Bàn xoay Đà Lạt và sự thật bàn tự xoay Đà Lạt khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ, thực hư chưa rõ ràng. Theo chỉ dẫn, người chơi chỉ cần đặt tay lên bàn, đọc thần chú và cùng…
Bàn xoay Đà Lạt và sự thật bàn tự xoay Đà Lạt khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ, thực hư chưa rõ ràng. Theo chỉ dẫn, người chơi chỉ cần đặt tay lên bàn, đọc thần chú và cùng nghĩ về một hướng chiếc bàn sẽ tự quay.
Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Thế nhưng một lí do khiến vùng đất này được nhiều người tìm đến nữa đó là bí ẩn về chiếc bàn xoay.
Bàn xoay Đà Lạt và sự thật bàn tự xoay Đà Lạt: Một lí do khiến vùng đất này được nhiều người tìm đến nữa đó là bí ẩn về chiếc bàn xoay
Tìm hiểu về món đồ kì lạ này được biết tất cả bàn xoay đều có chung một kiểu thiết kế, với mặt tròn được ghép lại từ các tấm gỗ rời chứ không phải là một khối gỗ tròn nguyên vẹn.
Dưới mặt bàn có 2 đế gỗ hình vuông được ghép song song qua 4 cột tròn để giữ chắc mặt bàn.
Ở giữa hai đế hình vuông có lỗ hình tròn để tra cán. Có thể dễ dàng nhấc mặt bàn lên tách rời với thân bàn. Các phần kết nối với nhau đều bằng mộng, tuyệt nhiên không có một mảnh thép, động cơ nào.
Theo lưu truyền, chỉ cần đặt tay lên mặt bàn, người điều khiển nghĩ về hướng nào là chiếc bàn tự động quay về hướng đó. Không chỉ một người, mà nhiều người có thể cùng lúc khiến chiếc bàn “tự quay”, với điều kiện cùng nghĩ về một hướng quay.
Tại TP.Đà Lạt hiện nay có 4 chiếc bàn xoay, nổi tiếng và “nhạy” hơn cả là chiếc bàn của ông Lưu Xuân Hưởng (SN 1948) tại số 34 Khe Sanh, phường 10. Vào các ngày 8 và 10/6/2023, đã có một đoàn nghiên cứu đến đây để tìm hiểu bí ẩn của chiếc bàn kì lạ này. Thông thường khi đến tham quan, chủ nhà sẽ ra tận nơi đón khách vào chiêm ngưỡng và trải nghiệm trò chơi này. Trừ trường hợp quá bận rộn khi tiếp đoàn khác mới không ra đón được.
Tại đây, những gia đình có chiếc bàn xoay thần bí sẽ để trưng bảng “chiếc bàn tự xoay” to đùng ngoài cửa ngõ, nên du khách dễ dàng tìm thấy. Khách không cần mua vé mà tùy tâm với gia chủ. Ông Hưởng giới thiệu về chiếc bàn kỳ lạ, như đã học thuộc lòng: chiếc bàn ông sở hữu từ vài chục năm nay, nhưng nó đã có mặt trên đời từ hàng trăm năm trước, xuất xứ từ tỉnh Bình Định…
Để chiếc bàn quay, đầu tiên mọi người sẽ phải cùng đặt tay lên bàn và ra “lệnh”: trái, phải, nhanh, chậm, dừng lại… chiếc bàn “hiểu tiếng người” cứ thế xoay theo. Khi người chơi nói “nhanh lên, nhanh nữa…”, bàn sẽ xoay tít mù khiến người chơi chạy theo không kịp. Để chiếc bàn xoay rất dễ dàng hơn, người chơi cần hơi cúi đầu một chút, tập trung và thành tâm.
Điều đặc biệt là khi càng đông người, bàn càng xoay mạnh. Có khi người chơi chẳng cần nói gì, chỉ nghĩ trong đầu muốn nó xoay về hướng nào, chạy nhanh hay dừng lại, nó đều hiểu. Thậm chí có những người còn “trêu chọc” nó, tay đặt lên bàn (sấp hay ngửa đều được), điều khiển nó bằng ý nghĩ: “đứng yên, không cần xoay gì cả, đừng xoay”…
Kỳ lạ là khi chiếc bàn đang xoay rất nhanh, nói “stop” hoặc “dừng”, “dừng lại”, chiếc bàn sẽ dừng khựng một cách rất đột ngột. Dù nói những từ trên bằng vài thứ tiếng nước ngoài, chiếc bàn đều “hiểu” được và làm theo. Nghĩa là chỉ cần người chơi tập trung, hướng suy nghĩ về đâu, chiếc bàn xoay sẽ “chiều” theo.
Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng làm chiếc bàn quay được. Có những người làm một mình bàn không xoay hoặc phải chờ rất lâu nó mới chuyển động, nhưng rất nhẹ. Có người vừa chạm tay, đọc “thần chú”, lập tức bàn chạy ầm ầm. Nhiều người khởi động khó khăn, phải có sự trợ giúp, “đề-ba” của gia chủ. Hiện tượng này gọi nôm na là “vía nặng”, “vía nhẹ”.
Khi đặt một quả táo, trái bóng bàn làm vật ngăn cách giữa mặt bàn và bàn tay, rồi ra “lệnh”, bàn vẫy xoay như thường. Một cái ghế nhựa làm vật ngăn cách, đặt tay lên ghế, bàn vẫn xoay. Chiếc bàn bên nhà ông Tân (một gia đình ở Đà Lạt cũng sở hữu chiếc bàn xoay ma thuật) thì khác, với trái táo, bóng bàn, làm cả chục lượt mới được 1 – 2 lần bàn xoay rất yếu. Khi thử với ghế nhựa thì… ghế xoay trên mặt bàn chứ bàn không xoay. Thậm chí nhấc bàn ra khỏi trụ đế, đặt mặt bàn sấp hay ngửa trên nền nhà, kê trên ghế… bàn đều xoay.
Ngoài hai chiếc bàn của nhà dân, tại chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu), gần đó cũng có một chiếc bàn xoay do một phật tử hảo tâm tặng. Tại khu du lịch đồi Mộng Mơ cũng có một chiếc bàn khác.
Chiếc bàn của ông Hưởng có lẽ được khách đến thử nhiều nên mặt bàn nhẵn bóng hơn. Phần kết nối giữa mặt bàn và trụ đỡ khá lỏng, trơn nên dễ xoay hơn. Chiếc bàn nhà ông Tân, phần kết nối này khá chặt, nên bàn khó xoay. Lúc khởi động, bàn có vẻ dễ xoay hơn theo chiều kim đồng hồ.
Được biết, tại một số tỉnh thành miền Trung như Hội An, Quảng Nam, Bình Định còn lưu truyền vài chiếc bàn kiểu này, nhưng không gây sự quan tâm rầm rộ như tại thành phố du lịch Đà Lạt.
Để làm được những chiếc bàn này phải có bí quyết, thực hiện theo một công thức. Vì thế, tất cả những chiếc bàn tự xoay còn sót lại đều có cấu tạo giống nhau gần tuyệt đối. Chỉ duy nhất số trụ nối giữa 2 đế ở thân bàn, có thể là 4, 6,… hoặc 12 – nhưng phải là số chẵn.
Ông Thẩm một nghệ nhân chế tác bàn xoay có tiếng tại Đà Lạt khẳng định, chính ông cũng được truyền bí quyết và đã làm được vài chiếc bàn, nhưng hiện đã bán, đổi và lưu lạc đâu không rõ, chỉ còn một chiếc, cất giữ rất cẩn thận tại nhà người cháu là anh Trần Ngọc Tuấn. Ông nhất định không tiết lộ bí quyết, nói sẽ truyền lại cho “đệ tử chân truyền” là anh Tuấn.
Cách lý giải của ông Nguyễn Thanh Tân – chủ nhân của chiếc bàn xoay ở đường Khe Sanh, gần nhà ông Hưởng cũng nói rằng: loại gỗ để làm những chiếc bàn xoay khai thác tại làng An Thái, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn. Những chiếc bàn này có từ cách đây khoảng hơn 200 năm, đều bằng gỗ mít nài hoặc gỗ mít cổ thụ.
Bàn xoay Đà Lạt và sự thật bàn tự xoay Đà Lạt: Ông Thẩm một nghệ nhân chế tác bàn xoay có tiếng tại Đà Lạt khẳng định, chính ông cũng được truyền bí quyết và đã làm được vài chiếc bàn, nhưng hiện đã bán, đổi và lưu lạc đâu không rõ, chỉ còn một chiếc, cất giữ rất cẩn thận tại nhà người cháu là anh Trần Ngọc Tuấn
Chính nhờ thổ nhưỡng, sự tích tụ một thứ năng lượng nào đó của trời – đất riêng biệt dành riêng cho vùng đất nuôi dưỡng loại gỗ này, đã tạo ra những chiếc bàn có khả năng đặc biệt. Nhờ các nghệ nhân làng mộc xa xưa vô tình phát hiện khi làm bàn cho nhà giàu, nên được nhiều người biết đến, trở thành một trò chơi dân gian lưu truyền.
Để nghiên cứu về những chiếc bàn xoay, năm 2012, tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học (Liên hiệp UIA) cũng đã kỳ công lập một hội đồng khoa học, có cả các nhà ngoại cảm để xem xét khía cạnh tâm linh. Đoàn nghiên cứu đã vào tận Đà Lạt, nơi có chiếc bàn xoay mà báo giới nhắc đến từ nhiều năm qua.
Để tiến hành thí nghiệm, trước hết ông Khanh cũng làm theo đúng quy trình như các nhóm khác đã làm trước đây. Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt bàn và đọc cho bàn “quay”.
Lần đầu ra lệnh cho bàn quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc “thần chú”, bàn từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Khoảng 10 phút sau, ông Khanh yêu cầu mọi người cùng đọc: “Hãy dừng lại!”. Sau hơn 2 phút, bàn đã dừng lại hẳn.
Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng “ra lệnh” cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút bàn đã quay và khi muốn dừng lại thì cũng chỉ mất hơn một phút. Điều này hết sức kỳ lạ, bởi những người tham gia thí nghiệm đều là cán bộ của Liên hiệp UIA.
Bàn xoay Đà Lạt và sự thật bàn tự xoay Đà Lạt: Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng “ra lệnh” cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ
Cuộc thí nghiệm lần ba, ông Khanh đưa cho mỗi người tham gia thí nghiệm một quả cầu mà ông mang theo từ trước, cỡ xấp xỉ bằng quả bóng bàn. Lần thí nghiệm này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt bàn mà đặt tay thông qua quả cầu trên mặt bàn.
Các quá trình đọc “thần chú” vẫn thực hiện như các thí nghiệm trước đây. Nhưng lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà bàn vẫn không nhúc nhích. Dù đổi “thần chú” đọc cho bàn quay ngược lại nhưng bàn vẫn trơ trơ bất động.
Người chủ nhà cũng phải thốt lên rằng từ trước tới nay, chưa có vụ nào bàn không quay và nhóm ông Khanh là nhóm đầu tiên đọc “thần chú” mà bàn không chịu nghe lời.
Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi trực tiếp thí nghiệm đã lí giải bàn chỉ có thể xoay khi có lực tác động vào bàn tạo ra mô-men quay (là đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó), lực này nằm trong mặt phẳng của bàn, có phương vuông góc với bán kính quay, tức là tiếp tuyến với đường tròn quay.
Đoàn nghiên cứu nhận định, những loại tác động có thể gây ra mô-men quay được xác định gồm: Tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học và tác động của lực cơ học.
Nhưng lực cơ học gây ra mô-men quay do đâu mà có? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng như những người chứng kiến hoặc đã khảo nghiệm đều muốn có câu trả lời.
Ông Khanh phân tích, khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay, thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, và cảm thấy bàn “chuẩn bị quay”, nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu.
Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn. Cứ như vậy bàn sẽ xoay càng lúc càng nhanh hơn. Đó là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một số người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình dừng bàn lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương ứng.
Như vậy, thực chất của hiện tượng “bàn xoay” là do tay người chơi đã tác động lực cơ học vào mặt bàn tạo mô-men quay, không hề có tác động của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình nào đó như mọi người vẫn từng nghĩ.
Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị. Như vậy, câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay về chiếc bàn quay đã được nhà khoa học Vũ Thế Khanh làm sáng tỏ bằng một thí nghiệm hết sức đơn giản.
Ông Khanh cho hay, đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam, có tuổi thọ từ hàng trăm năm nay, trong các buổi biểu diễn phục vụ khán giả quần chúng. Những chiếc bàn quay đã xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay.
Trong một diễn biến khác, kỹ sư vật lý – nhà văn Lê Công (hiện công tác tại Viện Nguyên tử hạt nhân Đà Lạt) khẳng định: ” Đây là một hiện tượng khoa học, rất cần được các nhà nghiên cứu có câu trả lời xác đáng “. Với vốn kiến thức vật lý sau nhiều năm học hỏi, nghiên cứu, anh cho rằng bản thân những chiếc bàn này có tiềm tàng một năng lượng trong đó để xoay, chỉ cần một tác động rất nhỏ đã có thể xoay được. Gỗ bình thường không có khả năng tích điện. Anh Công chắc rằng, có thể những chiếc bàn kiểu này được chế tạo ra hàng loạt, nhưng chỉ một số ít có khả năng xoay.
Còn theo lời lão nghệ nhân Đinh Thẩm (80 tuổi, làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành, TX Tam Kỳ – Quảng Nam): làng mộc Kim Bồng, Văn Hà là những làng nghề cổ xưa nhất ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên vốn nổi tiếng nhiều rừng già, gỗ quý. Khi ông Thẩm còn trẻ đã nghe kể rằng cả trăm năm trước, phải là những gia đình khá giả mới có những chiếc bàn gỗ như thế, dành để cho con cháu họ chơi thay cho những trò chơi dân gian phơi nắng, phơi mưa như con nhà nghèo.