ta đã khai phá các vùng đất, bay vào không gian và lặn đến nơi sâu nhất dưới đáy đại dương. Chúng ta còn đặt chân đến Mặt Trăng.

Tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ đến trung tâm Trái Đất.

Lớp màn bí mật

Thậm chí chúng ta còn không đến gần được nơi đó.

Điểm trung tâm của Trái Đất nằm ở độ sâu hơn 6.000 km. Ngay cả phần rìa ngoài cùng của lõi Trái Đất cũng sâu đến 3.000 km dưới chân chúng ta.

Lỗ sâu nhất mà con người từng khoan được trên bề mặt Trái Đất là Kola Superdeep Borehole ở Nga và nó chỉ xuống sâu ở mức khiêm tốn, 12,3 km.

Tất cả những hiện tượng quen thuộc trên Trái Đất đều xảy ra ở gần bề mặt.

Nham thạch phun trào từ núi lửa thì đầu tiên tan chảy ở độ sâu vài trăm km. Ngay cả kim cương, vốn chỉ tạo ra được dưới điều kiện sức nóng và áp lực cực lớn, cũng chỉ nằm ở tầng đất đá sâu chưa tới 500km.

Ở trung tâm Trái Đất là gì, đó vẫn là điều đang được bao phủ bằng một lớp màn bí mật. Dường như chúng ta không thể nào biết được.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn biết được không ít điều về lõi Trái Đất. Thậm chí chúng ta còn hình dung ra được nó đã hình thành ra sao hàng tỷ năm trước đây.

Có một cách hay để hình dung là liên tưởng đến khối đất đá tạo nên Trái Đất, Simon Redfern từ Đại học Cambridge ở Anh quốc nói.

Chúng ta có thể ước tính khối lượng vật chất của Trái Đất thông qua lực hút của Trái Đất đối với vạn vật trên bề mặt. Theo cách tính này, Trái Đất có khối lượng 59 theo sau là 20 con số không với đơn vị là tấn.

Độ đậm đặc vật chất

“Độ dày đặc của vật chất ở bề mặt Trái Đất thấp hơn nhiều so với độ đậm đặc trung bình của toàn bộ Trái Đất. Do đó, chúng ta biết được rằng trong Trái Đất còn có một thành phần còn đậm đặc hơn nữa,” Redfern nói. “Đó là bước thứ nhất.”

Về cơ bản, đa phần cấu tạo của Trái Đất tập trung ở phần lõi. Bước kế tiếp là tìm hiểu xem vật chất nào cấu thành nên phần lõi này.

Câu trả lời là gần như chắc chắn đó là sắt.

Lõi Trái Đất được tính toán có khoảng 80% là sắt nhưng con số chính xác vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Bằng chứng chứng minh cho lập luận này là lượng sắt khổng lồ trong vũ trụ xung quanh chúng ta. Đó là một trong 10 nguyên tố thường gặp nhất trong dải ngân hà, và chúng thường xuyên tồn tại trong các thiên thạch mà chúng ta tìm thấy.

Do sắt có nhiều trong vũ trụ như vậy và nó không tập trung nhiều ở bề mặt Trái Đất như chúng ta tưởng, nên giả thiết được đặt ra là khi Trái Đất ra đời vào 4,5 tỷ năm trước, rất nhiều sắt đã tập trung ở phần lõi.

Đó là nơi tập trung phần lớn vật chất cấu tạo của Trái Đất, và đó chắc hẳn cũng là nơi tập trung của sắt.

Sắt là một nguyên tố tương đối nặng dưới điều kiện bình thường và dưới sức ép cùng cực tại lõi Trái Đất, nó có thể bị còn bị nén chặt lại hơn nữa.

Tại sao dồn vào lõi?

Nhưng làm thế nào mà sắt lại bị dồn vào phần lõi khi Trái Đất hình thành?

Chắc hẳn là sắt đã bị hút về phía trung tâm Trái Đất bằng cách nào đó. Nhưng bằng cách nào thì không rõ.

Phần lớn các thành phần còn lại cấu tạo nên Trái Đất là đất đá; sắt nung chảy phải tìm cách vượt qua lớp đất đá này.

Nếu như nước tụ lại trên bề mặt và tạo thành những giọt lớn, thì sắt lại tự tích tụ thành những khối nhỏ chứ không lan ra hay chảy thành dòng.

Câu trả lời khả dĩ được Wendy Mao và các đồng sự của bà tại Đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ tìm ra vào năm 2013.

Họ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi sắt và đá cùng được đặt dưới áp lực khủng khiếp giống như ở lõi Trái Đất.

Dùng kim cương để nén hai loại vật chất này cực kỳ chặt vào nhau, họ đã làm cho sắt tan chảy, trôi qua lớp đá.

Điều này cho thấy sắt đã dần dần bị ép xuống bên dưới lớp đất đá của Trái Đất qua quá trình hàng triệu năm cho đến khi nó bị đẩy vào tới lõi Trái Đất.

Ở đây có lẽ bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để biết được kích thước của phần lõi? Dựa vào đâu mà các nhà khoa học cho rằng phần lõi Trái đất bắt đầu ở độ sâu 3.000km dưới bề mặt.

Câu trả lời là dựa vào địa chấn học.

Tiết lộ từ xung động

Khi một trận động đất xảy ra, nó làm cho Trái Đất rung chuyển. Các nhà địa chấn học đã ghi lại được những xung động này. Nó giống như chúng ta dùng một chiếc búa khổng lồ mà đập vào một phía của Trái Đất và lắng nghe xung động từ phía bên kia vậy.

“Có một trận động đất xảy ra ở Chile vào hồi thập niên 1960, và nó đã cho chúng ta biết được rất nhiều điều,” Redfern nói. “Tất cả các trạm quan trắc địa chấn nằm rải rác khắp Trái Đất đều ghi nhận được xung động từ trận động đất này.”

Tùy thuộc vào con đường mà những xung động này được truyền qua, chúng đã đi qua các dạng vật chất khác nhau của Trái Đất và điều này đã tạo ra những “âm thanh” chuyển động khác nhau mà chúng ta ghi lại được.

Trong thời kỳ đầu của ngành địa chấn học, người ta đã để ý rằng có một số xung động không ghi nhận được.

Sóng xung động được gọi là ‘sóng S’ được hình thành từ phía bên kia Trái Đất đáng lẽ phải được ghi nhận từ phía bên này, thế nhưng lại không có dấu hiệu gì của xung động này cả.

Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Sóng S chỉ dội qua vật chất rắn chứ không thể nào đi xuyên qua chất lỏng được.

Chắc hẳn nó đã va phải thứ gì đó tan chảy ở phần lõi Trái Đất. Bằng cách ghi lại con đường của sóng S, các nhà khoa học đã kết luận rằng dưới lớp đất đá 3.000 km là chất lỏng.

Thêm một bất ngờ

Điều này chứng tỏ toàn bộ phần lõi của Trái Đất là vật chất tan chảy. Tuy nhiên vẫn còn một bất ngờ nữa từ phía các nhà địa chấn học.

Vào thập niên 1930, một nhà địa chấn học Đan Mạch có tên là Inge Lehmann đã phát hiện rằng có một dạng sóng âm khác, gọi là sóng P, lại có thể đi xuyên qua được trung tâm Trái Đất và được ghi nhận ở phía bên kia địa cầu.

Bà đã đi đến một kết luận gây bất ngờ: lõi Trái Đất bị chia ra làm hai lớp: lớp trong cùng, vốn nằm cách mặt đất khoảng 5.000 km, thật ra là chất đặc. Chỉ có lớp ngoài của phần lõi này là lớp tan chảy.

Kết luận của Lehmann cuối cùng cũng được xác nhận vào năm 1970 khi các bản đồ địa chấn tinh vi hơn đã phát hiện ra rằng sóng P đã thật sự đi xuyên qua phần lõi và trong một số trường hợp bị đẩy ra ngoài một góc nhưng cuối cùng chúng vẫn đến được phía bên kia của Trái Đất.

Nhưng không chỉ có động đất mới gây ra những chấn động trên khắp quả đất như vậy.

Thật ra, phần lớn thành công của địa chấn học là nhờ vào sự phát triển vũ khí hạt nhân. Không chỉ các vụ động đất mà một vụ nổ bom hạt nhân cũng tạo ra những rung động ở Trái Đất. Do đó, các nước áp dụng địa chấn học để phát hiện các vụ thử hạt nhân.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đây là điều hết sức quan trọng. Do đó, các nhà địa chấn học như Lehmann đã rất được trọng dụng.

Các quốc gia thù địch tìm cách tìm hiểu về năng lực hạt nhân của đối phương và nhờ vào đó chúng ta đã biết được ngày càng nhiều về cấu tạo của lõi Trái Đất.

Ngành khoa học địa chấn ngày nay vẫn đang được sử dụng để phát hiện ra các vụ nổ hạt nhân.

Sức nóng ra sao?

Giờ đây chúng ta đã có thể phác thảo ra được sơ về cấu trúc của lõi Trái Đất; có một lớp chất tan chảy ở phía ngoài vốn nằm ở độ sâu khoảng nằm giữa tính từ mặt đất tới và điểm tâm lõi, và bên trong đó là phần lõi cứng đặc có đường kính 1.220 km.

Nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là đối với lớp rắn trong cùng. Câu hỏi đầu tiên là nó có sức nóng tới mức nào?

Đây là câu hỏi khó và đã làm đau đầu các nhà khoa học mãi cho đến gần đây. Chúng ta không thể nào đưa nhiệt kế xuống dưới đó. Do đó giải pháp duy nhất là tạo ra môi trường tương tự trong phòng thí nghiệm.

Vào năm 2013, một nhóm các nhà khoa học Pháp đã tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho đến nay.

Họ đã đặt sắt nguyên chất dưới áp lực cao hơn một nửa áp lực ở lõi Trái Đất một chút và suy luận từ đó.

Họ kết luận rằng điểm tan chảy của sắt nguyên chất ở nhiệt độ lõi Trái Đất là 6.230°C. Nếu có thêm tạp chất thì nhiệt độ tan chảy này giảm xuống một chút, khoảng 6.000°C. Sức nóng như thế là tương đương với bề mặt của Mặt Trời.

Biết được nhiệt độ lõi Trái Đất rất có ích, bởi vì nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của xung động, và có điều gì đó kỳ lạ về xung động này.

Có vật chất khác?

Sóng P di chuyển một cách chậm bất ngờ khi nó đi qua lớp lõi đặc trong cùng – chậm hơn so với khi nó di chuyển qua lớp sắt nguyên chất.

Điều này cho thấy có sự hiện diện của vật chất khác ở trung tâm Trái Đất.

Đó có thể làm một kim loại khác, chất nickel. Nhưng các nhà khoa học đã tính toán tốc độ của xung chấn khi vượt qua lớp nickel và kết quả không khớp với những gì mà các trạm đo xung chấn ghi nhận.

Cho đến nay, không ai có thể đưa ra được một giả thiết về cấu trúc trong cùng của lõi Trái Đất thuyết phục được tất cả các nhà khoa học.

Còn rất nhiều bí ẩn về lõi Trái Đất cần được giải đáp.

Nhưng không cần phải đào đến độ sâu không tưởng như thế, các nhà khoa học vẫn có thể hình dung ra rất nhiều điều về những gì xảy ra nằm cách dưới chân chúng ta hàng ngàn km.

Những gì xảy ra ở đó rất quan trọng đối với cuộc sống của loài người mà nhiều người trong số chúng ta không hay biết.

Trái Đất có một từ trường rất mạnh và đó là do phần lõi tan chảy một phần này.

Sự chuyển động không ngừng của sắt tan chảy đã tạo ra dòng điện bên trong Trái Đất và dòng điện này đã tạo ra một từ trường mở ra tận không gian.

Từ trường này giúp bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ có hại từ Mặt Trời. Nếu lõi Trái Đất không có cấu trúc như vậy thì sẽ không có từ trường và chúng ta sẽ phải đương đầu với rất nhiều rắc rối.

Bài 19. Các Chất Được Cấu Tạo Như Thế Nào?

Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Chương II: NHIỆT HỌC Các chất được cấu tạo như thế nào? Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt năng? Nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng như thế nào? Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?RượuNước Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 ta không thu được 100cm3 hỗn hợp rượu và nước, mà chỉ thu được khoảng 95cm3!Vậy 5cm3 hỗn hợp nước rượu biến đi đâu?1. Vào thời điểm nào người ta đã nghĩ rằng mọi vật không liền một khối?2. Vậy đến khi nào mới chứng minh được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?3. Những hạt riêng biệt đó được gọi là gì? Chúng khác nhau như thế nào?1. Cách đây hơn hai nghìn năm người ta đã nghĩ rằng mọi vật được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.2. Nhưng mãi cho đến đầu thế kỉ XX mới chứng minh được điều này.3. Những hạt riêng biệt này được gọi là nguyên tử, phân tử.Để quan sát nguyên tử và phân tử, người ta dùng ……………………………. kính hiển vi hiện đại.Ảnh chụp các nguyên tử sắt qua kính hiển vi hiện đạiẢnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại C1: Hãy lấy 200ml cát đổ vào 200ml đậu rồi lắc nhẹ xem có được 400ml hỗn hợp đậu và cát không? Hãy giải thích tại sao? Giải thích: Giữa các hạt đậu có khoảng cách nên khi đổ cát vào đậu, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của đậu và cát. C2: Từ thí nghiệm mô hình, vận dụng để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước?* Giải thích: Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích hổn hợp rượu và nước giảm. C3: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên đường tan và nước có vị ngọt? Vì: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên ta thấy có vị ngọt. Vì: Thành bóng được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.C4: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần?C5: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước. Vì: Các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng không có khoảng cách.Bài tập: Nước biển mặn vì sao?18254376Bài học hôm nay nghiên cứu vấn đề gì ? Dụng cụ dùng để quan sát cấu tạo của các chất là gì ? Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành? Khi trộn hỗn hợp giữa rượu vào nước đại lượng nào bị thiếu hụt ?Các chất được cấu tạo từ những hạt như thế nào ? Thí nghiệm trộn hỗn hợp ngô và cát gọi là gì? Hạt chất nhỏ nhất trong tự nhiên gọi là gì? Giữa các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?81010679106Chìa khoáNCỌHTỆIHTRÒ CHƠI Ô CHỮ Các em học thuộc phần ghi nhớ . Đọc phần có thể em chưa biết Làm bài tập trong SBT 19.1 đến 19.5 (Tr94). Soạn nội dung bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?”HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Kim Cương Được Tạo Ra Như Thế Nào

Kim cương được tạo ra như thế nào

Những viên kim cương lấp lánh được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon, dưới nhiệt độ cao và áp suất rất cao. Trên trái đất, mọi nơi đều có thể sản sinh ra kim cương. Bởi ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương.

Quy trình hình thành kim cương bắt đầu từ độ sâu khoảng 100 dặm dưới lòng đất (khoảng 160km) nơi nhiệt độ cao và áp suất đã kết tinh carbon thành kim cương thô. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F).

Còn trong lòng đại dương, quá trình này diễn ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên áp suất cũng phải cao. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì kim cương cũng theo đó mà kích thước lớn hơn.

Quá trình khai thác kim cương

Các nhà địa chất học nhiều khi dùng mối để tìm đến các ống kimberlit bởi loài mối khi xây tổ của chúng thường bới đá và khoáng chất, gần khu vực đó thường tìm thấy kim cương. Kimberlit có mặt trong vỏ Trái Đất, trong các cấu tạo thẳng đứng như ống kimberlite. Các ống kimberlit là nguồn quan trọng nhất của các loại kim cương được khai thác hiện nay.

Để đến được nơi có kim cương ở dưới đáy của ống kimberlit,người ta phải khai thác hết đất đá phía trên, hoạt động khai thác lộ thiên (pit-mining) bắt đầu. Khai thác lộ thiên là cách phổ biến nhất trong hoạt động khai thác kim cương. Máy móc hạng nặng, máy xúc thủy lực, xe tải được sử dụng để khai thác kim cương từ ống kimberlit.

Người ta thường khai thác lộ thiên khi dự báo sẽ có kim cương ở gần bề mặt hoặc bị che phủ bởi lớp cát và sỏi mỏng.

Trong khai thác kim cương, hoạt động khai thác dưới lòng đất phức tạp nhất. Phương thức khai thác loại này sẽ được sử dụng dựa trên tính toán về bản chất, hình dạng và kích cỡ của kho kimberlit.

Kim cương cũng có thể được khai thác từ dưới đáy biển bằng phương pháp khai thác hàng hải (khai thác ngang và khai thác dọc). Doanh nghiệp thành công nhất trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ đáy biển hiện nay có lẽ là DeBeers, công ty đang chiếm 40% thị trường kim cương toàn thế giới. Là một trong những công ty đi tiên phong trong việc chuyển hướng từ khai thác các mỏ trên đất liền sang khai thác dưới đáy đại dương, De Beers đồng thời là công ty đầu tiên tự phát triển một công nghệ thích hợp để đào bới, thu gom quặng kim cươngở độ sâu 150m dưới mặt nước.

Công thức hóa học của kim cương

Công thức hóa học của kim cương đều có cấu tạo từ các nguyên tử cacbon (C). Trong tự nhiên các nguyên tử C để hình thành kim cương đều có trong thực vật và carbonate. Khi bị vùi lấp trong các lớp địa chất, chúng biến than, than bùn, than đá, than chì…. Khi môi trường đủ các điều kiện như nhiệt nhiều độ, áp suất. Thì khi đó carbon sẽ bị nén khít với nhau sẽ tạo thành kim cương trong hệ tinh thể lập phương.

Công thức hóa học của kim cương đều có cấu tạo từ các nguyên tử cacbon (C)

Cấu trúc tinh thể kim cương

Tinh thể kim cương có cấu trúc lập phương nên chúng có tính đối xứng cao và chứa những nguyên tử cacbon bậc 4. Mỗi nguyên tử C sẽ liên kết với 4 nguyên tử C khác có vị trí gần nhất. Nên kim cương có rất nhiều tính chất riêng.

Do mật độ các nguyên tử tương đối cao giúp đá có cấu trúc rất chặt chẽ, cùng với đó là độ cứng lên đến 10 Mohs. Độ cứng đứng đầu trong các loại đá quý tự nhiên lẫn nhân tạo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vỏ nhẫn kim cương

Kim cương GIA

Kim cương thiên nhiên