Bài Tập Quy Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Lợi Ích Cận Biên (Marginal Utility) Là Gì? Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Định nghĩa

Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.

Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.

Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.

Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Công thức xác định lợi ích cận biên

Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:

MU = ΔTU / ΔQ

Trong đó:

MU là lợi ích cận biên

ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích

ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.

Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:

MU = (8 – 5)/(2-1) = 3

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

– Thực tế là, độ thỏa mãn hài lòng của người khát nước trong ví dụ trên đối với mỗi cốc là không giống nhau.

– Cốc nước thứ nhất có thể cho cảm giác khoái cảm đỡ khát; cốc nước thứ hai không thể đem lại lợi ích bằng cốc nước đầu tiên… đến cốc nước thứ ba, thứ tư lợi cích thu được sẽ tiếp tục giảm…

– Như vậy, lợi ích mà người khát nước thu được từ cốc thứ nhất cao hơn cốc thứ hai, lợi ích thu được từ cốc thứ hai cao hơn cốc thứ ba và cứ thế tiếp tục.

– Có thể hiểu rằng, độ thỏa mãn hài lòng của người uống nước sẽ giảm xuống đối với mỗi cốc nước uống thêm. Hiện tượng đó được gọi là qui luật lợi ích cận biên giảm dần.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau:

Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời điểm nhất định.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.

Câu Chuyện Tầm Quan Trọng Cấu Hình Laptop, Phần 2: Quy Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Ở kỳ trước, chúng ta đã bàn một chút về câu chuyện tầm quan trọng của cấu hình laptop. Tất nhiên, một sự thật là không điều gì hay không lý lẽ nào đúng với tất cả mọi người. Bài viết, tôi đề cập đến những nhu cầu của đa phần mọi người, một số đối tượng đặc biệt như: đồ họa chẳng hạn, tầm quan trọng của cấu hình vẫn còn lớn (có lẽ khoảng 30%).

Tuy nhiên, câu chuyện này tôi sẽ để cho bài viết sau. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ bàn về vấn đề tôi đã hứa: câu chuyện vì sao chúng ta sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn cho một phần lợi ích rất nhỏ và liệu những người bỏ cả đống tiền ra chỉ để có được những phần lợi ích này có phải ngốc nghếch hay không?

Bài viết sẽ có một chút “lý thuyết” tôi sẽ cố gắng đơn giản hóa (mà thật ra nó cũng đơn giản rồi). Để tiện theo dõi, xin các bạn hãy đọc kỹ trước khi tiếp tục.

Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần

Về cơ bản, quy luật này chỉ ra sự giảm của tỷ lệ tăng của một quá trình sản xuất khi tăng một yếu tố đầu vào và giữ nguyên các yếu tố khác. Mở rộng một chút thì đó là sự giảm của tỷ lệ tăng sản phẩm khi tăng đầu vào. Hay dễ hiểu hơn, với các mức sản xuất cao hơn của cùng một quá trình sản xuất, để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm hay tăng 1 đơn vị chất lượng, người ta sẽ tốn nhiều hơn lượng nguyên liệu đầu vào.

Ví dụ đơn giản và gần gũi với hầu hết chúng ta. Bạn hãy nhớ thời đi học của bạn: để tăng từ 0 điểm lên 2 điểm, bạn hầu như không phải làm gì cả, hầu như không học cũng được 2 điểm. Tăng từ 2 điểm lên 4 điểm (điểm đỗ thi final của một số trường đại học) bạn sẽ phải học một ít, để tăng được từ 4 điểm lên 6 điểm, bạn phải học nhiều hơn. Và để tăng từ 8 điểm lên 10 điểm, bạn cần phải học rất nhiều. Đó, với một mức tăng như nhau (2 điểm) công sức bạn phải bỏ ra ở mức sản lượng cao hơn (điểm cao hơn) lớn hơn rất nhiều. Thậm chí, với mức từ 9 điểm lên 10 điểm, công sức (thời gian học) bạn bỏ ra có lẽ còn nhiều hơn cả từ 0 lên 5.

Bạn có thể áp dụng quy luật này vào gần như mọi góc cạnh của cuộc sống, từ game, đi chơi cho đến làm việc. Và chọn mua laptop, cũng như vậy.

Áp dụng vào trường hợp chọn mua laptop

Hai trong số những câu chuyện tôi hay được hỏi/ bàn bạc về việc mua laptop như thế này: với tầm tiền đấy tao mua được con này cấu hình ngon hơn hẳn (hiệu năng/ giá tiền lớn hơn) và để có được những thứ này (một số lợi ích “nho nhỏ” như nhẹ đi vài lạng, mỏng đi vài mili) là quá đắt.

Đúng thật là như vậy. Với 5 triệu, bạn chỉ có thể mua một chiếc laptop cũ, cấu hình thấp và muôn điều bất tiện khác, nhưng nếu tăng thêm 5 triệu (lên 10 triệu) bạn đã có thể đàng hoàng có một chiếc laptop mới tương đối, cấu hình tạm được. 15 triệu, bạn có thể mua một chiếc laptop tốt, cấu hình kha khá. 20 triệu, bạn có thể mua một chiếc laptop tốt, cấu hình cực cao. 25 triệu, bạn vẫn chỉ mua được một chiếc laptop tốt, cấu hình cao. Và có lẽ bạn phải bỏ ra 40 50 triệu mới có một chiếc laptop cực tốt.

Một điểm dễ nhận ra, tương tự trường hợp điểm, với mỗi mức 5 triệu đồng tăng thêm, phần lợi ích bạn nhận được lại nhỏ đi thậm chí nhỏ đi rất nhiều. Ở mức 30 35 triệu, sự khác biệt đôi khi rất khỏ nhận ra.

Thứ nhất, tỷ lệ của 5 triệu trong giá thành giảm đi. 5 triệu trong việc tăng từ 5 lên 10 là gấp đôi nhưng tăng từ 30 lên 35 chỉ là 15%.

Thứ hai, chi phí của các nhà sản xuất để đạt được “một chút cải tiến” là không hề nhỏ. Có thể, bạn nghĩ thiết kế ra một cái màn hình lực đóng mở như nhau chả tốn bao nhiêu nhưng đó là một quá trình nghiên cứu, một sự nỗ lực cực lớn trong quá trính sản xuất để đem lại cái cỏn con của bạn. Chưa kể những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, sản xuất có thể gặp phải.

Thứ ba, nó có giá trị. Thực sự, trong vai trò một khách hàng tôi không quan tâm nhà sản xuất vất vả như nào để cải tiến sản phẩm. Cái tôi mua là giá trị của sản phẩm đó. Bỏ thêm tiền nghĩa là giá trị tôi nhận được tăng thêm. Có thể với một số người khoản tiền bỏ thêm cho cái việc lực đóng màn hình như nhau ở mọi vị trí là không đáng nhưng với một số người là đáng.

Thứ tư, bạn phải chấp nhận quy luật “sản phẩm cận biên giảm dần” bởi lẽ càng lên cao, công sức của bạn bỏ ra phải càng lớn, cuộc sống đơn giản là vậy. Hiệu nặng/ giá không phải là một chỉ số đáng quan tâm, hãy quan tâm nhiều hơn đến giá trị mà bạn nhận được. Hãy thực sự quan tâm đến những gì bạn nhận được, nhu cầu của bạn thay vì quan tâm bạn được thêm bao nhiêu với cùng một lượng tiền.

Đơn giản là tôn trọng quan điểm của người khác

Thật ra tôi cũng không định nói ý kiến này là sai hay đúng bởi đó là quan điểm và đánh giá của mỗi người. Có người cho là đáng, có người cho là không phụ thuộc vào bản thân họ. Lấy một ví dụ thế này, bạn có chấp nhận đi 5 km trong vòng 30 phút để mua được 1 chiếc laptop rẻ đi 200 USD không? Tôi chắc câu trả lời là có, bởi 200 USD với chúng ta rất có giá trị. Nhưng thử bảo Bill Gates hay các tỷ phú đi 30 phút để mua rẻ 200 USD, họ chắc chắn không đi bởi trong 30 phút đó, họ có thể làm ra nhiều hơn nhiều lần con số 200 USD.

Vậy tại sao nhiều bạn, đặc biệt những bạn tự nhận mình là “chuyên gia” luôn phê phán việc người ta bỏ ra rất nhiều tiền để mua được những sản phẩm tốt? Tại không không nghĩ đơn giản, họ cần điều đó và họ đánh giá lợi ích nhận được lớn hơn những gì bỏ ra. Có thể, với bạn không thấy giá trị nhưng không có nghĩa là nó không có.

Hãy biết tôn trọng sự lựa chọn của người khác, một lần nữa tôi nhấn mạnh câu này. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ bàn một câu chuyện khác, câu chuyện về sự nhầm lẫn giữa “chuyên gia” và “chuyên viên nhìn cấu hình”.

Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần (Law Of Diminishing Marginal Utility) Là Gì?

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Khái niệm

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiếng Anh là Law of Diminishing Marginal Utility.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích rằng, khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.

Ví dụ, một cá nhân có thể mua một loại sô cô la nhất định trong một thời gian. Chẳng mấy chốc, họ có thể mua ít hơn và chọn một loại sô cô la khác hoặc mua bánh quy thay thế, do sự hài lòng ban đầu họ nhận được từ sô cô la đang giảm dần.

Nội dung của qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Trong kinh tế học, qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói rằng, lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm khi nguồn cung sẵn có của nó tăng lên. Các tác nhân kinh tế sẽ khiến lần lượt các đơn vị của hàng hóa hoặc dịch vụ ngày càng giảm đi, cho đến khi nó hết giá trị. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được sử dụng để giải thích cho các hiện tượng kinh tế khác, chẳng hạn như lí thuyết về thị hiếu theo thời gian.

Bất cứ khi nào một cá nhân tương tác với một hàng hóa kinh tế, thì cá nhân đó hành động theo cách thể hiện thứ tự mà họ coi trọng việc sử dụng hàng hóa đó. Do đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ, là dành cho mục đích có giá trị nhất của cá nhân đó. Đơn vị thứ hai được dành cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ như vậy. Nói cách khác, qui luật lợi ích cận biên giảm dần qui định rằng, khi người tiêu dùng đi chợ để mua hàng hóa, họ không coi trọng tất cả các mặt hàng họ mua như nhau. Họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng và ít hơn cho những mặt hàng khác.

Một ví dụ khác, một người bị dạt vào một hòn đảo hoang, tìm thấy một thùng nước đóng chai trên bờ biển. Người đó có thể uống chai đầu tiên, và điều này cho thấy việc thỏa mãn cơn khát cho người đó là lợi ích quan trọng nhất của chai nước. Người này có thể rửa ráy bằng chai thứ hai hoặc quyết định để dành nó cho sau này. Nếu người đó có thể để dành, điều này cho thấy rằng, người đó coi trọng việc sử dụng nước trong tương lai hơn là việc rửa ráy hiện tại, nhưng độ coi trọng vẫn ít hơn là việc làm dịu cơn khát ngay lập tức. Điều này được gọi là thị hiếu theo thời gian. Khái niệm này giúp giải thích việc tiết kiệm và đầu tư so với tiêu dùng và chi tiêu hiện tại.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần áp dụng cho tiền và lãi suất

Ví dụ trên cũng giúp giải thích lí do tại sao đường cầu dốc xuống trong các mô hình kinh tế vi mô, vì mỗi đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung được đưa vào có giá trị nhỏ hơn. Ứng dụng này của qui luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy lí do tại sao sự gia tăng của dung lượng tiền (hoặc những thứ tương đương) làm giảm giá trị trao đổi của một đơn vị tiền vì mỗi đơn vị tiền được sử dụng để mua bán sẽ lần lượt có giá trị ít hơn.

Ví dụ về trao đổi tiền tệ đã cung cấp một lập luận kinh tế chống lại sự thao túng lãi suất bởi các ngân hàng trung ương. Vì lãi suất ảnh hưởng đến thói quen tiết kiệm và chi tiêu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Việc bóp méo lãi suất khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu hoặc tiết kiệm theo thị hiếu thời gian thực tế của họ, dẫn đến thặng dư có thể xảy ra hoặc sự thiếu hụt trong vốn đầu tư cơ bản.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần và marketing

Các marketer sử dụng qui luật lợi ích cận biên giảm dần vì họ muốn giữ lợi ích cận biên ở mức cao cho các sản phẩm mà họ bán. Một sản phẩm được tiêu thụ vì nó mang lại sự hài lòng, nhưng quá nhiều sản phẩm có thể có nghĩa là lợi ích cận biên bằng 0 vì người tiêu dùng đã có đủ sản phẩm và chúng bị bão hòa. Tất nhiên, lợi ích cận biên phụ thuộc vào người tiêu dùng và sản phẩm được tiêu thụ.

(Theo Investopedia)

Ích Y

Quy Luật Ích Lợi Cận Biên Giảm Dần Là Gì? Giá Trị Sử Dụng Và Giá Trị Trao Đổi

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì?

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (law of diminishing marginal utility) là khái niệm nói rằng khi người tiêu dùng tiêu dùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ càng lớn thì ích lợi hay mức thỏa mãn thu được từ mỗi đơn vị tăng thêm sẽ giảm với tốc độ ngày càng nhanh.

Đối với người đói, ích lợi của miếng bánh mỳ tiêu dùng đầu tiên rất cao (0a), nhưng khi đã tương đối no, những miếng bánh mỳ ăn thêm đem lại mức ích lợi ngày càng nhỏ. Ví dụ miếng bánh mỳ thứ 6 chỉ đem lại ích lợi tăng thêm bằng 0b.

Cùng với khái niệm cân bằng của người tiêu dùng, quy luật ích lợi cận biên giảm dần được dùng để lý giải tại sao đường cầu xuống dốc. Đối với hàng hóa X và Y, điều kiện để đạt được trạng thái cân bằng của người tiêu dùng là:

Ích lợi cận biên của X/Gía của X = Ích lợi cận biên của Y/Gía của Y.

Bây giờ giả sử rằng tình hình này bi phá vỡ do giá của X giảm. Để lập lại trạng thái cân bằng, nghĩa là làm cho hai tỷ lệ này bằng nhau, ích lợi cận biên giảm dần, điều này xảy ra khi người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa X và ít hàng hóa Y. Bởi vậy, sự giảm giá một hàng hóa làm cho lượng cầu của nó tăng lên.

Đường cầu hiện nay nhìn chung được thiết lập từ các đường bàng quan dựa trên ích lợi thứ tự và đôi khi dựa trên khái niệm tương tự là lý thuyết thị hiếu bộc lộ.

Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được cũng còn được gọi là Giá trị sử dụng, là giá trị nhận được khi sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua gọi là giá trị trao đổi.

Thông thường là giá trị sử dụng luôn lớn hơn giá trị trao đổi ở công cụ sản xuất như máy móc, máy tính, ô tô,…; ta có thể dễ dàng chứng minh được điều này vì nếu không ta đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó.

Ngay cả trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng sẽ có xu hướng giảm dần. Nếu ta mua hai cái ô tô trong khi nhu cầu đi lại của ta không đổi thì rõ là cái ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn nhiều so với cái ô tô đầu tiên.

Đối với hàng hóa tiêu dùng như bia chúng ta đang đề cập thì có một đặc điểm là có thể tiêu dùng với số lượng nhiều ở cùng thời điểm. Uống cốc bia đầu tiên ta thấy lợi ích mang lại rõ rệt là cao hơn 5000 đ chúng a phải bỏ ra. Khi sử dụng tới một ngưỡng nào đó thì ta thấy nó không còn xứng đáng với giá 5000 nữa.

Nguyên lý này là tiền đề cho việc định giá sản phẩm. Ta có hai cách định giá chính sau:

– Định giá căn cứ vào chi phí: Tính tổng chi phí + lợi nhuận mong muốn

– Định giá từ nhu cầu: căn vào giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả (căn vào so sánh tương đối với lợi ích họ nhận được)

Như vậy với bia, cốc đầu tiên có thể bán với giá 10.000 đồng (thay vì 5000 đ); cốc thứ 2 giá giảm đi còn 9000 đ,… . Người uống bia sẽ liên tục thấy được là lợi ích cận biên của họ lúc nào cũng cao hơn giá cốc bia. Khi đó việc định giá bia sẽ theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần tới khi bằng 0 thì dừng lại.

Vấn đề khó khăn ở đây là nếu như có độc quyền thì còn làm được ý tưởng trên nhưng vì có nhiều người bán bia nên nếu ta bán giá 10.000 đ trong khi hàng bên cạnh vẫn bán 5000 đ thì khách hàng sẽ đổ sang đấy mất.

Thực ra người bán hàng sẽ vẫn vận dụng được, họ giảm chi phí dần ở các cốc bia tiếp theo bằng cách pha loãng vì đằng nào thì người uống cũng không cảm nhận được.

Quy Luật Hiệu Suất Giảm Dần Và Bài Toán Nhân Sự Thời Khủng Hoảng Và Đại Suy Thoái

Quy luật hiệu suất giảm dần (Law of Diminishing Returns) phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng tham gia vào sản xuất ảnh hưởng đến năng suất của công việc. Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng quy luật này để giải quyết bài toán nhân sự thời khủng hoảng COVID-19.

Quy luật lợi suất giảm dần (law of diminishing returns) thể hiện rằng trong lý thuyết ngắn hạn về cung, khi liên tục bổ sung một lượng như nhau của một đầu vào nhân tố biến đổi vào hàm sản xuất và giữ nguyên lượng của các đầu vào nhân tố khác, chúng ta sẽ đạt tới điếm mà mức tăng sản lượng (tức sản phẩm hiện vật cận biên của đầu vào biến đổi) giảm xuống. Khi sản phẩm hiện vật cận biên giảm, sản phẩm hiện vật bình quân cũng có thể giảm – tức quy luật lợi tức bình quân giảm dần bắt đầu phát huy tác dụng.

Ví dụ: 10 nhân công chăm sóc một nông trại 10 hecta đem lại năng suất tối đa 100 tấn/vụ, trung bình mỗi người 10 tấn sản phẩm/vụ Khi số nhân công lên 12 và giữ nguyên diện tích canh tác, thì tổng thu hoạch không phải 120 tấn, mà thường sẽ là thấp hơn, có thể là 11 tấn.

Một ví dụ khác như việc học ngoại ngữ, để được IELTS 6.0 thì sẽ mất một khoảng thời gian nào đó cho việc học tập, nhưng để lên được IELTS 7.0 sẽ mất thêm một khoảng thời gian dài hơn hẳn thời gian học từ đầu lên 6.0.

Law of Diminishing Returns(quy luật hiệu suất giảm dần) là một nguyên lý cơ bản trong lý thuyết sản xuất. Đôi khi nó được sử dụng để lý giải nhiều vấn đề không chỉ trong kinh tế mà là khoa học, giáo dục, chính trị, xã hội học… Vậy quy luật này có thể dùng để lý giải một số cách xử lý của doanh nghiệp đối với nhân sự khi mà kinh tế khó khăn vì nCoV-Sars-2 như thế nào? COVID-19 có thể dẫn đến đại suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự.

MBA Andrews xin lược đăng cách nhìn của chuyên gia Hana Pham trên Brands Vietnam về vấn đề này:

1. Cắt giảm nhân sự? Một trong những biện pháp đầu tiên mà các doanh nghiệp thường áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn về kinh tế đó là cắt giảm bớt số lượng nhân sự để gánh nặng về lương, phúc lợi nhẹ bớt phần nào. Sau đó, nếu dịch tạm ổn và hoạt động mua bán sản xuất bình thường trở lại, họ sẽ tuyển người sau. Trên thực tế, theo Quy luật hiệu suất giảm dần, việc cắt giảm X% nhân sự không có nghĩa là tổng sản phẩm đầu ra cũng bị giảm X% mà phần nhiều sẽ chỉ nhỏ hơn con số X. Trong khi đó, nhu cầu về sản phẩm đầu ra giảm rõ rệt trong mùa dịch ở nhiều ngành nghề, nên đây là sự lựa chọn hợp lý.

VD: Làm 1000 cái bánh cần 10 ông thợ. Nhưng với 5 ông thợ thì có thể vẫn làm được đến 700 thậm chí 800 cái bánh.

Điều này có thể lý giải do tâm lý chung của người lao động. Khi biết mình là người may mắn “sống sót”, người ta thường có xu hướng làm việc hiệu quả hơn trước đó với mức lương tương đương. Hoặc một số cá nhân trải qua một trận “thập từ nhất sinh” hay “tự tử bất thành” nào đó trong đời, họ sẽ có xu hướng yêu quý cuộc sống hơn và biết trân trọng mọi thứ hơn.

1.1 Giảm lương tất cả nhân sự:

– Ưu điểm: Giàu tình thương vì mỗi người giảm một xíu nhưng tất cả cùng sống với nhau. Ví dụ Ronaldo và Messi đều đồng ý giảm lương để giúp Barca và Juventus giảm gánh nặng lương. – Nhược điểm: Giảm cảm hứng của những người đang làm việc đầy hiệu quả, nhiệt tình, trách nhiệm, chiến đấu bất kể ngày đêm để giúp công ty vượt qua giông bão. Sẽ nảy sinh tâm lý bị đối xử bất công so với những đối tượng “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. – Chỉ định: Nên áp dụng cho các đội ngũ có tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc.

1.2 Sa thải nhân sự: tập trung vào các nhân sự yếu và thái độ công việc kém.

– Khuyết điểm: Có vẻ bất nhẫn vì giờ sa thải họ, họ không tìm được việc thì quá tội. – Ưu điểm: Giữ được mức thu nhập tốt cho những người xứng đáng, giữ lửa và hiệu suất làm việc của họ để nâng cao cơ hội vượt bão cho doanh nghiệp. – Cách thức: Nếu chọn giải pháp này hãy làm thật nhanh gọn và dứt điểm. 1.3 Cắt giảm ai ?

– Những nhân viên chăm chăm hết giờ rồi về, không hợp tác, không gồng gánh chung với đội ngũ, thiếu trách nhiệm, thiếu cam kết và gắn kết.

– Những nhân viên tiêu cực, bàn lùi, than vãn khi phải làm thêm việc ngoài chuyên môn.

– Những nhân viên không đa năng hoặc không có gì nổi trội, có thể tuyển lại dễ dàng sau khi hêt dịch.

– Những nhân viên có mức lương quá cao, vượt khả năng chi trả của công ty trong giai đoạn này. Thà cắt giảm còn hơn sau này nợ lương sẽ bị mang tiếng xấu hơn.

Sự lựa chọn này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất, nhiều lao động phổ thông và hợp đồng ngắn hạn. Tỷ lệ lao động có nhu cầu gắn bó lâu dài với công ty không quá cao, theo kiểu “nay không được làm chỗ này thì mai ta làm chỗ khác”. Và quan trọng là việc tuyển người không quá khó.

Thế nhưng nếu tình tình thực tế tệ hơn như vậy, tức là nCovid19 trở thành công cuộc “trường kỳ kháng chiến” suốt từ năm này sang năm khác, thì lựa chọn ở mục 1 lại phù hợp hơn. Vì đơn giản nếu tổng cầu thị trường xuống thấp, sản xuất giảm, thì việc có nhiều nhân sự với mức lương thấp không giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng, mà thay vào đó còn có thể vất vả hơn bởi tình huống “nhiều người ít việc” là thứ rất nguy hiểm và tốn nhiều công sức, tiền bạc để duy trì, quản lý.

2. Nếu bạn là doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự? Thực ra cắt giảm nhân sự là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn cho dù lao động của họ là lao động phổ thông hay lao động trí thức trình độ cao. Nhưng trong một số tình huống, kể cả không phải do nCovid như tái cấu trúc doanh nghiệp, thiên tai, thua lỗ, chuyển nhượng, thay đổi cơ cấu…. Thì việc cắt giảm nhân sự vẫn được thực hiện.

2.1 Tinh gọn lại bộ máy, hướng đến xu hướng nhân sự đa năng và “full-stack”.

Khả năng của con người rất vô biên, quan trọng là họ có muốn hay không, và thứ họ được nhận nếu trở thành “full-stack” có đúng và đủ như thứ họ cần hay không thôi. Có 2 cách giúp kiến thức của nhân sự đi lên, một là đào tạo họ, hai là để họ tự học để đổi lấy 1 quyền lợi. VD: Có 1 số công ty Nhật ở VN đưa ra mức % lương tăng cho nhân viên nếu họ có chứng chỉ Nhật ngữ N1,2,3…. Nghe thì khá “ngon ăn” nhưng để vật xong mấy chứng chỉ đó thì nhân sự đó phải có quyết tâm cực kỳ cao.

2.2 Dùng công nghệ thay vì “chạy bằng cơm”.

2.3 Ổn định tinh thần của nhân sự.

Việc cắt giảm khiến BOD buồn, người bị cắt buồn nhưng người may mắn còn được giữ lại cũng chẳng vui tí nào. Điều dễ dàng nhận ra ở các đợt cắt giảm nhân sự thường là nhân viên ở lại cũng rệu rã tinh thần mất 1 khoảng thời gian đầu trước khi tăng tốc và làm việc hiệu quả hơn (như nói ở mục 1). Ngoài việc lo lắng liệu mình có phải là “nạn nhân tiếp theo”, thì cảm giác người đồng nghiệp ngày xưa phối hợp làm cùng mình cực tốt không còn nữa cũng là lý do khiến nhân sự dễ rơi vào sự “chuếnh choáng” 1 thời gian sau khi thực hiện cắt giảm, nhất là doanh nghiệp giảm với số lượng nhiều.

(CÒN TIẾP…)

HỌC TẠI VIỆT NAM, NHẬN NGAY BẰNG MỸ – NHẬP HỌC CHỈ VỚI 50 TRIỆU – NHẬN NGAY MACBOOK AIR PHIÊN BẢN MỚI NHẤT

Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Andrews (MBA ANDREWS) tuyển sinh khóa mới với phần quà nhập học là một chiếc Macbook Air M1 dành cho 20 ứng viên đầu tiên nộp hồ sơ và hoàn thành thủ tục nhập học trước ngày 20.10.2023. Khi mọi thứ tạm ngưng – Học MBA là thiết yếu!

*Đăng ký ngay TẠI ĐÂY.